1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giáo án kế hoạch bài dạy hóa học 12 cả năm cánh diều theo công văn 5512 2 cột năm học 2024 2025 chủ đề 1 4

242 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ester - Lipid
Tác giả Ths Nguyễn Thanh Tú
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Giáo án kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2024-2025
Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 5,86 MB

Nội dung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV không nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thê

Trang 1

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12- CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN

5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2024-2025

(CHỦ ĐỀ 1-4) W O R D V E R S I O N | 2 0 2 4 E D I T I O NO R D E R N O W / C H U Y Ể N G I A O Q U A E M A I L

T A I L I E U C H U A N T H A M K H A O @ G M A I L C O M

G I Á O Á N H Ó A H Ọ C T H E OC Ô N G V Ă N 5 5 1 2

Ths Nguyễn Thanh TúeBook Collection

Tài liệu chuẩn tham khảoPhát triển kênh bởiThs Nguyễn Thanh TúĐơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 

vectorstock.com/28062440

Trang 2

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ESTER – LIPID BÀI 1 ESTER – LIPID I MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử ester - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C

trong phân tử ≤ 5) và thường gặp - Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của ester

(phản ứng thuỷ phân) - Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester - Nêu được khái niệm về lipid, chất béo và acid béo

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí)

- Trình bày được các ứng dụng của chất béo và acid béo và acid béo (omega – 3 và omega – 6)

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng

cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan

đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp

Năng lực đặc thù:

Trang 3

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực

tiễn dựa trên kiến thức hoá học

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm

+ Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu

 Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hoá học cơ bản của chất béo (phản ứng hydrogen hoá chất béo lỏng, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxygen không khí)

 Trình bày được các ứng dụng của chất béo và acid béo và acid béo (omega – 3 và omega – 6)

Trang 4

- Tài liệu: SGK Hóa học 12 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng

cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới

b Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của

GV

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ester – lipid d Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về ester:

ethyl butyrate Benzyl acetate Lynalyl acetate

- GV nêu vấn đề: Một số ester như ethyl butyrate, benzyl acetate, lynalyl acetate,

geranyl acetate, Có mùi thơm nên được dùng làm hương liệu Chất béo là thức ăn quan trọng của con người

- GV nêu câu hỏi: Ester và chất béo là gì? Chúng có tính chất vật lý cơ bản nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Ester và chất béo là các hợp chất hữu cơ, ít tan trong

nước, nhẹ hơn nước

Trang 5

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV không nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của

các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất vật lí, tính chất hóa học

của ester - lipid, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 1 – Ester - lipid

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 Ester

a Mục tiêu: HS trình bày được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử ester - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số ester đơn giản (số nguyên tử C trong phân tử ≤ 5) và thường gặp

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của ester (phản ứng thủy phân)

- Trình bày được phương pháp điều chế ester và ứng dụng của một số ester

b Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 6 – 9 và thực hiện yêu cầu của GV c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm ester; danh pháp và tính chất vật lí của

ester; tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ester

d Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khái niệm và danh pháp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 - GV tổ chức cho HS quan sát công thức phân tử sau:

I Ester

1 Khái niệm và danh pháp

a) Khái niệm

Thay thế nhóm OH ở nhóm COOH của carboxylic acid bằng nhóm -OR thu được ester

Trang 6

GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu mối quan hệ

giữa ester với carboxylic acid: Nhóm nào trong

phân tử carboxylic acid đã được thay thế để tạo thành ester?

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, kết hợp thông tin vừa tìm hiểu và nghiên cứu nội dung

trong SGK, trả lời câu hỏi: Em hãy đề xuất công

thức chung của ester đơn chức

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Gốc R’ trong ester

liên kết trực tiếp với nguyên tử nào?

