1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớp 5 6 tuổi b tại trường mầm non ngọc liên huyện ngọc lặc năm học 2023 2024

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGGIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺMẪU GIÁO LỚP 5 - 6 TUỔI B TẠI TRƯỜNG MẦM NONNGỌC LIÊN, HUYỆN NGỌC LẶC, NĂM HỌC 2023 - 2024

Người thực hiện : Phạm Thị HằngChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường Mầm non Ngọc LiênSKKN lĩnh vực : Chuyên môn

THANH HOÁ, NĂM 2024

Trang 2

STTNội dungTrang

Biện pháp 1: Tạo môi trường mở trong lớp và môi trường

ngoài lớp học để trẻ hứng thú tham các hoạt động trong lớp 52.3.2

Biện pháp 2: Biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động học một

Biện pháp 3: Biện pháp giúp trẻ tích cưc tham gia vào một số

hoạt động trong ngày, lấy trẻ làm trung tâm 132.3.4

Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong công tác nâng

cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 15

Trang 3

Dạy học lấy người học làm trung tâm là nguyên tắc dạy học của thời đạingày nay, đây là một tư tưởng giáo dục phản ánh tri thức của nhân loại tiến bộ.Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuấtphát từ đứa trẻ; hoạt động giáo dục không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từchính bản thân đứa trẻ; việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết vàkinh nghiệm riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục mầm non, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới trong nền kinh tếthị trường và hội nhập quốc tế.

Hiện nay cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp 4.0, dưới nhiềutác động trẻ trở nên thụ động hơn rất nhiều Trẻ lười vận động mà chỉ thích xemtivi, điện thoại Bên cạnh đó cha mẹ trẻ và người chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dụctrẻ cũng chưa thực sự chú trọng trong việc tạo môi trường và tìm cách hướngdẫn, gợi mở để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động Vì vậy sự phát triển của trẻ cũngbị hạn chế đi rất nhiều.

Để đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non thì trước hết cần nâng caohiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Có nhưvậy thì chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ ngày một phát triển bền vững hơn,góp phần thành công trong đổi mới giáo dục mầm non hiện nay Và nhiệm vụđặt ra là phải tích cực tìm tòi, sáng tạo để xây dựng chuyên đề đảm bảo đúngtheo tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongtrường mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Trẻ lứa tuổi mầm non là độ tuổi đang phát triển về mọi mặt, mục tiêu củagiáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển 5 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triểnnhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, phát triểnthẫm mỹ Trẻ ở độ tuổi này rất ham học hỏi và tìm hiểu những thứ mới lạ xungquanh mình Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có tác động phù hợp để các con cóhướng phát triển đúng Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ truyền đạt kiếnthức cho các cháu một cách thụ động mà các nhà giáo cần phải tạo ra các điềukiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, được tích cực hoạtđộng, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm Để đạt được điều này, người giáoviên cần nắm được nhu cầu, hứng thú, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp,trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm,từng cá nhân trẻ.

Tại Trường mầm non Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc trong chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục trẻ đã chú trọng việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thể hiệnbằng các hành động, việc làm cụ thể như: Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham giacác lớp tập huấn chuyên đề và tham gia dự giờ các hoạt động trong ngày theohướng lấy trẻ làm trung tâm Từ đó giúp cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơntrong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mình phụ trách Nhà trường đã đầutư các điều kiện tối thiểu, giáo viên các nhóm lớp cũng đã đầu tư vào việc xâydựng môi trường để thu hút trẻ trong các hoạt động Tuy nhiên, việc làm của giáoviên còn chưa được thường xuyên, chưa đồng đều tại tất cả các nhóm/lớp, các

Trang 4

khu Vì vậy mà hiệu quả đạt được trên trẻ có nhiều lúc chưa cao.

