1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập trắc nghiệm phần chu kì tế bào và phân bào phù hợp với đề thi kiểm tra từ năm học 2024 2025

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

1 MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn đề tài

Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm học 2025 (Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ GD&ĐT), môn Sinh họcđược tổ chức kiểm tra, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy:

2024 Từ năm học 2023 2024 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn về phương thứclàm đề kiểm tra, thi giữa kì, cuối kì đối với học sinh lớp 10, 11.

- Từ năm học 2024- 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có phương thức thi tốt nghiệmTHPT mới, trong đó định dạng cấu trúc đề thi, định hướng ra đề thi cũng đổi mới để phù hợp

với mục đích đánh giá năng lực, phẩm chất người học chương trình giáo dục phổ thông 2018

Cấu trúc đề thi các môn trắc nghiệm có 3 phần Trong đó, phần I gồm các câu hỏi ởdạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn (cho 4 lựa chọn, 1 đáp án đúng) Phần II gồm các câuhỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng/sai Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúnghoặc sai Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn Thí sinh tô vào ôtương ứng với đáp án của mình.

Cách tính điểm ở các môn trắc nghiệm với phần I thì mỗi câu trả lời đúng tính 0,25điểm Phần II, thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; thí sinh lựachọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; thí sinh lựa chọn chính xác 3 ý trong 1câu hỏi được 0,5 điểm; thí sinh lựa chọn chính xác 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm Phần III,với môn Sinh, mỗi câu trả lời đúng được tính 0,25 điểm Tổng điểm tối đa toàn bài là 10.

Qua 2 năm dạy chương trình Sinh học 10 – bộ sách Cánh Diều, để phù hợp với yêu cầu mớivề ra đề kiểm tra, thi, tôi thấy cần có một hệ thống câu hỏi, bài tập gồm 3 phần: Phần I gồm cáccâu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn (cho 4 lựa chọn, 1 đáp án đúng); Phần II gồmcác câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng/sai; Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắcnghiệm trả lời ngắn Tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với yêu cầu trên Việcxây dựng hệ thống câu hỏi như vậy đã giúp tôi thuận lợi trong việc dạy, học, ôn tập, kiểm tra,thi cuối kì Vì vậy, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm lại cho các đồng nghiệp nhằm giúp các đồngnghiệm có kinh nghiệm ra đề và có nguồn đề tham khảo để việc dạy, học, ôn tập của thầy cô

và học trò được tốt hơn Do đó, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm có tên: "Xây dựng hệ thống câuhỏi, bài tập trắc nghiệm phần chu kì tế bào và phân bào phù hợp với đề thi, kiểm tra từ năm học2024 - 2025”

Tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ được các thầy cô dạy Sinh học và các họctrò vận dụng có hiệu quả Xin chúc các thầy cô và các trò có kết quả cao rõ rệt sau khi vậndụng sáng kiến kinh nghiệm này!

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, ôn kiểm tra, thitrung học phổ thông Quốc gia phần kiến thức thuộc phần 2- chủ đề 7- Thông tin giữa các tếbào, chu kì tế bào và phân bào cho giáo viên và học sinh lớp 10.

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống kiến thức, câu hỏi và bài tập phần chu kì tếbào và phân bào Sinh học 10 - sách Cánh diều phù hợp với đề thi, kiểm tra từ năm học 2024 – 2025.- SKKN này được áp dụng cho giáo viên và học sinh lớp 10 cũng như cho các học sinhôn thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp cũng như để xét tuyển đại học.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề “Rèn luyện kỹ năng ôn tập kiến thức, kỹnăng làm bài tập trắc nghiệm cho học sinh.”

- Hệ thống nội dung kiến thức kiến thức thuộc phần 2- chủ đề 7- Thông tin giữa các tếbào, chu kì tế bào và phân bào cho giáo viên và học sinh lớp 10.

* Phương pháp điều tra sư phạm

- Dự giờ và trao đổi trực tiếp với các giáo viên;

- Tham khảo ý kiến của giáo viên dạy bộ môn Sinh học

* Phương pháp thực nghiệm sự phạm

- Tiến hành thực nghiệm dạy học ở nhóm lớp thí nghiệm và đối chứng để đánh giátính hiệu quả, tính khả thi của các quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắcnghiệm kiến thức phần tế bào và phân bào cho học sinh lớp 10.

- Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm đủ 3 dạng theo từng bài, theo từng mức độ.

* Phương pháp thống kê toán học

Tìm hiểu, phân tích câu trả lời câu hỏi của học sinh để thấy mức độ hiểu bài, khả năngsuy luận, giải thích, vận dụng các vấn đề đã học cũng như giải các bài tập, bài kiểm tra,…theo phương thức mới từ năm 2025.

Thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, thu thập điểm số ở các lớp mình dạy sau đó quyđổi tỷ lệ % theo các mức từ thấp đến cao: điểm kém → điểm yếu → điểm trung bình → điểm khá→ điểm giỏi Qua phân tích kết quả điểm số của học sinh để biết được hiệu quả của việc áp dụngsáng kiến kinh nghiệm.

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo phương thức thi tốt nghiệm THPT mới củaBộ Giáo dục và Đào tạo Trong đó định dạng cấu trúc đề thi, định hướng ra đề thi đổi mới đểphù hợp với mục đích đánh giá năng lực, phẩm chất người học chương trình giáo dục phổ

thông 2018

Áp dụng cho học sinh khối 10 từ năm học 2023-2024 để học sinh biết và thành thạo kĩnăng làm đề trắc nghiệm theo phương thức mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trang 3

2- NỘI DUNG2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở của việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với phương thức kiểm tra vàthi từ năm học 2023-2024

2.1.1.1 Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong đề kiểm tra, thi từ năm 2025:

- Từ năm học 2024- 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có phương thức thi tốt nghiệmTHPT mới, trong đó định dạng cấu trúc đề thi, định hướng ra đề thi cũng đổi mới để phù hợp

với mục đích đánh giá năng lực, phẩm chất người học chương trình giáo dục phổ thông 2018

Cấu trúc đề thi các môn trắc nghiệm có 3 phần Trong đó, phần I gồm các câu hỏi ởdạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn (cho 4 lựa chọn, 1 đáp án đúng) Phần II gồm các câuhỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng/sai Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúnghoặc sai Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm trả lời ngắn

a Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn:

 Để trả lời câu hỏi lựa chọn đa phương án, HS phải suy nghĩ để lựa chọn được câu trảlời đúng, tránh được các câu trả lời “nhiễu” chứ không chỉ sử dụng trí nhớ đơn thuần Nhưvậy câu hỏi có nhiều lựa chọn có thể kiểm tra được kiến thức ở mức cao hơn Thời gian trả lờinhanh nên có thể hỏi trên phương diện rộng của chương trình, do đó có thể làm tăng độ giátrị Chấm điểm rất nhanh và lại rất chính xác nên tiết kiệm được thời gian chấm bài.

Gồm 2 phần: Phần thân nêu vấn đề dưới dạng câu chưa hoàn thành hoặc câu hỏi vàphần các phương án trả lời.

* Yêu cầu: Chọn một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong số các phương án lựa chọn.* Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Biết; Hiểu và vận dụng; Có thể biết

được khả năng của HS làm bài qua phản ứng của các em đối với phương án nhiễu (mồi nhữ);Khả năng đoàn mò thấp hơn và tránh được yếu tố mơ hồ so với các trắc nghiệm khác.

* Nhược điểm: Khó biên soạn các câu hỏi để đánh giá các kỹ năng nhận thức bậc cao và khó xây

dựng được các câu hỏi chất lượng có những phương án nhiễu phân biệt với phương án đúng.

* Những đề nghị khi biên soạn:

- Không nên đưa ra nhiều ý/lĩnh vực khác nhau trong cùng một phương án lựa chọn.- Tránh dùng câu hỏi phủ định.

- Cẩn thận khi dùng phương án “Tất cả các câu trên đều đúng/sai”.

- Nên sắp xếp các phương án trả lời theo một trật tự nhất quán tránh nhầm lẫn cho học sinhkhi làm bài.

- Cố gắng tạo phương án nhiễu khó phân biệt với phương án đúng; Ghi nhận những khó khăn,nhầm lẫn của HS thường mắc phải để tạo ra các phương án nhiễu.

