1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫm giáo trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non sông âm năm học 2023 2024

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 Lý do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết môi trường là không gian sống của con người vàsinh vật, là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố tự nhiên,

xã hội và vật chất nhân tạo Trong đó môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố

thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con ngườinhưng cũng chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông,biển, không khí, động thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta khôngkhí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi cung cấp cho con ngườicác loại tài nguyên

Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với conngười Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định… Môi trường xã hội định hướnghoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thểthuận lợi cho sự phát triển, khiến con người khác với các sinh vật khác.

Môi trường nhân tạo: là tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặcnhững nhân tố tự nhiên được con người biến đổi thành những tiện nghi trongcuộc sống như nhà ở, công sở, công viên, các khu đô thị, các phương tiện đi lại

“Bảo vệ môi trường tự nhiên là trách nhiệm của chúng ta, không chỉ vìlợi ích của cuộc sống hiện tại mà còn vì tương lai của những thế hệ sau Chúngta có thể đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng những hành độngnhỏ trong cuộc sống hàng ngày, và cần có sự tham gia và hỗ trợ của cả chínhphủ và cộng đồng để đạt được mục tiêu này Bảo vệ môi trường tự nhiên khôngchỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay một tổ chức, mà là trách nhiệm củatoàn xã hội, để đảm bảo một tương lai bền vững cho con người và hành tinh củachúng ta”.[1].

Trong quá trình tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, môi trườngđã cung cấp điều kiện sống (không khí, độ ẩm, nước, tài nguyên khác….) Vìvậy môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, nếu không cónhững điều kiện đó con người không thể tồn tại và phát triển được Đối với trẻem môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ, bởi giaiđoạn này cơ thể trẻ rất non nớt và đang phát triển mạnh cả về thể lực và tâm lý.Một môi trường tự nhiên sạch đẹp giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, một xã hộilành mạnh sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách trong sáng Vì vậy chúng ta cóthể khẳng định rằng môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự pháttriển toàn diện của trẻ Tuy nhiên, hiện nay chất lượng môi trường ngày một suygiảm, đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của trái đất và nguyên nhân chủ yếu là:Sự bùng nổ gia tăng về dân số, đô thị hóa phát triển nhanh đã lấn chiếm nhiềutài nguyên đất dùng để ở và sản xuất, đồng thời thải ra môi trường: chất thải sinhhoạt, chất thải hóa học khi sử dụng chất tẩy rửa, chất thải trong chế biến thựcphẩm và trong sản xuất nông nghiệp (các loại thuốc bảo vệ thực vật) cũng tănglên Do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất vàdịch vụ đã thải ra môi trường chất thải kim loai nặng, nước thải chưa qua xử lývà hàng tỷ m3 khí thải vào không khí…gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nónglên Việc tàn phá và sử dụng không bền vững tài nguyên rừng đã gây nên xói mònđất, lũ lụt, hạn hán triền miên ảnh hường nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt

Trang 2

của con người, nhất là trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời làm giảm lượng khíô xi Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do ý thức bảo vệ môitrường của một bộ phận người dân đang còn hạn chế Những yếu tố trên đã gâycho môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề, ảnh hườngnghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người Vì vậy hiện nay bảo vệmôi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại và là nhiệm vụ có

tính xã hội sâu sắc, gắn liền với sự phát triển của xã hội

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ nhữngkiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằmtạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh, việc khámphá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứatuổi mầm non Ngoài ra giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những giải phápgiáo dục có hiệu quả với trẻ, giáo dục bảo vệ môi trường là cơ sở quan trọng củaviệc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện, bởi ở lứa tuổimầm non đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, những đặc trưng vềnhân cách con người mới như tính trung thực, nề nếp, kỷ luật, vệ sinh, nhân hậu,lễ phép, kính trên nhường dưới, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và giữ lờihứa….được hình thành và có điều kiện củng cố phát triển tốt nhất ở lứa tuổi này.Với tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, bảnthân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những giải pháp, cách thức hướng dẫn cho trẻ đểlàm thế nào lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường một cáchtích cực và hiệu quả cao nhất Vì vậy trong năm học này tôi đã chọn nghiên cứu

đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2023 – 2024”.

