skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hoá tại trường mầm non nga trung

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hoá tại trường mầm non nga trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO THEO HƯỚNGTIẾP CẬN ĐA VĂN HOÁ TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG

Người thực hiện: Trần Thủy ĐoànChức vụ: Phó hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga TrungSKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

NGA SƠN, NĂM 2024

Trang 2

Tên đề mụcTrang

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

2.3.2 Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung tổ chức HĐGD âm nhạc

theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với trẻ và nhóm lớp; 6

2.3.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thiết kế môi trường, lựa chọn

tài liệu, học liệu theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với điều kiệnthực tế;

82.3.4 Giải pháp 4: Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục âm

nhạc cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận đa văn hóa phù hợp với từngđộ tuổi;

102.3.5 Giải pháp 5: Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục âm

nhạc cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận đa văn hóa phù hợp trong cáclĩnh vực khác và thông qua hoạt động mọi lúc, mọi nơi;

162.3.6 Giải pháp 6: Tổ chức cho giáo viên tổ Mẫu giáo dự sinh

hoạt cụm Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theohướng tiếp cận đa văn hoá.

* Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại 22

Trang 3

1 Mở đầu1.1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bịcho trẻ em vào lớp một Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâmsinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiếtphù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặtnền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]

Âm nhạc nước ta rất phong phú và đa dạng, vừa mang tính đặc trưng củaâm nhạc truyền thống, vừa mang tính hiện đại, đồng thời thể hiện tính đa dạngvề văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam Trong sự hòa nhập của nền âm nhạc củakhu vực Đông Nam Á và trên thế giới Vì vậy đối với trẻ mầm non đã và đanglớn lên trong môi trường khác biệt như hiện nay so với thế hệ cha ông Để conngười hướng tới những văn minh hiện đại mà không quên đi những giá trị vănhóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền của dân tộc Việt Nam Thì việc đưatrẻ mầm non tiếp cận với văn hóa truyền thống là một việc vô cùng cần thiết

Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần củabé ngay từ khi lọt lòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ởtuổi mầm non Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình,tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giớicủa cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị Theo nghiên cứu của các nhà khoa họcMỹ: đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàndiện nhất.

Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ: Trong khi tập

hát, trẻ không chỉ tiếp thu những đường nét, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, lời cagiản dị dễ hiểu gần gũi với trẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển giáo dục thể chất chotrẻ Khi trẻ hát và vận động theo nhạc gợi lên những thay đổi của nhịp tim,

mạch, trao đổi máu, giãn nở hô hấp làm cơ thể mềm dẻo, khéo léo…

Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Âm nhạc được

sử dụng như một công cụ tích cực để đưa vào ý thức của trẻ một cách sâu sắcnhững giá trị, vẻ đẹp trong nhân cách con người

Và điều quan trọng nữa, âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm

xúc của mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế

giới Cho trẻ làm quen với những tiết tấu điển hình của các bài hát hay tríchđoạn tác phẩm của nước ngoài không chỉ giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dântộc, các vùng miền khác nhau mà còn nhen nhóm trong lòng trẻ thơ tình hữunghị quốc tế, cộng đồng.

Việc lồng ghép tích hợp Đa văn hóa vào trong hoạt động giáo dục âm nhạccho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiếnthức một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất Có thể coi giáo dục đavăn hóa trong nhà trường chính là hệ thống các tác động có hướng đích của nhà

Trang 4

giáo dục đến trẻ em và đến các yếu tố có liên quan qua các chiến lược vàphương thức giảng dạy phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hóa,về giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hìnhthành thái độ thân thiện, bình đẳng, tôn trọng với người khác, dân tộc khác, pháttriển khả năng giao tiếp, hợp tác, chống phân biệt đối xử cho trẻ em [2]

Nhận thấy được điều đó và sau khi được Phòng Giáo Dục huyện Nga Sơntổ chức chuyên đề giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá, tôi đã lựa

chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo

dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hóa tại trườngmầm non Nga Trung” làm đề tài nghiên cứu cho năm học này.

