Đặc biệt là giúp học sinh củng cố kiến thức có hệ thống cũng nhưvận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể,làm cho bộ môn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.T
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
2.1.1 Năng lực vận dụng kiến thức a Khái niệm về năng lực vận dụng kiến thức
Năng lực vận dụng kiến thức là khả năng huy động kiến thức tổng hợp để giải quyết được những tình huống cụ thể và có khả năng đưa ra tình huống mới. b Các thành tố của năng lực vận dụng kiến thức
Năng lực vận dụng kiến thức được cấu thành bởi:
- Hệ thống kiến thức mà người học có được
- Khả năng quan sát, phân tích tình huống
- Khả năng tìm ra giải pháp để giải quyết tình huống
- Xây dựng kế hoạch để giải quyết tình huống
- Thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm. c Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
- Trước hết, giáo viên cần trang bị cho học sinh của mình nền tảng kiến thức cơ bản một cách vững chắc
- Đưa ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức theo các cấp độ từ dễ đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống, thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp
- Tạo điều kiện cho học sinh tự đưa ra các tình huống cần giải quyết cho các bạn cùng nhóm, lớp
2.1.2 Bài tập vật lí a Khái niệm về bài tập vật lí [2]
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “ Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học”
Bài tập vật lí là những bài luyện tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của học sinh và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn. b Mục đích, ý nghĩa của việc giải bài tậpvật lí [2]
Quá trình giải một bài tập vật lí nói chung và bài tập chất khí nói riêng là quá trình tìm hiểu điều kiện của bài toán, xem xét hiện tượng vật lí đề cập, dựa vào kiến thức vật lí, toán học để tìm ra những cái chưa biết trên cơ sở những cái đã biết
Muốn giải được bài tập, học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…để xác định được bản chất vấn đề cần giải quyết
Việc bài tập: Giúp học sinh chính xác hóa khái niệm, khắc sâu và mở rộng kiến thức; Giúp học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn thay vì phải thống kê kiến thức một cách gò ép, dễ nhàm chán; Rèn các kĩ năng cho học sinh như: sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm, phân tích hiện tượng, tính toán…trong đó có kĩ năng sống: cẩn thận, say mê, khoa học…; Giúp học sing vận dụng kiến thức đúng, linh hoạt để xử lý các tình huống thực tiễn Phát huy tính sáng tạo của người học, thể hiện trong cách tiếp cận, xử lý vấn đề gặp phải; Là một phương tiện hữu ích, tích cực giúp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh c Phân loại bài tập vật lí [2]
Phân loại theo phương thức giải
+ Bài tập định tính: Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩm được
+ Bài tập định lượng: Bài tập định lượng là loại bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện một loạt các phép tính để xác định mối liên hệ phụ thuộc về lượng giữa các đại lượng và kết quả thu được là một đáp án định lượng.
+ Bài tập thí nghiệm: Bài tập thí nghiệm là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lời giải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập
+ Bài tập đồ thị: Bài tập đồ thị là bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện để giải phải tìm trong các đn thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi học sinh phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập bằng đn thị
Phân loại theo nội dung
Theo nội dung, người ta phân biệt các bài tập có nội dung trừu tượng, bài tập có nội dung cụ thể, bài tập có nội dung thực tế, bài tập vui.
- Bài tập có nội dung cụ thể có tác dụng tập dượt cho học sinh phân tích các hiện tượng vật lí cụ thể để làm rõ bản chất vật lí
- Bài tập có nội dung thực tế là loại bài tập có liên quan trực tiếp tới đời sống, kỹ thuật, sản xuất và đặc biệt là thực tế lao động của học sinh, có tác dụng rất lớn về mặt giáo dục kĩ thuật tổng hợp
- Bài tập vui là bài tập có tác dụng làm giảm bớt sự khô khan, mệt mỏi, ức chế ở học sinh, nó tạo sự hứng thú đnng thời mang lại trí tuệ cao
Phân loại theo hình thức làm bài
+ Bài tập tự luận: đó là những bài yêu cầu học sinh giải thích, tính toán và hoàn thành theo một logic cụ thể Nó bao gồm những loại bài đã trình bày ở trên
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm … 4 2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy chưa có hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố khắc sâu kiến thức cho chuyên đề Trái đất và bầu trời Dẫn đến khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc chọn lựa bài tập có hệ thống phù hợp, từ đó không phát triển được năng lực của học sinh trong vận dụng kiến thức, kết quả phát triển năng lực cho học sinh trong phần kiến thức này không cao
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề Để giúp học sinh cải thiện khả năng tư duy logic và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, Tôi đã sử dụng một số giải pháp sau đây
Học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về hệ Mặt Trời vàđặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể
Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và các vật thể xung quanh nó Mặt Trời là một ngôi sao, chiếm 99.86% tổng khối lượng của hệ Mặt Trời và phát ra ánh sáng nhờ phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt Trời Mặt Trời còn phát ra các hạt điện tích, tạo ra gió Mặt Trời.
