1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích động tác đứng ném lựu đạn cho học sinh trường thpt nói chung và học sinh trường thpt tĩnh gia 1 nói riêng

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích động tác đứng ném lựu đạn cho học sinh trường THPT nói chung và học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 nói riêng
Tác giả Tác Giả Chưa Được Xác Định
Trường học Trường THPT Tĩnh Gia 1
Chuyên ngành Giáo dục Quốc phòng - An ninh
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh cho động tác đứng ném lựu đạngiúp học sinh cải thiện được kỹ thuật, nâng cao thành tích trong kiểm tra………10... Việc thựchiện tốt công tác GDQP-AN tại t

Trang 1

2.2.1 Thực trạng dạy học môn GDQP&AN của giáo viên……… 32.2.2 Thực trạng học môn GDQP&AN của học sinh………4

2.3 Một số giải pháp……… …62.3.1 Quy trình thực hiện………6

2.3.2.3 Áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnhtay……… 7

2.3.2.4 Áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnhchân……… 9

2.3.2.5 Bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh cho động tác đứng ném lựu đạngiúp học sinh cải thiện được kỹ thuật, nâng cao thành tích trong kiểm tra………10

Trang 2

2.3.2.6 Thi đấu giữa 4 tổ (tiểu đội)……… ………10

2.3.2.7 Liệu pháp tâm lý tập luyện, thi đấu……….………11

2.3.2.8 Trong quá trình ném lựu đạn thì giáo viên cần chú ý nhắc nhở họcsinh cách điều chỉnh khi thực hiện động tác……….………13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……….…………13

2.4.1 Kiểm tra đánh giá lại sau khi áp dụng các giải pháp……….…132.4.2 Kết quả đánh giá định tính……… …15

2.4.3 Kết quả đánh giá định lượng………

để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước: Xây dựng và bảo

vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Nhận thức rõ nhiệm vụ trên, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóaluôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dụcquốc phòng an ninh cho học sinh và luôn chú trọng công tác đổi mới nhiệm

vụ giáo dục, đổi mới phương pháp vào công tác giảng dạy tạo sự hứng thú,tích cực trong học tập bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

Đổi mới nội dung, phương pháp, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trongchương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ làđiều tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện đại ngày nay

Hiện nay đổi mới phương pháp chính là “chìa khóa” cho sự thay đổi,đóng góp vào sự lớn mạnh của đất nước trong nhiều lĩnh vực nói chung vàlĩnh vực giáo dục nói riêng

Trong giảng dạy môn học GDQP-AN lớp 11 tại trường THPT Tĩnh Gia

1, bản thân tôi nhận thấy quá trình giảng dạy giáo viên cần có nhiều kỹ năng,

có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ kiến thức cho học sinh Việc thựchiện tốt công tác GDQP-AN tại trường THPT, đòi hỏi người giáo viên khôngchỉ truyền thụ các kiến thức môn học thông qua tiết dạy mà cần phải có sự kếthợp nhiều phương pháp, giải pháp khác nhau vào giảng dạy có ý nghĩa hếtsức quan trọng, giúp người học tiếp thu nhanh, tiết học hiệu quả, tạo sự hứngthú, tích cực trong phong trào học tập

Với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chấtlượng dạy học, và hưởng ứng chủ đề học tập suất đời năm 2024 nên tôi đã lựa

chọn và ứng dụng sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích

động tác đứng ném lựu đạn cho học sinh trường THPT nói chung và học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 nói riêng”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích động tác đứng ném

lựu đạn cho học sinh trường THPT nói chung và học sinh trường THPT Tĩnh Gia 1 nói riêng” Nhằm nâng cao chất lương dạy và học cũng như nâng cao

thành tích ném lựu đạn trong tập luyện thi đấu, tạo hứng thú, kích thích tư duysáng tạo, sáng tạo độc lập cho học sinh

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Học sinh lớp 11 THPT nói chung và học sinh lớp 11 THPT Tĩnh Gia 1nói riêng

