1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi theo hướng tiếp cận đa văn hóa tại trường mầm non hoằng xuyên 2

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC& ĐÀOTẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG ÂM NHẠCCHO TRẺ 5 TUỔI ATHEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA VĂN HÓA

TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG XUYÊN 2, HUYỆNHOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Lan AnhChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Xuyên 2SKKN thuộc lĩnh vực : Chuyên môn

Thanh Hoá, năm 2024

Trang 2

2Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 22.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc cho

trẻ 5 tuổi A theo tiếp cận đa văn hóa.

2.3.2 Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5tuổi A theo tiếp cận đa văn hóa.

62.3.3 Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa và

tích hợp vào các hoạt động hàng ngày.

92.3.4 Xây dựng môi trường âm nhạc phong phú, giàu thẩm mỹ 132.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin 142.3.6 Công tác phối kết hợp với phụ huynh 15

3 Kết luận và đề xuất kiến nghị 17

Trang 3

1 Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài

“ Không có đời sống tinh thần trọn vẹn nếu không có âm nhạc, bởi ở nơi

tâm hồn con người có những vùng mà chỉ âm nhạc mới có thể chiếu rọi” Zoltán Kodály

Đây là câu nói rất nổi tiếng của một nhà soạn nhạc người Hungary mà tôirất tâm đắc Bởi, âm nhạc có một sức hấp dẫn kì lạ và còn được ví như nhữngmón ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi người và đặcbiệt là trẻ mầm non Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thầngiúp cho trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái thiện, niềm vui, nỗi buồn giúp trẻ nhậnthức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tìnhcảm Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đadạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách đầy hấpdẫn và lý thú.

Âm nhạc vừa truyền thống, vừa hiện đại thể hiện tính đa dạng về văn hoácủa 54 dân tộc Việt Nam cũng như sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thếgiới Đối với trẻ mầm non hiện nay đã và đang lớn lên trong môi trường khácbiệt so với thế hệ cha ông Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trịmới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóagiáo dục Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại màkhông quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khácnhau của dân tộc Việt Nam, thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với nền âm nhạcđa văn hóa là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ

Năm học 2023 - 2024 sau khi được tập huấn chuyên đề “Tổ chức hoạtđộng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tiếp cận đa văn hoá ở cơ sởgiáo dục mầm non” là một trong bốn chuyên chuyên đề nổi bật do Bộ Giáo dụcvà Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong năm học Việc lồng ghép tích hợp đa văn hóavào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt độnggiáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhẹ nhàngnhất Khi tổ chức hoạt động trẻ được tiếp xúc với các làn điệu dân ca của từngvùng miền, nhạc nước ngoài và đặc biệt là nghệ thuật múa hát chèo của quê

Trang 4

hương Trẻ được làm quen, sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc các vùng miền,nhạc nước ngoài và đặc biệt là phát huy văn hoá, thế mạnh của địa phương.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đavăn hóa cho trẻ lớp 5 tuổi A, tôi nhận thấy kiến thức và kỹ năng hoạt động âmnhạc đa văn hóa của trẻ còn rất hạn chế Trẻ còn khá nhút nhát, khả năng cảmthụ âm nhạc của trẻ về một số bài hát dân ca, các làn điệu chèo hay các bài hátcủa vùng miền còn thờ ơ Trẻ hát không rõ lời, hay hát sai lời dẫn đến việc tổchức các hoạt động âm nhạc cho trẻ theo hướng tiếp cận đa văn hóa còn gặpnhiều khó khăn.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc theo hướng tiếp cậnđa văn hóa đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Là một giáo viên trẻ có tâmhuyết với nghề Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ hoạt động tích cực khi tham giacác hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóa, có khả năng cảm thụ âmnhạc các bài hát dân ca, các làn điệu chèo, các bài hát vùng miền trong nước haynhạc nước ngoài một cách tốt hơn Mạnh dạn, tự tin và có các kỹ năng biểu diễntốt tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: Làm thế nào? Phải làm gìđể nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đavăn hóa cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi A tại lớp mình phụ trách Từ đó, đưa ra đượcnhững giải pháp tổ chức các hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóagiúp trẻ mở rộng được những kỹ năng cảm thụ âm nhạc và hiểu về văn hóatruyền thống của quê hương và địa phương khác Chính vì những băn khoăn,

