1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên Đề giảng dạy tuần sinh hoạt công dân sinh viên hệ Đại học chính quy khóa 75 “khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo và hướng nghiệp, kết nối doanh nghiệp” (năm học 2024 2025)

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo Và Hướng Nghiệp, Kết Nối Doanh Nghiệp
Tác giả Nhóm Tác Giả Tham Gia Biên Soạn
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Sinh Hoạt Công Dân
Thể loại Chuyên Đề Giảng Dạy
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • A. THÔNG TIN CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ (3)
  • B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ (4)
    • 1. TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO (4)
      • 1.1. Khái niệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (4)
      • 1.2. Đặc điểm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (5)
        • 1.2.1. Ý tưởng và tinh thần khởi nghiệp (5)
        • 1.2.2. Vai trò và kỹ năng của khởi nghiệp (6)
        • 1.2.3. Vườn ươm khởi nghiệp (8)
        • 1.2.4. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (10)
      • 1.3. Phân biệt khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với một số khái niệm tương đồng (12)
    • 2. KHÁI QUÁT VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ KẾT NỐI DOANH NGHIỆP (13)
      • 2.1. Khái niệm về hướng nghiệp và quan hệ doanh nghiệp (0)
      • 2.2. Đặc điểm về hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp (14)
        • 2.2.1. Tầm quan trọng của hướng nghiệp đối với các bạn trẻ sinh viên (14)
        • 2.2.2. Kết nối doanh nghiệp (15)
    • 3. HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP - HƯỚNG NGHIỆP CỦA UTT 14 1. Chức năng và nhiệm vụ của Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số … 14 1.1. Chức năng (0)
      • 3.1.2. Nhiệm vụ (17)
      • 3.2. Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Nhà trường (18)
        • 3.2.1. Đào tạo chính khóa nội dung “Khởi nghiệp sáng tạo” (18)
        • 3.2.2. Tham gia cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường niên (19)
      • 3.3. Hoạt động hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp (27)
        • 3.3.1. Tổ hợp vườn ươm khởi nghiệp - hướng nghiệp (27)
        • 3.3.2. Kết quả hoạt động hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp (29)
        • 3.3.2. Danh sách các đầu mối hỗ trợ khởi nghiệp - hướng nghiệp (0)

Nội dung

KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI CỦA CHUYÊN DỀ Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có các khả năng, hiểu được các nội dung để vận hành triển khai tham gia hiệu quả các hoạt động học tập gắn vớ

THÔNG TIN CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ

I MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ

- Về kiến thức: Cung cấp các kiến thức nền tảng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp, từ đó nâng cao tinh thần khởi nghiệp và hướng nghiệp cũng như nhận thức của sinh viên và hình thành tư duy đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội việc làm và sáng tạo giá trị ngay trong quá trình học tập trên ghế Nhà trường Đồng thời giúp sinh viên hiểu được môi trường đào tạo của Nhà trường luôn gắn giữa lý luận với thực tiễn theo mô hình Cơ sở giáo dục đào tạo - Sinh viên - Doanh nghiệp, doanh nhân

- Về kỹ năng: Trang bị cho sinh viên phát huy kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hướng nghiệp, kết nối môi trường doanh nghiệp, qua đó giúp sinh viên có kỹ năng lập kế hoạch khoa học và tổ chức thực hiện hiệu quả gắn với định hướng nghề nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế Nhà trường

- Về thái độ: Tạo cho sinh viên có được thái độ tích cực khi tham gia buổi học, hình thành ý thức và tinh thần học tập tích cực; nhận thức đúng về môn học để phát huy năng lực bản thân; tích cực và chủ động trong thời gian học tập trên lớp cũng như cơ hội nghề nghiệp và gắn kết cùng doanh nghiệp để tăng trải nghiệm thực tế với năng lực và trí tuệ của bản thân trong môi trường chuyên nghiệp, năng động ngày nay

II KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI CỦA CHUYÊN DỀ

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên có các khả năng, hiểu được các nội dung để vận hành triển khai tham gia hiệu quả các hoạt động học tập gắn với thực tiến thông qua Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hướng nghiệp, kết nối doanh nghiệp để tạo ra sự năng động, tư duy sáng tạo giúp quá trình phát triển bản thân trên con đường lập thân, lập nghiệp.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

1.1 Khái niệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

- Khởi nghiệp (Entrepreneurship): Là một động từ chỉ việc bắt đầu (khởi) một nghề nghiệp, sự nghiệp (nghiệp) Hay khởi nghiệp được hiểu là hành động bắt đầu của 1 nghề nghiệp nào đó, hình thức phổ thông là thành lập 1 doanh nghiệp Khi bạn tự mình bắt đầu kinh doanh thì có thể gọi là khởi nghiệp