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thu thập tài liệu

Trang 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Đổi mới phương pháp dạy học luôn là mục tiêu hàng đầu và liên tục củanhững người làm công tác giáo dục Ở từng thời kì, phương pháp dạy học cũng

sẽ thay đổi sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội và hấpdẫn với đối tượng giáo dục Vì vậy GDQPAN cho học sinh trung học phổ thông

là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, nhằmrèn luyện tính kỉ luật và hình thành nhân cách cho học sinh Thông qua môn học,giúp học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc, củaQuân đội, Công an nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản khác về Quốcphòng, đồng thời rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có tổ chức, có kỷ luật.Nội dung chương trình giảng dạy môn giáo dục GDQPAN cả phần lý thuyết vàthực hành cũng như việc tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh đảm bảo đúng, đủ nội dung, thời gian theo quy định đã phần nàocủng cố vững chắc nền Quốc phòng toàn dân - An ninh nhân dân vững mạnhhiện nay Song phải thừa nhận một thực tế rằng, ở một bộ phận không nhỏ họcsinh và một số ít giáo viên có biểu hiện coi thường, xem nhẹ, không có hứng thúhọc môn học này Việc nhận thức về môn học như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng dạy và học của môn học GDQPAN

Đổi mới mạnh mẽ sâu rộng phương pháp dạy và học, phương pháp kiểmtra, đánh giá, yêu cầu giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theohướng tích cực hoá hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơchế buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học,nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tậpcủa học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của họcsinh; cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảngdạy của giáo viên để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, nănglực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập củahọc sinh, phương pháp giảng dạy của thầy Có như vậy, chúng ta mới thực sựbiến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Nhằm góp phần đổi mớiphương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học môn GDQPAN trong nhàtrường

Môn học GDQPAN là môn học chính khóa trong trường THPT, là mônhọc tổng hợp có phạm vi kiến thức rộng, tổng hợp và khá phức tạp nên để việctruyền thụ kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú và nâng caotính tự giác trong việc lĩnh hội kiến thức thì không thể tiến hành giảng dạy một

Trang 5

cách sơ sài mà đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết, luôn chịu khóhọc hỏi, tìm tòi sáng tạo tìm ra những phương pháp dạy học thích hợp.

Giáo viên và học sinh có thể trình bày ý tưởng và nội dung bài học mộtcách rõ ràng, sáng tạo, thông tin được tóm tắt cô đọng, đưa ra được nhiều ýtưởng mới… Trong đó, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, nhận xét, bổsung và đánh giá trong tiết học; học sinh không phải ghi chép nhiều, thời giancủa tiết học được dùng để thảo luận nghiên cứu và báo cáo; đồng thời học sinhđược rèn luyện nhiều kỹ năng, tự tin viết và báo cáo trước tập thể, qua đó giúpcác em vượt qua rào cản tự ti và dám thể hiện chính bản thân mình trước thầy,

2.2 Thực trạng vấn đề

2.2.1 Thực trạng dạy học môn GDQP&AN của giáo viên

Trước khi tiến hành triển khai sáng kiến, tôi tiến hành trao đổi với đồngnghiệp trong trường, giáo viên trường bạn trên địa bàn tỉnh về thực trạng việcdạy và học bộ môn Giáo dục quốc phòng và an ninh Phần lớn đồng nghiệp đềucho rằng các phương pháp truyền thống thích hợp với việc truyền tải kiến thứcnhưng lại không mang tới những trải nghiệm và hứng thú học tập cho học sinh.Các em có phần kém tích cực, không chủ động khi tiếp nhận nhiệm vụ Tronggiờ học các em chủ yếu tập trung vào ghi chép bài thay vì hoạt động Bên cạnh

đó các em còn hạn chế khi áp dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trongthực tiễn, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào các vấn đề cụ thể