trăn trở đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tổchức hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 tuổi A theo hướng tiếp cận đa văn hóa tạiTrường mầm non Hoằng Xuyên 2, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm

sáng kiến kinh nghiệm.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc tổ chức các hoạt động âmnhạc cho trẻ 5 tuổi A theo hướng tiếp cận đa văn hóa giúp trẻ yêu thích, mở rộngđược những kỹ năng cảm thụ âm nhạc và hiểu thêm về văn hóa truyền thống củaquê hương và địa phương khác tại Trường mầm non Hoằng Xuyên 2, huyệnHoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A do tôi phụ trách.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp điều tra thực trạng.- Phương pháp quan sát, thống kê.

- Phương pháp dùng tình cảm, trò chuyện, đánh giá.- Phương pháp tuyên truyền với phụ huynh.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 2.Nội dung.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là mộtmôn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn

Trang 5

hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thựccho các hoạt động giáo dục khác Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non làgiáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạtđộng âm nhạc phong phú như : Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âmnhạc sẽ giúp hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàndiện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.

Âm nhạc vừa truyền thống, vừa hiện đại thể hiện tính đa dạng về văn hoácủa 54 dân tộc Việt Nam cũng như sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thếgiới Đối với trẻ mầm non hiện nay đã và đang lớn lên trong môi trường khácbiệt so với thế hệ cha ông Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trịmới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóagiáo dục Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại màkhông quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khácnhau của dân tộc Việt Nam, thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với nền âm nhạcđa văn hóa là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Năm học 2023-2024 sau khi được tập huấn chuyên đề “Tổ chức các họađộnggiáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tiếp cận đa văn hóa ở cơ sởgiáo dục mầm non” là một trong bốn chuyên đề nổi bật do Bộ Giáo dục và Đàotạo chỉ đạo thực hiện trong năm học Là một giáo viên mầm non với lòng yêunghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp tôi thiết nghĩ chúng ta phải làm thế nàođể góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ theo hướngtiếp cận đa văn hóa giúp trẻ thêm yêu thích, mở rộng các kỹ năng cảm thụ âmnhạc và hiểu thêm về văn hóa truyền thống của quê hương và các địa phương

khác Đó cũng là lý do tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tổchức các hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 tuổi A theo hướng tiếp cận đa vănhóa tại Trường Mầm non Hoằng Xuyên 2, huyện Hoằng Hóa, tỉnh ThanhHóa”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2023 - 2024 được sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trườngmà tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A Dựa vào mục tiêu trong chươngtrình giáo dục mầm non, mục tiêu của lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ đồng thời căncứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã cùng với tổ chuyên môn lựa chọn và xâydựng nội dung hoạt động giáo dục âm nhạc đảm bảo 35 tuần trong năm học,trong các tuần học của năm tôi đã quan tâm đến việc xây dựng các đề tài mangtính đa dạng văn hóa trong giáo dục âm nhạc: đa dạng thể loại âm nhạc, đa dạngvăn hóa các dân tộc, đa dạng hình thức tổ chức,…đan xen các hoạt động kĩ năngnhư nghe nhạc, hát, vận động, trò chơi âm nhạc, chơi nhạc cụ thiếu chi và tổchức các hoạt động giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi theo chế độ sinh hoạt.Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi gặp những điều kiện thuận lợi vàkhó khăn sau :

2.2.1 Thuận lợi

Được Phòng giáo dục Đào tạo Huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyên đềÂm nhạc: “Tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tiếp

Trang 6

cận đa văn hóa” đểbản thân được học tập, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năngchuyên môn.