Tìm ra một số giải pháp giáo dục âm nhạc theo hướng đa văn hoá cho trẻMẫu giáo tại trường mầm non Nga Trung phù hợp với đối tượng trẻ, với điều

kiện của trường, lớp, địa phương, có tính khoa học, khả thi hiệu quả

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp giáo dục âm nhạc theo hướng đa văn hoá cho trẻ Mẫugiáo tại trường mầm non Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê toán học: Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hànhtrắc nghiệm, xử lý số liệu khách quan từ đó thống kê kết quả nghiên cứu thựctrạng của vấn đề tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kết luận.

- Phương pháp quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham giacác hoạt động, sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lạimột cách cụ thể, chính xác với giáo viên và trẻ ở từng nhóm.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.- Phương pháp thực hành trải nghiệm.

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Văn hóa: “là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ratrong lịch sử", nó là giá tri đặc trưng của từng dân tộc.

Ví dụ: Đặc trưng VH Việt Nam: Trang phục nữ là áo dài, tết cổ truyền vớibánh chưng, hoa đào miền Bắc, hoa Mai miềm Nam

Đa văn hóa: là một hiện tượng xã hội xảy ra khi có sự tiếp xúc và tiếpbiến các nhóm văn hoá với nhau, trong đó, những khác biệt của các nhóm vănhoá là yếu tố căn bản cấu thành nên tính đa văn hóa.

Trang 5

Ví dụ: Dân tộc VN có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nhưng nay từ món ăn, trang phục, lối sống mang 1 số nét VH của các nước trong khu vựcvà trên Thế Giới

Giáo dục đa văn hóa: Văn hoá được duy trì và phát triển bằng con đườnggiáo dục, tự giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa biến thành kinhnghiệm, vốn sống, tri thức

Mục tiêu của giáo dục chính là hình thành văn hóa cá nhân (hay nhâncách) theo “đơn đặt hàng của xã hội”, mang nét đặc trưng của văn hóa cộngđồng, dân tộc, xã hội và thời đại

Ví dụ: Cô mở nhạc nước ngoài, biểu diễn rối, làm nàng thiên nga biểudiễn trên nề nhạc Moza

- Tác động có hướng đích của nhà giáo dục bằng các chiến lược vàphương thức giáo dục phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hóa vềâm nhạc của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ tôntrọng giá trị truyền thống văn hóa về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âmnhạc, nhận biết đặc trưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với độ tuổi, kỹ năngsử dụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc.

+ Khả năng cảm thụ âm nhạc thể hiện ra bên ngoài qua sự hưởng ứng củatrẻ bằng các cách khác nhau khi nghe bài hát, âm thanh, bản nhạc;

+ Một số thể loại âm nhạc cho trẻ nhận biết và phân biệt tập trung vào âmnhạc dân gian Việt Nam và một số thể loại âm nhạc khác;

+ Các sản phẩm âm nhạc: bài hát, bản nhạc, các âm thanh có tính nhạc.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.* Thuận lợi

Trường Mầm non Nga Trung - huyện Nga Sơn là một trường xã vùng nôngthôn, về điều kiện phát triền kinh tế chính là nông nghiệp, đời sống nhân dânkhá ổn định Nga Trung có truyền thống hiếu học, tuy kinh tế chưa giầu xongchăm lo đến phát triển giáo dục là mục tiêu của cán bộ nhân dân và là truyềnthống của địa phương

Các bậc phụ huynh và nhân dân quan tâm đến giáo dục con em Đã phốihợp với nhà trường để thực hiện nhiệm vụ CS-GD trẻ theo khoa học Tỉ lệ trẻ ralớp cao, 100% các cháu ở độ tuổi Mẫu giáo đã ra lớp; tỉ lệ nhà trẻ ra lớp đạt vàvượt tỷ lệ chung của huyện, hàng năm từ 30 - 34% tỷ lệ trẻ ra lớp.

Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn 100% Đội ngũ cótâm huyết với ngành, yêu nghề mến trẻ CBGV luôn có ý thức cố gắng vượt khóvươn lên trong nghề nghiệp, có nhiều giáo viên có năng lực khá tốt

Bản thân tôi năm đầu tiên được phân công chỉ đạo chuyên môn khối Mẫugiáo Vào đầu năm học, là tôi tiến hành nắm bắt tình hình thực tế công tác quản

Trang 6

lý về tất cả các nội dung của tổ, của nhà trường đang thực hiện, để có cơ sở tiếpcận công tác quản lý của mình Kết quả cho thấy tổ chuyên môn Mẫu giáo vànhà trường cũng đang thực hiện các phương pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả nhấtđịnh ở nhiều mặt Giáo viên đã biết lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch giáodục phù hợp với từng độ tuổi.

* Khó khăn

Với sự cố gắng nỗ lực của địa phương và nhân dân đầu tư kinh phí cho giáodục Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị (CSVC- TTB) mớicơ bảnđáp ứng yêu cầu tối thiểu chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Các phương tiệnhỗ trợ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn thiếu hoặc cũ Phòng giáo dục âmnhạc bước đầu đang xuống cấp, còn thiếu các điều kiện thiết yếu.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, những khó khăn về đội ngũ cũng cònđáng kể, đó là: Một số cán bộ giáo viên tiếp cận chương trình GDMN và ứngdụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều hạnchế.Việc lựa chọn nội dung và đưa âm nhạc đa văn hoá trong giáo dục trẻ cònlúng túng.

Việc đánh giá thực tế về chuyên môn vẫn còn một số hạn chế nhất định,nhất là hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá Thể hiện ở phươngđánh giá hoạt động chuyên môn của Phó hiệu trưởng đang mang tính riêng lẻ,chưa có hệ thống lô gích và hỗ trợ Thể hiện: Triển khai chỉ đạo thực hiện kếhoạch chuyên môn đến giáo viên, đến tổ chuyên môn, nhưng chưa đưa ra đượcbiện pháp chỉ đạo thực hiện cụ thể, kế hoạch kiểm tra giám sát chưa thườngxuyên;

Phụ lục 1 - Bảng khảo sát trẻ lần 1 (Tháng 9/2023)

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạctheo hướng tiếp cận đa văn hoá.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không thể khôngcó bước xây dựng kế hoạch vì việc xây dựng một kế hoạch sát với thực tế, phùhợp với thực trạng và chuẩn theo lĩnh vực hoạt động là chúng ta đã thành côngđược một nửa công việc, từ thực trạng của nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôiđã chủ động triển khai chuyên đề: “Giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đavăn hoá”, sau đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tổchức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá phù hợp vớiđộ tuổi và điều kiện thực tế của lớp mình phụ trách.

Ớ lứa tuổi mẫu giáo, dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu củalĩnh vực phát triển thẩm mỹ, chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục âm nhạccho lớp mình Kế hoạch tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ được lồng vào việc

Trang 7

xây dựng kế hoạch năm, chủ đề, tuần và kế hoạch ngày Quy trình lập kế hoạchtổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá thực hiệntheo các bước:

Bước 1: Phân tích khả năng âm nhạc của trẻ và thực tế việc tổ chức hoạtđộng giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá;

Bước 2: Xác định mục tiêu của tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theohướng tiếp cận đa văn hoá;

Bước 3: Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá phù hợp với trẻ và lớp;

Bước 4: Thiết kế môi trường, lựa chọn tài liệu, học liệu theo hướng tiếp cậnđa văn hoá phù hợp với điều kiện thực tế.

Bước 5: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa vănhoá, giám sát đánh giá và điều chỉnh hoạt động giáo dục bảo đảm yêu cầu theohướng tiếp cận đa văn hoá.

Đối với kế hoạch năm, theo khung thời gian năm học, chỉ đạo giáo viên căncứ vào tình hình thực tế của nhóm lớp lựa chọn và phân bổ nội dung hoạt độnggiáo dục âm nhạc đảm bảo tính đa dạng văn hoá trong giáo dục âm nhạc: đadạng về thể loại âm nhạc, đa dạng về văn hoá các dân tộc, đa dạng hình thức tổchức … đan xen các hoạt động rèn luyện các kỹ năng như nghe nhạc, hát, vậnđộng, trò chơi âm nhạc, tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc mọi lúc, mọinơi theo chế độ sinh hoạt Trong đó lưu ý các hoạt động gắn với cuộc sống hàngngày, gắn với văn hoá địa phương, bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống.

