skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 6 tuổi khu pặt trường mầm non kỳ tân huyện bá thước tỉnh thanh hóa

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5 6 tuổi khu pặt trường mầm non kỳ tân huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ LỚP MẪUGIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) KHU PẶT TRƯỜNG MẦM NON

KỲ TÂN, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Thu Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kỳ Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

STTNội dungSố trang

trong một ngày của trẻ.

82.3.3 Nâng cao chất lượng các trò chơi dân gian cho trẻ bằng

cách lồng ghép các hình thức thi đua trong khi trẻ chơi

102.3.4 Lồng ghép các trò chơi dân gian tổ chức cho trẻ khi tham

gia hoạt động trải nghiệm

132.3.5 Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ

quan tâm đến các trò chơi dân gian cho trẻ

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài

Đối với trẻ Mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo,thông qua vui chơi trẻ không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn phát triểntoàn diện về nhân cách, về rèn luyện sức khỏe hay kỹ năng làm việc theo nhóm.Trẻ Mẫu giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi như trò chơi học tập, trò chơiđóng vai ở các góc hoạt động, trò chơi có luật, trò chơi dân gian …Trong đó đócó thể nói trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu được trong đờisống trẻ thơ, là hoạt động văn hóa được lưu truyền trong tự nhiên, rộng rãi trongcộng đồng.

Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điềukiện cho trẻ vừa học, vừa chơi, vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thểdễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từtrong tự nhiên Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đótích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa Đặc biệt đốivới trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lạicho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giảitrí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng.Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làmgiàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em Chính vì vậy, trò chơi dân gian rấtcần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựngcả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc, nó không chỉ chắpcánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy,sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đấtnước [1].

Qua trò chơi dân gian trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phảnhồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới tiếp thu từ những trò chơi thựctế Đó là quá trình trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra nhữngkết luận và vận dụng vào các tình huống khác nhau Trẻ đựơc tham dự và sửdụng các giác quan để tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong thực tiễn để tích lũycác kinh nghiệm, từ đó khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình Trẻsẽ được nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm trực tiếp, giao tiếp, tương tác cùng bạn bè vàgiáo viên, do vậy, có thể huy động tính tích cực của trẻ ở các khâu của quá trìnhchơi.

Tuy nhiên sự xuất hiện của các trò chơi hiện đại khiến trò chơi dân giantruyền thống ngày bị mai một không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả cácvùng quê với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin Nhưng điều này khôngđồng nghĩa với việc trò chơi dân gian không còn sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻhiện nay Vấn đề là cần tạo ra không gian để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với cáctrò chơi dân gian truyền thống Chính vì thế, việc giúp các cháu hiểu về cộinguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết Song làmthế nào để tổ chức các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, tạo được hứng thú,lôi cuốn hấp dẫn trẻ, giúp trẻ được quay về cội nguồn bản sắc dân tộc là mộtđiều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ

Trang 4

Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5-6tuổi, trước thực trạng hiện nay tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để tìm ra nhữnggiải pháp, cách làm hay để tổ chức tốt các trò chơi dân gian một cách có hiệuquả nhất Từ những thực tế của lớp mình phụ trách tôi đã quyết định chọn đề tài

nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân giancho trẻ lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) khu Pặt Trường Mầm non Kỳ Tân, huyệnBá Thước, tỉnh Thanh Hóa”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải phápchung nhất và hiệu quả nhất trong việc nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dângian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho trẻ Đồng thời tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong quá trình công tác ởđơn vị.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ lớp mẫugiáo lớn (5-6 tuổi) khu Pặt Trường Mầm non Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnhThanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Trò chơi dân gian trẻ em nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ Như:Đức – trí - Thể - mỹ Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, trong việc tích luỹ kiếnthức, phát triển tư duy, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xungquanh.

Các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận

động giống như nước trong ao tù” [2] Để trẻ được phát triển vận động một cách

tốt nhất không chỉ chơi các trò chơi hay các buổi hoạt động thể dục mà còn đượcvận động hiệu quả qua các trong các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầmnon.

