1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh sử dụng rubric đánh giá năng lực đọc hiểu và viết của học sinh trong hoạt động dạy học đọc viết qua bài sức hấp dẫn của truyện kể ngữ văn 10 thpt bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

20 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 684 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT CỦA HỌC SINH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC, VIẾT QUA

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT CỦA HỌC SINH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỌC, VIẾT QUA BÀI “ SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ” - NGỮ VĂN 10 THPT - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

VỚI CUỘC SỐNG

Người thực hiện: Lê Thị Hải Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.5 Những điểm mới của SKKN

2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các biện pháp đã tiến hành

2.4.Kết quả thực hiện

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………

3.1.Kết luận

3.2 Kiến nghị……… ……

TÀI LIỆU THAMKHẢO

Trang

1 1 2 2 2 2 3 3 5 6 14 15 15 16

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: bên cạnh những năng lực bộ phận, môn Ngữ văn góp phần hình thành ở người học hai năng lực cốt lõi đó là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ Hai năng lực cốt lõi này sẽ được hình thành chủ yếu qua hai hoạt động đặc trưng của môn học: đọc hiểu văn bản (cảm thụ cái đẹp trong văn chương và ngôn ngữ) và tạo lập văn bản (nói và viết)

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng năng lực là yêu cầu được đặt ra trong chương trình tổng thể và chương trình Ngữ văn theo mô hình năng lực từ sau năm 2018 Theo đó, ba phương diện chính cần đổi mới trong kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông: thứ nhất là đổi mới mục đích đánh giá (không chỉ nhằm phân loại học lực học sinh mà nhằm cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, để phát triển năng lực người học);thứ hai là đa dạng hóa cụ đánh giá (kết hợp hình thức tự luận, trắc nghiệm, quan sát…) và thứ ba

là đổi mới chủ thể đánh giá (không chỉ giáo viên mà cả học sinh cũng tham gia đánh giá)

Theo định hướng phát triển năng lực, đánh giá dựa theo năng lực lấy sản phẩm đầu ra và các phương diện biểu hiện năng lực của người học làm căn cứ Việc tiến hành đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả, coi trọng các nội dung đánh giá mang tính tích hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn Điều đó đòi hỏi phương pháp đánh giá phải đa dạng: thông qua phỏng vấn, quan sát, tiểu luận,bài tập tình huống, bài kiểm tra, dự án, hồ sơ, cách viết nhật ký, sổ tay văn học, facebook của học sinh Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, tạo nhiều cơ hội để học sinh đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập,có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận phê phán, Quan trọng là dù đánh giá theo phương pháp nào vẫn phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và những suy nghĩ của chính mình, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo

Thực tiễn cho thấy hoạt động kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học đọc hiểu và viết cần tiếp tục tích cực đổi mới, bởi cho đến nay, chúng ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạt động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện…) còn việc đổi mới nhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học đọc hiểu

và viết thì chưa được quan tâm đúng mức.

Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được những nhu cầu mới khâu kiểm tra đánh giá Đó là một bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chỉ được cụ thể hóa thành các chỉ số hành vi hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm, thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập Rubric được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của học sinh Rubric được thiết kế theo thang bậc nhận thức với các tiêu chí, các chỉ số hành

vi rõ ràng nên có thể giúp GV đánh giá chính xác và phân loại HS Như vậy,

Trang 4

rubric sẽ giúp việc đánh giá năng lực đọc hiểu và viết của học sinh trở nên chính xác, dễ dàng Mặt khác, các tiêu chí, mức độ đánh giá trong rubric cũng giúp người học tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, xác định rõ các kĩ năng cần được rèn luyện và phát triển khi đọc hiểu văn bản

Từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài: “Sử dụng rubric đánh giá năng lực đọc hiểu và viết của học sinh trong hoạt động

dạy học Đọc , Viết qua bài sức hấp dẫn của truyện kể - ngữ văn 10THPT- bộ

sách kết nối tri thức với cuộc sống”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trong sáng kiến kinh nghiệm này, người viết hướng đến mục đích đề xuất cách sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc, viết của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018 THPT

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu mục tiêu, các biện pháp sử dụng Rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu, viết văn bản sức hấp dẫn của truyện kể của học sinh lớp 10 THPT trong một số giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học thuộc sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 chương trình phổ thông 2018

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong sáng kiến kinh nghiệm, người viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

1.4.1 Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết

Người viết sử dụng phương pháp này để tiến hành phân tích, hệ thống hóa, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tải như: khái niệm, các loại ,vai trò rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh

1.4.2 Phương pháp khảo sát

Phương pháp khảo sát qua google form đối với GV và HS để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng rubric trong dạy học bộ môn Ngữ văn

1.4.3 Phương pháp thống kê

Người viết sử dụng phương pháp thống kê để xử lí những số liệu thu được sau khi khảo sát thực tế và đánh giá hiệu quả của phương pháp sử dụng rubich trong đánh giá năng lực đoc, viết văn bản trong hoạt động hướng dẫn hoc sinh Đọc , Viết chương trình Ngữ văn 10- bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, từ

đó rút ra những nhận xét, đánh giá chính xác nhất

1.4.4 Phương pháp thực nghiệm

Trong sáng kiến kinh nghiệm, phương pháp thực nghiệm sư phạm đóng vai trò hết sức quan trọng Người viết sử dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng giả thiết nghiên cứu và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất bài viết

1.5 Những điểm mới của SKKN

Đề tài góp phần mang đến cho những giáo viên chưa biết về rubric một phương pháp đánh giá mang tính khách quan, chính xác, hiệu quả và giúp những giáo viên đã biết về rubric nhưng còn ngại áp dụng cách thiết lập và sử dụng một rubric nhanh chóng và đơn giản đặc biệt là trong kĩ năng đọc hiểu các văn bản trong bài sức hấp dẫn của truyện kể và một số văn bản khác như thơ, văn bản nghị luận, văn bản thông tin lớp 10

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1.Rubric là gì?

Rubric hay bảng tiêu chí đánh giá, bảng hướng dẫn chấm điểm, phiếu đánh giá, phiếu chấm điểm, là công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của các nước tiên tiến trên thế giới Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau

về Rubric như Tôn Quang Cường [3], Heidi Goodrich[4], Natalie Pham [20], Song, nhìn một cách tổng quát, Rubrics là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học, được thể hiện bằng bảng mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học, nhằm đo độ thành công của sản phẩm, hoạt động, dự án,quá trình… Khác với đáp án, Rubric không có tính chất bí mật, không mang tính áp đặt, chủ quan.Trong Rubric các tiêu chí, mức độ đánh giá được công khai, minh bạch trên cơ sở đối chiếu so sánh, thảo luận trước với nhóm/tổ chuyên môn, nhà quản lí, với cả học sinh tùy theo phạm vi dự án, bài kiểm tra, bài thực hành Rubric được trình bày dưới dạng bảng, gồm nhiều cột, nhiều dòng tùy vào mục đích kiểm tra đánh giá và nội dung kiểm tra đánh giá: tiêu chí đánh giá, mức độ đạt được,điểm, nhận xét, phản hồi,

2.1.2 Phân loại rubric

Theo PGS.TS Lê Văn Hảo, có 2 loại rubric chính:

- Rubric định lượng/phân tích (Analytical rubric): cung cấp các mô tả chi tiết của mỗi tiêu chí ở mỗi mức trên thang đánh giá và Rubric định tỉnh/tổng hợp (Holistic rubric) cung cấp mô tả tổng hợp ứng với mỗi mức trên thang đánh giá

Bảng 1.1.Rubric định lượng phân tích

Tiêu chí

đánh giá

Mô tả mức chất lượng

Hình

thức

Đẹp, rõ, không lỗi chính tả

Đẹp, rõ, còn lỗi chính tả

Rõ, còn lỗi chính tả

Đơn điệu, chưa rõ, nhiều lỗi chính tả Nội dung

Đáp ứng tốt các yêu cầu,

có mở rộng,

có trích nguồn

Đáp ứng khoảng 70%-80%

các yêu cầu,

có mở rộng

Đáp ứng khoảng 50%-60% các yêu cầu của đề

Đáp ứng khoảng 40%

các yêu cầu của đề trở xuống

Kỹ năng

Trình

bày

Nói to rõ, tự tin, thuyết phục, có giao lưu người nghe

Nói to rõ, tự tin, giao lưu người nghe

Nói nhỏ, thiếu

tự tin, ít giao lưu người nghe

Nói không

rõ lời, thiếu

tự tin, không giao lưu người nghe

Trang 6

Trả lời

các câu

hỏi

Trả lời đúng tất cả các câu hỏi

Trả lời đúng 2/3 số câu hỏi

Trả lời đúng 1/2 số câu hỏi

Trả lời đúng dưới 1/2 số câu hỏi Tham

gia thực

hiện

100% thành viên tham gia thực hiện

Khoảng từ 80% thành viên tham gia thực hiện

Khoảng từ 60% thành viên tham gia thực hiện

Khoảng dưới 40% thành viên tham gia thực hiện

TỔNG ĐIỂM

Bảng 1.2 Rubric định tỉnh/tổng hợp (Holistic rubric) cung cấp mô tả tổng

hợp ứng với mỗi mức trên thang đánh giá.