Ví dụ: Ngoài những bài hát trong chương trình phù hợp với vùng miền, phùhợp với chủ đề thì có thể lựa chọn các bài hát vùng dân tộc khác và bài hát nướcngoài…

Trong kế hoạch năm, các nội dung được sắp xếp xen kẽ và linh hoạt để cósự kết nối giữa hoạt động trước đến hoạt động sau, tạo sự khác biệt về văn hoáđể cho trẻ hiểu được sự đa dạng trong văn hoá trong âm nhạc.

Ví dụ: Theo sự kiện mùa xuân chỉ đạo giáo viên có thể dạy hát cho trẻ bàihát: Mùa xuân đến rồi và sau đó dạy vận động Inh lả ơi (Dân ca Thái) để giớithiệu cho trẻ về vẻ đẹp của mùa xuân tại các vùng dân tộc khác nhau.

Đối với kế hoạch tuần/ chủ đề giáo viên cần lưu ý thiết kế các hoạt động giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơ có thể khai tác hết các nội dung giáo dục cũng như tăng sự tiếp xúc tiếp nhận sự đa dạng về văn hoá cho trẻ qua âm nhạc Các nội dung giáo dục âm nhạc cần tập trung vào một chủ đề hoặc một sự kiện nào đó để giúp trẻ tìm hiểu và hiểu sâu hơn về nét văn hoá đó.

Ví dụ: Thời gian gần tết Nguyên đán, chỉ đạo giáo viên tích hợp các giáo dục âm nhạc vào chế độ sinh hoạt hàng ngày như: Mở các bài hát hoặc bản

Trang 8

nhạc về các phong tục ngày tết nguyên đán của các dân tộc cho trẻ nghe khi đón, trả trẻ, khi học, hi chơi, biểu diễn văn nghệ …

Đối với kế hoạch cụ thể: Tuỳ theo nội dung hoạt động giáo dục, chỉ đạo giáo viên trong tổ cần thiết kế các hoạt động đa dạng về hình thức để tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với sự đa dạng, được phối hợp hoạt động với nhiều bạn và chủ động tự tin thể hiện văn hoá cá nhân Đặc biệt giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏigợi mở, những lời động viên cũng như khích lệ trẻ để kích thích trẻ khám phá những nét văn hoá mới trong bài hát, bản nhạc tự tin thể hiện sáng tạo nghệ thuật theo hướng riêng của trẻ, tôn trọng sự thể hiện của các bạn khác.

Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ nghe hát bài Gà gáy le te – Dân ca Cống Khao: Cho trẻ cảm nhận được âm thanh của thiên nhiên, của núi rừng, tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, róc rách; cho trẻ xem hình ảnh về núi rừng và các hoạt động của người dân nơi đây lồng vào bài hát do NSND Thanh Hoa thể hiện bằng tiếng dân tộc Cống Khao và bằng tiếng Việt có 1 số từ đổi mới, cho trẻ nghe giai điệu bằng tiếng sáo, tiếng đàn và đặt các câu hỏi gợi mở, động viên khuyến khích trẻ được say đắm vào giai điệu của bài hát, bản nhạc Từ đó, hoạt động giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả, trẻ yêu âm nhạc hơn, đến với âm nhạc nhẹ nhàng hơn, nghệ thuật hơn, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung tổ chức HĐGD âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với trẻ và nhóm lớp

Mục tiêu của hoạt động giáo dục âm nhạc phải hướng tới giáo dục trẻ tôn trọng sự đa dạng văn hoá, tôn trọng người khác, tôn trọng bạn, từ đó thể hiện văn hoá cá nhân, tăng tính hợp tác, tích cực hoạt động, phát triển các mặt, hoàn

thiện nhân cách Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động

giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với trẻ và nhóm lớp là vô cùng quan trọng.

Nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hoá xây dựng theo nội dung lứa tuổi trong chương trình giáo dụcmầm non phải gần gũi với cuộc sống thực của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ,phát huy được kinh nghiệm đã có của trẻ, giúp trẻ thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt.

