1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn ngữ văn 9 trong kỳ thi vào lớp 10 thpt tại trường thcs nga phượng 1 nga sơn giai đoạn 2021 2024

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn ngữ văn 9 trong kỳ thi vào lớp 10 thpt tại trường thcs nga phượng 1 nga sơn giai đoạn 2021 2024
Tác giả Giáo Viên
Trường học Trường THCS Nga Phượng 1
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Nga Sơn
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Với vị trí đặc biệt và tác dụng to lớn của bộ môn Ngữ văn nêu trên, nêntrong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn được dạy với thời lượngnhiều nhất Riêng lớp 9 dạy 5 tiết/ tuần,

Trang 1

STT NỘI DUNG TRANG

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 22.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3

2.3.1.2 Lập kế hoạch cụ thể cho tiết dạy ở lớp 32.3.1.3 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học 52.3.1.4 Phối hợp giữa giáo viên bộ môn với GVCN, với gia đình 5

2.3.1.6 Phối kết hợp chặt chẽ với tổ nhóm chuyên môn 62.3.2 Nhóm giải pháp khi ôn thi vào 10 THPT 62.3.2.1 Khảo sát chất lượng, phân chia đối tượng và đặt mục tiêu cụ thể 6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 182.4.1 Kết quả điểm thi môn Ngữ văn trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THCS 182.4.2 Điểm trung bình môn Ngữ văn trong các kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT 18

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.

Văn học là sự thể hiện khái quát thế giới quan và đời sống tinh thần củacon người Văn học không tạo ra những sản phẩm vật chất trực tiếp quyết định

sự sống còn của con người Nhưng lại có ý nghĩa tinh thần cực kỳ to lớn và tồntại mãi với thời gian mà không bị hao mòn hay mất đi vẻ đẹp vốn có Điều nàylàm cho xã hội của chúng ta tốt đẹp hơn Chính vì thế, môn Ngữ văn là một mônkhoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tìnhcảm cho học sinh Nó còn là một môn học thuộc nhóm công cụ Vì thế, dạy mônNgữ văn trong nhà trường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết

Với vị trí đặc biệt và tác dụng to lớn của bộ môn Ngữ văn nêu trên, nêntrong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn được dạy với thời lượngnhiều nhất (Riêng lớp 9 dạy 5 tiết/ tuần), có mặt ở tất cả các kỳ thi, nhất là kỳ thituyển sinh vào lớp 10 THPT của tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung

và tỉnh Thanh Hóa nói riêng Đó là bộ môn vô cùng quan trọng và cần thiết chohọc sinh THCS, đặc biệt là học sinh cuối cấp Do vậy việc nâng cao chất lượngdạy học môn Ngữ văn là một trong những quan tâm hàng đầu trong công tác ônthi vào lớp 10 THPT

Là một giáo viên thường xuyên nhận nhiệm vụ ôn thi vào lớp 10 THPT bộmôn Ngữ văn, tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm trong việc tìm kiếmgiải pháp, từng bước nâng cao chất lượng ôn thi cho các em học sinh Chính vì

những lý do đó, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 9 trong kỳ thi vào lớp 10 THPT tại trường THCS Nga Phượng 1, Nga Sơn giai đoạn 2021 - 2024” Rất mong nhận được sự góp ý của

các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp để đề tàiphát huy hiệu quả cao hơn nữa

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của đề tài là vận dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng đạitrà của bộ môn Ngữ văn 9 nói chung và chất lượng ôn thi vào lớp 10 THPT nóiriêng

Áp dụng phương pháp mới vào dạy học, lấy học sinh làm trung tâm

Việc nghiên cứu và triển khai đề tài SKKN này bản thân giáo viên đượcnâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhờ vào việc tích cực tìm hiểu học hỏi cácđồng nghiệp; học sinh được học tập một cách chủ động, tạo ra không khí học tậpthoải mái, được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng caochất lượng học Ngữ văn cho học sinh lớp 9

Đối tượng tham gia khảo sát là tất cả học sinh lớp 9 trường THCS NgaPhượng 1 (Năm học 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023; 2023-2024)