Năm học 2023 - 2024 tôi được phụ trách nhóm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Bqua quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ tại lớp vào đầu năm học tôi nhậnthấy vẫn còn nhiều trẻ chưa thực sự mạnh dạn, còn rụt rè, chưa chủ động thamgia vào các hoạt động giáo dục Phần đa trẻ rất thụ động, chỉ trông chờ khi côhướng dẫn trẻ mới làm Ngoài ra môi trường trong lớp đã có đầu tư trang tríxong chưa thực sự thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động Đôi lúc giáoviên trong quá trình giảng dạy vẫn còn rập khuôn, mang nặng cung cấp kiếnthức, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, vẫn còn chưakịp thời kích thích được tất cả trẻ tham gia hoạt động Với nhiệm vụ chăm sóc,giáo dục trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt, hiệu quả sẽ giúp trẻphát huy tích cực, hứng thú khám phá thế giới xung quanh Mạnh dạn tự tintrong giáo tiếp, chủ động, sáng tạo và biết quan tâm chia sẻ với các bạn và ngườilớn, qua đó sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện Vậy tổ chức giáo dục lấytrẻ làm trung tâm như thế nào để có hiệu quả nhất? Đây là điều mà mỗi giáo

viên tâm huyết đều trăn trở Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻmẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi B tại Trường Mầm non Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc,

năm học 2023 - 2024

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động và cung cấp cho trẻ nhiều cơ hộiđể học tập như khám phá, trải nghiệm, sáng tạo, có trí tưởng tượng cao và tươngtác với bạn bè Giúp cho giáo viên tìm ra một số giải pháp phù hợp trong việcnâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm góp phần giáo dục trẻphát triển một cách toàn diện.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nhằm mục đích tập trung nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng caochất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi B tạiTrường Mầm non Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, năm học 2023 - 2024.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu lí luận về đặc điểm cho trẻ 5 - 6tuổi Vai trò của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ.

1.4.2 Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Khảo sát tình hình thực tế về sự phát triển giáo dục lấy trẻ làm trung tâmcủa trẻ 5 - 6 tuổi ở tại lớp, thông tin về học sinh, về lớp học

1.4.3 Phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học:

Thống kê về kết quả trẻ đạt được trong lĩnh vực giáo dục lấy trẻ làm trungtâm để đưa ra biện pháp giáo dục đạt kết quả cao nhất.

1.4.4 Phương pháp trực quan, trò chuyện, thực hành, trò chơi:

Quan sát trò chuyện, tạo nhiều tình huống để trẻ được tham gia thực hànhcác kỹ năng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Trang 5

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết hiện nay có rất nhiều phương pháp để giáo dục chotrẻ Nhưng chắc hẳn các bạn vẫn thường nghe tới phương pháp giáo dục lấy trẻlàm trung tâm Trong những năm gần đây đối với nghành giáo dục nói chungđặc biệt là đối với giáo dục mầm non nói riêng đã và đang được coi là nhiệm vụtrọng tâm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Năm 450 trước công nguyên, Khổng Tử đã nói về việc học như sau: "Tôinghe và tôi quên; tôi nhìn và tôi nhớ; tôi làm và tôi hiểu”[1] Thật vậy, cácnghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em học hiệu quả nhất khi các em được tích cựctham gia vào quá trình học tập Dạy học đã chuyển từ giảng giải, ghi nhớ sangviệc giáo viên tổ chức, tạo cơ hội tối đa để học sinh tham gia tích cực vào quátrình dạy học thông qua các hoạt động; trải nghiệm, giao tiếp, tương tác, rút kinhnghiệm Đấy là dạy học lấy học sinh làm trung tâm Để học sinh thật sự trở thànhtrung tâm của quá trình dạy học, giáo viên phải luôn hướng vào người học, dựavào nhu cầu của người học trong suốt quá trình dạy học Đổi mới giáo dục chínhlà khuyến khích giáo viên và học sinh khám phá, nghiên cứu và sử dụng tất cảcác công cụ để tạo ra một cái gì đó mới hơn, sáng tạo hơn Hay đó chính là việcsử dụng một cách linh hoạt những phương thức khác nhau để nhìn nhận và giảiquyết vấn đề theo cách tốt hơn Quá trình tư duy này luôn được kích thích sẽgiúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.

Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”Trong các hoạt động tại trường mầm non là rất cần thiết Nó được ví như “ngườigiáo viên thứ 2” trong công tác tổ chức, hướng dẫn nhằm thỏa mãm nhu cầu vuichơi và hoạt động của trẻ; qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và pháttriển toàn diện Một môi trường giáo dục tích cực, sáng tao, giao tiếp cởi mởthân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với phụ huynh và môitrương xung quanh, sẽ tạo cơ hội cho trẻ hình thành nền tảng tính cách tự tin chotrẻ Từ đó có thể thấy việc xây dựng môi trường giáo dục để đạt được mục đíchlấy trẻ là trung tâm là nhiệm vụ của tất cả những người chăm sóc nuôi dưỡng vàgiáo dục trẻ, trong đó người giáo viên mầm non có vai trò rất lớn.

Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền đã chỉ rõ “Chương trình giáo dục mầm non tốtlà một chương trình lấy trẻ làm trung tâm Có nghĩa là nó được xây dựng dựatrên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ Chương trình này sẽtạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự pháttriển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giaotiếp xã hội của trẻ”[2]

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáodục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phầnthực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ Khác với các bậc họckhác, mục tiêu của giáo dục mầm non không phải dạy trẻ học chữ, mà đây là cấphọc rất đặc biệt, là cấp học giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; hình thành và phát

Trang 6

triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tínhnền tảng Tạo thành những kỹ năng sống cần thiết, thông qua sự chăm sóc âncần, đúng phương pháp, phù hợp lứa tuổi trẻ mầm non như cho trẻ học bằngcách thông qua các trò chơi gần gũi và quen thuộc đối với trẻ Đó là những tiềnđề quan trọng trước khi bước vào học phổ thông

Để “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” người giáo viêncần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ Tạo mọi điều kiện để các conthường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ vàtrẻ với những người xung quanh Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viênđối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo Môi trường vậtchất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiệncho tất cả các trẻ có thể được hoạt động khám phá, phù hợp với điều kiện thực tế.Thiết kế các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiệncho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trảinghiệm Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điềukiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, phát triển toàn diện Tạo những điềukiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm,khám phá trong môi trường an toàn Tạo những cơ hội học cho trẻ bằng nhữngcách khác nhau và cả hoạt động vui chơi Phản ánh sự phát triển của từng trẻ vàxây dựng trên tất cả những gì mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong quá trình thực hiện “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi B tại TrườngMầm non Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc, năm học 2023 - 2024” tôi đã gặp những

thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.2 Khó khăn:

Môi trường hoạt động trong và ngoài nhóm/lớp chưa thực sự thu hút trẻtrong tất cả các hoạt động Đồ dùng cho trẻ hoạt động thì chưa đa dạng về hìnhthức, chủng loại.

Trẻ cùng độ tuổi tuy nhiên khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều nêncũng gây khó khăn trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa cũng gây khó khăn trong quá trìnhphối kết hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 7

2.2.3 Kết quả thực trạng:

Năm học 2023 - 2024 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi do tôi phụ trách có tổng sốhọc sinh là 27 cháu Bước vào đầu năm học tôi tiến hành điều tra, khảo sát thựctrạng về một số nội dung, tiêu chí cơ bản của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trêntrẻ lớp mình và đạt được kết quả như sau:

TNội dung khảo sát

Kết quả đạt đượcTrẻ đạtTrẻ chưa đạtSố

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

1 Trẻ hứng thú, tích cực tham giatrong các hoạt động trong ngày 272074726

2 Trẻ chủ động, sáng tạo trong cáchoạt động học tập và vui chơi 2719708303 Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao

4 Trẻ tích cực tham gia trong cáchoạt động nhóm tại lớp 271970830

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy vẫn còn trẻ chưa tích cực vui chơi Vẫncòn trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Đặc biệt hoạt động nhóm chưa cóhiệu quả.Từ kết quả trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ tự tin, chủđộng và hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục ở trên lớp Vì vậy tôi lựachọn đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâmcho trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi B tại trường mầm non Ngọc Liên, huyện Ngọclặc, Thanh Hóa như sau:

2.3 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làmtrung tâm cho trẻ mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi B tại Trường Mầm non NgọcLiên, huyện Ngọc Lặc, năm học 2023 - 2024:

2.3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường mở trong lớp và môi trường ngoàilớp học để trẻ hứng thú tham các hoạt động trong lớp:

Đối với môi trường trong lớp học tôi luôn chú trọng tạo môi trường mở chotrẻ, kích thích sự hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia học và chơicủa trẻ.