Trường Mầm non Hoằng Xuyên 2 đã đạt trường chuẩn quốc gia ở mức độ1 và đạt kiểm định chất lượng mức độ 2.

Ban giám hiệu thường xuyên tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớptập huấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ dành cho giáo viêncũng như tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và ứng dụng SKKN trong thực tiễngiảng dạy Luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện phươngpháp dạy học mới, kiến tạo môi trường âm nhạc truyền thống kết hợp hiện đạiphong phú.

Bản thân là một giáo viên được đào tạo chính quy, nắm vững chuyênmôn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tìm tòinghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trẻ khỏe mạnh, hào hứng và tích cực tham gia vào các hoạt động.

Một số phụ huynh đã có quan tâm tới con em mình trong việc trao đổithường xuyên với giáo viên phụ trách lớp.

2.2.2 Khó khăn :

Đồ dùng trang thiết bị tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc tuy đã đượctrang bị nhưng chưa đa dạng về các loại dụng cụ âm nhạc, cũng như trang phụcbiểu diễn của các vùng miền còn chưa phong phú.

Giáo viên ít được tham gia học tại các lớp năng khiếu về âm nhạc nên kĩnăng, kĩ thuật còn hạn chế.

Việc tìm hiểu và nắm rõ các nền văn hóa trong nước và thế giới chưa sâunên việc truyền tải một số nền văn hóa cho trẻ còn gặp khó khăn

Một số trẻ còn nhút nhát nên việc tổ chức các hoạt động mang tính cá nhâncòn khó khăn.

Khả năng cảm thụ về âm nhạc của một số trẻ chưa cao đặc biệt là một sốbài hát dân ca hay làn điệu chèo hay các bài hát của các vùng miền, có trẻ rấtthích hát và nghe hát, nhưng có trẻ lại thờ ơ với các bài hát

Trẻ thường thích hát những bài hát đơn giản vui nhộn, còn những bài hátcủa các dân tộc thì trẻ hát không rõ lời hay hát sai lời dẫn đến việc tổ chức hoạtđộng âm nhạc cho trẻ theo tiếp cận đa văn hóa còn gặp khó khăn.

2.2.3 Kết quả khảo sát ban đầu

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trongviệc tổ chức hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóa và thu được kết quả như sau:

Bảng khảo sát trẻ đầu năm (Tháng 9/2023)

Số trẻ đầu năm 30 trẻNội dung

ĐạtChưa đạtSố

Tỉ lệ

Trẻ hứng thú tham gia giờ học âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóa

17 57%

13 43%

Trang 7

Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát 16 53%

14 47%Trẻ biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc đa văn

hóa Có khả năng vận động theo nhạc.

17 57%

13 43%Trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động âm nhạc

dân gian

18 60%

12 40%Qua bảng khảo sát đầu năm của trẻ có thể thấy rằng khả năng và kỹ năngcảm thụ âm nhạc theo hướng tiếp cận đa văn hóa của trẻ còn rất hạn chế Vớinhững trăn trở làm sao để hiểu được tâm lý, sở thích của trẻ về âm nhạc đa vănhóa và làm thế nào để có thể tổ chức các hoạt động âm nhạc theo hướng tiếp cậnđa văn hóa đạt hiệu quả cao? Đó không chỉ là vấn đề bản thân tôi quan tâm màhầu hết các giáo viên đều quan tâm Từ những khó khăn như thế tôi phải dầnkhắc phục, sửa đổi các phương pháp giáo dục và hướng dẫn trẻ tham gia cáchoạt động âm nhạc theo hướng đa văn hóa đạt hiệu quả cao nhất thông qua việctổ chức hoạt động âm nhạc trong giờ học và các hoạt động ngoài giờ học Từ đó

tôi đưa ra “Một số giải pháp tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 tuổi Atheo hướng tiếp cận đa văn hóa tại trường Mầm non Hoằng Xuyên 2, huyệnHoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện hơn Cụ thể như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng nhằm tổ chức các hoạt động âm nhạccho trẻ 5 tuổi A theo hướng tiếp cận đa văn hóa.