- Tránh trường hợp có thể có hai hay hơn hai phương án đúng trong số các phương án đã cho.- Tránh đưa ra các phương án quá phân biệt tạo ra những tiết lộ không thích hợp.

- Tránh đưa ra các phương án mơ hồ, võ đoán, không căn cứ cụ thể.- Tránh trường hợp phương án này bao hàm ý của phương án khác.

b Trắc nghiệm Đúng – Sai:

Trang 4

Gồm 2 phần: Phần thân nêu vấn đề dưới dạng câu chưa hoàn thành hoặc câu hỏi vàPhần các phương án trả lời.

*Yêu cầu: Chọn một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong số các phương án lựa chọn.*Ưu điểm: Đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau: Biết; Hiểu và vận dụng; Có thể biết

được khả năng của HS làm bài qua phản ứng của các em đối với phương án nhiễu (mồi nhữ);Khả năng đoàn mò thấp hơn và tránh được yếu tố mơ hồ so với các trắc nghiệm khác.

*Nhược điểm: Khó biên soạn các câu hỏi để đánh giá các kỹ năng nhận thức bậc cao và khó xây

dựng được các câu hỏi chất lượng có những phương án nhiễu phân biệt với phương án đúng.

*Những đề nghị khi biên soạn:

- Không nên đưa ra nhiều ý/lĩnh vực khác nhau trong cùng một phương án lựa chọn.- Tránh dùng câu hỏi phủ định.

- Cẩn thận khi dùng phương án “Tất cả các câu trên đều đúng/sai”.

- Sắp xếp các phương án trả lời theo một trật tự nhất quán tránh nhầm lẫn cho HS khi làm bài.- Cố gắng tạo phương án nhiễu khó phân biệt với phương án đúng; Ghi nhận những khó khăn,nhầm lẫn của HS thường mắc phải để tạo ra các phương án nhiễu.

- Tránh trường hợp có thể có hai hay hơn hai phương án đúng trong số các phương án cho sẵn.- Tránh đưa ra các phương án quá phân biệt tạo ra những tiết lộ không thích hợp.

- Tránh đưa ra các phương án mơ hồ, võ đoán, không căn cứ cụ thể.- Tránh trường hợp phương án này bao hàm ý của phương án khác

c Trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu hỏi với giải đáp ngắn hay một phát biểu chưa hoàn chỉnh với một chỗ hoặc nhiềuchỗ để trống (kiểu điền khuyết) Dạng câu hỏi này có ưu, nhược điểm như sau:

*Yêu cầu: Viết câu trả lời cho câu hỏi hoặc điền thêm vào chỗ còn trống.

*Ưu điểm: Dễ xây dựng; học sinh không thể đoán mò vì phải cho câu trả lời của mình khi

làm bài.

*Nhược điểm: Chỉ kiểm tra mức độ biết, hiểu đơn giản; Đôi khi khó đánh giá nội dung của

câu trả lời vì HS viết sai chính tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều phương án trả lời.

2.1.1.2 Ưu nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệma Ưu điểm

Thi trắc nghiệm được áp dụng phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm dưới đây:

*Tiết kiệm chi phí triển khai

Hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí trong quá trình kiểmtra, tổ chức thi cử.

*Rút ngắn thời gian thi

So với hình thức thi cử thông thường, thi trắc nghiệm nhanh chóng hơn, tiết kiệm thờigian thi, coi thi và chấm thi.

*Biết kết quả thi sớm hơn

Thời gian chấm trắc nghiệm rất nhanh (nếu thi với số lượng lớn có thể chấm trênmáy) Chỉ mất từ 10-15 ngày là bạn đã biết kết quả thi.

Trang 5

b Nhược điểm của thi trắc nghiệm

Bên cạnh ưu điểm được nêu trên, thi trắc nghiệm cũng có những nhược điểm như:

*Không đánh giá khách quan năng lực của người học

So với thi tự luận, thi trắc nghiệm sẽ khó đánh giá được năng lực thực sự của thí sinh.Bởi vì có ảnh hưởng bởi yếu tố may rủi Nhiều thí sinh may mắn đạt điểm vì đánh bừa nhưnglại có kết quả đúng Điều này sẽ rất không công bằng cho các thí sinh khác.