2 Mục đích nghiên cứu.

Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trườngcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày ở trường mầmnon.

3 Đối tượng nghiên cứu.

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường chotrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm nonSông Âm”.

4 Phương pháp nghiên cứu

Từ những kinh nghiệm đã được tích lũy kết hợp với việc nghiên cứu tàiliệu, sách báo, ti vi và qua thực tế chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻthông qua các hoạt động trong ngày, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc và nghiên cứucác văn bản chỉ thị về bảo vệ môi trường và các chuyên đề giáo dục bảo vệ môitrường cho trẻ trong trường mầm non, chương trình giáo dục mầm non.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát cáchoạt động của trẻ và hoạt động bảo vệ môi trường của cô và trẻ trong trườngmầm non Sông Âm, trao đổi, thu thập các thông tin từ cha mẹ trẻ, từ cộng đồngtrong việc giáo dục bảo vệ môi trường.

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Dùng số liệu toán học để thống kê

Trang 3

tỷ lệ số đạt tiêu chí bảo vệ môi trường từ khảo sát thực trạng đến sau khi ápdụng.

- Phương pháp thực hành trải nghiệm: Trẻ được thực hành trải nghiệmgiải quyết các tình huống về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trongngày.

- Phương pháp quan sát, trò chuyện: Cho trẻ quan sát và trò truyện với trẻvề môi trường sạch, môi trường bẩn, về tác hại của môi trường bẩn.

- Phương pháp tuyên dương khích lệ: Động viên khích lệ tuyên dương kịpthời trẻ trước những hành vi đúng về bảo vệ môi trường

- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Trẻ được xem các hình ảnhvideo về nạn chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường…dẫn đến thiên tai, lũ lụt hạnhán…

II NỘI DUNG.1 Cơ sở lý luận

Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu Sự biến đổi mạnh mẽ của môitrường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống, kinhtế và văn hóa của mỗi quốc gia Ở Việt Nam chúng ta đã ban hành Luật bảo vệmôi trường và nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể:

Chỉ thị số 36 CT-TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về: “Tăng cườngcông tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:“Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phongtrào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vàochương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ vềviệc phê duyệt đề án “ Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thốnggiáo dục quốc dân”.

Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ vềchiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm2020.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày1/7/2006.

Chỉ thị số 02/2005/BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về “Tăng cường công tácgiáo dục bảo vệ môi trường” đã xác định rõ nhiệm vụ của giáo dục mầm non làhình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, về môi trường sống củabản thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe của bản thân, cóhành vi ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trườngnhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.

Bởi vậy chúng ta muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việcgiáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành từ sớm, ngay từ lứa tuổi mầmnon Đây là nhiệm vụ cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể để phát triển toàndiện nhân cách của trẻ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vàocác hoạt động hàng ngày để trẻ có thể vừa học vừa chơi, vừa tiếp thu được kiếnthức một cách hiệu quả nhất Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm

Trang 4

non là việc cần thiết vì trẻ mẫu giáo rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu nhữngđiều học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài Giáo dục bảo vệ môi trườngcho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết vàcó thái độ đúng đắn đối với môi trường làm cho xã hội ngày càng phát triển.

2 Thực trạng vấn đề.

* Thuận lợi.

- Trường mầm non Sông Âm được xây dựng cơ sở vật chất và trang thiếtbị đảm bảo, các phòng học tương đối đầy đủ các đồ dùng phục vụ công tácgiảng dạy.

- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, góp ý Vì vậy màbản thân cũng như tập thể giáo viên trong trường đã trau dồi thêm kiến thức vàkinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động.

- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động có tâm huyết vớinghề 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, đây là một điều kiệnthuận lợi để tôi có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm của đồng nghiệp trong quátrình nghiên cứu đề tài của mình.

- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, luôn yêu nghềmến trẻ, tâm huyết với nghề, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyênmôn, trau dồi vốn kinh nghiệm trong công tác giảng dạy Từ đầu năm học tôiđược phân công đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, qua thời gian gần gũi, trò chuyệnvới trẻ, tôi nhận thấy đa số trẻ đều nhận biết được thế giới xung quanh trẻ như:Cỏ, cây, hoa lá, các con vật gần gũi, quen thuộc, trẻ bước đầu đã có một số kỹnăng, thói quen vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn môi trường trong và ngoàilớp.

- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi quy định Trẻ đến lớp đềuđặn ngoan ngoãn, biết vâng lời cô giáo 100% trẻ được ăn bán trú tại trường nêntôi có điều kiện gần gũi và chăm sóc trẻ hàng ngày.

* Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi thì tôi thấy còn một số tồn tại sau:

- Nhiều trẻ chưa có thói quen bảo vệ môi trường xung quanh mình, chưa cókhả năng phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và pháhoại môi trường, chưa phân biệt được những hành động đúng sai về ý thức bảo vệmôi trường.

- Các bậc phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, phụ huynh đưa đón trẻ còn mua quà đến trường cho các con ăn vàvứt rác ngay tại chỗ mà chưa giáo dục các con bỏ rác đúng nơi quy định

Từ những vấn đề có liên quan đến đề tài tôi tiến hành khảo sát thực trạnghọc sinh lớp tôi, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B Trường mầm non Sông Âm.

Trang 5

TKStrẻtrẻSốTỉ lệ%trẻSốTỉ lệ%

1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây, chămsóc bảo vệ vật nuôi. 25 15 60 10 402 Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học,nơi công cộng. 25 14 56 11 443 Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúngnơi quy định. 25 15 60 10 404 Biết bỏ rác vào đúng nơi quy định 25 15 60 10 405 Phân biệt được những hành độngđúng sai với môi trường. 25 13 52 12 486 Biết tiết kiệm điện nước khi sửdụng và tắt khi không sử dụng 25 13 52 12 48

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng:

Để nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi, tôi đã nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phùhợp với trẻ để trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái, nhằm hìnhthành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non góp một phầnnào cho công cuộc bảo vệ và cải tạo môi trường của đất nước và của toàn thếgiới Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.

3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường.

3.1 Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các chủđề.

- Việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trườnglà việc làm quan trọng của giáo viên Trong nội dung: “Giáo dục bảo vệ môitrường” thì bản thân tôi xác định và xây dựng kế hoạch phù hợp với nội dung vớitừng chủ đề Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kế hoạch của nhàtrường dựa vào tình hình thực tế của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tôi đãxây dựng kế hoạch giảng dạy, nêu rõ mục đích yêu cầu và các giải pháp thựchiện Tôi dựa vào kế hoạch năm học, mục tiêu của chương trình, nội dung chủ đề,điều kiện trang thiết bị đồ dùng của lớp để xây dựng kế hoạch cụ thể của lớp từngtháng, từng chủ đề, từng học kỳ và thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng.

+ Chủ đề: Trường mầm non:

Đây là chủ đề đầu tiên của năm học, lúc này kiến thức, kỹ năng của trẻcòn hạn hẹp, trẻ còn e dè, nhút nhát nên mọi yêu cầu truyền tải kiến thức đến vớitrẻ phải đơn giản, gần gũi mang tính vừa sức, dễ hiểu thu hút mọi sự tập trungchú ý của trẻ vào các hoạt động khám phá bảo vệ môi trường

Hoạt động học: Thông qua các hoạt động học, khám phá khoa học tôi đãgiới thiệu với trẻ các khu vực trong trường như: Bếp ăn, các phòng hiệu bộ,phòng làm việc, các lớp học, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác thải, tạo các tình huốngđể trẻ được thử nghiệm, tìm tòi những dấu hiệu và phát hiện ra bản chất của sựviệc, từ đó trẻ có cách giải quyết vấn đề về môi trường theo cách của mình.