- Đổi mới (Innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mới” Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã triển khai

- Sáng tạo được cấu thành bỏi 3 thành tố: Mới + Hữu ích + Phù hợp, mô tả hình 1.1:

Hình 1.1: Mô tả thành tố cấu thành sáng tạo

- Đổi mới sáng tạo: Là quá trình thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại"

- Đổi mới sáng tạo Mở: Là việc một tổ chức thực hiện một trong hoặc sự kết hợp của ba cơ chế để tạo ra kết quả đổi mới sáng tạo và giá trị cho tổ chức, trong đó bao gồm:

+ Tiếp nhận nguồn tri thức, ý tưởng, công nghệ từ bên ngoài tổ chức để kết hợp với các nguồn lực nội bộ

+ Thương mại hoa các nguồn tri thức, ý tưởng, công nghệ ra bên ngoài

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Sự thông thạo, trí tuệ Động lực

+ Kết hợp với các đối tác bên ngoài (hợp tác, đầu tư, v.v) để cùng nhau đồng sáng tạo, đồng phát triển những đổi mới sáng tạo

- Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up): Là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc” Trong đó:

+ Startup như chúng ta hay nghe thấy trên toàn thế giới tương ứng với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghĩa là khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng.

+ Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh

1.2 Đặc điểm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có những đặc điểm cơ bản sau:

(1) Tăng trưởng mạnh mẽ: Lãi kép = Đổi mới sáng tạo + Tinh than khởi nghiệp

(2) Đổi mới sáng tạo = Phát minh x Thương mại hóa

- Phát minh: độc nhất vô nhị;

- Công nghệ: sản phẩm, dịch vụ;

- Mô hình kinh doanh: vận hành, bán hàng và thu tiền

- Khát vọng tạo giá trị tốt đẹp;

- Năng lực nhận biết và khai thác cơ hội thị trường;

- Chấp nhận bất chắc trong thực hành bền bỉ kỷ luật đạo đức và lao động sáng tạo

1.2.1 Ý tưởng và tinh thần khởi nghiệp

- Ý tưởng: Theo định nghĩa đơn giản đối với tất cả mọi người hiểu ý tưởng có nghĩa là ý tưởng kinh doanh, muốn tự làm chủ và không phải đi làm thuê cho doanh nghiệp hay công ty nào đó

- Tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurship): Là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt quá các nguồn lực bị kiểm soát Khái niệm tinh thần khởi nghiệp được đặt ra lần đầu tiên vào thế kỉ thứ XVII và ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn tiến triển kể từ đó Nhiều người đơn giản coi đó là việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân

1.2.2 Vai trò và kỹ năng của khởi nghiệp a) Vai trò của khởi nghiệp

- Nâng cao khả năng nhận thức: Khởi nghiệp giúp bạn biết được những giá trị sống, mục tiêu mà mình muốn theo đuổi Thôi thúc bạn nhận thức, tiếp thu những cái mới từ đó tìm hiểu về khởi nghiệp là gì và vạch ra những dự định cho tương lai

- Cải thiện sự tập trung: Cùng với quá trình nhận thức về bản thân, chúng ta cũng ý thức hơn về việc sắp xếp các kế hoạch, dự định Cùng với đó ta cũng sẽ tập trung xác định nhiệm vụ nào mang lại kết quả cao nhất và tiến hành thực hiện nó

- Khả năng xử lí vấn đề: Khi bắt đầu hoặc đang trong quá trình khởi nghiệp không khó tránh khỏi những khó khăn Nhờ khởi nghiệp bạn sẽ biết tìm cách xử lí vấn đề từ đó nâng cao sự tự tin, khả năng phục hồi và các kĩ năng giao tiếp khác để thích ứng với mọi tình huống b) Kỹ năng

Quá trình khởi nghiệp liên quan đến kinh nghiệm và các kỹ năng cần phải có để bắt đầu, duy trì và phát triển doanh nghiệp startup Có được các kỹ năng đó sẽ đảm bảo cho sự thành công của startup trong tương lai, trong đó gồm:

- Kỹ năng ủy quyền: Đây là kỹ năng liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc Điều kiện lý tưởng nhất là khi các nhân viên của bạn có thể tự thực hiện được tất cả các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mình Ủy thác hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người Cốt lõi là việc biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình Chứ không phải là bạn luôn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình

- Giao tiếp cũng là một kỹ năng khởi nghiệp quan trọng: Giao tiếp là một phần rất quan trọng của cuộc sống và hiện diện trong mọi hoàn cảnh Bạn sẽ nhận thấy rằng gần như tất cả những gì bạn làm đều yêu cầu cải thiện giao tiếp Đặc biệt, để đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh, bạn cần phải giao tiếp tốt

KHÁI QUÁT VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ KẾT NỐI DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm về hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp

Trước đây mọi thường hiểu rằng hướng nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp và ngành học mà bản thân mình yêu thích Nhưng thực chất, hướng nghiệp được hiểu một cách chính xác là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như đánh giá, quản lý và phát triển nghề nghiệp

Hướng nghiệp là quá trình được diễn ra liên tục, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Và lựa chọn nghề nghiệp chính là giai đoạn đầu, sau đó đến quá trình trau dồi kiến thức chuyên môn và tìm được nơi lao động phù hợp

Khái niệm hướng nghiệp: Là những hoạt động nhằm hỗ trợ các cá nhân lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu nhân lực ở các ngành nghề, lĩnh vực sẽ được đáp ứng đủ, không còn xảy ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, mô tả hình 2.1:

Hình 2.1: Mô tả định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

2.2 Đặc điểm về hướng nghiệp và kết nối doanh nghiệp

2.2.1 Tầm quan trọng của hướng nghiệp đối với các bạn trẻ sinh viên Tầm quan trọng của hướng nghiệp đối với các bạn trẻ sinh viên, được mô tả hình 2.2:

Hình 2.2: Tầm quan trọng hướng nghiệp đối với các bạn trẻ sinh viên

(1) Hình thành tư duy nghề nghiệp: Thực tế, hiện nay có khá nhiều sinh viên luôn trong tâm thế không biết tương lai mình sẽ đi đâu, làm gì Bởi các bạn vẫn chưa xác định được mình muốn gì, thích gì Do đó, khi bước chân vào giảng đường đại học thì các bạn thường cảm thấy chán nản với những kiến thức mình học và không hề có hứng thú khi học Vì thế, việc định hướng nghề nghiệp sẽ giúp các bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng Từ đó, phát huy được tối đa năng lực của bản thân, từ đó hiệu suất lao động cũng sẽ tăng theo

(2) Tạo tâm lý ổn định: Ngay từ khi còn là học sinh, hãy hình thành tư duy nghề nghiệp để giúp các em cân nhắc, lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với sự phát triển của xã hội Đồng thời, việc xác định hướng nghiệp sẽ giúp học sinh có mục tiêu và tâm lý vững vàng hơn khi bước vào những kỳ thi quan trọng Chọn đúng nghề giúp giảm thiểu tối đa tình trạng lãng phí nhân lực

(3 Giảm được tình trạng lãng phí nhân lực: Hiện nay, có khá nhiều bạn sinh viên đang học thì chuyển trường hoặc bỏ học Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các bạn không được định hướng nghề nghiệp khi lựa chọn ngành học Ngoài việc chuyển trường thì tình trạng nhảy việc cũng diễn ra thường xuyên Nhiều người không cảm thấy hài lòng với công việc hay chế độ lương bổng nên muốn nghỉ việc Vì thế, lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân sẽ giúp xã hội hạn chế tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành và những tệ nạn xã hội Có thể nói, hướng nghiệp là việc làm cần thiết và quan trọng để giúp các bạn trẻ hiểu được mình đang ở đâu, mức độ nào và sức khỏe ra sao để có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất

Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp (DN) là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các DN; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; Xây dựng chương trình đào tạo; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức a) Tầm quan trọng giữa hợp tác doanh nghiệp và nhà trường

Doanh nghiệp có vai trò quyết định trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt động hợp tác cụ thể đó vào thực tiễn Doanh nghiệp là nơi sử dụng nhân lực và nơi tạo điều kiện cho người học có thể thực hiện “học đi đối với hành” Đó là môi trường lý tưởng để sinh viên, người học làm quen với công việc và ứng dụng các kiến thức đã học khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường Do đó, doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong xây dựng chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp để triển khai mục tiêu hợp tác

Nhà trường hiện nay cần đổi mới, sáng tạo, tự chủ từ nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo đến các phương pháp quản trị, lắng nghe chia sẻ của doanh nghiệp, đào tạo phải đặt ra mục tiêu là cung cấp sản phẩm tinh, tránh mục tiêu đào tạo cho xã hội Thực trạng cho thấy, người nhận được kết quả sau đào tạo lại là doanh nghiệp nhiều hơn các cơ quan nhà nước Doanh nghiệp khi làm giáo dục, số lượng học viên còn nhiều hơn rất nhiều lần so với một số trường đại học, cao đẳng về số lượng học viên theo học hằng năm

Quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường là sự tương tác có tính cá nhân và tổ chức, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Doanh nghiệp là nơi kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực Đây là loại hình hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho người học có thể thích ứng nhanh chóng với những đòi hỏi của thị trường Doanh nghiệp phải gắn chặt với nhà trường trong thay đổi căn bản về cơ chế vận hành hệ thống b) Sự cần thiết hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế Sự lớn mạnh của doanh nghiệp quyết định sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Hoạt động của các doanh nghiệp đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Một trong những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là thiếu đội ngũ có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Xuất phát từ sự yếu kém, bất cập trong việc gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa cao, sản phẩm đào tạo ra yếu vì kiến thức, kỹ năng và thái độ không đáp ứng được yêu cầu của công việc Việc các cơ sở sử dụng lao động phải bồi thường, đào tạo lại số nhân lực là phổ biến; các ngành đào tạo cũng như trình độ đào tạo cũng bất hợp lý, dẫn đến tình trạng ngành thì thừa, ngành thì thiếu, phân bổ không đồng bộ trong công tác quản lý xã hội, làm cho hoạt động đào tạo luôn bị động Bên cạnh đó, phương thức và chính sách cũng chưa rõ ràng, chưa thực sự đạt được như một số mô hình đào tạo điển hình của Cộng hòa Liên Bang Đức, đó là dành 70% thời gian thực hành cho người học để người học thực sự tạo ra giá trị vật chất, cũng như giá trị của việc học đi đôi với hành

Chưa có nhiều chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất được hưởng cơ chế mở trường và chưa thực sự xác định định hướng tương đối nhà trường trong doanh nghiệp như ở một số nước phát triển khác

Thứ hai, xuất phát từ đòi hỏi ngày càng cao về nguồn lực trong và ngoài nước đã qua đào tạo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự hội nhập kinh tế quốc tế Điều này thể hiện sự gia tăng phù hợp về số lượng, nâng cao chất lượng và đạt sự hợp lý về cơ cấu ngành nghề cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Đây là một thách thức lớn đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, cũng như các cơ sở đào tạo, một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đặt ra Để thực hiện được việc này, các cơ quan quản lý đào tạo và cũng như các cơ sở đào tạo càng phải tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP - HƯỚNG NGHIỆP CỦA UTT 14 1 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số … 14 1.1 Chức năng

và phát triển, tham mưu các chính sách trong công tác quản lý đào tạo cho các nhà quản lý giáo dục để hội nhập nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng trong cuộc CMCN 4.0

3 HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CỦA UTT

Trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - hướng nghiệp, kết nối doanh nghiệp, Nhà trường giao Trung tâm Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp nay thuộc Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số có chức năng nhiệm vụ để trực tiếp triển khai các hoạt động công tác sinh viên và kết nối doanh nghiệp, theo nội dung tóm tắt sau:

3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số

- Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức và quản lý các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cá nhân, tổ chức trong và ngoài Trường khởi nghiệp, hướng nghiệp:

- Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN);

- Ươm tạo khởi nghiệp; đánh giá khoa học và thẩm định giá công nghệ;

- Sáng kiến khoa học và sở hữu trí tuệ;

- Đổi mới sáng tạo (ĐMST);

- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức sự kiện về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN-ĐMST);

- Nghiên cứu chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả theo mô hình doanh nghiệp Spin-off;

3.1.2 Nhiệm vụ a) Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hướng nghiệp:

- Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm: ươm tạo các ý tưởng, dự án/ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST trong và ngoài Trường; cung cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật và dịch vụ ươm tạo; tổ chức và triển khai hoạt động NCKH về lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST trong và ngoài Trường; tham gia chủ trì các sự kiện, cuộc thi khởi nghiệp ĐMST cấp Trường, liên Trường, cấp Bộ ngành và cấp quốc gia, quốc tế;

- Hoạt động hướng nghiệp và kết nối nguồn lực: sinh viên, cựu sinh viên, cá nhân, tổ chức trong và ngoài Trường tham gia khởi nghiệp, hướng nghiệp; tham gia tư vấn, đào tạo khởi nghiệp, hướng nghiệp, quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, quản trị tài sản trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; xây dựng quỹ và nhận ủy thác đầu tư vào các dự án hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; hỗ trợ các dự án/ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận các nguồn lực trong các lĩnh vực: tài chính, KHCN, đào tạo, tư vấn, thông tin, thị trường, không gian làm việc và các lĩnh vực khác cần thiết cho hoạt động ĐMST của doanh nghiệp;

