1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4a chương trình giáo dục phổ thông 2018 trường tiểu học ngọc khê 1

19 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4a chương trình giáo dục phổ thông 2018
Tác giả Giáo Viên Trường Tiểu Học Ngọc Khê 1
Trường học Trường Tiểu Học Ngọc Khê 1
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại SKKN cấp tỉnh
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Không những thế, Tiếng Việt cũng tạo cơ hội cho học sinh phát triển sự sángtạo và tự học thông qua các hoạt động viết văn, thảo luận nhóm và nghiên cứucá nhân, từ đó khuyến khích sự tích

Trang 1

Trong khuôn khổ của Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, sự chú trọng vào môn Tiếng Việt không chỉ là một phần quan trọng mà còn là trụ cột để phát triển năng lực ngôn ngữ toàn diện cho học sinh Mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, từ khả năng đọc, viết, nghe đến nói, để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và linh hoạt trong giao tiếp và học tập Tiếng Việt giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc

và hiểu, đọc thông qua việc tiếp cận các văn bản đa dạng, từ văn bản văn học đến văn bản thông tin và khoa học, từ đó cải thiện khả năng hiểu và phân tích nội dung văn bản Môn Tiếng Việt giúp học sinh phát triển kỹ năng viết một cách tự tin và sáng tạo thông qua việc hướng dẫn học sinh cách sử dụng ngôn từ, cấu trúc câu và ý tưởng để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình một cách rõ ràng và sinh động Môn Tiếng Việt cũng tập trung vào việc phát triển kỹ năng nghe và nói của học sinh, giúp các em hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày, cũng như trong các tình huống học tập và xã hội Môn học này không chỉ tập trung vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn giúp học sinh hiểu và đánh giá các giá trị văn hóa và nhân cách thông qua việc tiếp cận các tác phẩm văn học và các tình huống giao tiếp thực

tế Không những thế, Tiếng Việt cũng tạo cơ hội cho học sinh phát triển sự sáng tạo và tự học thông qua các hoạt động viết văn, thảo luận nhóm và nghiên cứu

cá nhân, từ đó khuyến khích sự tích cực và sự độc lập trong việc học tập

Trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, mục tiêu của dạng văn miêu tả được thiết lập để đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh trong khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt Dạng văn miêu tả là phát triển kỹ năng viết cho học sinh thông qua việc mô tả các đối tượng, cảnh vật hoặc trải nghiệm một cách sinh động và sâu sắc, khuyến khích sự sáng tạo và tưởng tượng của học sinh bằng cách cho các em tự do thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình thông qua việc mô tả Mục tiêu của dạng văn miêu tả cũng bao gồm việc thúc đẩy kỹ năng quan sát và miêu tả chi tiết, giúp học sinh chú ý đến các đặc điểm và biểu hiện cụ thể của các đối tượng hoặc cảnh vật, giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng của mình, nâng cao khả năng sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu phù hợp để diễn đạt ý tưởng và cảm xúc một cách hiệu quả Mục tiêu của môn văn miêu tả cũng là tạo ra cơ hội cho sự tự do và sáng tạo trong việc viết, giúp học sinh thể hiện bản thân và phát triển ý tưởng của các em một cách tự nhiên và linh hoạt

Trong nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 4, miêu tả con vật không chỉ là một phần của nội dung mà còn là một cách để phát triển năng lực sáng tạo

và ngôn ngữ cho học sinh Mục tiêu chính của việc viết văn miêu tả con vật là phát triển kỹ năng viết của học sinh Bằng cách thực hiện việc mô tả các con vật, học sinh có cơ hội phát triển kỹ năng sử dụng từ vựng và cấu trúc câu một cách sáng tạo và chính xác Bài viết về các con vật khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo và tưởng tượng của mình, tạo ra những bức tranh mô tả sống động và