Các vật thể lớn nhất sau Mặt Trời là hành tinh Hệ Mặt trời có 8 hành tinh, bao gồm 4 hành tinh đất đá (Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh) và
4 hành tinh khổng lồ (Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh) Các hành tinh đất đá, theo như tên gọi, có bề mặt rắn và tính địa chất Các hành tinh khổng lồ được cấu tạo từ chất khí và chất lỏng, cho nên chúng không có bề mặt xác định.
Các hành hành tinh lùn: Diêm Vương tinh, Haumea, Eris, Ceres, Cung Công, Sedna
Ngoài ra, hệ Mặt Trời còn có tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi bặm, v.v., được gọi tắt là các thiên thể nhỏ trong hệ Mặt Trời Số ít các vật thể này có vệ tinh tự nhiên quay quanh.
Một số vật thể trong hệ Mặt Trời nằm trong vành đai tiểu hành tinh, nằm giữa quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh, và vành đai Kuiper, nằm ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh Các nhà khoa học cho rằng sao chổi có quỹ đạo dài bắt nguồn từ đám mây Oort.
4,6 tỉ năm trước, có một đám mây phân tử trong Ngân Hà cô lại, tạo nên Mặt Trời nguyên thuỷ và đĩa tiền hành tinh Đĩa tiền hành tinh có rất nhiều khí và bụi Theo thời gian, khí và bụi dần dần cô lại để tạo nên các vật thể khác trong hệ Mặt Trời.
2.3.1.2 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời [1]
Trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
- Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng Tây rồi lặn.
- Nguyên nhân của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang Đông.
- Đường đi của Mặt trời thay đổi theo các mùa trong năm làm cho khoảng thời gian từ khi Mặt Trời mọc và lặn khác nhau
- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, đồng thời quay quanh Mặt Trời nên ta có cảm giác Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
Do đó, tại một nơi trên Trái Đất, ta thấy Mặt Trời mọc lên ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây Tuy nhiên, ta chỉ quan sát được Mặt Trời mọc đúng ở hướng Đông, lặn đúng ở hướng Tây vào ngày xuân phân và thu phân vì tại hai thời điểm đó, Mặt Trời chiếu thẳng góc với đường xích đạo.
- Tại xích đạo, Mặt Trời luôn chiếu sáng một nửa vĩ tuyến nên ở đây độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau tại mọi thời điểm trong năm.
- Quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm gọi là hoàng đạo, nó đi qua 12 chòm sao, ứng với 12 tháng dương lịch trong năm.
-Đường đi của Mặt trời trên “quả cầu không gian” cao dần từ mùa đông đến mùa hạ Mùa hạ Mặt trời ở vị trí cao nhất trên hướng chính nam
2.3.1.3 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng [1]
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất Mặt Trăng không tự phát sáng mà phản xạ ánh sáng của Mặt Trời xuống Trái Đất a Ánh sáng của Mặt Trăng
- Chúng ta quan sát thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
- Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được là do ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ xuống Trái Đất. b Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.
- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.
- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.
- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất với chu kì là 29,5 ngày và chuyển động cùngTrái đất quanh Mặt Trời Ngoài ra Mặt Trăng cũng tự quay xung quanh mính nó với chu kì bằng chu kì quay quanh Trái Đất, nên Mặt Trăng luôn hướng một mặt duy nhất về phía Trái đất
2.3.1.4 Chuyển động nhìn thấy của Thủy tinh và Kim tinh[1]
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua tiến hành nghiên cứu trên các lớp 10 của nhà trường trong hai năm liên tục với sáng kiến “Nâng cao năng lực vận dụng kiến thức của học sinh lớp 10 trung học phổ thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập về đặc điểm chuyển động của một số thiên thể trên nền trời sao”
Tôi đã thu được một số kết quả đó là đa số các em đã nắm vững kiến thức, vận dụng linh hoạt kiến thức vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan và phát triển được tư duy sáng tạo.
Kết quả khảo sát chất lượng chuyên đề 2 của ba lớp 10B1, 10B3, 10B3 trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2022-2023:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Kết quả khảo sát chất lượng chuyên đề 2 của ba lớp 10C1, 10C2, 10C3 trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2023-2024, có chất lượng đầu vào tương đương khóa trước:
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
42 6 14,3 20 47,6 14 33,3 2 4,8 Đối chứng kết quả kiểm tra cùng kì của hai năm học liên tiếp với chất lượng các lớp gần như tương đương nhưng thực hiện hai cách dạy khác nhau.Năm học 2022-2023 dạy học và các bài tập như của sách giáo khoa chuyên đề,năm học 2023-2024 dạy theo hệ thống bài tập và đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm của đề tài, thấy chiều hướng tốt thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, tốt tăng mạnh, tỉ lệ đạt và chưa đạt giảm đáng kể Điều này khẳng định tính phù hợp của