L.x.Vuwgotxki đã lý giải vai trò của hoạt động chơi ông đã chỉ ra: ‘

Chính những trò chơi mô phỏng tạo ra vùng cận phát triển, là điều kiện đầu tiênthuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, hoàn cảnh chơi mangtính tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hóa; việc thực hiện các quytắc chơi ở trường học, rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức”[3]

Như vậy trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng và ý nghĩa Điều này càng khẳng định được việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào các tròchơi dân gian sẽ giúp tâm hồn của trẻ thêm phong phú hơn, yêu quê hương vàcàng tự hào hơn về quê hương của mình Từ đó sẽ giúp trẻ có một tâm hồn trongsáng, biết quan tâm chia sẻ với mọi người

Trò chơi dân gian được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãicác trò chơi này gắn liền với trò chơi văn hoá của dân tộc đã nảy sinh và phát

Trang 5

triển trong quá trình giữ nước và dựng nước của dân ta Muốn chơi được tròchơi dân gian bắt buộc phải thuộc lời đồng dao, hay chính là lời ca dân gian củatrẻ em Đồng dao thường là những câu không rõ lời tảng mạn được phép ghéplại với nhau, không theo một lôgic nào cả nhưng chính vì thế lại trở nên hấp dẫntrẻ

Thông qua trò chơi dân gian giúp trẻ nắm được những tiêu vi chuẩn mựccủa con người Qua trò chơi những phẩm chất của trẻ được hình thành như lòngdũng cảm, tính trung thực, tính kỉ luật, ý chí quyết thắng của trẻ Khi tham giavào trò chơi dân gian mỗi thành viên trong cuộc chơi chỉ tồn tại trong quan hệmật thiết với tập thể bởi ai cũng cố gắng làm hết mình để mang lại thành tíchchung cho tập thể Khi chơi chỉ một cử chỉ hành vi đúng mực, giúp đỡ bạn trongquá trình chơi, cùng hát đồng dao khi chơi đều có tác dụng tốt đối với việc bồidưỡng cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ

Khi tham gia vào trò chơi dân gian sẽ tạo điều kiện giúp trẻ phát triển thểlực cũng cố sức khoẻ Trẻ chơi chủ yếu tác động đến các động tác của tay, chângiúp cho cơ bắp phát triển, máu được lưu thông và quá trình trao đổi chất đều tốthơn Ngoài ra thông qua trò chơi dân gian còn hình thành ở trẻ một số kỹ năngnhư: Nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai.

Như vậy trẻ tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ pháttriển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, giúp trẻ có một tâm hồn lạc quan, mộttình yêu về quê hương đất nước sâu sắc của dân tộc Việt Nam.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Năm học 2023- 2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6tuổi Khu Pặt Lớp có tổng số trẻ là 16 cháu Trong quá trình nghiên cứu đề tàitôi thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi

Bản thân tôi là giáo viên trẻ, tôi luôn nhiệt tình trong công tác chuyên môn,được nhà trường cho tham dự các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn củaphòng giáo dục về chuyên đề phát triển vận động và tổ chức các trò chơi dângian cho trẻ trong trường mầm non, từ đó tôi đã tích lũy được kinh nghiệm trongviệc tổ chức, hướng dẫn các trò chơi dân gian

Với vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ tôi luôn có tấm lòng nhân ái, gầngũi trẻ và tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trongcông tác giảng dạy, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân trong mọilĩnh vực, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách,hành vi để làm gương cho trẻ noi theo.

Ban giám hiệu trường mầm non Kỳ Tân luôn sát cánh cùng dìu dắt giáoviên nói chung, bản thân tôi nói riêng vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thànhtốt nhiệm vụ Luôn khuyến khích động viên giáo viên phát huy khả năng tìm tòi,sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục

Trẻ đều đã học qua khối mẫu giáo bé, nhỡ, nên một số trẻ đã có hiểu biếtcơ bản về trò chơi dân gian và có khả năng tổ chức chơi trò chơi dân gian cùngcác bạn.

2.2.2 Khó khăn

Về phía giáo viên: Việc tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên chưa được

Trang 6

thường xuyên, chỉ chú trọng đến hoạt động chính, cho nên cách tổ chức chưabiết cách thu hút, chưa lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.

Giáo viên chưa biết sử dụng các trò chơi dân gian ở thời điểm nào trongngày là phù hợp để mang lại hiệu quả cao mà thu hút được sự chú ý của trẻ.