Vào đầu năm học nhà trường phát động thực hiện chuyên đề “Xây dựngtrường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban giámhiệu nhà trường, tất cả các lớp trong toàn trường đã xây dựng kế hoạch và triểnkhai nội dung, hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề.Trong đó việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trongnhững nội dung được nhà trường ưu tiên chú trọng với mục tiêu tạo được môitrường để trẻ được thỏa sức trải nghiệm và sáng tạo….

* Môi trường trong lớp:

Giáo viên nên khéo léo trang trí, bày biện những góc chơi để lôi cuốn trẻ.

Trang 8

Đồng thời cần tận dụng các thiết bị, đồ dùng sẵn có, đồ chơi tự làm từ các vậtliệu thân thiện để kích thích trẻ hoạt động sáng tạo Qua đó giúp trẻ phát huynăng khiếu cá nhân, mở rộng các mối quan hệ qua lại giữa các nhóm, tăngcường kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ…Đối với trẻ lứa tuổi mầm non những gìmới lạ, đẹp mắt thường gây được sự chú ý của trẻ Vì thế việc tạo môi trườngthẩm mỹ trong và ngoài lớp học là rất cần thiết Trẻ sẽ tham gia vào hoạt độnghọc, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác trong ngày tùy thuộc vào môitrường mà trẻ hoạt động Hiểu được điều đó tôi luôn quan tâm tạo môi trườnghọc tập phong phú, đa dạng trong và ngoài lớp để trẻ hứng thú trong các hoạtđộng, từ đó giúp trẻ thích thú khám phá, trải nghiệm và tiếp thu kiến thức mộtcách tốt nhất.

Để “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” bản thân và giáoviên phụ trách lớp tôi đã cố gắng tìm tòi, tận dụng các nguyên vật liệu để xâydựng các góc mở như: Bé đến lớp, bé ở nhà, bảng bé ngoan, góc tuyên truyền,các khu chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ…

Ví dụ: Mảng bé đến lớp, bé ở nhà, mỗi trẻ là kí hiệu riêng bằng các chữ cái

trong bảng chữ cái tiếng việt Hàng ngày khi trẻ khi trẻ đến lớp tôi cho trẻ tự lêntìm chữ kí hiệu mà cô đã quy định cho trẻ để trẻ gắn lên.

Hay ở bảng bé ngoan, cuối ngày tôi cho trẻ tự bình xét xem bạn nào xứngđáng được cắm cờ, nếu được cắm cờ thì cho trẻ tự lên chọn cờ và cắm vào ô cờđã được gắn chữ ký hiệu của mình Đối với các đồ dùng cá nhân của trẻ như:Cốc, khăn, ghế, dép, tủ đựng đồ cá nhân…tôi cũng dùng cùng một loại kí hiệuđể trẻ dễ nhận biết đồ dùng của mình.

Để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi bước vào cửa lớp, trẻ như được bướcvào một thế giới khác, thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từnhững nhân vật cổ tích, các hình ảnh trang trí phong phú hơn gắn với nội dunggiáo dục theo chủ đề Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thúkhám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang học chủ đề nào.

Mảng chủ đề chính được trang trí bằng các hình ảnh nổi bật như các hìnhcon vật, cây cối, cảnh sông núi hay các loại hoa, quả… Với màu sắc đẹp, sắpxếp cân đối, vừa tầm với trẻ Được chia thành các nhánh nhỏ trong chủ đề, cógắn các gim hoa để trẻ chọn các sản phẩm cắt, xé, tô màu hay các tác phẩm nghệthuật sưu tầm được … Tôi luôn thay đổi mảng chính phù hợp theo từng chủ đề,gây sự bất ngờ và hứng thú cho trẻ mỗi khi thực hiện các chủ đề mới.