Hoạt động ngoài trời: Thông qua hoạt động ngoài trời, tổ chức cho trẻ

Trang 6

cùng cô vệ sinh cảnh quan trường học, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tìnhhuống như trên sân trường, trong các bồn hoa cây cảnh có rất nhiều cỏ dại, vỏbánh kẹo cô gợi ý để trẻ cùng bàn bạc và đưa ra cách là cùng chung tay dọndẹp mang cỏ dại, vỏ bánh kẹo bỏ vào thùng rác.

Hoạt động chiều: Trò chuyện với trẻ về tác dụng của việc vệ sinh đồ dùngđồ chơi, đồ dùng cá nhân Cô và trẻ dọn dẹp vệ sinh phòng, lớp, lau tủ góc, đồchơi Cô hỏi trẻ về ý nghĩa của việc trẻ đang làm, trẻ biết rằng những việc làmnhỏ của mình sẽ giúp cho lớp học gọn gàng, sạch, đẹp và biết cách bảo vệ môitrường ngay chính tại lớp học

(Hình ảnh: Trẻ cùng cô lau giá góc, đồ dùng, đồ chơi).

Hoạt động chiều: Hướng dẫn trẻ các ký hiệu thông thường của nhà vệ sinhnam, nữ, ký hiệu thùng rác…

ghép nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”như khi ra khỏi phòng

các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, tắt quạt )

Trang 7

Hoạt động chơi ở các góc: Cô cho trẻ đóng vai chơi trẻ được tái hiện lạinhững công việc của trẻ ở nhà giúp bố mẹ những việc vừa sức như: Giúp bố mẹdọn dẹp nhà cửa thu gom rác thải bỏ đúng nơi quy định, hay tận dụng nước gạo,nước rửa rau để chăm sóc cây cối, con vật trong gia đình.

+ Chủ đề: Nghề nghiệp:

Hoạt động học: Ở hoạt động khám phá khoa học khi cho trẻ tìm hiểu về“Nghề nghiệp xung quanh bé”, tôi giúp trẻ liên hệ với thực tế bản thân: Trẻ cóthể làm gì để bảo vệ môi trường và giúp đỡ các cô, các bác, công nhân, cô giáo,cô cấp dưỡng, chú bảo vệ bớt vất vả Ngoài ra, tôi còn đàm thoại với trẻ về côngviệc của một số nghề như: Trồng rừng, kiểm lâm, quét rác, chăm sóc cây ở côngviên Qua đó giúp trẻ biết được về một số nghề bảo vệ môi trường và liên hệ vớithực tế bản thân trẻ: Lớn lên con thích làm nghề gì? Vì sao con thích làm nghềđó?

Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát, trò chuyện với trẻ về một số loạiđộng vật nuôi để trẻ biết được lợi ích của các loài động vật, biết được tác hại củamột số loại côn trùng có hại lây truyền bệnh như ruồi, muỗi, bọ chích, chấy,rận Từ đó trẻ sẽ có những cách ứng xử cho phù hợp và lựa chọn giải pháptriệt tiêu những loại côn trùng có hại, bảo tồn những động vật quý hiếm.

+ Chủ đề: Thực vật, tết và mùa xuân:

Hoạt động học: Cho trẻ tìm hiểu về sự phát triển của cây bắt đầu từ (gieohạt, nảy mầm, cây non, cây trưởng thành ra hoa kết quả) Cho trẻ biết lợi ích củacây xanh đối với môi trường sống đó là cung cấp ô xi, lọc khói bụi góp phần làmsạch không khí, giáo dục trẻ chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường.

Hoạt động chơi ở các góc: Cô cho trẻ chơi xây dựng trang trại rau, củ quả,xây dựng vườn hoa, vườn cây ăn quả Qua chơi trẻ mô phỏng lại hiện thực cuộcsống, trẻ hiểu được để có một trang trại rau, củ quả, vườn hoa, vườn cây ăn quảđẹp thì con người phải chăm sóc bảo vệ và giữ gìn.