Về phía trẻ: 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, một số trẻ đang còn nhút

nhát, thiếu tự tin và khả năng nhận thức còn chưa đồng đều, một số trẻ khả năngphát triển trí tuệ còn chậm, sức khỏe kém, kỹ năng chơi trò chơi dân gian của trẻđang còn hạn chế, chưa biết kỹ năng tạo nhóm chơi để tự tổ chức trò chơi dângian Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ hứng thú nhanh nhưngcũng dễ chán, dễ quên ngay

Về phía phụ huynh: Chưa hiểu được lợi ích của trò chơi dân gian đối vớihoạt động vui chơi của trẻ mang lại niềm vui cuộc sống….Với thời đại thông tinhiện nay một số phụ huynh còn quá chiều con để trẻ tiếp cận nhiều với máy tính,điện thoại, những trò chơi điện tử…dẫn đến trẻ không hứng thú với các trò chơidân gian.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên tôi trăn chở và suy nghĩ làm thếnào để khắc phục và đưa ra những giải pháp, giải pháp phù hợp có tính tích cựcđể chất lượng giáo dục đạt kết quả cao đặc biệt là với hoạt động cho trẻ chơi tròdân gian đạt kết quả tốt, giúp trẻ sẽ phát triển toàn diện, đặc biệt là trẻ hứng thútham gia các trò chơi dân gian

Trước khi áp dụng các giải pháp mới, tôi đã tiến hành khảo sát trên thựctế lớp mình và kết quả đạt được như sau

*Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi thực hiện giải pháp

TNội dung khảo sát

Tổngsố trẻ

Kết quả khảo sát

Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻTỷ lệ

1 Trẻ hứng thú vui vẻ trongkhi chơi trò chơi dân gian.

5 Trẻ biết cách tự tổ chức

Kết quả khảo sát cho thấy, số trẻ hứng thú, vui vẻ khi tham gia chơi Kỹ

năng chơi, tinh thần tập thể, mạnh dạn tự tin và trẻ biết cách tự tổ chức chơi tròchơi dân gian tỉ lệ đạt rất thấp( Từ 12,5% - 31%) Đứng trước thực trạng trênbản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng tổchức tốt trò chơi dân gian giúp trẻ đạt hiệu quả cao Vì vậy tôi đã mạnh dạn xây

Trang 7

dựng một số giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân giancho trẻ mẫu giáo lớp lớn 5-6 tuổi Khu Pặt Trường mầm non Kỳ Tân như sau:

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, và sưu tầm trò chơidân gian địa phương, lời đồng dao, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi.

Để tổ chức cho trẻ chơi tốt các trò chơi, đặc biệt là với trò chơi dân gianthì điều quan trọng đầu tiên là công tác chuẩn bị của giáo viên Bởi các trò chơidân gian yêu cầu những đồ dùng, đồ chơi phù hợp và có những trò chơi dân gianbắt buộc trẻ phải thuộc những bài ca dao, đồng dao thì mới có thể tham gia chơiđược Vì vậy để tổ chức có hiệu quả một số trò chơi dân gian tại lớp tôi đã chuẩnbị những nội dung như sau:

* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian được thiết kế dựa vào cáchchơi và luật chơi của từng trò chơi, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứngmà khi thiếu nó thì chúng ta không thể thực hiện được

Ví dụ như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, cũng không thể được tổ chức nếukhông có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dâythì cũng không thể tổ chức được.

hay với trò “chơi ô ăn quan” thì tôi cũng phải chuẩn bị các hột hạt, rồiđóng khung các ô sẵn bằng dây để tiện cho trẻ di chuyển khi đổi cho các bạnkhác chơi Hay chuẩn bị những chiếc dây bằng dây thừng hoặc tôi có thể lấynhững sợi dây trên đồi để tạo cảm giác an toàn khi cho trẻ chơi trò chơi “nhảydây”

Có thể nói với mỗi một trò chơi dân gian đều cần phải có công tác chuẩn bị đồdùng, đồ chơi phù hợp thì tổ chức cho trẻ chới mới có hiệu quả được Với mỗimột trò chơi khi tôi tổ chức tôi đều có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, đồ chơi.