Từ những thực trạng và kết quả đã được khảo sát như trên tôi đã nghiêncứu, suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp như sau:

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âmnhạc cho trẻ 5 tuổi A theo tiếp cận đa văn hóa.

Ngay từ đầu năm học, tôi đã dựa vào kế hoạch giá dục năm học của nhàtrường và mục tiêu của lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ Đồng thời căn cứ vào tìnhhình thực tế của lớp, tôi đã cùng với tổ chuyên môn lựa chọn và xây dựng nộidung hoạt động giáo dục âm nhạc đảm bảo 35 tuần trong năm học Trong cáctuần học của năm tôi đã quan tâm đến việc xây dựng các đề tài mang tính đadạng văn hóa trong giáo dục âm nhạc: đa dạng thể loại âm nhạc, đa dạng vănhóa các dân tộc, đa dạng hình thức tổ chức…đan xen các hoạt động kĩ năng như:nghe nhạc, hát, vận động, trò chơi âm nhạc Tổ chức các hoạt động giáo dục âmnhạc mọi lúc mọi nơi theo chế độ sinh hoạt.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc, tôi luôn quan tâmđến việc thể hiện được các nội dung theo tiếp cận đa văn hóa từ các vùng miềnvà theo kế hoạch hoạt động giáo dục âm nhạc trong Chương trình giáo dục mầmnon và điều chỉnh linh hoạt phù hợp với khả năng âm nhạc, điều kiện phát triểncủa trẻ lớp mình Tôi không xây dựng kế hoạch gò bó theo một khuôn mẫu,không nhất thiết trong mỗi hoạt động giáo dục âm nhạc phải có đủ 3 nội dunghoạt động mà có thể xây dựng 1-2 nội dung trong một tiết dạy, còn một nội dungkhác tôi có thể tổ chức lồng ghép trong các hoạt động khác chính vì vậy chươngtrình của trẻ vẫn được đầy đủ mà vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra.

Trang 8

Ví dụ: Kế hoạch giáo dục theo chủ đề

Bên cạnh đó tôi đã xây dựng các hoạt động gắn với cuộc sống hằng ngàycủa trẻ, gắn với văn hóa địa phương nơi mà trẻ sinh sống, các hoạt động văn hóalễ hội dân gian để bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các vùng miềnvà của địa phương.

Các nội dung trong kế hoạch được sắp xếp xen kẽ và linh hoạt để có sựkết nối từ hoạt động trước đến hoạt động sau để tạo sự khác biệt về văn hóa, chotrẻ hiểu được sự đa dạng trong văn hóa âm nhạc Tôi luôn chủ động sáng tạotrong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằmphát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.

Như vậy việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần được linhhoạt và mềm dẻo, bởi có những nội dung không đưa vào kế hoạch nhưng tôi đãchủ động giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra Trong quá trình xây dựng kếhoạch hoạt động giáo dục âm nhạc cần đảm bảo cho trẻ trong lớp được hỗ trợ đểphát triển.

2.3.2 Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âmnhạc cho trẻ 5 tuổi A theo tiếp cận đa văn hóa.

Để lựa chọn được nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6tuổi theo tiếp cận đa văn hóa, tôi căn cứ vào nội dung Chương trình giáo dụcmầm non, các mục tiêu đã xác định và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp mình,cũng như khả năng của trẻ để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với trẻ tại lớp.Lựa chọn bài hát, bản nhạc phù hợp với khả năng của trẻ: dễ thuộc, dễhát, dễ nghe, dễ chơi.