Một trong những hạn chế tiếp theo khiến giáo viên khó áp dụng các phươngpháp dạy học tích cực là kĩ năng tự học, thể lực của học sinh còn chưa tốt, các

em chưa quen và chưa hình thành được kĩ năng này Điều này khiến giáo viênmất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn, định hướng các em tìm tòi, phát triểncác kiến thức mới Đây là một trong những điểm mà tôi đặc biệt lưu ý khi hìnhthành, xây dựng các biện pháp trong sáng kiến Tôi mong mỏi thông qua các giảipháp được đưa ra dần hình thành cho các em thái độ học tập tích cực, chủ động,đồng thời cũng hình thành kĩ năng tự học cho các em

2.2.2 Thực trạng học môn GDQP&AN của học sinh

Trang 6

Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDQP&AN cấptrung học phổ thông trong 24 năm qua, tôi nhận thấy được những bất cập nhấttrong việc học bộ môn GDQP&AN từ phía học sinh Các em cảm thấy sợ bộmôn GDQP&AN đặc biệt là các em có thể lực yếu vì khó, nhiều nội dung thựchành Minh chứng rõ ràng nhất cho thực trạng này là đối với các nội dung họcthực hành, trong đó động tác đứng ném lựu đạn dường như các học sinh thườngrất lo lắng và không tự tin trong việc tiếp thu cũng như thực hiện nội dung, dẫnđến kết quả thấp

Để có những căn cứ và cơ sở thực tiễn để đánh giá chính xác, khách quantôi đã tiến hành kiểm tra phần thực hành động tác đứng ném lựu đạn trước khitiến hành áp dụng các biện pháp đối với học sinh của 3 lớp, cùng một giáo viêngiảng dạy

- Người ném: Ở tư thế thoải mái

*Yêu cầu: Biết kết hợp sức ném và hướng ném để cho lựu đạn đi vừa đúng

hướng, vừa đúng cự ly của mục tiêu

*Điều kiện kiểm tra: Theo Điều 18, thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT của

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28 tháng 9 năm 2018 về ban hành Điều lệ hội thaoGiáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Trung học phổ thông như sau:

- Bãi kiểm tra: Tại vị trí đích ném là 07 vòng tròn đồng tâm có đường kính1m, 1,5m, 2m, 2,5m, 3m, 3,5m, 4m Từ tâm vòng tròn kẻ 1 đường trục thẳnghướng ném và cắm bia số 10 hoặc bia số 4

Nam:

Cự ly ném: 30m

Nữ:

Cự ly ném: 20m

SƠ ĐỒ BÃI THI NÉM LỰU ĐẠN XA TRÚNG ĐÍCH

(Kèm theo Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng bộ

Giáo dục và Đào tạo)

Trang 7

- Tư thế ném: Đứng ném tại chỗ sau khối chắn, có súng Khi ném có thểdựa súng vào vật chắn

- Số lựu đạn: Năm quả lựu đạn tập

* Đánh giá thành tích: Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích.

Trường hợp điểm rơi của lựu đạn chạm vạch thì kết quả được tính cho vòng cóđiểm cao hơn Cách đánh giá thành tích như sau:

Thực hiện động tác quay rồi cơ động về vị trí quy định

+ Người phục vụ: Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăncuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí

* Kết quả kiểm tra

Trang 8

Tổng 118 7 6 14 12 22 18.6 75 63.4

Bảng 1: Bảng kết quả trước thực nghiệm

Biểu đồ 1: Phân loại kết quả của từng lớp trước khi áp dụng sáng

kiến

Biểu đồ 2: Số lượng, tỉ lệ % kết quả tổng hợp của 3 lớp

trước khi áp dụng sáng kiến

Như vậy tỉ lệ học sinh đạt mức trung bình và không đạt chiếm tỉ lệ cao Qua

đó ta thấy được yêu cầu đặt ra đó là cần phải tìm ra những giải pháp để nâng caothành tích của học sinh, với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi mạnh dạn đưa

ra những giải pháp sau:

2.3 Một số giải pháp

2.3.1 Quy trình thực hiện

Từ thực tế phân chia các tiết học trong bài kỹ thuật sử dụng lựu đạn Tôi đề

xuất xây dựng các nội dung, hình thức áp dụng các bài tập như sau (chương trình GDQPAN do 1 tuần 1 tiết nên giáo viên cung cấp đầy đủ thông tin bài tập cho học sinh qua kênh Zalo để các em tự tập ở nhà):