Trang 2

sinh động về loài vật mà các em đã chọn Đồng thời, quá trình viết về con vật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích học sinh phát triển kỹ năng quan sát và miêu tả chi tiết Học sinh cần chú ý đến các đặc điểm và đặc tính của con vật để có một bức tranh miêu tả chân thực và đầy đủ Bài viết miêu

tả về các con vật cũng là một cơ hội để học sinh mở rộng vốn từ vựng của mình

và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn từ Qua quá trình này, các em không chỉ học được cách truyền đạt ý tưởng và cảm xúc của mình một cách rõ ràng và sinh động, mà còn có thể tăng cường khả năng diễn đạt sáng tạo và phong phú của bản thân Không những vậy, viết văn miêu tả con vật tạo ra một cơ hội cho sự tự

do và sáng tạo trong việc diễn đạt Học sinh có thể thể hiện bản thân và sử dụng

tư duy sáng tạo của mình trong quá trình viết

Chính vì vậy, năm học 2023 - 2024, tôi đã áp dụng: “Một số giải pháp nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4A chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường Tiểu học Ngọc Khê 1.”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học văn miêu tả ở Tiểu học

- Nghiên cứu thực trạng vấn đề dạy - học văn miêu tả con vật cho học sinh khối 4

- Đề xuất một loạt các biện pháp nhằm giải quyết những thách thức và vướng mắc hiện tại, nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giảng linh hoạt, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng học văn miêu tả con vật của học sinh

- Chia sẻ những kiến thức thực tế và phương pháp tổ chức dạy học về văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và hỗ trợ

sự phát triển của học sinh trong môn này

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh lớp 4 A trường TH Ngọc Khê 1

- Thể loại văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu): Nhằm bổ sung kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ Sư phạm để nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực văn miêu tả con vật lớp 4

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: nhằm tìm hiểu, phân tích và xử lí, tổng hợp từ những cơ sở lí luận đến các vấn đề thực tiễn liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Bằng các hình thức quan sát, khảo sát, thực nghiệm bằng phiều điều tra, phiếu bài tập, phỏng vấn để có thể khảo sát được thực trạng viết văn miêu tả con vật của học sinh lớp 4A

- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh: Khảo sát, thống kê các yếu tố (đối tượng) liên quan đến nội dung SKKN từ đó thấy được thực trạng hoặc tiến

bộ của việc áp dụng SKKN vào thực tiễn So sách hiệu quả với thực trạng trước

Trang 3

khi áp dụng SKKN để thấy được hiệu quả của SKKN

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học

Miêu tả là quá trình diễn đạt hoặc biểu hiện về các đặc điểm, đặc tính của một đối tượng, một sự việc hoặc một tình huống thông qua lời nói, văn bản hoặc hình ảnh Miêu tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cụ thể, nhận thức về một đối tượng để người nghe hoặc người đọc có thể hình dung và hiểu được nó một cách sinh động và chân thực Trong nghệ thuật viết văn, miêu tả không chỉ là công cụ mô tả sự vật, sự việc một cách chân thực mà còn là cầu nối tạo ra những hình ảnh sống động và đầy cảm xúc trong tâm trí của người đọc Điều này có thể bao gồm việc mô tả về vẻ ngoài của một người, cảm nhận về một cảnh quan hoặc trải nghiệm về một sự kiện Trong quá trình viết văn, miêu tả không chỉ là việc sử dụng ngôn từ để mô tả các cảm giác, màu sắc, âm thanh, hình dạng và cảm xúc Đó còn là việc sáng tạo và sử dụng những phương tiện ngôn ngữ một cách đa dạng và sâu sắc, như việc chọn từ ngữ chính xác, sắp xếp câu trúc một cách linh hoạt và tạo ra những hình ảnh sống động , đặc sắc Miêu tả không chỉ

là việc diễn đạt một khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc, mà còn là cách để tác giả thể hiện tầm nhìn, quan điểm và cảm xúc của mình Bằng cách này, miêu tả không chỉ làm cho người đọc hình dung được một cách rõ ràng về điều được

mô tả, mà còn mang lại trải nghiệm tinh thần sâu sắc và phong phú Một trong những mục tiêu chính của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học là phát triển kỹ năng viết và khả năng sử dụng ngôn ngữ Cơ sở lý luận của việc này dựa trên các lý thuyết về phát triển ngôn ngữ của nhà tâm lý học và nhà giáo dục, nhấn mạnh vào vai trò của tương tác xã hội và xây dựng kiến thức từ trải nghiệm thực tế Kích thích sự sáng tạo và tưởng tượng của học sinh