- GV cho HS vận dụng kiến thức tìm hiểu được

để trả lời mục Câu hỏi thảo luận: Cho các hợp

(G) Trong các hợp chất trên, những hợp chất nào là ester? Hãy chỉ ra đặc điểm cấu tạo phân tử của các hợp chất ester

- Lưu ý: GV giảng cho HS hiểu ester RCOOR’

được tạo ra từ phản ứng giữa carboxylic acid RCOOH và alcohol R’OH, trong đó nước được sinh ra từ sự kết hợp giữa nhóm -OH của carboxylic acid và hydrogen từ nhóm hydroxy của alcohol Do đó phải phát biểu “Khi thay nhóm -OH trong nhóm carboxyl của một carboxylic acid bằng nhóm -OR’ thì thu được ester”, mà không phát biểu “Khi thay nguyên

- Công thức chung của ester đơn chức: R1COOR2 (R1: gốc hydrocarbon hoặc H; R2: gốc hydrocarbon)

b) Danh pháp

- Tên gọi của ester đơn chức: Tên gốc R2 + Tên gốc carboxylic acid

Trang 7

tử hydrogen trong nhóm carbonyl của một carboxylic acid RCOOH bằng gốc R’ thì thu được ester”

- GV cung cấp kiến thức cho HS về cách gọi

tên ester

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa được

cung cấp, trả lời câu hỏi mục Luyện tập: Viết

công thức cấu tạo và gọi tên ester có cùng công thức phân tử C4H8O2

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học

kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Nhóm -OH trong carboxylic acid được thay thế nhóm này bằng nhóm -OR’

+ Công thức chung của ester đơn chức: RCOOR’

+ Gốc R’ này liên kết trực tiếp với nguyên tử

oxygen

* Trả lời Câu hỏi thảo luận:

Trang 8

+ A, B, D, E là các ester + Đặc điểm cấu tạo: phân tử có nhóm -COO liên kết trực tiếp với gốc hydrocarbon

* Trả lời mục Luyện tập:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin

trong Bảng 1.1 SGK trang 7

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời

mục Câu hỏi thảo luận: Từ các dữ liệu cho

trong Bảng 1.1, hãy cho biết nhiệt độ sôi của các ester có xu hướng biến đổi theo phân tử khối như thế nào

2 Tính chất vật lí

- Dạng tồn tại (điều kiện thường): thể lỏng hoặc rắn

- Nhiệt độ sôi: + Thấp hơn so với alcohol và carboxylic acid có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử

Trang 9

- GV tổ chức cho HS quan sát cấu tạo phân tử ester đơn chức sau

- GV yêu cầu HS dựa vào hình, trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết ester có nguyên tử H linh động không? Đánh giá về khả năng tạo liên kết

hydrogen giữa các phân tử ester

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến tính chất vật

lí thông qua mục Luyện tập:

2 Cho các chất mạch không phân nhánh có

chiều tăng dần nhiệt độ sôi Giải thích

3 Cho các ester có công thức như sau:

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK,

suy nghĩ để trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo

+ Ester no, đơn chức, mạch hở: nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối

- Độ tan: + Ester tạo liên kết hydrogen yếu với nước ⇒ ít tan trong nước (so với alcohol, carboxylic acid có cùng số C hoặc khối lượng phân tử tương đương)

+ Ester có phân tử khối thấp: tan một phần trong nước

- Ester nhẹ hơn nước - Một số ester có mùi thơm đặc trưng

Ví dụ:

Trang 10

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

* Trả lời mục Câu hỏi thảo luận: Các ester

no, đơn chức, mạch hở có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối

* Trả lời câu hỏi của GV: Ester không có H

linh động, không tạo được liên kết hydrogen với nhau

* Trả lời câu hỏi Luyện tập:

Do carboxylic acid và alcohol có liên kết hydrogen nên có nhiệt độ sôi cao hơn ester Carboxylic acid có liên kết hydrogen ở dạng dimer nên có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol

3 (2) → (4) → (1) → (3) do gốc hydrocarbon

hầu như không tan trong nước Số gốc hydrocarbon càng nhiều, độ tan của ester càng giảm

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí của ester

- GV chuyển sang nội dung mới

Trang 11

- GV hướng dẫn và thực hiện mẫu phản ứng thủy phân ester (trong môi trường acid và trong kiềm) theo các bước trong phiếu bài tập số 1 (đính kèm dưới hoạt động)

- GV tổ chức cho các nhóm tự thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn

- GV yêu cầu HS dựa vào hiện tượng quan sát được trong quá trình làm thí nghiệm, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu bài tập số

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

* Trả lời Phiếu bài tập số 1 (đính kèm dưới hoạt động)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất hóa học của ester

- Phương trình tổng quát:

- Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch

Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)

- Phương trình tổng quát:

- Là phản ứng một chiều

Trang 12

- GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 4: Ứng dụng và điều chế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, nghiên cứu thông tin trong SGK và tìm hiểu thêm trên

internet, trả lời Câu hỏi thảo luận: Ester có

những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất

- GV cung cấp kiến thức cho HS về phản ứng ester hóa

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, trả lời

câu hỏi Luyện tập: Ethyl propionate có mùi dứa

chín Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế ester này từ alcohol và carboxylic acid tương ứng Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng điều chế ester trên

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ, thực

hiện yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

* Trả lời Câu hỏi thảo luận (DKSP) * Trả lời câu hỏi Luyện tập:

- Làm nguyên liệu tổng hợp polymer sử dụng trong công nghiệp: thủy tinh hữu cơ (poly(methyl methacrylate)), keo dán (poly(vinyl acetate))

Thủy tinh hữu cơ

- Làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm

Trang 13

+ Phản ứng ester hóa là phản ứng thuận nghịch, để nâng cao hiệu suất của phản ứng điều chế ester trên ta có thể thực hiện 1 hoặc đồng thời các biện pháp sau:

1 Tăng nồng độ các chất tham gia phản ứng (làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận) 2 Tách bớt ester ra khỏi hỗn hợp sản phẩm (làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận)

dịch theo chiều thuận)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét,

nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về phương pháp điều chế ester và ứng dụng của ester trong đời sống

- GV chuyển sang nội dung mới

Benzyl acetate có trong hoa nhài b) Điều chế

- Ester thường được điều chế bằng phản ứng ester hóa giữa carboxylic acid và alcohol, xúc tác acid (thường dùng H2SO4 đặc)

- Phương trình tổng quát:

PHIẾU BÀI TẬP 1 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ESTER Họ và tên:

Lớp:

Phản ứng thủy phân ester được tiến hành như sau: - Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống khoảng 1,0 mL ethyl acetate

Trang 14

- Thêm khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm (1) và khoảng 2 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm (2)

- Đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2) trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ 60 – 70oC Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Cho biết hiện tượng trước và sau khi đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2)

Trang 15

….………

Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi thủy phân ethyl formate trong môi trường acid và môi trường kiềm So sánh thành phần hỗn hợp sản phẩm của các phản ứng ….………

Lớp:

Phản ứng thủy phân ester được tiến hành như sau: - Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống khoảng 1,0 mL ethyl acetate - Thêm khoảng 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm (1) và khoảng 2 mL

dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm (2) - Đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2) trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ 60 – 70oC Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Cho biết hiện tượng trước và sau khi đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2)

- Trước khi đun: chất lỏng ở cả hai ống nghiệm tách thành hai lớp - Sau khi đun: ống nghiệm (1): thể tích lớp chất lỏng phía trên giảm; ống nghiệm (2): tạo thành hỗn hợp đồng nhất

Trang 16

Câu 2: Tại sao ban đầu chất lỏng trong cả hai ống nghiệm lại tách thành hai lớp?

Ester thuộc lớp nào?

- Ester thường nhẹ hơn nước nên thuộc lớp bên trên

Câu 3: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid hay môi trường kiềm xảy ra

tốt hơn?

Thủy phân ester trong môi trường kiềm xảy ra tốt hơn

Câu 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi thủy phân ethyl formate

trong môi trường acid và môi trường kiềm So sánh thành phần hỗn hợp sản phẩm của các phản ứng

- Đều tạo ra ethanol - Sản phẩm thủy phân trong môi trường acid: carboxylic acid - Sản phẩm thủy phân trong môi trường kiềm: muối sodium carboxylate

Hoạt động 2 Lipid a Mục tiêu: HS sẽ

- Nêu được khái niệm lipid, chất béo, acid béo - Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của chất béo (phản ứng hydrogen hóa chất béo lỏng, phản ứng oxi hóa chất béo bởi oxygen không khí)