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu các tài liệu liên quan (SGK, sách tham khảo, internet, …).Phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

Phân tích, tổng hợp,…

Trang 3

Xây dựng các hoạt động phù hợp cho từng nội dung bài học và đối tượnghọc sinh.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Môn Ngữ Văn có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấpTHCS Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còngóp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển cho các em những phẩm chấtchủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâmhồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính Môn Ngữ văn giúp các em khámphá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồnphong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếngViệt và văn học; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hộinhập quốc tế Chính vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và mỗi giáoviên đứng lớp là làm thế nào để trang bị cho các em một hệ thống kiến thức cơbản, vững chắc nhằm nâng cao chất lượng trong từng cấp học, để các em có đủkiến thức bước vào cấp học mới tự tin và thành công nhất

2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thuận lợi, khó khăn:

Chất lượng học tập của học sinh còn yếu Việc đọc bài, viết bài ở nhiều emchưa thành thạo, nhiều em diễn đạt yếu, chữ viết xấu Học sinh còn thụ động khigiao việc, nhất là việc làm các bài thực hành văn nghị luận ở nhà Nhiều emkhông có sách tham khảo

Mặt khác, trong những năm gần đây, do có nhiều hoạt động vui chơi giải tríngoài trường học như: Phim ảnh, trò chơi điện tử, zalo, facebook,… nên các em

bị chi phối rất nhiều thời gian và sức lực Ngoài ra còn nhiều gia đình đi làm ăn

xa, kinh tế gia đình khó khăn… nên không có điều kiện quan tâm đến việc họccủa con em mình Từ những khó khăn trên nên qua khảo sát, tôi nhận thấy kếtquả khảo sát chất lượng khối 9 ba năm học gần đây là rất thấp, cụ thể:

2.2.2 Kết quả khảo sát: (Nhóm bảng 1)

Đầu các năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng với môn Ngữ văn.Nhìn vào kết quả không khỏi lo ngại, cụ thể:

Trang 4

10 Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để các em vừa có thể lĩnh hội kiến thứctốt, lại vừa có thể tiếp thu một cách hứng thú, chủ động, sáng tạo, tự giác và đạtkết quả cao trong kỳ thi vào lớp 10 THPT là một vấn đề rất đáng lưu tâm.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Nhóm giải pháp chung (Thực hiện trong năm học)

2.3.1.1 Rèn luyện đạo đức cho học sinh:

Công tác rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường cũng được chútrọng, đây là một mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo, songsong với việc dạy kiến thức cho học sinh Hai mặt này có tác động qua lại, quan

hệ mật thiết với nhau trong quá trình học tập và rèn luyện

Học sinh có đạo đức tốt là biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ học tập,biết học hỏi giúp đỡ bạn bè … Nói chung là thực hiện tốt nội quy của Nhàtrường và Liên đội, không vi phạm pháp luật Đó cũng là một trong những yếu

tố cần thiết để giúp học sinh học tập tốt Trái lại, một số học sinh chưa thực sựchăm chỉ trong học tập, không học hỏi ở bạn bè, trong lớp thường gây ồn àomất trật tự sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập và rèn luyện Vì vậy “đạođức tốt” là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình học tậpcho học sinh Đó cũng là một tác động mạnh mẽ để học sinh học tập tiến bộ,nắm kiến thức vững chắc và là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dụcnói chung và môn Ngữ văn nói riêng