Dạy văn miêu tả con vật cũng giúp học sinh kết nối với thế giới tự nhiên

và xã hội xung quanh Các hoạt động miêu tả con vật giúp học sinh hiểu về môi trường, thúc đẩy ý thức về bảo vệ và tôn trọng động vật, cũng như khuyến khích

sự quan tâm và sự tương tác tích cực với môi trường xã hội Việc miêu tả con vật không chỉ là việc rèn luyện kỹ năng viết mà còn là một cơ hội cho học sinh khám phá và tiếp cận thế giới tự nhiên xung quanh mình một cách sâu sắc Thông qua việc quan sát và mô tả, các em không chỉ hiểu về đặc điểm và tính cách của các con vật, mà còn nhận thức được về môi trường sống, chu trình cuộc sống và mối quan hệ tương tác giữa chúng trong tự nhiên Điều này giúp cho học sinh phát triển lòng yêu thích và sự tôn trọng đối với thế giới tự nhiên, đồng thời khuyến khích các em trở thành những người bảo vệ môi trường tận tụy hơn trong hệ sinh thái Dạy văn miêu tả cũng hỗ trợ việc đạt được các tiêu chuẩn giáo dục về kỹ năng viết và hiểu biết về văn hóa, môi trường tự nhiên và

xã hội

Tóm lại, cơ sở lý luận của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học được xây dựng trên các nguyên tắc về phát triển ngôn ngữ và kỹ năng viết, sự sáng tạo và tưởng

Trang 4

tượng, kết nối với thế giới tự nhiên và xã hội, xây dựng kiến thức và hiểu biết, cũng như hỗ trợ các tiêu chuẩn giáo dục

2.2 Thực trạng của việc dạy - học văn miêu tả con vật ở Tiểu học Ngọc Khê 1.

2.2.1 Thuận lợi

- Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em, mua sắm đầy đủ sách vở,

đồ dùng học tập để học sinh được tham gia học tập

- Nhà trường cung cấp các tài nguyên như sách vở, tài liệu học liệu và trang thiết bị giáo dục phù hợp để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập

- Giáo viên nhiệt tình, tận tụy với các hoạt động dạy học

- Lớp học có phương tiện dạy học hiện đại như ty vi, hệ thống kết nối mạng intơnet tiện lợi cho GV và HS dạy và học

- Học sinh trong lớp 100% là con em gia đình nông dân, chăn nuôi nhiều con vật, gia súc, gia cầm nên có nhiều thuận lợi để các em gần gửi, tiếp xúc, quan sát các con vật xung quanh

2.2.2 Khó khăn

- Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học, thường sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống mà không khám phá và áp dụng các phương pháp sáng tạo và đa dạng để tạo điều kiện học tập thú vị, kích thích sự hứng thú và tham gia của học sinh

- Học sinh có điều kiện quan sát các con vật trong văn miêu tả nhưng thiếu kỹ năng quan sát và khám phá

- Học sinh thiếu kỹ năng viết văn và mô tả

- Học sinh thiếu sự sáng tạo và tưởng tượng, cách chọn từ, đặt câu, liên kết câu còn nhiều hạn chế

- Học sinh thiếu sự hỗ trợ và quan tâm từ phía gia đình do bố mẹ phải làm việc xa nhà hoặc ở cùng ông bà, gây ra một số hạn chế trong việc chăm sóc và động viên các em trong việc học tập

- Do đặc điểm tâm lí, học sinh tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả về con vật, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn, và không phải giáo viên giáo viên nào cũng dạy tốt văn miêu tả nói chung, miêu tả con vật nói riêng

Từ những hạn chế, khó khăn trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin, sự hứng thú và hiệu quả của học sinh khi học văn miêu tả con vật và đòi hỏi sự hỗ trợ đúng đắn từ giáo viên và phía gia đình để học sinh học tốt dạng bài văn miêu

tả này

Trang 5

Đây là kết quả khảo sát của học sinh lớp 4A năm học 2022-2023 sau khi học xong phần tập làm văn miêu tả con vật Lớp do tôi chủ nhiệm

Đề bài: Em hãy miêu tả lại con vật mà em yêu thích nhất

Kết quả khảo sát bài văn miêu tả con vật.