* Hạn chế khả năng tư duy của người học

Việc của người học là chọn đáp án dựa trên những gợi ý chứ không cần suy nghĩ haytính toán nhiều Từ đó làm giảm khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình làm bài.

* Áp lực về thời gian thi

Lượng kiến thức vô cùng lớn trong khi thời gian không nhiều Điều này khiến nhiều thí sinhkhông làm được sẽ chọn đáp án một cách ngẫu nhiên.

* Nội dung khá rộng và sâu

Nội dung câu hỏi của các môn thi trắc nghiệm thường rất rộng Nhiều câu phải tính toán, giải,suy luận khá lâu mới tìm ra đáp án Từ đó giúp cho việc ôn thi sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

* Gây áp lực cho nhiều giáo viên

Giáo viên phải tìm cách đổi mới phương pháp dạy, thay đổi cách kiểm tra, ôn tập đểgiúp cho học sinh có thể hiểu và nắm bắt kiến thức kịp thời, giải đề nhanh và chính xác Đặcbiệt, với giáo viên lâu năm, lớn tuổi, họ sẽ khó biên soạn đề hoặc thu tập đề thi vì trở ngại vềcông nghệ thông tin và ít nhạy bén trong đổi mới như các giáo viên trẻ.

Trên đây là một số ưu, nhược điểm của hình thức thi trắc nghiệm.

2.1.1.3.  Quy trình soạn thảo bài trắc nghiệm:

(1) Nắm đề cương môn học/ phần học/chương học.

(2) Xác định phạm vi nội dung và mục đích của bài kiểm tra.

(3) Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm: Nội dung, mục tiêu, kỹ thuật đánh giá và số lượng câucho mỗi mục tiêu.

(4) Chọn lựa hình thức kiểm tra và viết câu trắc nghiệm.

(5) Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm: đối chiều nội dung với mục tiêu tương ứng, ngônngữ diễn đạt…

(6) Tổ chức kiểm tra và thu thập thông tin.(7) Đánh giá chất lượng bài kiểm tra.(8) Cải tiến quá trình dạy và học.

Trang 6

2.1.2 Ý nghĩa của việc hệ thống câu hỏi theo xu hướng ra đề mới:*Ý nghĩa lý luận:

SKKN sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng ra đề trắcnghiệm cho giáo viên sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá năng lực và đánh giá tư duy theochương trình phổ thông 2018 của môn Sinh học

SKKN góp phần rèn cho học sinh kĩ năng học, ôn tập và làm bài kiểm tra và các bàithi đạt điểm cao so với yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018 của mônSinh học

*Ý nghĩa thực tiễn:

SKKN giúp giáo viên có hệ thống câu hỏi, bài tập để ôn tập, kiểm tra, đánh giá việcdạy của thầy và việc học của trò Từ đó các thầy cô có thể tiếp tục bổ sung hệ thống câu hỏi,bài tập của phần ở phần chu kì tế bào và phân bào Đồng thời, các thầy cô tiếp tục xây dựnghệ thống câu hỏi, bài tập theo phương thức ra đề mới Từ đó, các thầy cô sẽ có một ngân hangcâu hỏi dùng để ôn tập, kiểm tra, thi…

SKKN sẽ giúp học sinh biết hệ thống hóa kiến thức và biết các trả lời các câu hỏi phầnchu kì tế bào và phân bào Từ đó, các em học sinh sẽ chủ động hệ thống hóa kiến thức, biếtđịnh hướng các nội dung sẽ học, ôn tập, thi, kiểm tra…

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

2.2.1 Căn cứ theo mẫu đề kiểm tra chương trình lớp 10 năm học 2023-2024 do Bộ ĐT giới thiệu (Phụ lục)

GD-2.2.2 Căn cứ vào phương hướng ra đề TN THPT 2025 của bộ GDĐT Dự kiến Ma trận đề TN THPT 2025:

NT1 NT2-NT5 NT6-NT8 TH1-TH2 TH3-TH5 VD1-VD2Sinh học

Trang 7

Như vậy, trong dự kiến cấu trúc đề thi TN THPTQG có câu trắc nghiệm phần tế bào.