Hoạt động ngoài trời: Quan sát các loại cây xanh trong sân trường và tròchuyện với trẻ về lợi ích của các loại cây, trẻ biết yêu thương chăm sóc và trồngthêm các loại cây xanh và các loại hoa trong sân trường Để khắc sâu thêm vềlợi ích của cây xanh, cô cho trẻ đến đứng dưới bóng mát của cây sau đó chuyểntrẻ ra nơi có ánh nắng, hỏi trẻ có cảm nhận gì? (Trẻ nói là nắng nóng), như vậychúng ta cần làm gì để có nhiều bóng mát? (Trồng cây, chăm sóc và bảo vệ câyxanh) Từ đó trẻ có hành vi phù hợp với môi trường thiên nhiên, làm cho thiên nhiên tươi xanh hơn.

Trang 8

Hoạt động chiều: Trò chuyện với trẻ về việc thu gom các loại rác thải cuốingày và cách tập hợp rác về đúng nơi quy định, giúp trẻ hình thành kỹ năng vàđáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống hàng ngày tại trường, lớp, gia đình trẻ để gópphần tạo cho môi trường xanh, sạch, đẹp

+ Chủ đề: Phương tiện giao thông:

Tôi cho trẻ xem video về một số quy định giao thông đơn giản, những

hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường.

Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa

sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòngđường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm Trẻlắng nghe tiếng kêu của các phương tiện giao thông và sự ảnh hưởng về khóibụi, tiếng ồn của các phương tiện giao thông đối với môi trường sống, sự ảnhhưởng khói bụi của các phương tiện giao thông đối với con người gây ra cácbệnh lý về ung thư phổi, hen và các bệnh về đường hô hấp Ô nhiễm tiếng ồn cóthể gây ra các bệnh về tim mạch, tiếng ồn quá mạnh có thể gây mất thính lựcvĩnh viễn Sau đó cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai khi tham giagiao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọnnhững lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹđưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khóibụi làm ô nhiễm môi trường Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồdùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, giáo dục trẻ ýthức tham gia giao thông cùng với bố mẹ, người thân ở nơi công cộng.

+ Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên:

Hoạt động học: Cho trẻ biết nước là nguồn tài nguyên quý giá của conngười Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạchkhông được xử lý, con người vứt rác bừa bãi… Dạy trẻ biết bản chất của nước làkhông màu, không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành màuvàng, xanh hoặc đen, có mùi…Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thảisinh hoạt hợp lý Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mởvòi nước chảy bừa bãi Biết khóa vòi nước khi xử dụng xong… Giải thích chotrẻ biết lợi ích và tác hại của gió, nắng, mưa Các biện pháp tránh nắng, tránhgió, tránh mưa Không ngồi lâu chỗ có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét Khi cógiông bão phải đóng cửa kín, khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang,không ở ngoài trời lâu, trồng nhiều cây xanh, bóng mát Đi dưới trời mưa phảiche ô, đội mũ, nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa…để bảo vệsức khỏe Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầmnhững vật bằng sắt… Cho trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫnđến hạn hán Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước để sản xuất vàcây cối thiếu nước sẽ bị khô héo cằn cỗi…

Hoạt động chiều: Cho trẻ xem tranh ảnh, vi deo về các hành vi đúng như:thu gom rác thải, quét dọn rác tập hợp về nơi quy định và các hành vi sai củacon người làm ô nhiễm môi trường như: xả rác thải xuống nguồn nước, vứt rác

Trang 9

và vứt xác động vật chết bừa bãi, ngắt lá, bẻ cành sau đó cho trẻ thảo luận đưara ý kiến xem hành vi đó là đúng hay sai, và vì sao lại sai để trẻ định hướngđược cách giải quyết Để rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ, tôithường xuyên trò chuyện với trẻ về một số hành vi bảo vệ môi trường của conngười trong sinh hoạt hàng ngày, trò chuyện về những việc nên làm và không nên làm đối với môi trường sống

( Hình ảnh: Hành vi đúng về bảo vệ môi trường)

+ Chủ đề: Quê hương- Đất nước-Bác Hồ:

Hoạt động học: Cô giới thiệu và cho trẻ xem các vi deo ngắn về các ngàylễ hội ở địa phương như: lễ dâng hương tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh vì sựnghiệp giải phóng dân tộc, khi cho trẻ đi dâng hương ở tưởng đài tưởng niệmcủa xã tôi cùng trẻ nhặt rác, quét dọn xung quanh khu tưởng niệm, giúp cho khutưởng niệm sạch sẽ hơn Thông qua đó giáo dục trẻ lòng biết ơn đối với ngườicó công với đất nước và giáo dục trẻ khi đến tham gia các ngày lễ phải nghiêmtúc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, giữ gìn các đồ trang trí, thờ cúng của ngày lễ,không vứt rác bừa bãi, không ngắt lá bẻ cành lộc nơi tham quan

Hoạt động ngoài trời: Cho trẻ tìm hiểu, trò chuyện về các địa danh, danhlam thắng cảnh ở địa phương Từ đó giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạchđẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa cùng nhau giữ gìn và bảo vệcác khu di tích, danh lam thắng cảnh.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề mộtcách chi tiết và cụ thể đã giúp tôi chủ động về thời gian cũng như nội dung giáodục bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình của trẻ trong lớp, bước đầu đã thuđược những kết quả khả quan, với các sự việc, sự vật, đối tượng cụ thể của từng

chủ đề, giúp trẻ dễ nhớ, dễ liên hệ và dễ thực hành trải nghiệm

3.2 Tái sử dụng các nguyên vật liệu, phế thải làm một số đồ dùng đồchơi

Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu làm đồ dùngđồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiềnmua sắm nguyên vật liệu mà lại tạo ra những đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mang lạihiệu quả sử dụng khá cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải ramôi trường, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường Nguyên vật liệu đểlàm đồ dùng đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, dễ tìm Những vậtliệu chủ yếu được lấy từ thiên nhiên và các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia

Trang 10

đình, ngoài cửa hàng, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp…Để làm phongphú thêm cho nguồn nguyên vật liệu của lớp, trong buổi họp phụ huynh ngay từđầu năm học, tôi đã nêu lên tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi sáng tạo đối vớisự phát triển của trẻ Qua đó tôi vận động phụ huynh cùng sưu tầm, đóng gópnguyên vật liệu phế thải, đồ vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày sau đó phânloại Không những thế tôi còn chuẩn bị hai, ba cái sọt nhựa có ghi ký hiệu từngloại rác để ở bên ngoài lớp học, khi trẻ ăn quà bánh có cái hộp, chai nhựa…thìbỏ vào và cuối ngày tôi rửa sạch, phơi khô khi cần sẽ lấy ra sử dụng Cácnguyên liệu tái chế luôn đảm bảo sạch sẽ an toàn, không sắc nhọn, dễ vỡ… Khitrẻ làm tôi giải thích cho trẻ hiểu làm đồ chơi từ phế liệu là việc làm có ý nghĩabảo vệ môi trường Vì cô và các con đã tiết kiệm được nguyên liệu và góp phầngiảm bớt đi lượng giác thải rất lớn đang thải ra môi trường Trẻ hiểu được từngviệc làm của mình sẽ là động cơ để trẻ hình thành những hành vi giúp cô thamgia bảo vệ môitrường Tạo hứng thú cho trẻ khi được khám phá các nguyên vật

liệu tự tay mình làm những thứ đồ chơi thích thú đó

( Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải)

Bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề tôi tạo ra được nhiều sản phẩm độc đáovà có giá trị sử dụng Từ những nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đinhư các loại vỏ chai nước giải khát, các lọ dầu gội đầu, lọ comfor, vỏ hộp sữa,chai dầu nhớt, chai nước mắm nam ngư, vỏ chai nước rửa bát, xốp vụn, các quekem, thìa sữa chua, vải vụn, len vụn, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, vỏ ngao, cátmịn, ống hút Việc thu lượm, góp nhặt các phế liệu không những giúp bảo vệmôi trường mà có thể tái sử dụng để sáng tạo ra các đồ dùng thật ngộ nghĩnh vàphục vụ cho chính các hoạt động giáo dục.

Từ việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu phế thải, tôi sáng tạo ra cácloại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học, các đồ dùng, đồ chơiđa dạng hơn, phong phú hơn Từ đó đã thu hút được trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động

3.3 Lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong ngày.

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất nhiều

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w