Đối với địa phương xã Nga Phượng, việc rèn luyện đạo đức cho các emtương đối khó khăn, vì nhiều gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở với ông

bà Thậm chí, nhiều gia đình bỏ con cái ở nhà một mình, nên việc phối hợp vớigia đình là hết sức khó khăn Vì thế, bản thân tôi phải tìm hiểu cụ thể hoàn cảnhtừng em để có những biện pháp cụ thể uốn nắn các em một cách phù hợp Nhiều

em tiến bộ rõ rệt về đạo đức và có kết quả học tập ngày một tốt hơn

2.3.1.2 Lập kế hoạch cụ thể cho tiết dạy ở lớp:

Xây dựng kế hoạch bài dạy: Để dạy một tiết Ngữ văn sao cho hầu hết họcsinh nắm vững kiến thức của một tiết học không phải đơn giản, chính vì thế việcđầu tư vào một tiết dạy là hết sức quan trọng, cần thiết kế một hệ thống câu hỏilogic, gợi mở để học sinh tự tìm ra kiến thức mới Từ đó, kiến thức sẽ được họcsinh khắc sâu, nhớ lâu và sẽ có một kết quả học tập tốt

Xác định mục tiêu rõ ràng cho tiết dạy: Ngoài xác định rõ ràng mục tiêu vềkiến thức, kỹ năng, thái độ, cần chú trọng mục tiêu về phát triển phẩm chất nănglực cho học sinh

Trang 5

Phương pháp lên lớp: Luôn tạo ra không khí gần gũi, thoải mái để bớt sựcăng thẳng Ví dụ, trong giờ học tôi thường xuyên cho học sinh học bài, ôn tậpkiến thức dưới dạng các trò chơi và lồng ghép vào đó là các kỹ năng cần thiếttrong cuộc sống, như trò chơi “Giúp cây nở hoa” hay “Ai nhanh hơn”… để tănghứng thú trong tiết học.

Qua các trò chơi này, các em sẽ càng yêu thích học môn Ngữ văn hơn và từ

đó kết quả học tập sẽ cao hơn

Học sinh tham gia trò chơi trong tiết học

Bao quát tất cả các đối tượng học sinh trong lớp: Trong mỗi tiết dạy, giáoviên cần có hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát, các câuhỏi dễ nên khuyến khích để cho các học sinh học yếu trả lời, các câu hỏi ở mức

độ cao hơn thì ưu tiên cho học sinh học trung bình hoặc trung bình khá trả lời,

và giáo viên cần có các câu hỏi mang tính khái quát hay tính suy luận logic cao

để kích thích học sinh khá giỏi

Kế hoạch ra bài tập về nhà: Môn Ngữ văn là môn học rất cần đến việc thựchành, luôn luôn phải có sự kết hợp với nhau giữa lý thuyết và thực hành Quathực hành mới củng cố được lý thuyết, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năngcảm thụ, diễn đạt, viết bài Tuy nhiên, giao bài tập về nhà cũng tùy thuộc vàođối tượng học sinh, học sinh học yếu thì giao cho các em viết một đoạn văn nghịluận xã hội ngắn ở các chủ đề mang tính phổ biến, thực tế; các em học trungbình thì ngoài những bài tập như trên, cần giao thêm cho các em viết nhữngđoạn văn dài hơn; các em thuộc đối tượng khá, giỏi cần làm thêm bài tập nângcao, như viết bài văn nêu cảm nhận về 2-3 khổ thơ hoặc truyện ngắn Đồng thời,

ở đối tượng này, giáo viên khuyến khích, động viên để học sinh thường xuyêntham khảo các bài văn mẫu phân tích, bình luận, các dẫn chứng mang tính thờisự… trên các trang mạng xã hội có uy tín

Song song với việc giao bài tập về nhà là việc kiểm tra Mỗi buổi học, tôithu vở bài tập từ 2-3 em để về nhà chấm chữa Bên cạnh đó, tôi yêu cầu các tổtrưởng, lớp phó học tập phụ trách môn Ngữ văn kiểm tra việc làm bài tập củalớp vào 15 phút đầu giờ Từ đó có biện pháp động viên khích lệ hoặc phê bình

Trang 6

kịp thời, để việc làm bài tập phải tự giác thường xuyên, liên tục, nhằm từngbước nâng cao chất lượng học tập của từng học sinh.