Các bài tập được áp dụng nhằm bổ trợ hiệu quả, nâng cao thành tích chođộng tác đứng ném lựu đạn, những bài tập này không phải là quá khó hay quámới đối với các em học sinh, các em đã được làm quen và luyện tập nhiều trongcác nội dung hoặc môn học khác, tuy nhiên với các bài tập quen thuộc, đơn giảnđang áp dụng không còn thu hút học tập của nhiều học sinh Sự thay đổi, áp

0 2

0 5 10 15 20 25 30 65

75

Giỏi Khá Trung

bình

Không đạt

Số lượng Phần trăm

Trang 9

dụng các bài tập này như thế nào cho hiệu quả được xem là cần thiết Vì vậy tôiđưa ra một số bài tập phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

- Có sự sáng tạo, sinh động và tạo được hứng thú với học sinh

- Thiết kế khoa học, logic

- Đảm bảo phù hợp với đối tượng áp dụng

- Học sinh dễ tiếp cận và thực hiện

2.3.2 Các giải pháp được áp dụng

2.3.2.1 Xây dựng lại chương trình tiết học ném lựu đạn

Bài kỹ thuật sủ dụng lựu đạn được chia làm 5 tiết và phân phối như sau:Tiết 1: lý thuyết + thực hành: GV giới thiệu lý thuyết xong chuyển quaphần thực hành, giáo viên giới thiệu ký thuật ném lựu đạn tổ cức cho cho họcsinh luyện tập

Tiết 2: Luyện tập không có súng thực hiện kỹ thuật ném lựu đạn (không lựuđạn); có súng thực hiện kỹ thuật ném lựu đạn(không lựu đạn)

Tiết 3: Luyện tập có súng ném lựu đạn ỏ các cự ly Nam 20m, nữ 10m, thiđấu Tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật ,sức mạnh tay và chân

Tiết 4: Luyện tập có súng ném lựu đạn ỏ các cự ly Nam 25m, nữ 15m, thiđấu Tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật ,sức mạnh tay và chân

Tiết 5: Luyện tập có súng ném lựu đạn ỏ các cự ly Nam 30m, nữ 20m, thiđấu Tập các bài tập bổ trợ kỹ thuật ,sức mạnh tay và chân

2.3.2.2 Bài tập bổ trợ kỹ thuật

Kỹ thuật ra sức cuối cùng

- Đứng tư thế trung gian đạp chân đẩy hông

- Ra sức cuối cùng không có lựu đạn

- Ra sức cuối cùng có lựu đạn

2.3.2.3 Áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh tay

Trong các tiết luyện tập tôi lồng ghép sử dụng các bài tập phát triển sứcmạnh tay cho học sinh thực hiện Chủ yếu là thực hiện các bài tập để tăng cơ,lực cẳng tay, tạo sức mạnh bột phát, tăng sức vút cho cánh tay Các bài pháttriển sức mạnh tay tiết 2

Bài tập 1: Bài tập chống đẩy dọc theo tường

Trang 10

Bài tập 2: Nằm sấp chống đẩy

Bài tập 3: Bài tập kéo dây cao su

Bài tập 4: Bài tập gập cẳng tay với tạ

Trang 11

Khi áp dụng bài tập chống đẩy này cho các em tôi nhận thấy các em đã cónhững thay đổi về lực ném của cánh tay, hạn chế được những chấn thương trongquá trình thực hiện động tác

Sử dụng bài tập đẩy tạ lên xuống thay thế cho học sinh tập cử động 3 củađộng tác đứng ném lựu đạn Với bài tập này vừa giúp học sinh bớt nhàm chán,hăng say luyện tập, vừa tăng hiệu quả cho sức vút của cánh tay

2.3.2.4 Áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh chân

Nhằm góp phần cải thiện sức mạnh chân cho học sinh, tôi đưa ra một số bàitập tăng sức mạnh, sức bật của chân nhằm tạo nên sức rướn của thân người khiđứng ném lựu đạn