Lựa chọn các bài hát có nội dung gắn với cuộc sống thực tiễn hằng ngàycủa trẻ (hoạt động, công việc, thói quen, tập tục…)

Ví dụ: Cho trẻ nghe bài “Ngày mùa vui” dân ca Thái thông qua bài hát cangợi mùa lúa chín, niềm vui sướng của mọi người khi được mùa lúa vàng ươm

Trang 9

đầy sân, ấm no khắp bản làng Trẻ liên tưởng đến cảnh ngày mùa ở làng quêmình từ đó dễ cảm nhận và thể hiện tình yêu với bài hát hơn.

*Đối với hoạt động dạy hát: Khi dạy trẻ lớp tôi các bài hát có âm hưởng,ngữ điệu các vùng miền Tôi luôn chú ý đến ngữ điệu và giai điệu tiết tấu củabài hát từng vùng miền để trẻ thể hiện sao cho phù hợp với tích chất, đặc trưngcủa mỗi vùng.

(Trẻ tự tin biểu diễn bài hát)

*Đối với hoạt động nghe hát: Tôi đã chủ động lựa chọn các bài có nội dungmới lạ, có giai điệu vừa phải nhưng cần tươi sáng, tạo được nhiều cung bậc cảmxúc theo các nốt nhạc để tổ chức cho trẻ nghe trong các hoạt động học Các bảnnhạc có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng như các khúc hát ru phù hợp cho trẻ nghekhi ngủ, nhạc giao hưởng, nhạc cổ điển phù hợp cho trẻ nghe khi ăn hoặc trongcác hoạt động nhẹ nhàng.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động học, có thể chọn bài: Đi cấy, Trống cơm,Bắc kim thang hay những bài dân ca: Lý cây bông, Lý kéo chài…Khi tổ chứchoạt động ngủ có thể lựa chọn các bài hát: Cò lả, Ru con, Mẹ yêu con…

*Đối với hoạt động cho trẻ vận động theo nhạc: Lựa chọn các bài hát, bảnnhạc có giai điệu vui tươi, rộn ràng, kích thích trẻ vận động hoặc các bài hát cólời vận động dễ minh họa, bắt chước theo.

Ví dụ: Bài hát: Múa với bạn Tây Nguyên, Inh lả ơi, Úp lá khoai hay cácbài hát nước ngoài như: One little finger, Hello hello, Me

*Đối với trò chơi âm nhạc: Lựa chọn các bài hát, bản nhạc cho giai điệu,tiết tấu nhanh để khuyến khích được trẻ phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tinthể hiện phong cách cá nhân Kích thích trẻ thi đua hoặc các bài hát có thể kếthợp các phương thức vận động thành trò chơi thỏa mãn được tính “năng độngcủa trẻ”.

Ví dụ: Bài hát: Trống cơm, Tập tầm vông, Xỉa cá mè Hay các bài hátnhạc nước ngoài không lời có tiết tấu nhanh có thể sử dụng trong mọi trò chơithi đua xem đội nào nhanh như nhạc: Jingle bells, Color song, Baby shark *Đối với hoạt động cho trẻ chơi nhạc cụ: Lựa chọn các nhạc cụ có kíchthước, trọng lượng và chức năng phù hợp với khả năng của trẻ.

Trang 10

Ví dụ: Các dụng cụ dân tộc có rất nhiều nhưng phù hợp cho trẻ sử dụngthường là: trống, mõ, song loan, chùm xóc nhạc…

(Trẻ chơi trò chơi âm nhạc với nhạc cụ là thanh gõ)

Ngoài ra, tôi còn lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc theochủ đề, sự kiện, lễ hội để có thể thông qua âm nhạc cung cấp những kiến thứcsâu rộng hơn về một đặc trưng văn hóa của một vùng, miền, dân tộc hoặc quốcgia gắn với nội dung giáo dục chung của các lĩnh vực phát triển khác.