2.3.1.3 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học:

Nhiều tiết học, nếu có ứng dụng công nghệ thông tin tốt và hợp lý sẽ manghiệu quả cao trong dạy học, ví dụ khi dạy các bài về tiếng việt như: Nghĩa tườngminh và hàm ý, các phương châm hội thoại, tổng kết về từ vựng… tôi sẽ sửdụng các sơ đồ tư duy để giúp cho các em hiểu bài được tốt hơn

Sử dụng CNTT vào tiết học

Ngoài ra tôi cũng đã hướng dẫn các em biết cách khai thác CNTT trong họctập qua Internet, lập ra các nhóm học qua Messenger, Zoom hay goole Meet đểtiện cho việc trao đổi bài giữa giáo viên và học sinh khi các em ở nhà, nhất làthời gian ôn giai đoạn cuối để chuẩn bị thi vào lớp 10 THPT Bên cạnh đó giáoviên có thể hướng dẫn các em cách tìm các tài liệu liên quan đến môn Ngữ vănnhư bài viết đạt điểm tốt của bạn bè, anh chị khóa trên, sách tham khảo của cácnhà xuất bản uy tín, báo chí, truyền hình, mạng xã hội…, vào các trang webthông dụng như: Violet, Tài nguyên dạy học, Ngữ văn THCS, Giáo viên THCSThanh Hóa …hay gõ trực tiếp mảng kiến thức cần khai thác vào trang tìm kiếmGoogle

2.3.1.4 Phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, với gia đình:

Việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm trong côngtác dạy học là điều hết sức cấn thiết Giáo viên bộ môn cần thường xuyên traođổi với giáo viên chủ nhiệm về những học sinh hay nói chuyện riêng trong giờhọc, học sinh lười học, để cùng nhau hợp tác, nhắc nhở sao cho các em biết sửa,tiến bộ

Giáo viên chủ nhiệm cũng có trách nhiệm trao đổi với giáo viên bộ mônnhững học sinh cá biệt ở lớp mình, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn …

để giáo viên bộ môn nắm bắt được tình hình trước, có cách xử lý khéo léo, phùhợp, như thế sẽ mang lại kết quả tốt hơn

Trang 7

Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là hết sức cần thiết; cụ thể

là giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình Giáo viên có tráchnhiệm báo về gia đình kịp thời những biểu hiện giảm sút về đạo đức cũng nhưhọc tập của học sinh cho gia đình biết Từ đó gia đình và giáo viên phối hợp để

có biện pháp giáo dục các em một cách phù hợp Những trường hợp vi phạmquá mức có thể báo cáo với chính quyền địa phương để phối hợp xử lý

2.3.1.5 Bám sát kế hoạch của nhà trường:

Ngay từ đầu năm học, cần nắm bắt được kế hoạch của nhà trường về chỉtiêu, phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng đại trà nói chung và chấtlượng ôn thi vào 10 nói riêng Từ đó, bản thân lập kế hoạch để nhà trường phêduyệt, thực hiện đúng kế hoạch do bản thân đã xây dựng dưới sự chỉ đạo củanhà trường trong suốt cả năm học

2.3.1.6 Phối kết hợp chặt chẽ với tổ nhóm chuyên môn:

Phối kết hợp với tổ chuyên môn nói chung và nhóm chuyên môn Ngữ vănnói riêng để thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là trong cácbuổi sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu để các thành viên trong tổ đưa ra các ýkiến nhằm nâng cao chất lượng đại trà nói chung và nâng cao chất lượng mônNgữ văn nói riêng, trong đó có nâng cao chất lượng ôn thi vào lớp 10 THPT Từ

đó, bản thân đưa ra được những biện pháp ôn thi vào lớp 10 hiệu quả nhất

2.3.2 Nhóm giải pháp khi ôn thi vào 10 THPT (Áp dụng trong đợt ôn thi vào 10 THPT)

2.3.2.1 Khảo sát chất lượng, phân chia đối tượng và đặt mục tiêu cụ thể:

Bằng nhiều cách khác nhau, tôi đã ghi nhận được kết quả chính xác nhấtnăng lực học tập cụ thể của từng em, sau đó giúp các em biết được thực lực củamình Căn cứ vào kết quả để phân chia thành các nhóm đối tượng khác nhau:Nhóm học sinh khá - giỏi