- Trình bày được ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6)

b Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 9 – 12

và trả lời các câu hỏi của GV

Trang 17

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm lipid, chất béo, acid béo; đặc điểm về

tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản của chất béo; ứng dụng của chất béo và acid béo (omega-3 và omega-6)

d Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khái niệm và danh pháp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào

hình ảnh và thông tin trong SGK, cho biết: Lipid

là hợp chất hữu cơ có ở đâu? Em hãy dự đoán về tính tan của lipid

- GV cung cấp cho HS thông tin về các loại lipid phổ biến

- GV cung cấp dữ kiện về cấu tạo phân tử và tính chất của chất béo:

+ Chất béo là hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức

(glycerol)

II Lipid

1 Khái niệm và danh pháp

- Lipid: + Khái niệm: Hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực

+ Phân loại: chất béo, sáp, steroid, phospholipid,…

- Chất béo (triglyceride): + Khái niệm: là triester của glycerol với acid béo

+ Công thức chung:

Trang 18

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin được cung cấp, suy nghĩ và hoàn thành phiếu bài tập số 2 (đính kèm dưới hoạt động)

- GV giới thiệu cho HS tên của một số loại chất béo phổ biến

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và thông tin trong

SGK trang 10, cho biết: Acid béo là carboxylic

acid loại nào (đơn chức, đa chức, tạp chức)? Em có nhận xét gì về gốc hydrocarbon trong phân tử acid béo?

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã biết,

trả lời Câu hỏi thảo luận: Acetic acid có thuộc loại

có thuộc loại chất béo không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài,

thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV

(R1, R2, R3 là các gốc hydrocarbon giống hoặc khác nhau)

+ Một số acid béo phổ biến và chất béo tương ứng:

(C17H35COO)3C3H5 Glyceryl

tristearate/ tristearin (C15H31COO)3C3H5 Glyceryl

tripalmitate/ tripalmitin (C17H33COO)3C3H5 Glyceryl trioleate/

triolein (C17H31COO)3C3H5 Glyceryl

trilinoleate/ trilinolein - Acid béo:

+ Khái niệm: là monocarboxylic acid no hoặc không no, hầu hết có mạch carbon dài, không phân nhánh, số nguyên tử carbon chẵn

Trang 19

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP) * Trả lời Phiếu bài tập số 2 (đính kèm dưới hoạt động)

* Trả lời mục Câu hỏi thảo luận: + Acetic acid không phải acid béo vì acetic acid có mạch carbon ngắn

+ Hợp chất (CH3COO)3C3H5 không thuộc loại chất béo vì gốc acid trong hợp chất không phải là

- GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 2: Tính chất vật lí

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế và thông tin đã biết về các gốc acid béo có trong dầu, mỡ, hoàn thành Câu hỏi thảo luận trong bảng sau:

2 Tính chất vật lí

Phân loại

Chất béo lỏng Chất béo rắn

Trang 20

Phân loại

Đặc điểm

Minh họa - GV cung cấp kiến thức về chất béo rắn và chất béo lỏng

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau

- GV nêu câu hỏi Luyện tập: Khi cho dầu, mỡ vào

nước sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để

thực hiện yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP)

Đặc điểm

Trong phân tử có nhiều gốc acid béo không no

Trong phân tử có nhiều gốc acid béo no

Minh họa - Tính chất vật lí chung: nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ kém phân cực

Trang 21

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: Cho dầu, mỡ vào

nước sẽ xuất hiện 2 lớp do dầu, mỡ không tan trong nước Đồng thời, dầu, mỡ nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ

- GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 3: Tính chất hóa học của chất béo

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã biết, trả lời

câu hỏi: Chất béo có cấu tạo giống ester, vậy chất

béo sẽ có loại phản ứng nào?

- GV tổ chức cho HS quan sát công thức của một chất béo không no

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào cấu tạo của gốc

hydrocarbon trong chất béo không no, theo em, loại chất béo này còn có phản ứng nào?

3 Tính chất hóa học của chất béo

- Ngoài phản ứng thủy phân (tương tự ester), chất béo còn có:

a) Phản ứng hydrogen hóa

- Chất béo không no (chất béo lỏng) phản ứng với hydrogen (nhiệt độ, áp suất, xúc tác) tạo thành chất béo no (chất béo rắn) Ví dụ:

Trang 22

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học

vào thực tế: Từ dầu thực vật, làm thế nào để thu

được bơ thực vật?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi

Luyện tập: Viết phương trình hóa học của phản

ứng thủy phân tristearin trong môi trường acid và trong môi trường kiềm

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời mục

Câu hỏi thảo luận: Vì sao phản ứng hydrogen hóa

lại chuyển hóa được các chất béo lỏng thành chất béo rắn?