Ví dụ: Hát/nghe các bài hát có nội dung gần gũi với cuộc sống thực của trẻ như việc trẻ đi học bố mẹ đi làm, các trò chơi gần gũi trẻ: Đi cấy, Cháu đi mẫu giáo, Trống cơm, Gà gáy le te, Cô giáo miền xuôi …

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục âm nhạc cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo:

Trang 9

+ Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, sinh hoạt lao động, cuộcsống trong tác phẩm nghệ thuật âm nhạc dân gian.

+ Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc dângian.

+ Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động âm nhạc dân gian, có ýthức giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua các hoạt động âmnhạc.

Để lựa chọn nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếpcận đa văn hoá một cách phù hợp, có hiệu quả tập trung vào:

+ Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc: nghe, hát, vận động theo cácbản nhạc/bài hát (các thể loại âm nhạc trong nước và quốc tế)

+ Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên cần căn cứ vào chương trình gáo dục mầmnon, các mục tiêu đã xác định và điều kiện, hoàn cảnh của lớp, của trường vàkhả năng của trẻ để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp Khi lựa chọn nội dunggiáo dục âm nhạc cần lưu ý:

+ Lựa chọn bài hát/bản nhạc phù hợp với khả năng của trẻ: dễ thuộc, dễhát, dễ nghe, dễ chơi.

+ Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc khuyến khích đượctrẻ phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin thể hiện phong cách cá nhân.

+ Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc của nhóm/lớp.

Ví dụ: Cho trẻ nghe bài hát: Đi học để thông qua bài hát để giới thiệu văn hoá của trẻ miền núi và vệc đi học của trẻ ở miền núi từ đó trẻ thấy dễ hiểu, gần gũi và hứng thú với âm nhạc Hoặc cho trẻ nghe các làn điệu dân ca vùng núi Tây Bắc để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống nơi đây và trong các bài hát bản nhạc cho trẻ 3 - 4 tuổi để trẻ bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm từ tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng trống, tiếng khèn … hoặc nghe các giai điệu qua các nhạc cụ hiện đại như Piano, saxophone, gitar, violon … để mở rộng thêm hiểu biết của trẻ.

* Đối với hoạt động dạy hát: Tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn các bài hát

có yêu cầu kỹ thuật lấy hơi ngắn, lời hát có ngôn từ thân thiện, gần gũi với trẻ vàgiáo viên cần luyện tập giọng hát chuẩn tiếng phổ thông, đúng cao độ, chuẩn trường độ và thể hiện tình cảm của bài hát.

Ví dụ: Lựa chọn các bài hát có âm hưởng, ngữ điệu vùng núi phía Bắc nhưng Tiếng Việt gần gũi, phổ thông: Gà gáy le te (dân ca Cống Khao), Inh lả ơi( dân ca Thái)…hay khu vực phía Nam như: Lý cây xanh, Lý cây bông…

Trang 10

* Đối với hoạt động nghe hát: Lựa chọn các bài hát mới lạ, có giai điệu

vừa phải nhưng tươi sáng, tạo được nhiều cung bậc cảm xúc theo các nốt nhạc để tổ chức cho trẻ nghe trong hoạt động học, các bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng như các khúc hát ru phù hợp cho trẻ khi ngủ, nhạc giao hưởng, nhạc cổ điển phù hợp cho trẻ nghe khi ăn hoặc khi chơi các trò chơi, hoặc kết hợp khi cho trẻ tô, vẽ, tham gia các hoạt động sáng tạo …

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học có thể lựa chọn các bài nghe hát: Hò ba lí, Trống cơm … Khi tổ chức hoạt động ngủ có thể lựa chọn các bài: Cò lả, lý chiều chiều, ru con, mẹ yêu con …

* Đối với hoạt động cho trẻ vận động theo nhạc: Lựa chọn các bài hát,

bản nhạc có giai điệu vui tươi, rộn ràng, kích thích trẻ vận động hoặc các bài hátcó lời dễ minh hoạ, dễ bắt chước.

Ví dụ: Phi ngựa, em chơi đu, tập tầm vông …

* Đối với hoạt động trò chơi âm nhạc: Lựa chọn các bài hát, bản nhạc có

tiết tấu nhanh kích thích trẻ thi đua và thoả mãn tính hiếu động của trẻ.