Nhóm học sinh trung bình khá: Mục tiêu ít nhất đạt 6 điểm

Nhóm học sinh yếu - kém: Mục tiêu ít nhất 4,5 điểm

2.3.2.2 Tổ chức ôn tập.

Bước 1: Ôn tập theo cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

* Nội dung ôn tập: Dựa vào cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT của Sở

Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, các tài liệu hướng dẫn ôn thi vào lớp 10, đề

thi chính thức các năm, tôi ôn luyện kiến thức cho học sinh thông qua các nộidung chính sau:

Phương pháp ôn tập:

Bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức ôn tập cho học sinh thì việc lựa chọnphương pháp ôn tập cho phù hợp là rất quan trọng Tôi quan tâm tới vấn đề làmthế nào để học sinh được học vừa sức, thu nhận lượng kiến thức vừa sức và để

Trang 8

đạt được số điểm như các em mong đợi nhất Trong mỗi phần, tùy thuộc vàotừng nhóm đối tượng, học sinh cần có nội dung và phương pháp dạy phù hợp.Điều quan trọng là ôn tập theo nội dung từ dễ đến khó trong cấu trúc đề thi đểcác em có thể tiếp thu bài một cách dễ dàng nhất, tức là cần ôn tập cho học sinh

để đạt điểm chắc chắn cho từng phần đã ôn, tránh trường hợp ôn lan man và dàntrải

Cách đi của tôi là vừa bám sát theo trình tự cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp

10 THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa kết hợp ôn theo chuyên

đề Tùy từng phần) Phần nào cần thực hiện chuyên đề, tôi sẽ dành thời gian cụthể để ôn luyện cho các em Cụ thể tôi ôn tập theo trình tự sau:

1 Dạng 1: Xác định phương thức biểu đạt/ Nêu thể loại văn bản?

Phần này dành chung cho tất cả các đối tượng học sinh bởi đây là câu hỏi cơ bản nhất.

Các phương thức biểu đạt chính bao gồm: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểucảm, thuyết minh và hành chính công vụ Trước tiên, học sinh cần nắm vữngnhững dấu hiệu đặc trưng của từng phương thức biểu đạt Khi đọc một ngữ liệu,

có thể xác định được ngay phương thức đó Dấu hiệu cơ bản nhất là, khi đoạntrích nêu sự việc, diễn biến là tự sự; nhiều từ biểu lộ xúc động là biểu cảm;nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ là nghị luận; nhiều từ thuyết trình, giới thiệu vềđối tượng là thuyết minh và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc là miêu tả.Đồng thời, học sinh phải phân biệt rõ giữa hai kiểu hỏi:

Nếu đề yêu cầu nêu phương thức biểu đạt chính thì học sinh chỉ nêu lên

DUY NHẤT 01 phương thức biểu đạt chính

Nếu đề yêu cầu nêu những phương thức biểu đạt thì học sinh phải nêu tất

cả các phương thức biểu đạt hiện có trong văn bản

Ngoài ra có một số đề thi sẽ hỏi về thể loại, như: Khi hỏi về thể thơ, học

sinh cần chú ý phân biệt các thể thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, lục bát, songthất lục bát, thơ tự do,…(đếm số tiếng, số dòng) để xác định cho chính xác

Ví dụ:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa…

Trang 9

Phần này cũng dành chung cho tất cả các đối tượng học sinh.

Đối với câu hỏi tìm nội dung chính/ chủ đề của văn bản, đòi hỏi học sinhphải xác định được nội dung đoạn văn Do đó, để làm tốt câu hỏi này, học sinhphải xác định nhanh câu chủ đề của đoạn văn ở vị trí đầu hoặc cuối của nó Đối với các văn bản nghệ thuật (thơ, truyện); học sinh phải chú ý đến các từngữ, hình ảnh xuất hiện xuyên suốt trong nội dung của văn bản Vì đó là những

từ ngữ, hình ảnh tập trung thể hiện chủ đề của tác phẩm

Với những văn bản có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn lại thể hiện một chủ đềkhá độc lập thì học sinh cần phải đặt các đoạn văn cạnh nhau và suy nghĩ xemcác chủ đề độc lập đó có liên quan gì với nhau không Khi đó, học sinh sẽ nhìnthấy một nội dung xuyên suốt tác phẩm và tìm ra được chủ đề chính của tácphẩm

Ví dụ:

Với bài“Lục bát về cha” (Thích Nhuận Hạnh), giáo viên đặt câu hỏi:

Nội dung chính của văn bản là gì?