Ví dụ: Chủ đề “Tết” có thể lựa chọn các bài hát về Tết, mùa xuân của cácvùng miền trên đất nước Việt Nam như: “Mùa xuân đến rồi” của nhạc sĩ PhạmThị Sửu (vùng đồng bằng); “Quê hương tươi đẹp” (dân ca Nùng); “Inh lả ơi”(dân ca Thái) …

(Trẻ tự tin thể hiện phong cách cá nhân)

Lựa chọn nội dung của hoạt động giáo dục âm nhạc phù hợp với điều kiệntổ chức của lớp: phù hợp với điều kiện đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy họccủa trường, phù hợp với khả năng âm nhạc của cô…

Ví dụ: Cho trẻ lắng nghe âm thanh của các nhạc cụ thì cần phải có nhạccụ (vật thật, không phải đồ chơi hay mô hình, hình ảnh minh họa), dạy trẻ hát

Trang 11

dân ca thì cô phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm vùng miền và biết hát đúng kĩ thuậtbài hát đó…

Ưu tiên lựa chọn các nội dung, bài hát, bản nhạc của địa phương, dân tộcnơi trẻ đang sinh sống để trẻ tham gia vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa củađịa phương, dân tộc mình.

2.3.3 Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cậnđa văn hóa và tích hợp vào các hoạt động khác.

Thực tế hoạt động giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năngcảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải qua một quátrình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục Thông qua quá trình mở rộngsự tiếp xúc và tương tác giữa trẻ với bạn, với cô, với cộng đồng, tính đa văn hóađược hình thành Vì vậy, tôi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc đa văn hóa chotrẻ và lưu ý tích hợp thông qua tất cả các hoạt động trong ngày.

2.3.3.1 Tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc.

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi tổ chức hoạt động học cho trẻtôi thường xuyên tránh sự áp đặt trẻ phải nhận định đặc điểm cố định của mộtnền văn hóa, mà luôn hướng tới phương châm: “Học mà chơi - chơi mà học” đểtạo cơ hội cho trẻ được làm quen, trải nghiệm với âm nhạc Tôi đã tổ chức bằngnhiều hình thức khác nhau, mỗi hoạt động tôi chọn một phần trọng tâm chủ yếutrong một hoạt động.

*Nếu trọng tâm là học hát, tôi sẽ tập trung vào nội dung chính là tập chotrẻ hát, hát rõ lời, đúng giai điệu, đặc biệt đối với các làn điệu dân ca.

* Nếu trọng tâm là nghe hát, thì phần nghe hát sẽ kéo dài hơn, chủ yếu làtrẻ được nghe giáo viên hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạcnên hưởng ứng với những trạng thái cảm xúc có trong các bài hát, bản nhạcmang nét văn hóa mới đối với trẻ Do đó, khi thể hiện các bài hát cho trẻ nghetôi đã chú ý các yêu cầu về kĩ thuật âm nhạc như khi hát ru cần nhẹ nhàng, sâulắng thể hiện các nốt luyến láy mềm mại, đúng với tính chất của làn điệu dân cavà văn hóa vùng miền để trẻ có thể cảm nhận được những khác biệt trong âmnhạc, khác biệt trong văn hóa.

Ví dụ: Bài “Ru em” khi hát cần hát chậm, nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng.*Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, tôi sẽ gợi mở, kích thích để trẻđược thể hiện theo cách riêng của mình Với mỗi bài hát, bản nhạc nên cho trẻlàm quen 2-3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quenvới nhiều loại hình thức tiết tấu và không nhàm chán.

Tôi đã giới thiệu và hướng dẫn trẻ sử dụng một số nhạc cụ gõ đơn giảncủa dân tộc như trống, phách tre, song loan, sáo trúc… kết hợp vận động, đọcđồng dao như:

“Xúc xắc xúc xẻNăm mới năm mẻ

Nhà nào còn thức Mở cửa cho chúng tôi”

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w