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Dựa vào kết quả khảo sát, tôi nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành bài văn miêu tả con vật còn cao và một số học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình làm bài Việc học sinh chưa hoàn thành thể loại văn miêu tả con vật còn cao nên tôi và học sinh rất vất vả để bổ sung kiến thức, phù đạo vào các buổi 2, tăng buổi…dần dần đến cuối năm học học sinh mới phần nào nắm được

cơ bản về kiến thức, kỹ năng văn miêu tả con vật

Bởi vậy, tôi rất mong muốn có cơ hội năm 2023-2024, tôi vẫn được dạy lớp 4 để được đúng rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy tối đa những

ưu điểm, kinh nghiệp bản thân để mạnh dạn áp dụng một số giải pháp dạy thể loại văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4 năm học mới Với mong muốn, học sinh học song thể loại văn miêu tả thì ít nhất trên 90% hoàn thành kiến thức và

kỹ năng nội dung này

Và thật may mắn, đầu năm học 2023-2024, tôi được nhà trường phân

công giảng dạy lớp 4A Do đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng viết văn miêu tả con vật cho học sinh lớp 4A chương trình giáo dục phổ thông 2018, trường Tiểu học Ngọc Khê 1” Với hy vọng

nâng cao chất lượng dạy-học văn miêu tả con vật ở lớp 4 cho học sinh lớp 4A năm học 2023-2024

2.3 Một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Thúc đẩy kỹ năng quan sát và khám phá trong miêu tả.

Kỹ năng quan sát và khám phá trong miêu tả là khả năng và hành động của người viết để chú ý và phát hiện các chi tiết, đặc điểm và tình huống độc đáo trong một cảnh vật, một sự kiện hoặc một đối tượng miêu tả Mục tiêu của kỹ năng quan sát và khám phá trong văn miêu tả là tạo ra hình ảnh sống động, truyền đạt chi tiết đa chiều, kích thích giác quan và cảm xúc, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc, khơi dậy sự tò mò, ham muốn khám phá của người đọc

Khi rèn kỹ năng quan sát và khám phá trong việc miêu tả con vật, tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau:

- Hướng dẫn học sinh lựa chọn một con vật cụ thể để miêu tả và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho bài văn của mình Đó là miêu tả hình dáng, hoạt động và thói quen của con vật mà các em lựa chọn

- Yêu cầu, hướng dẫn học sinh quan sát con vật một cách kỹ lưỡng, chú ý đến các chi tiết nhỏ như hình dáng, các bộ phận cụ thể, hoạt động và biểu cảm

Trang 6

Ghi chú về các đặc điểm độc đáo và những gì khiến con vật trở nên đặc biệt hơn

- Sử dụng các giác quan, dùng hết khả năng cảm nhận và hiểu biết của bản thân để khám phá sâu hơn về con vật đó Hãy cảm nhận mùi, âm thanh, cảm giác và các yếu tố môi trường xung quanh

- Yêu cầu học sinh ghi chú về những gì mà học sinh quan sát được và bắt đầu mô tả chúng trong đoạn văn miêu tả của các em Hãy sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và sinh động để truyền đạt hình ảnh chân thực và sống động về con vật

- Ngoài việc quan sát một con vật cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nghiên cứu về các con vật khác nhau, bao gồm cả các biểu hiện đặc điểm và hành vi của chúng

-Tôi đã khuyến khích học sinh hãy đón nhận phản hồi từ bạn bè và giáo viên về cách học sinh mô tả, và biến nó thành một công cụ mạnh mẽ để nâng cao khả năng quan sát và khám phá của mình Điều này giúp học sinh không chỉ hiểu rõ hơn về cách học sinh nhìn thế giới xung quanh mà còn phát triển kỹ năng trình bày và sự tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của cá nhân các em

Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát một con mèo.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện quan sát và khám phá bằng hệ thống câu lệnh như sau:

- Các em hãy lựa chọn một con mèo cụ thể để quan sát và miêu tả Mục tiêu quan sát và miêu tả là hình dáng, hoạt động và môi trường sống của mèo