Lồng ghép vào tiết thứ 3, thứ 4 tôi luyện tập cho học sinh bài:

Ngồi xổm bật nhảy tại chỗ:

Lượng vận động 3 lượt, 25 lần/ lượt, với bài tập này học sinh tăng cườngđược sức mạnh, sức bền, tăng cường phát triển cơ bắp toàn diện, sức rướn củathân người

Trong tiết thứ 5 tôi đan xen thêm bài tập bổ trợ sức mạnh chân:

Bài nhảy dây:

Để học sinh tăng khả năng phối hợp, giảm thiểu chấn thương, tăng cườngkhả năng hít thở và cải thiện khả năng giữ bình tĩnh trong quá trình luyện tậpcũng như kiểm tra Với lượng vận động là 3 lượt, mỗi lượt 1 phút

Trang 12

2.3.2.5 Bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh cho động tác đứng ném lựu đạn giúp học sinh cải thiện được kỹ thuật, nâng cao thành tích trong kiểm tra

Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn được các bài tập sau:

Bài tập 1: Bài tập đẩy tạ lên xuống Bài tập 2: Bài tập nhảy dây

Bài tập 3: Bài tập ngồi xổm, bật nhảy tại chỗ Bài tập 4: Bài tập cơ đùi sau 2.3.2.6 Thi đấu giữa 4 tổ (tiểu đội)

Số lượng tham gia: 12 người, mỗi tổ (tiểu đội) cử ra 3 người có thành tích

tốt nhất khi tập luyện để tham gia

Hình thức: Ném lựu đạn xa trúng đích cự li nam 30m, nữ 20m.

Tổ chức: Mỗi học sinh tham gia thi đấu được ném 3 quả tổng điểm cao

nhất 30 (10 điểm/ lượt ném), cộng dồn chia bình quân cho 3 học sinh trong tổ(tiểu đội)

Trang 13

Sân thi đấu:

Đánh giá kết quả:

Công bố kết quả đạt được trước lớp của các tổ và học sinh tham gia thi đấu

Tổ ném có điểm trung bình cao nhất cho 10 điểm, nhì 9 điểm, ba và bốncho 8 điểm

Ưu tiên cho những học sinh tham gia thi đấu lấy điểm đạt được làm điểmkiểm tra thường xuyên (điểm miệng)

2.3.2.7 Liệu pháp tâm lý tập luyện, thi đấu

Tâm lý là chìa khóa dẫn đến thành công trong tập luyện, thi đấu bởi vậyviệc ổn định và vừng về tâm lý quan trọng không kém thể lực và kỹ thuật

Giảm lo âu, lo lắng, áp lực, căng thẳng, cạnh tranh trong tập luyện, kiểm tra, thi đấu bằng các bài tập tâm lý

Lo lắng khi tập luyện, thi đấu, đôi khi được ví như cảm giác “nghẹt thở”, là donhững học sinh gặp phải quá nhiều áp lực Những áp lực đó là bởi vì họ phải trìnhdiễn trước nhiều khán giả và quá mong đợi vào một thành tích tốt Chúng thường là

cơ sở gây trở ngại đến các vận động viên Chúng không hẳn được tạo ra do nhữngyếu tố bên ngoài, mà chủ yếu là do những sự đối thoại nội tâm của các vận động viêntạo ra Đối với những người luôn cảm thấy khó khăn khi ra sàn đấu, quan trọng làphải hiểu được, những suy nghĩ tiêu cực đó có thể thay đổi, điều chỉnh hoặc kiểmsoát với những bài thực hành tâm lý phù hợp sau:

Bài 1: Nhận ra rằng việc bồn chồn trước trận đấu là điều bình thường

Chấp nhận chứ không phải là tranh đấu với những cảm giác bạn đang có Đừnghiểu sai rằng đó là một điều đáng sợ Nồng độ aldernaline tăng cao là điều dễ hiểu và

đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước khi bước vào sàn đấu Chú ý là đừng quátập trung vào điều đó Một khi trận đấu bắt đầu, cảm giác đó sẽ lắng xuống Luônluôn là như vậy

Bài 2: Chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w