Một số đồ dùng chuẩn bị cho các trò chơi dân gian* Sưu tầm trò chơi dân gian địa phương

Trang 8

Ngoài việc lựa chọn các trò chơi có trong chương trình chăm sóc giáo dụcmầm non tôi đã sưu tầm thêm các trò chơi dân gian có ở địa phương( trò chơiném còn, trò chơi chọi gà, đi cà kheo, đánh cồng chiêng, khua luống…) và cácdân tộc trên mọi miền thông qua việc tham gia hội làng, các ngày lễ truyềnthống tham khảo các tài liệu có liên quan từ sách báo, truyền thông,internet Từ những nguồn thông tin đó tôi sẽ chọn lọc kỹ lưỡng về độ chính xác,tính phổ thông và áp dụng vào tổ chức cho trẻ hoạt động có kết quả tốt.

Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của tròchơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.

Ví dụ: Với trò chơi ném còn thì tôi cần phải sưu tầm hoặc làm những quả

còn từ những miếng vải thổ cẩm cầu kỳ, làm một cột có vòng tròn trên đỉnh.Hay trò chơi bắn nỏ, chuẩn bị giấy bìa cát tông sau cuộn thành các ống có chiềudài khác nhau rồi dính keo thành cái nỏ

* Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi.

Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian khác với các trò chơi vậnđộng và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa háthoặc đọc bài đồng dao nào đó Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi, nhínhảnh nhộn nhịp ở trẻ Trò chơi được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao.Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao trước khi hướng dẫntrẻ chơi vào các thời điểm trong ngày.

Ví dụ: Đón trẻ tôi cho trẻ xem một vài hình ảnh có liên quan đến bài đồng

dao, cho trẻ xem để gây hứng sau đó trẻ đọc bài đồng dao nhiều lần Đến cáchoạt động khác trong ngày như trước giờ ngủ tôi lại cho trẻ đọc lại bài đồng daođó, sau khi ngủ dậy chuẩn bị ăn quà chiều tôi lại cho trẻ đọc và đến hoạt độngchiều hay trước khi trẻ chuẩn bị ra về tôi lại cho trẻ đọc Với cách làm như vậykhoảng 2 ngày là trẻ có thể thuộc một bài đồng dao và tôi có thể tổ chức cho trẻchơi được trò chơi dân gian đó ngay trong tuần Mỗi tuần tổ chức một trò chơidân gian phù hợp với từng chủ đề

Hình ảnh cô dạy trẻ đọc đồng dao

Trang 9

Để trẻ hứng thú đọc thuộc các bài đồng dao, ca dao tôi còn lựa chọn mộthình thức thi đua để khuyến khích trẻ thuộc và tự tin lên đọc và thể hiện các bàica dao, đồng dao trước lớp Tôi lựa chọn một buổi chiều thứ 5 hàng tuần tôi tổ

chức một chương trình khoảng 30 phút: “Bé yêu đồng dao, ca dao” tôi chuẩn bị

sân khấu nhỏ, âm nhạc, hoa trang trí tạo không gian lớp học đẹp để trẻ hứng thútham gia Chương trình tổ chức cô giáo sẽ dẫn chương trình cho cả lớp đượckhám phá về những nét đẹp của quê hương việt nam xưa trong các video mà côsưu tầm và cho trẻ xem khoảng 3 phút Sau đó cô mời từng tổ đứng dậy thể hiệnlại một bài đồng dao mà tổ mình đã thuộc, khuyến khích các tổ thể hiện cử chỉđiệu bộ khi đọc Khi cả 3 tổ thể hiện xong cô tổ chức cho cả lớp thể hiện lại bàiđồng dao hay ca dao đó trên nền nhạc, đi vòng tròn, xúm xít…để tạo một cảmgiác vui tươi khi trẻ đọc đồng dao Với cách làm như vậy mỗi tuần lớp tôi đãthuộc được một bài đồng dao một cách rất nhẹ nhàng Khi trẻ đã thuộc lời đồngdao rồi thì khi trẻ tham gia vào trò chơi dân gian, trẻ tự tin thể thiện và chơi rấtnhiệt tình.

* Chuẩn bị địa điểm.