Mức chất

lượng

Thang

Xuất sắc 9-10

Bố cục rõ ràng, trình bày đẹp, sáng sủa, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt mượt mà, ấn tượng

Nội dung đáp ứng tốt yêu cầu của đề, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có liên hệ, mở rộng, bài viết sâu sắc

Bố cục rõ ràng, sáng sủa, còn ít lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy Nội dung đáp ứng khoảng 70%-80% yêu cầu của đề, có liên hệ, mở rộng, lập luận có cơ sở

Đạt yêu

Bố cục rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt trục trặc Nội dung đáp ứng khoảng 50%-60% yêu cầu của đề

2.1.3 Lợi ích của việc sử dụng Rubrics làm công cụ đánh giá trong

quá trình dạy học ở trường THPT.

Đối với giáo viên

1/ Công cụ đánh giá Rubric giúp đo lường cả quá trình học tập của học sinh: Rubrics không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà đánh giá quá trình học tập của học sinh Với công cụ Rubrics, giáo viên hoàn toàn có thể đánh giá người học bằng điểm số theo các tiêu chí đã quy định đối với sản phẩm mà học sinh nộp lại Hơn thế nữa, giáo viên có thể đánh giá được cả quá trình học tập của học sinh thông qua các câu hỏi vấn đáp, các phiếu tự đánh giá

và đánh giá đồng đẳng của các bạn trong nhóm/lớp

2/ Rubrics là công cụ phản hồi hiệu quả kết quả học tập của học sinh: Với công cụ đánh giá Rubric, giáo viên có những phản hồi chính xác về kiến thức

mà học sinh có được, kĩ năng mà hoc sinh có thể vận dụng được một cách chi tiết, chính xác và hoàn toàn khách quan, không chủ quan phụ thuộc nhận xét của giáo viên về học sinh hoặc học sinh tự đánh giá học sinh

Đối với học sinh:

Trang 7

1/ Học sinh có nhiều cơ hội thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực chủ đề Toán học: Mỗi một nhiệm vụ yêu cầu hoc sinh phải thể hiện khả năng tư duy (phân tích, tổng hợp và sáng tạo), đồng thời yêu cầu học sinh phải tăng cường thảo luận, hợp tác với bạn bè, thầy cô để thực hiện nhiệm vụ

2/ Học sinh được thử thách áp dụng những gì họ đã học được vào thực hiện các nhiệm vụ trong thế giới thực: học sinh thấy được kiến thức, kĩ năng và năng lực thực hiện của mình ở mức độ nào nhằm giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh phương pháp dạy học hướng vào việc nâng cao kết quả học tập của học sinh

3/ Học sinh được rèn luyện khả năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng: Rubrics là các ma trận hai chiều, mô tả các tiêu chí đánh giá, do đó trong các đánh giá trình diễn thông qua các nhiệm vụ thực, người ta có thể thiết kế các Rubrics để học sinh tự đánh giá hoặc học sinh tham gia đánh gá bạn (Đánh giá đồng đẳng) Việc đánh giá này mang lại sự thuận lợi cho học sinh, giúp hoc sinh rèn luyện kĩ năng đánh giá để tham gia vào việc đưa và nhận các thông tin phản hồi

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học,đặc biệt đối với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực Bộ công cụ kiểm tra đánh giá chính xác, khoa học là thước đo mức độ đạt được của mục tiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học, làm căn

cứ điều chỉnh quá trình dạy học, làm đòn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học

từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giảm bớt áp lực thi cử cho cả học sinh và giáo viên đồng thời hoạt động cũng kích thích hứng thú học văn cho người học

Tuy nhiên,trong quá trình tiếp cận sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với chương trình mới của nhiều giáo viên và học sinh còn nhiều lúng túng, còn đi theo lối mòn cũ , không phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy- học của bộ môn Thực tế việc đánh giá của giáo viên ít nhiều có sự chủ quan nhất là khi không có một đáp án cụ thể với các tiêu chí rõ ràng Việc ghi lời nhận xét cũng là một khó khăn bởi ghi cụ thể chi tiết mất rất nhiều thời gian

và không tránh khỏi sự nhàm chán, sẽ có nhiều nhận xét lặp lại, giống nhau ở các bài Số đông học sinh muốn thầy, cô đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng ở mỗi bài kiểm tra để có những phương hướng làm bài hiệu quả hơn.Chúng ta chủ yếu mới dừng lại ở việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá (tổ chức các hoạt động cho học sinh thay vì chỉ hỏi đáp; đánh giá đa phương tiện…) còn việc đổi mới nhận thức về mục đích, công cụ, chủ thể đánh giá trong dạy học đọc hiểu và viết thì chưa được quan tâm đúng mức Thực tiễn đó cho thấy hoạt động kiểm tra đánh giá trong hoạt đọc dạy học đọc, viết cần tiếp tục tích cực đổi mới

Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc ,viết văn bản còn là một việc hết sức mới mẻ đối với giáo viên dạy Ngữ văn Phần lớn bộ phận giáo viên chưa được biết đến rubric như là một phương pháp dạy học tích cực, chỉ một số ít người tiến bộ, có ý thức tự học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn là đã tiếp cận

và thấy được hiệu quả của rubric, song để thiết kế một rubric đòi hỏi giáo viên

Trang 8

phải đầu tư thời gian, dày công nghiên cứu, chuẩn bị công phu nên số ít giáo viên này cũng chưa đủ kiên trì để thực hiện thường xuyên, đều đặn.Thực ra, khái niệm “rubric “còn khá mới mẻ, song mỗi giáo viên đều đã từng dùng mô hình rubric để đánh giá HS ở mức độ đơn giản mà họ không ý thức được đó là rubric.Vì vậy chưa phát huy hết được công dụng và tính ưu viêt của công cụ này

Để nghiên cứu rõ thực trạng sử dụng Rubric trong đánh giá năng lực đọc

viết văn của HS lớp 10 qua bài sức hấp dẫn của truyện kể, Tôi đã gửi phiếu

khảo sát tới 10 giáo viên và học sinh của các lớp giáo viên có Sử dụng rubric

trong đánh giá năng lực đọc viết văn bản và luyện tập của học sinh và học sinh những lớp giáo viên ít hoặc không Sử dụng rubric trong đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và luyện tập của học sinh ở trường THPT Hoằng Hóa 4 để thăm dò

về việc sử dụng rubich vào đánh giá năng lực đọc của học sinh trong hoạt động Đọc

Kết quả thu được như sau:

Sử dụng rubric

trong đánh giá

năng lực đọc,

viết của học

sinh

Số lượng %

Có hứng thú Không có hứng thú

Hầu như không sử

Kết quả khảo sát cho thấy nhiều giáo viên tuy đã biết về rubich như thang đánh giá nhưng ít sử dụng hoặc có sử dụng chưa thật hiệu quả, không có tính chỉnh thể, quy mô, chưa phát huy hết tính ưu việt của hình thức đánh giá này Điều này đã hạn chế hứng thú học môn văn của HS và đem lại nhiều điều bất cập cho người dạy trong khâu kiểm tra, đánh giá Bởi vậy, mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, hiện đại, hiệu quả rất khó

để đạt được

Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp sử dụng rubich đánh giá

năng lực đọc, viết của học sinh trong hoạt động dạy học Đọc, Viết qua bài sức háp dẫn của truyện kể trong chương trình ngữ văn 10, sách kết nối tri thức với

cuộc sống, từ đó có thể áp dụng cho các bài học khác của bộ môn

2.3 Các giải pháp thực hiện

Năm học 2023-2024 là năm thứ ba các nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Năm học 2022-2023 là năm thứ 2 giáo viên Ngữ văn

Trang 9

bậc THPT tiếp cận với chương trình mới Với phương châm một chương trình, nhiều bộ sách, giáo viên và học sinh được làm quen với rất nhiều văn bản văn học, ở nhiều thể loại Chương trình đã thay đổi, sách giáo khoa cũng thay đổi, vậy việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học , kiểm tra đánh giá là một thay đổi mang tính tất yếu Đổi mới dạy học môn Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực người học là điều cần thiết và phải thực hiện một cách thực sự triệt để, hiệu quả bắt đầu từ khâu kiểm tra, đánhgiá Hoạt động này yêu cầu được thiết kế rất bài bản với mục tiêu, nội dung, sản phẩm rất rõ ràng (theo mẫu giáo án được quy định trong công văn 5512) Sử dụng công cụ rubric vào đánh giá năng lực đọc , viết sẽ góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới dạy học bộ môn Ngữ Văn thay đổi thực trạng nêu trên và từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông

Sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi,để áp dụng cho một giờ dạy cụ thể tôi nhận thấy sử dụng rubich vào việc đánh giá năng lực đọc hiểu và viết vào chương trình mới, rất phù hợp và phù hợp với nhiều thể loại văn bản , đặc biệt