- Hãy quan sát con mèo một cách kỹ lưỡng, chú ý đến bộ lông, hình dạng, kích thước và các đặc điểm độc đáo khác của mèo Lưu ý cách mà mèo di chuyển, ăn uống và tương tác với môi trường xung quanh

- Hãy sử dụng tất cả các giác quan của mình để quan sát, cảm nhận về âm thanh và các yếu tố môi trường xung quanh của mèo sinh sống

Hãy ghi lại về những gì các em quan sát được và bắt đầu mô tả chúng trong đoạn văn các em miêu tả qua biểu tóm tắt sau

a Đặc điểm ngoại hình

Đặc điểm bao quát

Bé nhỏ, to lớn… Trắng muốt, đen

tuyền ,xám…

Mềm mại, mượt mà…

Đặc điểm từng bộ phận

Tròn xoe, đen lay láy… Xinh xinh, điểm Cong ?

Trang 7

hồng… cong…

b Hoạt động, thói quen

Cuộn tròn… Êm ru… Nhanh thoăn thoắt… ?

Em hãy trao đổi với bạn bè hoặc người thân về các quan sát, ghi chép của mình về các đặc điểm của con vật Sau khi nhận được những góp ý, em sẽ chỉnh sửa vào bản ghi chép sao cho phù hợp

Từ cách quan sát nêu trên về con mèo, học sinh đã biết cách quan sát, ghi chép từ ngữ cốt lõi, trọng tâm về các bộ phận của bất cứ con vật nào

VD: Sau đây là câu văn sau khi học sinh quan sát về con chim sẻ

Câu văn miêu tả của học sinh Phạm Khánh Huyền lớp 4A

Nguồn: Lê Thùy

Tóm lại với giải pháp “Thúc đẩy kỹ năng quan sát và khám phá trong

miêu tả” Sau khi tôi sử dụng tôi sử dụng hệ thống câu lệnh nêu trên giúp học

sinh phát huy được khả năng quan sát và khám phá ra được các đặc điểm điển hình, thói quen của con vật mà các em miêu tả Việc sử dụng kỹ năng quan sát

và khám phá trong miêu tả con vật giúp cho học sinh tạo ra hình ảnh sống động, kích thích trí tưởng tượng, tăng cường hiểu biết và tạo sự kết nối giữa người viết

và người đọc

2.3.2 Giúp học sinh nắm vững kỹ thuật viết miêu tả.

Kỹ thuật viết miêu tả là cách thức và phương pháp sử dụng từ ngữ, cấu trúc và chiến lược viết để tạo ra hình ảnh sinh động và sống động về một đối tượng, một sự việc hoặc một tình huống trong tâm trí của người đọc Mục tiêu của kỹ thuật viết miêu tả là làm cho người đọc cảm thấy như mình đang trải qua hoặc trải nghiệm trực tiếp những gì được miêu tả, thay vì chỉ đơn thuần là đọc bài văn

Khi hướng dẫn học sinh làm một bài văn miêu tả về con vật, để học sinh viết đúng và hay về con vật mỉnh tả thì khâu kĩ thuật viết miêu tả là một khâu vô cùng quan trọng Do vậy, tôi đã hướng dẫn cho học sinh của mình kỹ thuật viết miêu tả về một con vật theo trình tự như sau:

Trang 8

-Tìm hiểu về con vật: Trước tiên, tôi phải tổ chức cho học sinh nghiên cứu và thu thập thông tin về con vật mà học sinh muốn tìm hiểu, bao gồm thông tin về hình dáng, kích thước, hoạt động và môi trường sống của con vật và lưu ý học sinh hãy quan sát một cách cẩn thận để nắm bắt đặc điểm chính và cản nhận

về con vật

- Sử dụng từ ngữ miêu tả: Việc sử dụng từ ngữ trong miêu tả con vật vô cùng quan trọng, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ miêu tả đặc điểm, hoạt động để tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn khi miêu tả Khuyến khích các em sử dụng các từ ngữ miêu tả cụ thể và hình ảnh sống động Do vậy học sinh của tôi

đã có những câu văn sinh động khi miêu tả bộ phận của chú mèo

Ví dụ học sinh viết:

Đoạn văn miêu tả con mèo của học sinh Phạm Quỳnh Như lớp 4 A

Nguồn: Lê Thùy

- Sử dụng cấu trúc câu phong phú: Dạy học văn miêu tả con vật, học sinh hay bị vướng vào kể nhiều hơn tả làm cho bài văn khô cứng, thiếu sự mềm mại, sinh động Với học sinh lớp Bốn, việc các em viết câu cho đủ cấu trúc thông thường đã là ột vấn đề khó khăn Để các em viết được những câu văn hay có cấu trúc phong phú, tôi đã động viên khuyến khích các em sử dụng cấu trúc câu đa dạng và phong phú để tạo ra sự hấp dẫn như: Trạng ngữ - chủ ngữ- vị ngữ; Chủ ngữ - vị ngữ - Trạng ngữ … Khuyến khích các em thường xuyên sử dụng câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động, câu mở để mô tả các đặc điểm và hành vi của con vật Học sinh của tôi đã viết được những câu văn theo cấu trúc này Ví

dụ khi tả chú chim em viết :"Khi chú sẻ bay lượn trên bầu trời xanh thẳm, cánh của nó trải ra như cánh buồm mềm mại trước làn gió nhẹ nhàng Đuôi dài và nhọn của sẻ vẫn vươn ra phía sau, giúp chú duy trì sự cân bằng và tốc độ trong không trung”(Trích trong bài viết của học sinh Hà Hải Âu)

-Tổ chức ý: Khi viết ý trong bài văn phải có sự liên kết và logic trôi chảy Tôi đã hướng dẫn các em , bắt đầu bằng một mô tả tổng quan về con vật, sau đó diễn đạt các đặc điểm và chi tiết cụ thể từ từ Sử dụng các phương tiện trình bày như đoạn văn, đoạn miêu tả, hoặc các đoạn hội thoại nếu phù hợp để tạo ra sự

phong phú và đa dạng khi miêu tả con vật Ví dụ: "Khi tôi quan sát chú sẻ từ xa, tôi không thể không ngạc nhiên trước sự mảnh mai và mềm mại của Chú, với bộ

Trang 9

lông màu nâu huyền bí và đôi mắt sáng lấp lánh.” ( Trích trong bài viết của học

sinh Phạm Thái Sơn)

- Sử dụng cảm xúc của bản thân đối với con vật: Đây là một yêu cầu khó đối với học sinh khi miêu tả Để giải quyết vấn đề này, tôi đã khuyến khích học sinh, khi miêu tả con vật hãy diễn tả cảm xúc của mình đối với con vật đó, chia

sẻ các trải nghiệm của mình hoặc những câu chuyện về con vật mà các em miêu

tả để làm cho bài văn miêu tả của các em thêm sinh động và chân thực Học sinh trong lớp đã viết khi miêu tả con mèo:

Đoạn văn miêu tả con mèo của học sinh Phạm Thị Ánh Tuyết lớp 4A Nguồn: Lê Thùy

Tóm lại vơi giải pháp “Giúp học sinh nắm vững kỹ thuật viết miêu tả”sẽ

giúp học sinh tạo ra một bài văn miêu tả sống động và đầy cảm xúc về con vật, làm cho người đọc cảm thấy như họ đang trải qua những trải nghiệm thực sự của con vật mà học sinh miêu tả Sử dụng sự đa dạng và phong phú của ngôn từ, cấu trúc câu và chi tiết để tạo ra một bức tranh sống động và đầy cảm xúc về con vật

đó trong tâm trí của người đọc

2.3.3 Nâng cao kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả.

Biện pháp tu từ trong miêu tả là việc sử dụng ngôn từ một cách sáng tạo

và mềm mại để tạo ra các hình ảnh sinh động và ấn tượng trong tâm trí của người đọc Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các phép tu

từ như so sánh, nhân hóa, ánh sáng, âm nhạc và một loạt các kỹ thuật ngôn ngữ khác Mục tiêu của việc sử dụng biện pháp tu từ trong miêu tả là tạo ra các hình ảnh sống động và ấn tượng, kích thích trí tưởng tượng và tạo ra một trải nghiệm đọc sâu sắc, đầy cảm xúc cho người đọc Đồng thời, nó cũng giúp người viết thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ, từ đó tạo ra sự ấn tượng