Đồ dùng đã chuẩn bị đầy đủ và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếuđi một địa điểm để tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra Địa điểmchính là không gian chơi của trẻ, có diện tích rộng, sạch sẽ an toàn có trò chơitĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ, giáo viên cần nắm được cách chơi, luậtchơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trướckhi tổ chức cho trẻ chơi Hiểu được đặc điểm của trò chơi tôi luôn bố trí địađiểm chơi trò chơi dân gian của lớp tôi phù hợp với đặc điểm của trò chơi như:Chơi ô quan, kéo cưa lừa xẻ, chồng nụ chồng hoa, lộn cầu vồng tôi thường tổchức trong lớp cho trẻ Còn trò chơi : Kéo co, mèo đuổi chuột, ném còn, rồngrắn lên mây… tôi thường tổ chức ngoài trời như ngoài sân trường, hoặc có thểtôi phối kết hợp với phụ huynh cùng phụ huynh tổ chức các buổi ngoại khóa, dãngoại cho trẻ tạo nên hứng thú, bất ngờ và sự tò mò khám phá của trẻ giúp trẻ cótinh thần thoái mái và rèn tính tự lập cho trẻ.

Hình ảnh trẻ chơi “Rồng rắn lên mây” ngoài sân

Trang 10

Việc làm tốt công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, và sưu tầm trò chơi dângian địa phương, lời đồng dao, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi đã nanglại hiệu quả rất tốt: Trẻ được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi chơi, nênqua trình tổ chức chơi cho trẻ được diễn ra thuận lợi, trẻ tích cực, hứng thú thamgia các trò chơi dân gian cùng cô và các bạn.

2.3.2 Tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với từng hoạt động trongmột ngày của trẻ.

Đối với bậc học mầm non thì hoạt động học tập luôn gắn liền với hoạtđộng vui chơi Mỗi một hoạt động đều có trò chơi riêng của nó Chính vì vậy,giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp vớitừng hoạt động.

*Đối với hoạt động đón trẻ

Đón trẻ nhằm giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú bước vào các hoạtđộng trong ngày Do đó việc lựa chọn trò chơi dân gian vào thời điểm này là phùhợp và rất cần thiết Thực tế với trẻ 5-6 tuổi lớp tôi, đa số bố mẹ làm nghề nôngnghiệp trẻ phải dậy sớm cùng bố mẹ chuẩn bị cho việc đi học với một tâm thếvội vàng, không hứng thú Chính vì vậy trong công tác đón trẻ hàng ngày tôithường xuyên lồng ghép các trò chơi dân gian vào nhằm đánh thức sự tỉnh táo,sự hứng thú của trẻ chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ ở các hoạt động tiếp theo Bêncạnh đó tôi cũng cẩn thận lựa chọn những trò chơi phù hợp với tính chất củahoạt động đón trẻ, như các trò chơi dân gian theo nhóm như: Kéo cưa lừa xẻ, Nuna nu nống, ô ăn quan, oẳn tù tì

Việc áp dụng trò chơi dân gian vào thời điểm đón trẻ đã mang lại hiệu quảbất ngờ như trẻ hứng thú đi học hơn, trẻ đến lớp với tâm trạng thoải mái vui vẻ.

* Đối với hoạt động học:

“ Học bằng chơi, chơi mà học” đó là phương pháp trong cách truyền đạtnội dung học của trẻ mầm non Thông qua các trò chơi và đặc biệt là trò chơidân gian giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học một cách tích cực vàcuốn hút Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động học ở lớp tôi thường sử dụngcác trò chơi dân gian vào phần gây hứng thú, phần ôn luyện và phần chuyển tiếphoạt động để dẫn dắt trẻ khi chuyển các hoạt động hay chuyển hình thức trongtiết học.

Ví dụ 1: Trong chủ đề Động vật với đề tài: Đếm đến 8 nhận biết nhóm đối

tượng có số lượng là 8 Nhận biết số 8 Ở phần trò chơi luyện tập: Tôi đã tổ chứccho trẻ chơi “Gắp cua bỏ giỏ” cho trẻ ngồi về theo nhóm 8 bạn Yêu cầu trẻ làmđộng tác gắp cua, gắp những con cua bỏ vào giỏ của mình sao cho đủ số lượnglà 8.

Với các tiết học khác tôi cũng lựa chọn một số trò chơi dân gian phù hợpđể tổ chức cho trẻ chơi, giúp trẻ có một tinh thần thoải mái sau mỗi tiết học.