- GV cung cấp kiến thức về lí do dầu mỡ bị ôi

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để

thực hiện yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP) * Trả lời câu hỏi Luyện tập:

- Ứng dụng: thuận tiện cho vận chuyển và bảo quản chất béo, sản xuất xà phòng, làm bơ nhân tạo (bơ thực vật)

b) Phản ứng oxi hóa bằng oxygen không khí

- Nguyên nhân dầu mỡ bị ôi: Các gốc hydrocarbon không no trong chất béo bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí, tạo hợp chất có mùi khó chịu và gây hại cho sức khỏe con người (dầu, mỡ tái sử dụng nhiều lần cũng có hiện tượng này)

Dầu mỡ bị hỏng

Trang 23

* Trả lời Câu hỏi thảo luận: Sau khi thực hiện

phản ứng hydrogen hóa chất béo lỏng, sản phẩm thu được là chất béo có gốc acid béo no, đây là

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau

- GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp tìm hiểu thông tin trong SGK, trả lời Câu hỏi thảo luận:

Nêu các ứng dụng của chất béo

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu thông tin trong SGK kết hợp tìm hiểu trên internet, trả lời các câu hỏi Vận dụng:

4 Ứng dụng

- Chất béo: + Nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể + Nguồn dinh dưỡng quan trọng

+ Tổng hợp các chất cần thiết khác cho cơ thể, đồng thời đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất tan được trong chất béo + Nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất xà phòng, glycerol, nhiên liệu sinh học…

- Acid béo: omega – 3 và omega – 6 + Đặc điểm: acid béo không no với liên kết đôi đầu tiên ở vị trí số 3 và 6 khi đánh số từ nhóm methyl

+ Vai trò: giảm huyết áp, giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn sự hình thành các

Trang 24

1 Cho biết vai trò của acid béo omega-3 và

omega-6 đối với cơ thể người Tìm hiểu và cho biết làm thế nào để bổ sung các loại omega-3 và omega-6 cho cơ thể

2 Tìm hiểu về DHA và cho biết vì sao DHA

thường được bổ sung vào sữa bột dành cho trẻ em

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để

thực hiện yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP) * Trả lời câu hỏi Vận dụng: 1 Vai trò của omega-3 và omega-6 (DKSP) 2 DHA là một loại acid béo không no cần thiết

thuộc nhóm acid béo omega-3 Trẻ em cần bổ sung DHA đủ để cơ thể phát triển tốt Đặc biệt với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bình thường đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ DHA bởi chúng chưa có khả năng tự chuyển hóa tiền tố DHA từ dầu thực vật hay từ thức ăn thay thế sữa mẹ Giai đoạn từ 1-6 tuổi cũng là giai đoạn cần DHA vì chúng

mảng triglyceride bám trên động mạch, giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch + Dầu cá biển chứa nhiều omega – 3

+ Dầu thực vật chứa nhiều omega – 6

Trang 25

giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ Từ 6 tuổi trở lên là thời gian trẻ em bắt đầu học tập, vì vật não bộ cần đủ DHA để tiếp thu nguồn kiến thức mới

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ

Lớp: Câu 1: Hãy dự đoán loại nhóm chức và số lượng nhóm chức có trong chất béo, từ đó

đề xuất công thức cấu tạo chung của chất béo ….……… ….………

Câu 2: Chỉ ra điểm chung trong cấu tạo phân tử ester và chất béo Từ điểm chung đó

có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản nào của chất béo?

Trang 26

….……… ….………

Câu 3: Viết thông tin cần thiết để hoàn thành khái niệm chất béo

Chất béo = Ester ……… chức, tạo bởi ……… và ……… Công thức tổng quát: ………

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP 2 KHÁI NIỆM CHẤT BÉO Họ và tên:

Lớp: Câu 1: Hãy dự đoán loại nhóm chức và số lượng nhóm chức có trong chất béo, từ đó

đề xuất công thức cấu tạo chung của chất béo

Câu 2: Chỉ ra điểm chung trong cấu tạo phân tử ester và chất béo Từ điểm chung đó

có thể dự đoán được tính chất hóa học cơ bản nào của chất béo?