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện

2.3.1 Trình tự nghiên cứu:

SKKN đã được triển khai áp dụng trong 2 năm:

- Năm 2022-2023: áp dụng dạng câu hỏi TN nhiều lựa chọn;

- Năm 2023- 2024: áp dụng dạng câu hỏi TN đúng sai và TN trả lời ngắn.Tiến trình:

Bước 1: Dạy kiến thức lí thuyết và kĩ năng giải bài tập;Bước 2: Kiểm tra;

Bước 3: Tổng hợp, phân tích kết quả.

2.3.2 Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học

a Đối với giáo viên:

Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dưới dạng trắc nghiệm: I- TN nhiều lựa chọn, TNđúng/sai; TN trả lời ngắn.

Để có được hệ thống câu hỏi phù hợp, giáo viên cần nắm vững kiến thức lí thuyết phầnchu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân, hình thành giao tử và thụ tinh Đồng thời giáo viêncũng cần tìm hiểu, nghiên cứu các kĩ năng ra đề trắc nghiệm để có thể vận dụng các kĩ năngđó để ra đề trắc nghiệm phần chu kì tế bào và phân bào.

b Đối với học sinh:

- Cần nắm vững kiến thức lí thuyết phần chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân, hìnhthành giao tử và thụ tinh.

- Luyện tập, tìm tòi các câu hỏi, bài tập phần chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân, thụtinh Từ đó có kĩ năng giải trắc nghiệm thành thạo.

2.3.3 Nội dung kiến thức phần 2- Chủ đề 7- Chu kì tế bào và phân bào cho giáo viên và học

sinh lớp 10 – sách Cánh Diều được hệ thống như sau:

I CHU KÌ TẾ BÀO

- Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từkhi tể bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới Trong đó, chất ditruyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chiathành hai tế bào mới.

- Được điều khiến rất chặt chẽ đảm bảo sự sinh trưởng và phát triến bình thường củacơ thế

- Thời gian chu kì tế bào và tốc độ phân chia tế bào ở các loại tế bào khác nhau

của một cơ thể sinh vật là rất khác nhau Ví dụ: Tế bào biểu mô ruột 2 - 4 ngày, hồng cầu 4tháng, gan 0,5 – 1 năm,…

- Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và hoạt động sống củatế bào.

- Khỉ tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điểu kiện nhân

Trang 8

Kì trunggian

G1 đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S Nếu không nhậnđược tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào pha Go (khôngphân chia) Nếu tế bào ở Go duy trì khả năng phân chia thì khi xuất hiệnnhu cầu (như hồi phục tốn thương) sẽ đi vào pha Gr.

S DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatiddính ở tâm động, tể bào tiếp tục tăng trưởng.

- Trong pha này có điểm kiểm soát M điểu khiển hoàn tất quá trình phân bào.

II SINH SẢN CỦA TẾ BÀO THEO CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN1 Khái niệm sinh sản của tế bào

Sinh sản của tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng sốlượng tể bào qua phân bào và thay thể các tế bào chết.

2 Cơ chế sinh sản của tế bào - nguyên phân

Được thể hiện các sự kiện chính qua sơ đồ Hình 13.3:

Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân bao gồm 2 giai đoạn: nguyên phân (phânchia nhân) và phân chia tế bào chất được tóm tắt ở bảng sau:

Kì đầu

- NST kép bắt đầu co xoắn.- Thoi phân bào hình thành.

- Màng nhân & nhân con tiêu biến.

Kì giữa - NST co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

của thoi phân bào

Kì sau - Mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn đi về 2 cực của

tế bào.

Kì cuối - NST dãn xoắn dần.

- Màng nhân & nhân con xuất hiện.

Trang 9

- Thoi phân bào biến mất.

Phânchia tếbàochất

Thường diễn ra đồng thời với kì cuối của nguyên phân:- TB thực vật: hình thành vách ngăn phân chia thành 2 tế bào.

- TB động vật: màng sinh chất lõm vào hình thành eo thắt phân chia thành 2 tế bàocon.

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống với tế

- Diễn biến chính trong tế bào ở giảm phân I và giảm phân II được tóm tắt ở bảng sau:

Các giai đoạnDiễn biến cơ bản

Kì trung gian - Các NST được nhân đôi tạo thành NST kép.

Giảmphân I

Kì đầu I

- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng - Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại

- Thoi vô sắc hình thành

- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

Kì giữa I

- NST kép co xoắn cực đại

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của

thoi vô sắc.