Với cách trang trí nổi bật và sinh động như vậy đã giúp trẻ ghi nhớ biểutượng của các góc chơi theo từng chủ đề, hứng thú hoạt động một cách chủđộng, và tích cực.

Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non”, ở góc xây dựng: Trên mảng tường tôi

tiến hành trang trí và lựa chọn các hình ảnh phù hợp với góc và chủ đề chẳnghạn như: Trang trí bằng hình ảnh các em bé đang xây dựng trường, và làm cácđồ dùng, đồ chơi đẹp sinh động nhằm kích thích sự tìm tòi ham học hỏi của trẻnhư: Tôi làm cầu trượt, đu quay, xích đu, mô hình ngôi nhà… được lắp ghéptừng phần, để khi trẻ được hoạt động trẻ sẽ tự lắp ghép từng phần lại để tạothành sản phẩm.

Trang 9

Ngoài ra cô còn cho trẻ tự sắp xếp khu chơi, góc chơi gọn gàng, đẹp Trongthời gian một tuần trẻ sẽ trang trí và làm thêm đồ dùng nhiều đồ dùng đồ chơicùng cô để làm phong phú thêm môi trường trong lớp theo chủ đề trường mầmnon Cô lựa chọn các thời điểm thích hợp để cho trẻ được chơi, được trải nghiệmvề những thành quả của mình.

+ Các con thấy góc xây dựng thế nào? (Đẹp ạ).

+ Góc được trang trí, bày biện ra sao? (Gọn gàng, dễ lấy, dễ cất và rấtnhiều đồ ạ)

+ Những đồ chơi này chúng mình sử dụng như thế nào? Và dùng làm gì?Góc xây dựng ngoài chơi với những đồ chơi có sẵn thì tôi còn tận dụng cácđốt tre, đốt cây để làm hàng rào và tôi còn tự tạo ra như cây xanh: tôi chuẩn bịcành cây, trẻ tự gắn lá lên cây lên cành Thấy góc được trang trí đẹp, gọn gàng,sạch sẽ, nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng, trẻ đã chủ động và thích thúmỗi khi chơi tại góc Đặc biệt trẻ còn tự giác lau chùi, sắp xếp các góc đồ chơi,các hình ảnh dán tường trang trí trong lớp Ở các góc khác tôi cũng tiến hànhtrang trí và bổ sung đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề.

Ví dụ: Đối với chủ đề “Gia đình” tôi lựa chọn góc phân vai tôi tận dụng

các nguyên vật liệu sẵn có như các chai, lọ để làm bát, xoong, nồi và tận dụngcác ống tre, để làm các đồ dùng trong gia đình như: Đũa, cốc, bộ ấm chén…ngoài ra tôi còn tận dụng các gáo dừa để tạo thành cái bát từ gáo dừa,…Từnhững đồ dùng, đồ chơi mà tôi đã chuẩn bị sẵn, trong các hoạt động hàng ngày,tôi tiến hành cho trẻ chơi, trong quá trình chơi tôi luôn dùng các câu hỏi để gợimở, kích thích trẻ hoạt động, ví dụ như:

+ Các bác đang bán gì đấy? Những đồ dùng này dùng để là gì? + Với những đồ chơi này các bác sẽ chơi như thế nào?

+ Để đồ dùng, đồ chơi luôn bền đẹp khi chơi các bác phải làm gì?

(Hình ảnh trẻ chơi ở góc phân vai)

Với các chủ đề khác tôi cũng trang trí và lựa chọn những đồ dùng, đồ chơiphong phú, phù hợp với từng chủ đề nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ.

Trang 10

Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộcsống của trẻ Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá và đượcthao tác với các đồ vật, chơi một cách sáng tạo, qua đó giúp trẻ phát triển toàndiện Từ những học liệu, đồ dùng đồ chơi cô và trẻ chuẩn bị ở các góc, tôi gợi ý,hướng dẫn trẻ sử dụng, chơi sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau

Tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tôi rất ham tìm tòi, khám phá biết sử dụng nhiềuloại đồ chơi và chơi sáng tạo bằng các cách khác nhau.