- Ester và chất béo đều chứa nhóm chức ester

Câu 3: Viết thông tin cần thiết để hoàn thành khái niệm chất béo

Chất béo = Ester ba chức, tạo bởi glycerol và acid béo Công thức tổng quát: (RCOO)3C3H5

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được khái niệm lipid, chất béo, acid béo;

tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất béo; ứng dụng của chất béo và acid béo

Trang 27

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm lipid, chất béo, acid béo; tính chất vật lí,

tính chất hóa học của chất béo; ứng dụng của chất béo và acid béo

d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1 Sản phẩm của phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid là

A carboxylic acid và alcohol (hoặc phenol) tương ứng B chất béo và carboxylic tương ứng

C acid mới và ester mới D dung dịch kiềm

Câu 2 Chất béo là

A hydrocarbon của alcohol B triester của glycerol với acid vô cơ C triester của glycerol với acid béo D oxide của các kim loại quý

Câu 3 Chất béo nào sau đây không chứa gốc acid béo no?

Câu 6 X là một ester tạo từ acid và alcohol no Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được

Trang 28

Câu 7 (THPTQG 2018) Thủy phân ester X trong dung dịch acid, thu được CH3COOH

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án - GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi trong SGK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại ester?

Câu 2: Cho salicylic acid (hay 2-hydroxybenzoic acid) phản ứng với methyl alcohol có

mặt dung dịch sulfuric acid đặc làm xúc tác, thu được methyl salicylate (C8H8O3) dùng làm chất giảm đau (có trong miếng dán giúp giảm đau khi vận động hoặc chơi thể thao) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên

Câu 3: Cho một loại chất béo có công thức cấu tạo sau:

Trang 29

Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa chất béo trên với hydrogen dư (xt, to, p) và với dung dịch potassium hydroxide

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, làm bài tập theo yêu cầu

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

Câu 1 D Câu 2

OOHOH

C

3OH

+ H2SO4đ, to

OOOHCH3

+HO

2

Câu 3

Phản ứng với hydrogen CH2 O CO [CH2]14CH3

CH[CH2]7CH3CHCH2CHCH [CH2]4CH3

+3KOH

toKO CO [CH2]14CH3KOCO[CH2]7CH KO CO [CH2]7CH

CH[CH2]7CH3CHCH2CHCH [CH2]4CH3

+ C3H5(OH)3

Trang 30

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án - GV chuyển sang nội dung vận dụng

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để nhận diện ester, chất béo và giải

quyết được một số vấn đề trong thực tiễn

b Nội dung: HS tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập GV giao c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách nhận diện ester, chất béo và giải quyết được

một số vấn đề trong thực tiễn

d Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 Cho phổ hồng ngoại của methyl acetate:

Trong số các pic (A), (B), (C), (D), pic nào đặc trưng cho dao động của nhóm C=O?

Câu 2 Phân biệt acetic acid và methyl formate dựa vào mỗi dữ kiện sau:

Trang 31

c) Phổ hồng ngoại

Câu 3 Trong cơ thể, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo chủ yếu diễn ra khi chất

béo đi tới ruột non nhờ các enzyme tiết ra từ tuyến tụy (lipase tụy) và mật (lipase mật)

Trang 32

Viết PTHH của phản ứng thủy phân chất béo dạng tổng quát trong ruột non thành acid béo và glycerol khi chúng ta ăn mỡ động vật hoặc dầu thực vật Giả thiết quá trình thủy phân dưới tác dụng của enzyme xảy ra hoàn toàn

Câu 4 Mỗi ngày, một học sinh lớp 12 cần năng lượng 9690 kJ và 20% năng lượng này

được cung cấp từ chất béo Biết rằng, trung bình mỗi gam chất béo cung cấp năng lượng 38 kJ

a) Học sinh trên nên ăn bao nhiêu gam chất béo mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe? b) Nếu mỗi ngày, học sinh trên dư thừa 10% năng lượng và toàn bộ năng lượng dư thừa chuyển hóa hết thành mỡ Sau 30 ngày, học sinh đó sẽ tích lũy thêm bao nhiêu gam chất béo ở dạng mỡ?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, làm bài tập theo yêu cầu