và kết nối với người đọc

Trong quá trình dạy văn miêu tả ở Tiểu học nói chung, văn miêu tả con vật ở lớp 4 nói riêng, các biện pháp tu từ đã được học và sử dụng đó là: Biện pháp nhân hóa và so sánh Vì vậy, để giúp học sinh rèn tốt kĩ năng khi đặt câu

có sử dụng hai biện pháp này, trong mỗi tiết luyện từ và câu trên lớp tôi đã làm

rõ cho học sinh hiểu kĩ khái niệm về so sánh, nhân hóa, các cách so sánh và nhân hóa, tác dụng hai biện pháp tu từ này đối với việc viết văn miêu tả con vật

Trang 10

Đồng thời, để rèn luyện thói quen đặt câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh, trong các tiết học Tiếng việt, trong tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi thường xuyên giao bài tập, khuyến khích các em đặt câu Do vậy khi viết câu văn về miêu tả của các em đã có phần tiến bộ rõ rệt Dưới đây là một số câu văn miêu tả điển hình của một số học sinh trong lớp 4A, khi miêu tả con vật

Bộ lông của mèo như một biển lụa mềm mại, nhẹ nhàng lay động theo từng cử động của gió, tạo nên một cảm giác êm dịu và thoải mái.( Trích bài làm của học sinh Phạm Quỳnh Như)

Chiếc mào của chú gà trống tựa như một tòa lâu đài lấp lánh, với những dải màu rực rỡ như cung điệu của một buổi hoàng hôn lãng mạn (Trích bài làm của học sinh Phạm Ngọc Linh)

Đuôi của chú Cún là một lá cờ tự do, vẫn đều vỗ trong gió như một biểu tượng của sự sảng khoái và năng động (Trích bài làm của học sinh Phạm Tấn Minh)

Đôi tai như hai cánh hoa hồng mềm mại, nhạy bén và linh hoạt như cánh của chim, bắt âm thanh và chuyển hóa thành những khoảnh khắc đầy huyền bí

( Trích bài làm của học sinh Quách Thị Huế)

Những ngày nắng ấm, cô ả lại lười biếng nắm dài ra sân, đôi mắt lim dim

tỏ vẻ khoái chí lắm.(Trích bài làm của học sinh Quỳnh Chi)

Thi thoảng rảnh rỗi, chị lại ngồi tút tát lại bộ lông giống như một thiếu

nữ đỏm dáng (Trích bài làm của học sinh Phạm Đức An)

Tóm lại: Giải pháp “Nâng cao kỹ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong

miêu tả” Khi học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ trong miêu tả con vật sẽ giúp

các em có được một bài văn sống động, gần gũi, có hồn Điều đặc biệt hơn cả là mỗi bài văn mang đậm chất riêng của từng học sinh trong quá trình miêu tả

2.3.4 Thúc đẩy sự sáng tạo và tưởng tượng trong miêu tả.

Thúc đẩy sự tưởng tượng và sáng tạo trong miêu tả là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và kỹ thuật viết để khuyến khích người đọc hoặc người nghe tạo ra hình ảnh và ý tưởng mới trong tâm trí của họ Kích thích sự sáng tạo, khuyến khích tư duy mở rộng và tạo ra một trải nghiệm đọc thú vị và phong phú hơn

Để thúc đẩy sự sáng tạo và tưởng tượng trong quá trình viết văn miêu tả con vật, tôi đã thực hiện các công việc sau:

Tôi đã tạo ra một không gian học tập mở, tôi khuyến khích các em thảo luận và chia sẻ ý tưởng về con vật mà các em muốn miêu tả Khích lệ các em sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo để tạo ra một con vật độc đáo và phong phú trong tâm trí của các em Tôi đã sử dụng những câu hỏi mở để khuyến khích các

em suy nghĩ và đưa ra ý tưởng mới, như "Nếu em là một nhà văn, em sẽ mô tả con vật của mình như thế nào để tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ nhất?”, “ Em mong muốn con vật mình tả nó như thế nào?” Từ những câu hỏi mở sẽ khuyến khích được trí tưởng tượng của các em

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w