áp dụng cho hoat động nhóm và trả lời phiếu học tập

Để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tôi tiến hành thực nghiệm theo quy trình gồm các bước sau:

- Bước 1: Thiết kế phiếu học tập đọc hiểu văn bản truyện ở phần hướng dẫn

chuẩn bị bài học học ở nhà ( Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể)/ Thiết kế đề

kiểm tra, đảm bảo thể hiện được chuẩn đánh giá ;

- Bước 2: Thiết kế rubric chấm điểm cho bài kiểm tra, phiếu học tập (mỗi đề kiểm tra, phiếu học tập sẽ có một rubric hướng dẫn chấm riêng)- Bước 3:Tiến hành chấm điểm và so sánh kết quả

- Bước 4:Phân tích các thông tin thu thập được từ kết quả chấm điểm

- Bước 5:Đánh giá kết quả thực nghiệm

2.3.1 Quy trình thiết kế khung rubric đánh giá năng đọc, viết của học

sinh lớp 10 qua bài “sức hấp dẫn của truyện kể”.

Các bước xây dựng khung Rubric:

Quy trình thiết kế rubric khái quát đánh giá năng lực đọc,viết văn bản truyện của HS lớp được đề xuất dựa trên quy trinh thiết kế công cụ rubric bao gồm các bước như sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá , xem xét yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc hiểu, viết văn bản truyện lớp 10 được quy định trong chương trình Ngữ văn 2018

- Bước 2: Xác định các tiêu chí đưa vào rubric để đánh giá năng lực đọc hiểu và viết của HS lớp 10

- Bước 3: Mô tả chi tiết nội dung của mỗi tiêu chỉ được sử dụng trong rubric

- Bước 4: Mô tả chính xác và chi tiết các mức độ chất lượng cần đạt được của mỗi tiêu chí

Trang 10

- Bước 5: Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức độ cao nhất, điểm thấp nhất ứng với mức độ thấp nhất

- Bước 6: Cho HS dùng thử rubric để đánh giá một bài tập /bài viết đang thực hiện để lấy ý kiến về những nội dung tốt, nội dung chưa tốt của rubric và chỉnh sửa lần cuối

2.3.2 Sử dụng rubric đánh giá năng lực đọc , viết của học sinh trong hoạt động hướng dẫn đọc hiểu các văn bản truyện kể qua bài “sức hấp dẫn của truyện kể.”

Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cần tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản , quan điểm và ý định của người viết , xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện nhất là về mặt kiểu văn bản,

thể loại và ngôn ngữ sử dụng , trả lời các câu hỏi theo cấp độ tư duy lập luận,

giải thích cho cách hiểu của mình, nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân,, thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt

ra trong văn bản, liên hệ, so sánh giữa các văn bản và giữa văn bản với đời sống Tôi thưc hiện các bước

Hoạt động khởi động trải nghiệm.

Tùy vào đặc điểm của mỗi bài tôi dùng tranh ảnh, bản nhạc hoặc đoạn phim hay tổ chức trò chơi để dẫn dắt học sinh vào bài học

Hoạt động hình thành kiến thức.

Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh khám phá văn bản bằng nhiều hình thức, hướng dẫn dựa vào thẻ chỉ dẫn, phát vấn, làm việc các nhân…Trong quá trình dẫn hiểu tôi chọn nội dung phù hợp, giao nhiệm vụ cho học sinh, tổ chức thảo luận nhóm , phiếu học tập để học sinh khám phá văn bản, Trong hoạt động này tôi sẽ dùng rubric đánh giá năng lực đọc hiểu ở nôi dung phù hợp Nôi dung được lựa chọn phải đảm bảo thang đánh giá và có thể phát huy được năng lực của học sinh.Ví dụ khi dạy bài truyện chức phán sự đền Tản Viên tôi chọn nội dung trong bài dạy nhân vật Ngô Tử văn tổ chức thảo luận nhóm và dùng rubich đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh

Thiết kế minh họa cho dùng rubric đánh giá năng lực đọc hiểu cuả học sinh ở một nội dung trong bài “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”.

Mục tiêu hoạt động:

Học sinh phân tích hình tượng nhân vật Tử Văn và nhận xét khái quát về nhân vật này

Nội dung thực hiện:

Học sinh chia nhóm thảo luận hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn

Sản phẩm phiếu học tập đã hoàn thành của học sinh

Tổ chức thực hiện

Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập, trình chiếu phiếu hoc tập để HS tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w