Ví dụ: Ở góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu

được chuẩn bị sẵn, trẻ vẽ tranh, nặn, làm con vật từ hộp chai nhựa như con ong,con gấu… Bẹ ngô khô tôi gợi ý hướng dẫn cho trẻ chơi đan tết, kết lại thànhcon cá

Khi triển khai một chủ đề mới, tôi cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề,tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới

Với việc làm thường xuyên như vậy trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc mộtcách thành thạo và còn biết nêu ý tưởng sáng tạo cho chủ đề mới.

Ví dụ: Chủ đề : “Thực vật”

Khi chuẩn bị kết thúc chủ đề “động vật” vào chiều thứ 6 tuần cuối cùng củachủ đề tôi trò chuyện với trẻ về chủ đề mới giới thiệu một vài trò chơi sẽ chơi ởtrong góc và những đồ dùng sẽ thực hiện chủ đề tiếp theo, cách trang trí lớptrong chủ đề thực vật Từ đó cô cùng trẻ tìm kiếm các nguyên vật liệu đồ dùngđể trang trí các góc: Đối với mảng chính trước tiên tôi thiết kế hình ảnh trungtâm là một dàn bầu sau đó tôi chia thành 4 nhánh là 4 quả bầu ở trên dàn bầu đó,sau đó lựa chọn các hình ảnh phong phú phù hợp với từng nhánh để trang trí lên,cho trẻ cùng làm với cô; đối với góc phân vai sẽ được trang trí theo hướng mởlấy trẻ làm trung tâm, các loại cây cối, hoa, rau củ quả cô dùng vải nỉ màu sắcphù hợp, cắt tạo hình và khâu sau đó cho trẻ nhồi bông để tạo thành sản phẩmtrưng bày tại góc, cho trẻ chơi các trò chơi bán hàng ( Bán các loại rau củ quả ),nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ quả…).

Đối với góc xây dựng, tôi và trẻ sưu tầm các vỏ hộp sữa su su, sau đó vệsinh sạch sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối Cô và trẻ sẽ gắn các hộp sữa lại với nhauđể tạo thành hàng rào, cắt giấy rạ xanh trang trí cỏ cho đẹp mắt để tạo hứng thúcho trẻ hoạt động Góc xây dựng này tôi còn bổ xung thêm những cây ăn quảbằng cách cuốn thép tạo thành cây sau đó dùng sợi len màu nâu cuốn tạo thànhthân cây Cho trẻ dùng giấy rạ màu sắc phù hợp đẻ cắt tạo thành lá hoa quả chotrẻ chơi, như xây dựng vườn cây ăn quả.

Với góc học tập tôi và trẻ sẽ bổ sung một cây học tập bằng cách lấy dâythừng tạo thành thân cây to Dùng túi ni lông màu xanh để tạo thành khối lá nỗisau đó dùng dây dù nhiều màu sắc để thả từ trên cây xuống tạo thành những dảibuông xuống từ trên cao Cắt xốp tạo thành hình hoa quả sinh động, khi hoạtđộng tại góc trẻ sẽ chơi theo ý tưởng của trẻ, như trang trí cho cây theo ý thíchcủa trẻ Với góc nghệ thuật thì tôi và trẻ sẽ trang trí góc bằng các vật liệu nhưlấy gáo dừa cắt thành hình chiếc lá tô màu để tạo thành dụng cụ âm nhạc, Làmcác lọ hoa để trang trí sân khấu, làm những chiếc đàn bầu hình quả, trang trí chocác hình hoa lá trên mặt trống cho thêm sinh động Trẻ đã rất tích cực cùng cô

Trang 11

chọn các nguyên vật liệu phù hợp để trang trí các góc phù hợp.