- Hoạt động của các Câu lạc bộ (CLB): do Viện sáng lập, tổ chức quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, như: CLB Sáng tạo khởi nghiệp; CLB Doanh nhân trẻ khởi nghiệp;… hoạt động của các CLB tuân thủ theo quy định, quy chế của Nhà trường, của Viện và pháp luật hiện hành b) Hoạt động nghiên cứu chuyển giao tri thức; c) Hoạt động sở hữu trí tuệ và kinh tế số; d) Hoạt động nghiên cứu, tham vấn đánh giá - thẩm định KHCN; e) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các sự kiện; f) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Nhà trường

3.2 Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Nhà trường (UTT)

Thực hiện nhiệm vụ Nhà trường giao trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số đang triển khai hiệu quả với các kết quả:

3.2.1 Đào tạo chính khóa nội dung “Khởi nghiệp sáng tạo”

Nội dung “Khởi nghiệp sáng tạo” đã được Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đưa vào đào tạo từ khóa 73, sau khi giao cho Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số xây dựng chương trình đào tạo dựa trên các văn bản hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Nhà trường và tình hình thực tế môi trường giáo dục hiện nay:

- Ngày 29/6/2022, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 3827/QĐ-ĐHCNGTVT về việc Xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo, trong đó đã bổ sung Học phần “Kỹ năng mềm”, với

05 chuyên đề môn học tương ứng 03 tín chỉ; đặc biệt là việc đưa 2 nội dung quan trọng về “Tư duy sáng tạo và định hướng nghề nghiệp” nhằm bổ trợ cho sinh viên về Kỹ năng và Tập huấn chuyên sâu phục vụ công tác hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp - hướng nghiệp theo đúng chủ trương, mục tiêu mà Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT đã ban hành 23/5/2022;

- Việc triển khai và thực hiên tại Thông báo số 5643/ĐHCNGTVT-TB ngày 21/9/2022 của Hiệu trưởng Trường Đai học Công nghệ Giao thông vận tải về việc “Xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo” bổ sung Học phần “Kỹ năng mềm”, với 05 chuyên đề môn học tương ứng 03 tín chỉ, trong đó đưa 2 nội dung quan trọng về “Tư duy sáng tạo và định hướng nghề nghiệp” nhằm bổ trợ cho sinh viên về Kỹ năng và Tập huấn khởi nghiệp sáng tạo

3.2.2 Tham gia cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường niên

Thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là “Đề án 1665”) về việc “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm

2025”, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải giao Trung tâm Khởi nghiệp và Quan hệ doanh nghiệp nay là Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số triển khai các Dự án tham gia cuộc thi trong 05 năm triển khai Đề án 1665 đã đạt được kết quả tổng hợp hình 02:

Hình 3.1: Dự án tham gia cuộc thi trong 05 năm triển khai DA1665

- Dự án 01: “Chổi quét trần nhà 4.0”: Tham gia cuộc thi theo Đề án 1665 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận Viện đang triển khai nâng cấp sản phẩm để thương mại hóa trên thị trường;

- Dự án 02: “Phần mềm quản trị vận tải 4.0”: Tham gia cuộc thi theo Đề án 1665 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận Viện đã chuyển giao cho Công ty Cổ phần công nghệ Onelog Việt Nam khai thác thương mại hóa trên thị trường;

- Dự án 03: “Giải pháp điểm danh và sổ liên lạc điện tử”: Tham gia cuộc thi theo Đề án 1665 đạt Giải khuyến khích được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Bằng khen, hiện Viện đã chuyển giao cho Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ Lâm An để thương mại hóa sản phẩm;

- Dự án 04: “Sinh viên đi ghép - Giảm ùn tắc giao thông”: Tham gia cuộc thi theo Đề án 1665 lọt Top 14 dự án được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận, đồng thời được Công ty Cổ phần Viet Lotus là thành viên

TỔNG HỢP MỘT SỐ KẾT QUẢ D ÁN KHỞI NGHIỆP ĐMST DA

Dự án Chổi quét trần nhà 4.0

Dự án Phần mềm quản trị vận tải 4.0

Dự án Giải pháp điểm danh và sổ liên lạc điện tử

Dự án Sinh viên đi ghép Giảm ùn tắc giao thông

Dự án Chuyển đổi s trong vận tải và du lịch

Dự án Công nghệ s App KBus

Nhiều Dự án đang được ươm tạo tại Tổ hợp vườn ư m công nghệ mại hóa kết quả dự án;

Ngày đăng: 10/11/2024, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w