Ví dụ: Xỉa cá mè, Nu na nu nống kết hợp trò chơi xếp chân hoặc bài hát Bắc kim thang trẻ vừa hát vừa chơi xoay lưng, ngoắc chân, nhảy lò còn hoặc cácbài hát nước ngoài để trẻ thi đua xem đội nào nhanh như nhạc Baby shak…

Hoặc khi lựa chọn nội dung của hoạt động âm nhạc theo chủ đề/sự kiện/lễ hội để thông qua âm nhạc cung cấp kiến thức sâu rộng hơn về đặc trưng văn hoá.

Ví dụ: Chủ đề tết có thể lựa chọn các bài hát, bản nhạc: Mùa xuân ơi, Xúc xắc xúc xẻ, Mùa xuân đến rồi …

Kết quả: Bằng việc lựa chọn nội dung và chỉ đạo giáo viên lựa chọn các

nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận đa văn hoá phùhợp thì hoạt động âm nhạc cho trẻ đạt hiệu quả rõ rệt.

Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên thiết kế môi trường, lựa chọn tài liệu, học liệu theo tiếp cận đa văn hoá phù hợp với điều kiện thực tế.

Văn hoá được duy trì và phát triển bằng con đường giáo dục, tự giáo dụcđể tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa biến thành kinh nghiệm, vốn sống, trithức

Môi trường giáo dục xung quanh cần tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, gắnbó, giàu tình yêu thương, giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động, kíchthích nhu cầu tìm hiểu về các nền văn hoá, tôn trọng văn hoá khác biệt của cácbạn, giúp trẻ thích nghi với môi trường văn hoá đa dạng.

Ví dụ: Thiết kế môi trường âm nhạc mang đậm nét văn hoá truyền thốngcủa địa phương bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên dễ kiếm: Bộ gõ bằng cácnguyên vật liệ tái chế, ống tre/gỗ, chuông gió, vỏ sò, vỏ hến…đặt ở nơi có gió

Trang 11

nhe, nơi mà trẻ có thể đụng vào khi trẻ vui chơi, các nhạc cụ, trang phục cácvùng miền.

Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học phải đảm bảo về số lượng và chấtlượng để có thể tổ chức được các hoạt động giáo dục âm nhạc có sự đa dạng vềđa văn hoá, tạo cơ hội cho trẻ chọn các đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc theoý thích và phù hợp với bài hát.

Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động âm nhạc phải căn cứ vào điềukiện thực tế để lựa chọn bài hát để có thể chuẩn bị đa dạng đồ dùng, đồ chơi,trang thiết bị dạy học để cho trẻ trực tiếp được trải nghiệm.

Ví dụ: Khi giới thiệu về bài hát thì phải có banr nhạc, giới thiệu nhạc cụâm nhạc thì trẻ phải được nhìn thấy, được nghe tiếng.

Giáo viên có thể cho trẻ tiếp cận với một số nhạc cụ đậm đà bản sắc dântộc, được quan sát, được nghe hoặc có thể được trải nghiệm: Trước hết muốn tổchức hoạt động âm nhạc với các bài nghe hát về dân tộc Thái thì tôi chỉ đạo chogiáo viên trang trí môi trường, mọi lúc mọi nơi giới thiệu về nét văn hoá của nơiđây: Nhìn chung, đối với dân tộc Thái, đặc biệt là các chàng trai, cô gái, cây sáođã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ Nghetiếng sáo người ta như cảm nhận được sự giao hòa giữa đất trời và vạn vật, ngânrung bay bổng khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm cho tâm hồn conngười sáng hơn và thêm tin yêu vào cuộc sống

Hoặc giới thiệu nét văn hoá và các làn điệu dân ca dân tộc Dân tộc H'mông

ở Việt Nam cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái,Tuyên Quang), một số tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An ) và Tây

Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông…)

Hoặc khi chuẩn bị giới thiệu về bài hát của vùng Tây Nguyên thì cô giáo sẽcùng trẻ trang trí góc âm nhạc có trang phục dân tộc và hình ảnh đàn T'rưng - là

loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đặc biệt là đối với dân

tộc Gia Rai và Ba Na.