Để hỗ trợ cho hoạt động học được tốt nhất thì việc xây dựng các góc hoạtđộng trong lớp Với cách xắp xếp, bố trí ở các góc phù hợp cho mỗi tiết học sẽtạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ, theo hứng thú vànhu cầu riêng của trẻ Với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng sẽ giúptrẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng củađồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tựgiải quyết các nhiệm vụ Đối với cách tạo môi trường mở trong lớp học như vậytôi nhận thấy đã kích thích được sự hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo khitham gia học và chơi của trẻ, trẻ biết chơi ở các góc một cách linh hoạt, chủđộng, sáng tạo với các đồ chơi.

* Môi trường ngoài lớp học:

Môi trường ở đây không chỉ dừng lại trong lớp học, mà phải tận dụng tất cảkhông gian trong, ngoài lớp để trẻ được trải nghiệm, khám phá…

Đối với môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong cáchoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Tôi đã tập trung xây dựngmôi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ thu hút được sựtham gia tích cực của trẻ như: Khu vực vui chơi hoạt động ngoài trời, khu vựcchơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…, với diện tích đất đủ rộng để bố trí các khu vựccho trẻ hoạt động.

(Hình ảnh trẻ chơi với đất, cát, đá sỏi)

Đối với khu vui chơi hoạt động ngoài trời: Tôi lựa chọn địa điểm sạch sẽ,thoáng mát các đồ chơi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Ví dụ: Đối với chủ đề “ Bản thân” tôi sẽ lựa chọn các trò chơi phù hợp như:“Tìm bạn thân”, “Bịt mắt bắt dê”, trước khi vào chơi cô đặt câu hỏi gợi mởnhư:Bạn nào giỏi nhắc lại luật và cách chơi trò chơi “Tìm bạn thân” cho cô vàcả lớp cùng nghe nào?

Khi chơi các con phải chơi như thế nào?

Khi trẻ chơi xong cô hướng dẫn trẻ được chơi với cát sỏi, đống cát, xây

Trang 12

Có thể nói khi có một môi trường học tập vui chơi đẹp, hấp dẫn và có môitrường khám phá trải nghiệm sẽ giúp cho trẻ hứng thú tích cực tham gia vào cáchoạt động Chủ động trao đổi cùng bạn và cô giáo, biết nói lên ý thích, ý tưởngcủa mình trong khi chơi Đặc biệt tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn rấtnhiều, điều đó đã nói lên sự thành công trong biện pháp mà mình đã thực hiện

2.3.2 Biện pháp 2: Biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động học một cáchlinh hoạt:

Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thể hiện rõ nhất ở các hoạt động học,bởi ở hoạt động này dưới sự hướng dẫn của cô theo đúng chương trình quy địnhthì sẽ có sự tương tác của trẻ, trẻ hoạt động một cách chủ động sáng tạo theo gợiý của cô Từ hoạt động này hệ thống tri thức kiến thức trẻ thu nhận được mộtcách đúng, đầy đủ và phù hợp với sự phát triển và khả năng của trẻ.

Ví dụ: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách

học cá nhân của trẻ.

Tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không cónghĩa là tôi loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủcác bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp

dạy đặc trưng đó là cách dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết,

hứng thú nhu cầu của trẻ mà đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợpvới trẻ Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo củagiáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính

chất: “ Học bằng chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non.

Ví dụ: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái:

Đề tài: Ôn chữ cái a, ă, â

Thay vì ngồi trò chuyện cùng trẻ, tôi tổ chức các trò chơi cho trẻ như: Trò chơi 1: “Nhảy bao hái quả”

Luật chơi: Bạn chơi nào nhảy trước khi có hiệu lệnh bắt đầu, nhảy trước.khi người chơi trước đó chưa về đích, bỏ bao bố ra khỏi chân trước khi về đíchthì coi như thua cuộc, bạn nào chơi bị ngã có thể tiếp tục đứng dậy và tiếp tụcphần thi.

Cách chơi: Bạn chơi được chia làm hai đội, mỗi đội có một ô hàng dọc đểnhảy và có vạch kẻ, một vạch xuất phát và một vạch đích, mỗi đội xếp thànhmột hàng dọc Bạn đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao.Sau khi nghe lệnh xuất phát bạn đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi hái

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w