Việc xác định các thành phần câu, các phép liên kết câu… học sinh cần nắmchắc lý thuyết, làm nhiều các dạng bài tập, mà việc đầu tiên là làm chắc các bài tập trong sách giáo khoa:

Ví dụ:

Xác định các thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết đó là

thành phần nào ?

Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Này, ở với nhau đang vui vẻ, ông bà dọn đi, em lại cứ nhớ đáo để đấy nhớ

(Kim Lân, Làng)

Người đồng mình thương lắm con ơi

(Y Phương, Nói với con)

3 Dạng 3: Xác định và nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ/ Nêu cách hiểu của bản thân về một ý kiến, một nhận định

Ở dạng 2 và dạng 3, giáo viên sẽ tổ chức dạy chuyên đề 1: Câu và các thành phần câu Tác dụng của một số biện pháp tu từ.

* Đối với việc xác định và nêu ý nghĩa của các biện pháp tu từ:

Có thể đề thi vào lớp 10 sẽ có dạng câu hỏi này, nên giáo viên phải ôn thật kỹcác biện pháp tu từ như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…

- Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá,nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, đảo ngữ, câu hỏi tu từ,liệt kê)

Trang 10

- Nắm thật chắc khái niệm, các dạng, các kiểu biểu hiện của biện pháp tu từ

để nhận dạng chúng trong văn bản

- Nắm được hướng phân tích một biện pháp tu từ để trình bày cảm nhận của bản thân về hiệu quả nghệ thuật một cách logic, đầy đủ nhất

Đối với nhóm yếu:

- Chủ yếu ôn luyện liên tục kiến thức cơ bản, biết xác định biện pháp tu từthông qua các dấu hiệu về từ ngữ, hình ảnh, biết nêu một vài tác dụng cơ bản.Đồng thời rèn chữ viết, trình bày

Ví dụ:

+ Biện pháp so sánh thường có từ so sánh như, là :

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

+ Biện pháp nhân hóa: Sự vật, con vật, cây cỏ biết đi đứng, nói năng như con người:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Hướng dẫn HS làm phần Đọc hiểu HS tham gia làm phần Đọc hiểu

Đối với học sinh trung bình:

Ôn nhanh các dạng cơ bản như nhóm 1

Rèn chữ viết, trình bày

Đối với nhóm khá giỏi: Hướng dẫn các em cách viết đoạn văn sao cho ngắn

gọn, tập trung giải quyết vấn đề một cách sâu sắc, chặt chẽ (khoảng 7- 9 câu).Đặc biệt, khi phân tích các từ ngữ, hình ảnh ấy, cần dựa vào văn cảnh để viết

Ví dụ: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi

Trang 11

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Đây là kiểu ẩn dụ rất tinh tế nên học sinh thường lúng túng khi nhận dạng

và phân tích tác dụng nghệ thuật Trong trường hợp này, giáo viên cần chỉ rõcho học sinh: Tất cả những sự vật, hiện tượng, cảm xúc vốn dĩ được cảm nhậnbằng giác quan này, thì nay lại được cảm nhận bằng giác quan khác, khi ấy, nó

sẽ được gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Từ phần giảng của giáo viên, học sinh khá giỏi sẽ có cách hiểu sâu hơn, có thể phân tích như sau: Ở đây, tiếng hót của con chim chiền chiện vốn dĩ được

cảm nhận bằng tai (thính giác), nay được cảm nhận bằng mắt (thị giác), vì âmthanh tiếng chim vốn dĩ không hình ảnh, nay thành “giọt long lanh”, một hìnhảnh rất thực…