Như vậy, có thể coi giáo dục đa văn hóa trong nhà trường chính là hệthống các tác động có hướng đích của nhà giáo dục đến trẻ em và đến các yếu tốcó liên quan qua các chiến lược và phương thức giảng dạy phù hợp nhằm trangbị hiểu biết về sự đa dạng văn hóa, về giá trị truyền thống văn hóa của các dântộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ thân thiện, bình đẳng, tôntrọng với người khác, dân tộc khác, phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác cho trẻem.

Giải pháp 4: Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo theo tiếp cận đa văn hóa phù hợp với từng độ tuổi.

Khi tổ chức hoạt động học giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học bằng chơi - chơi mà học”, áp dụng các phương pháp giáo dục theo chương

Trang 12

trình giáo dục mầm non, linh hoạt hình thức tổ chức theo điều kiện thực tế, tránháp đặt trẻ.

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi tổ chức hoạt động cần áp dụngcác phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, linh hoạt hình thức tổ chức tổ chức theo điều kiện thực tế, tránh áp đặt trẻ phải nhận định cố định một nền văn hoá mà tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, được trải nghiệm và cảm nhận về một nền văn hoá thông qua âm nhạc Một hoạt động âm nhạc giáo viên có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, mỗi hoạt động chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.

- Khi hoạt động trọng tâm là Dạy hát cần tập trung vào nội dung chính là tập trung vào hoạt động dạy hát là chủ yếu, hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng giai điệu, đặc biệt đối với các làn điệu dân ca.

- Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý thời gian nghe hát dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe giáo viên hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong bài hát mang nét văn hoá mới đối với trẻ.

- Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, giáo viên nên gợi mở, kích thích để trẻ được thể hiện theo cách riêng của mình Với mỗi bài hát, bản nhạc nên cho trẻ làm quen 2 – 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức để trẻ được làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và gây hứng thú cho trẻ.

Giáo viên có thể giới thiệu và hướng dẫn trẻ sử dụng một số nhạc cụ gõ đơn giản của dân tộc như trống, phách tre, song loan… kết hợp vận động, đọc đồng giao…

- Đối với trò chơi âm nhạc: Giáo viên cần hướng dẫn một cách rõ ràng, cụthể dễ hiểu, dễ thực hiện cho tẻ sáng tạo trong khi chơi, khuyến khích trẻ hợp tác, chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn trong nhóm.

Ví dụ: Đối với tre Mẫu giáo lớn, giáo viên có thể giới thiệu chủ đề chơi hoặc cung cấp một số nhạc cụ, đồ dùng, đồ chơi trẻ có thể sáng tạo ra cách chơi, luật chơi và thoả thuận chơi với nhau.

- Đối với hoạt động biểu diễn: Để tổ chức hoạt động biểu diễn có chất lượng thì giáo viên cần lựa chọn các tiết mục biểu diễn mà trẻ đã được học từ các hoạt động trước đó Đây là cơ hội để cho trẻ tiếp cận với sự đa dạng văn hoátrong âm nhạc, giao lưu văn hoá, giao lưu âm nhạc, thưởng thức nét văn hoá củangười khác mang đến và thể hiện nét văn hoá riêng của cá nhân trẻ trước tập thể.Do đó, việc truyền tải các thông điệp văn hoá cần được thể hiện ngay từ những

Trang 13

lời giới thiệu cho đến sắp xếp các tiết mục, chuẩn bị trang phục, đồ dùng và san khấu sao cho mang màu sắc văn hoá của mỗi tiết mục âm nhạc là yếu tố cần thiết để giáo dục trẻ thông qua hoạt động biểu diễn âm nhạc Vì vậy nên cho trẻ tham gia ngay trong quá trình chuẩn bị để tạo cảm hứng cho trẻ trước khi tham gia vào chương trình biểu diễn từ đó giúp trẻ hiểu hơn về thông điệp cần truyền tải đến khán giả.

Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá, cô phải là tấm gương về sự tôn trọng tính đa văn hoá, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng trẻ và sự thể hiện của trẻ thông qua hoạt động âm nhạc.

Giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem xét trong quá trình học tập trẻ có học không, có hứng thú không Tìm hiểu các nguyên nhân vì sao trẻ không hứng thú, hoà đồng với bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm ra cách để đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với cách thể hiện của các bạn, tôn trọng sự khác biệt của các bạn khác Coi trọng cảm xúccủa trẻ khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá, linh hoạt trong quá trình tổ chức, kịp thời điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức để thu hút trẻ vào hoạt động âm nhạc đặc biệt cho trẻ tiếp cận với các bài hát nước ngoài để tăng hiểu biết của trẻ về nền âm nhạc thế giới Với bất kỳ cảmxúc âm nhạc nào xuất hiện cũng cần tận dụng khai thác đểtrer có thể phát huy được nét văn hoá cá nhân.

Ví dụ: Tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng giáo án tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hoá đối với trẻ mẫu giáo lớn để cho giáo viên toàn trường dự giờ học tập và rút kinh nghiệm.

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ

Hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóaĐề tài :

NDTT:

- Trẻ vận động theo làn điệu dân ca đã học:

+ Bài hát: “ Xòe hoa” Dân ca Thái, “ Ka Chiu Sa” Dân Ca nước Nga, “Trống cơm” Dân ca Bắc Bộ

- Nghe hát: Cây trúc xinh Dân ca Quan Họ Bắc NinhGiáo viên dạy: Đào Thị Thư – Nguyễn Thị TrangĐộ Tuổi: 5-6 tuổi

Thời gian: 30-35 phútNgày dạy: 27/3/2024

I Mục đích:1 Kiến thức:

Trang 14

- Trẻ biết tên làn điệu dân ca, biết làn điệu thuộc dân ca các vùng miền, và nước ngoài.

- Trẻ biết biểu diễn văn nghệ, kết hợp vận động các bài dân ca: “ Xòe hoa”, “ KaChiu Sa”, “Trống cơm”.

- Trẻ lắng nghe trọn vẹn giai điệu bài hát: “Cây trúc xinh” và trẻ biết hưởng ứng và vận động cùng cô giáo.

- Trang phục của cô: Áo tứ thân, nón quai thao- Đầu đĩa nhạc có lời, nhạc đĩa không lời bài: + Nhạc bài hát: “ Xòe hoa” Dân ca Thái+ Bài hát: “ Ka Chiu Sa” Dân Ca nước Nga+ Bài hát: “Trống cơm” Dân ca Bắc Bộ

- Nhạc remix bài: “Trống cơm”, nhạc beat bài hát: “Cây trúc xinh”, nhạc có lời bài hát: “Cây trúc xinh”, Ti vi, loa thùng, micro: 2 cái, hình ảnh trên màn hình ti vi “Quảng Trường Đỏ” của Nước Nga, phông bạt, papoi trang trí chữ: Chương trình “Âm nhạc 4 phương”.

2 Đồ dùng của trẻ:

a Trang phục của trẻ:

- 5 bộ váy yếm, (áo tứ thân), 5 bộ váy dân tộc Thái, 5 bộ áo bà ba của nam, 5 bộ váy xanh trắng.

b Dụng cụ, đồ dùng, đạo cụ âm nhạc cho trẻ

- Sạp nhảy, Song Loan: 2 cái, Vòng nhựa trang trí cuốn viền: 20 cái, Đàn gỗ: 5 cái, Trống cơm: 8 -10 cái, 2 khối hộp có bọc dán nốt nhạc cho trẻ ngồi lên vỗ, 2 xắc xô, 1 kính bé đen, 1 mũ phớt đỏ cho bé hát, 4 giỏ nhựa cho trẻ đựng vòng, 3 bàn trải khăn đỏ cho trẻ bỏ đồ dụng: Trống cơm, đàn, xắc xô

3 Đội hình lớp học: Ngồi ghế hình chữ U.4 Hệ thống câu hỏi đàm thoại:

5 Nội dung tích hợp: KPKH.III Tổ chức hoạt động:

trẻ1 Ổn định tổ chức, tạo hứng thú cho trẻ đến hoạt đông học

- Nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu, cùng toàn thể các cô giáo và các bé, đến với chương trình: “Âm nhạc bốn phương” ngày hôm nay.

- Trẻ lắng nghe- Trẻ vỗ tay

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

Tài liệu liên quan