Đặc biệt trong hoạt động học, tôi chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từnglĩnh vực:

+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức: Tôi lựa chọn nhữngtrò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ, rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy, rènluyện khả năng phát âm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức như:Trò chơi: Ô ăn quan, nu na nu nống, đội lúa qua cầu

Trang 11

+ Lĩnh vực thẩm mỹ: Tôi lựa chọn những trò chơi có gắn với lời ca, cóvần, có điệu như: Tập tầm vông,

+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Tôi lựa chọn những trò chơi vận động đểtrẻ được vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng như: Nhảy lò cò, kéo co, cướpcờ, mèo đuổi chuột, ném vòng vào cổ chai

Ví dụ 3: Trò chơi “cướp cờ” yêu cầu trẻ phải vừa có sức khỏe, nhanh mắt,

nhanh tay và có tư duy để cướp được cờ chạy thật nhanh về đội của mình saocho bạn đối phương không bắt kịp thì sẽ ghi điểm và chiến thắng.

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “ Cướp cờ”

Sau khi tôi áp dụng việc lựa chọn trò chơi dân gian vào hoạt động học ởlớp đã đem lại nhiều lợi ích tích cưc như trẻ hứng thú hơn với các tiết học mangtính rập khuôn cứng nhắc lâu nay, trẻ tiếp nhận kiến thức nhanh và sáng tạo hơn,gây được sự bất ngờ tạo nên tính tò mò muốn khám phá tìm hiểu vào nội dungchính của hoạt động mang lại kết quả cao.

*Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên

nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thểlực cho trẻ như: Trò chơi “Ném còn”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “Ném còn”

Trang 12

*Đối với hoạt động góc:: Nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo

nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “ Ô ăn quan”, ““Rải ranh”, “Kéo cưalửa xẻ”

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi “ô ăn quan”, “Kéo cưa lừa xẻ”

*Đối với hoạt động chơi theo ý thích: Trò chơi thường được tổ chức trong

phòng nhóm tôi thường tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhậnthức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Chơi cờ”, “Đếm sao”,

Tôi tổ chức cho trẻ cùng chơi và giao lưu với nhau.Trẻ được chơi có cảmgiác thoải mái yêu mến trường lớp, cô giáo, bạn bè Thông qua đó trao đổi vớiphụ huynh, để tìm tòi sưu tầm các trò chơi dân gian ở địa phương, để ứng dụngdạy trẻ vào các hoạt động trong ngày, hoặc có thể nhờ trực tiếp phụ huynh thamgia hướng dẫn trẻ cùng chơi.

Với các hoạt động khác tôi đều khéo léo linh hoạt đưa các trò chơi dângian vào nhằm gây hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động để mang lại hiệu quảkết quả tốt cho mục đích yêu cầu của hoạt động đó Sau quá trình tổ chức cho trẻtham gia vào các trò chơi dân gian có hiệu quả như vậy tôi nhận thấy số trẻ nhútnhát đã trở nên mạnh dạn hơn khi được chơi, trẻ khỏe mạnh và tích cực tham giavào các hoạt động hơn Đó là nguồn động lực rất lớn giúp tôi tiếp tục thực hiệncác giải pháp tiếp theo có hiệu quả.

2.3.3 Nâng cao chất lượng các trò chơi dân gian cho trẻ bằng cáchlồng ghép hình thức thi đua trong khi trẻ chơi.

Những trò chơi dân gian đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điềukiện cho trẻ vừa học, vừa chơi Các trò chơi dân gian Việt Nam thường gần gũi,không cầu kỳ, ít tốn kém nên chúng ta có thể dễ dàng tổ chức cho trẻ chơi mọilúc mọi nơi Trong quá trình chơi, tùy vào vốn hiểu biết của trẻ, mức độ củatừng trò chơi mà giáo viên có thể thay đổi luật chơi để tổ chức cho trẻ chơi phùhợp, hấp dẫn và hứng thú.

Để trò chơi thật sự hấp dẫn và thu hút trẻ tham gia, tôi luôn quan tâm đếntrẻ, động viên, khuyến khích trẻ chơi cùng nhau, chơi đúng luật chơi và cố gắnghoàn thành trò chơi với các bạn, một điều quan trọng trong khi chơi trò chơi mọitrẻ được bình đẳng như nhau

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...