* Đối với việc nêu cách hiểu của bản thân về một ý kiến, một nhận định:

Khi nêu cách hiểu của bản thân về một ý kiến, một nhận định, học sinh cầnlưu ý dựa vào nội dung văn bản để giải thích, đồng thời vận dụng hiểu biết củabản thân để khẳng định quan điểm, ý kiến đó là đúng hay sai, đồng ý hay khôngđồng ý Nếu đồng ý nêu rõ những mặt tốt, mặt lợi, nếu không đồng ý chỉ rõ mặttrái

4 Dạng 4: Nêu thông điệp/ bài học sâu sắc nhất và giải thích.

* Đối với nhóm yếu:

Chủ yếu nêu ngắn gọn cách hiểu của bản thân thông qua đoạn văn khoảng

4-5 câu Dựa vào câu hỏi để trả lời Ví dụ: Đoạn trích đã đem đến cho chúng ta thông điệp là: … Trong trường hợp đề yêu cầu nêu các thông điệp mà học sinh

không tìm được thì cố gắng tìm từ (cụm từ) hay được nhắc đến và nêu mộtthông điệp

* Đối với nhóm học sinh trung bình:

Giống với nhóm yếu nhưng có sự phát triển hơn Học sinh biết viết đoạnvăn khoảng 6 câu, biết tìm ra câu chủ đề của văn bản, rồi dựa vào đó để giảithích vấn đề

* Đối với nhóm học sinh khá giỏi:

Phát triển đoạn văn ở mức độ cao hơn, biết dẫn dắt vấn đề để từ đó trích ýkiến rồi giải thích Trong quá trình nêu, vận dụng kiến thức của bản thân để nêuvấn đề một cách rõ ràng, mạch lạc Học sinh phải biết hướng đến những điềutích cực, tốt đẹp để lựa chọn thái độ của mình khi đối mặt với các vấn đề trongcuộc sống

Dung lượng cho đoạn văn khoảng từ 7-9 câu (Không cần viết quá dài, tránhlan man, lạc đề) Học sinh trình bày một thông điệp tâm đắc nhất, có ý nghĩanhất đối với bản thân và giải thích một cách ngắn gọn, hợp lí, có có sức thuyếtphục

Ví dụ: Cho đoạn văn:

Hy vọng đặt nụ cười lên gương mặt chúng ta khi mà trái tim không chủ động được điều đó

Trang 12

Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa Hy vọng là điều kỳ diệu, một điều cần được nuôi dưỡng và ấp ủ và đổi lại nó sẽ làm cho chúng ta luôn sống động Và hy vọng

có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta, và có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất

Đừng bao giờ mất hy vọng!”

(Trích:” Luôn mỉm cười với cuộc sống”, Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ).

Câu hỏi: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em?

Hãy lí giải sự lựa chọn đó của em (Trình bày trong khoảng 7-9 câu)

Giáo viên yêu cầu các em chọn thông điệp (tùy thuộc vào cảm nhận của cácem) Ví dụ như học sinh chọn thông điệp: “Đừng bao giờ đánh mất hy vọng” thìphải nêu được vai trò, ý nghĩa của hy vọng: Hy vọng là nguồn sức mạnh giúpmỗi cá nhân vượt qua những thử thách, chông gai, mở ra con đường cho mỗingười định hướng trong tương lai Nhờ có hy vọng, con người sẽ sống tích cực

và hạnh phúc dù gặp phải hoàn cảnh bế tắc, vì còn hy vọng là còn sức mạnh,tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn

* Lưu ý: Ngữ liệu phần đọc hiểu đều lấy bên ngoài sách giáo khoa nên học

sinh cần đọc nhiều lần để hiểu ý nghĩa của những từ khóa, liên kết câu, cáchngắt dòng… Từ đó mới có thể trả lời được những câu hỏi: Nội dung chính củavăn bản, thông điệp rút ra từ văn bản…

Một số bài kiểm tra phần đọc hiểu

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w