Kì sau I

- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theothoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.

Kì cuối I

- Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện

- Thoi phân bào tiêu biến

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST képgiảm đi một nửa

Kì trung gian - Diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi nhiễm sắc thể

Giảmphân II

Kì đầu II

- NST bắt đầu co xoắn.

Kì giữa II

- Các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo củathoi vô sắc.

Kì sau II - Mỗi NST kép tách nhau tạo 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

Kì cuối II

- Các NST dãn xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện- Thoi phân bào tiêu biến

Trang 10

Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơngiảm đi một nửa

2 Sự thụ tinh

- Thụ tinh là quá trình dung hợp giữa giao tử đực với giao tử cái - Ở động vật, giao từ đực là tinh trùng, còn giao từ cái là trứng; - Ở thực vật, giao tử đực thường là tinh tử, còn giao tử cái là noãn

=> Kết quả của thụ tinh là tạo ra hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi rồi có thế phát sinh ra cơthể mới (thế hệ con).

2.3.4.Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (TN):

Trong phạm vi SKKN chỉ giới thiệu một số câu hỏi minh họa cho 3 dạng câu trắcnghiêm theo hướng mới Một phần được in kèm tại phần phụ lục.

Dạng I Câu hỏi TN nhiều lựa chọnI.1 Chu kì tế bào và nguyên phân

1 Quan sát hình sau đây và cho biết: Một chu kì tế bào gồm những pha nào?A G1, S, G2

B G1, S, G2, M C G1, S, G2, G0 D G0, G1, S, G2, M.

52 Kì trung gian gồm

A các pha G1, S, G2 B các pha G1, G0, S, G2

C kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối D kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân chia tế bào chất.3 Gia tăng chất tế bào, hình thành bào quan và chuẩn bị các chất cho sự nhân đôi của DNA-đây là những diễn biến chính diễn ra ở thời điểm nào trong 1 chu kì tế bào ?

A Kì trung gian B Kì đầu C Kì giữa D Kì cuối.4 Hình sau đây minh họa cho tế bào đang ở giai đoạn nào của nguyên phân?

A Kì sau B Kì đầu C Kì giữa D Kì cuối.

5 Các NST đơn phân li đồng đều về 2 cực của tế bào- là hoạt động diễn ra ở

Trang 11

A kì trung gian B giai đoạn phân chia nhân C giai đoạn phân chia tế bào chất D giai đoạn chuẩn bị.

6 Hình sau đây minh họa cho tế bào đang ở giai đoạn nào của nguyên phân?A Kì sau

B Kì đầu C Kì giữa D Kì cuối.

7 Sự nhân đôi của NST được thực hiện trên cơ sở

A sự nhân đôi của DNA B sự đóng xoắn của NST.C sự tháo xoắn của DNA D sự tổng hợp ARN.8 Phần lớn thời gian của chu kì tế bào thuộc về

A kì trung gian B nguyên phân C pha phân chia nhân D pha phân chia tế bào chất.

9 Pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

A Pha G1 B Pha S C Pha M D Pha G2.10 Thứ tự các pha trong kì trung gian là:

A G1 → S → G2 B G1 → G2 → S C S → G1 → G2 D S → G2 → G1 11 Trong chu kì tế bào, thoi phân bào được hình thành ở

A pha S của kì trung gian B pha G1 C pha G2 D pha M.

14 Trong kì trung gian, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng diễn ra ở

A pha G1. B pha S C pha G2 D pha M.15 Khi nói về thời gian của chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?A Thời gian của một chu kì tế bào ở tất cả các sinh vật là giống nhau.

B Thời gian của kì trung gian và các kì của nguyên phân là như nhau ở tất cả mọi loại tế bào.C Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là như nhau.

D Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc vào từng loại tế bào và từng loài sinh vật.

16 Kết quả của quá trình nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo nên 2 tế bào con; mỗi tế bàocon có số lượng NST là

A 1n B 2n C 3n D 4n.

17 Từ hình 13.2 sau đây hãy cho biết từ 1 tế bào ban đầu đã trải qua bao nhiêu lần phân bàođể tạo ra 4 tế bào con?

A 1 B 2 C 3 D 4.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

Xem thêm:

w