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

Câu 2

Trang 33

b) Acetic acid có liên kết hydrogen mạnh nên tan vô hạn trong nước, methyl formate chỉ có tương tác van der Waals với nước nên tan ít hơn (30g/100g nước)

acetic acid, đặc trưng cho dao động của nhóm -OH

Câu 3

Câu 4

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án - GV kết thúc tiết học

Trang 34

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2 XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP I MỤC TIÊU

trong đời sống

2 Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng

cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan

đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực

tiễn dựa trên kiến thức hoá học

Năng lực đặc thù:

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực

tiễn dựa trên kiến thức hoá học

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

Trang 35

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm

+ Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu

2 Đối với học sinh

- Tài liệu: SGK Hóa học 12 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ

năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới

Trang 36

b Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn

của GV

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xà phòng d Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về xà phòng:

- GV nêu vấn đề: Xà phòng có tác dụng làm sạch, kháng và diệt khuẩn tốt, giúp

bảo vệ làn da tối ưu Sản phẩm có tính kiềm nên hút hết dầu thừa trên cơ thể, giúp dễ dàng kì cọ và làm sạch cơ thể kỹ hơn

- GV nêu câu hỏi: Em đã bao giờ rửa sạch tay dính dầu, mỡ chỉ với nước chưa?

Tại sao khi rửa tay với xà phòng lại thấy xuất hiện nhiều bong bóng hay bọt như vậy?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Các phân tử xà phòng mà chúng ta vẫn sử dụng

có hai đầu, một đầu kỵ nước và một đầu hút nước Các phân tử xà phòng bao vây quanh các phân tử nước với đầu hút nước hướng về phía phân tử nước và đầu kỵ

Trang 37

nước hướng về phía ngược lại Khi đó, một lớp nước mỏng kẹp giữa 2 lớp phân tử xà phòng sẽ hình thành nên bề mặt bong bóng

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu được tại sao xà phòng

lại có 1 đầu kị nước, 1 đầu lại ưa nước, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất của

xà phòng và chất giặt rửa, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 2 – Xà

phòng và chất giặt rửa tổng hợp

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 Tìm hiểu về xà phòng

a Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo, cơ chế giặt rửa và phương pháp

sản xuất xà phòng

Trang 38

b Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video, đọc các thông tin trong SGK trang 14-16 và

thực hiện yêu cầu của GV

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, cơ chế giặt rửa và

phương pháp sản xuất xà phòng

d Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhớ

lại phản ứng xà phòng hóa và cho biết: Nêu

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (Câu hỏi thảo luận - DKSP)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

I Xà phòng

1 Khái niệm

- Xà phòng: hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và một số chất phụ gia

Trang 39

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm xà phòng

- GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 2: Đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1

- GV yêu cầu HS dựa vào hình, cho biết:

Cấu tạo của xà phòng gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã

học kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP)

2 Đặc điểm cấu tạo phân tử muối của acid béo trong xà phòng

- Đặc điểm cấu tạo: 2 phần (phần ưa nước nối với phần kị nước)

+ Phần ưa nước (tan trong nước): nhóm carboxylate -COO

+ Phần kị nước (không tan trong nước, tan trong dầu, mỡ): các gốc hydrocarbon mạch dài

Trang 40

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về đặc điểm cấu tạo xà phòng

- GV chuyển sang nội dung mới

Nhiệm vụ 3: Cơ chế giặt rửa của xà phòng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và đặc điểm

cấu tạo của xà phòng, trả lời Câu hỏi thảo

luận: Cho biết vai trò của phần ưa nước và

phần kị nước trong phân tử muối của acid béo trong cơ chế giặt rửa của xà phòng

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã

học để trả lời câu hỏi Luyện tập: Sodium

3 Cơ chế giặt rửa của xà phòng

- Cơ chế giặt rửa: hòa tan xà phòng vào nước → dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ → xà phòng ngấm vào các sợi vải → phần kị nước thâm nhập vào vết bẩn, phần ưa nước kéo vết bẩn vào nước → chia dầu mỡ thành các hạt nhỏ phân tán vào nước → dầu mỡ bị cuốn khỏi vật cần giặt rửa

Ngày đăng: 04/09/2024, 15:31

w