Những năm gần đây môn bóng đá này được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường tiểu học của huyện Ngọc Lặc nói riêng.. Là một giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất
Trang 1của xã hội, là tài sản vô giá của dân tộc Lúc sinh thời Bác Hồ nói “Dân giàu thì nước mạnh, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ” Những
năm qua Đảng chỉ đạo ngành TDTT phải thực hiện việc đưa TDTT về cơ sở là
nhiệm vụ hàng đầu, trong đó phải nói tới cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại” Ngày nay trong giai đoạn đất nước ngày một
phát triển, từng bước tiếp cận nền văn minh của châu lục và thế giới thì vai trò của thế hệ trẻ ngày càng được khẳng định, họ chính là chủ nhân tương lai của cả nước sau này, trong đó lực lượng học sinh, sinh viên là nòng cốt
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng để giáo dục toàn diện học sinh trong Chương trình GDPT 2018 về “Đức – Trí – Thể - Mỹ” Ngoài việc rèn luyện sức khỏe, Giáo dục thể chất còn góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật thông qua bài dạy, các trò chơi vận động
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang
bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kỹ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, biết lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực: trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng
Trong nội dung giáo dục thể chất bậc ở Tiểu học có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau như: bóng đá, cờ vua, bóng bàn, đá cầu ,bơi lội, chạy 60m, bật nhảy Trong số các môn này thì bóng đá mi ni được học sinh các trường tham gia nhiều nhất và sôi nổi nhất Những năm gần đây môn bóng đá này được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các trường tiểu học của huyện Ngọc Lặc nói riêng Định kì 2 năm học, ngành Giáo dục huyện nhà lại tổ chức Hội thi thể dục thể thao và định kì 4 năm học tổ chức Hội khỏe Phù Đồng
để nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất, phát triển phong trào TDTT các trường học và phát hiện, bỗi dưỡng nhân tố học sinh có tố chất cho ngành TDTT huyện nhà, tỉnh nhà và đất nước
Mỹ Tân là xã có truyền thống TDTT của huyện Ngọc Lặc với nhiều môn thế mạnh như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội và các môn thể thao dân tộc Trường Tiểu học Mỹ Tân (trước đó là Tiểu học Mỹ Tân I và TH Mỹ Tân II) trong nhiều năm gần đây luôn đạt thành tích cao trong các giải bóng đá mi ni do huyện và tỉnh tổ chức
Là một giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất của nhà trường, chịu trách nhiệm chính về chất lượng dạy học GDTC nói chung và thành tích đội bóng đá
mi ni nói riêng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tiếp tục duy trì, phát triển phong trào bóng đá của nhà trường và đưa đội tuyển của trường đạt kết quả cao trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu các cấp Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và thực hiện sáng kiến“Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn bóng đá mi ni dành cho
học sinh ở Trường Tiểu học Mỹ Tân”.
Trang 21.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm giải pháp toàn diện, hiệu quả về công tác tổ chức, tuyên truyền, cơ sở vật chất, chuyên môn tập luyện, huy động sự tham gia của cộng đồng để nâng cao chất lượng môn bóng đá mi ni dành cho đối tượng học sinh ở trường Tiểu học Mỹ Tân
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động phát triển phong trào bóng đá mi ni và công tác huấn luyện đội bóng đá mi ni dành cho học sinh
Không gian: Trong phạm vi Trường Tiểu học Mỹ Tân, địa phương và một
số địa điểm trong huyện và ngoài huyện có liên quan
Thời gian: 03 năm học, từ năm học 2021 – 2022 đến năm học 2023 – 2024
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát, theo dõi cụ thể từng đối
tượng học sinh của đội tuyển nhà trường, xem xét mức độ hứng thú tập luyện của học sinh; quan sát để học hỏi thông qua các đồng nghiệp, quan sát công tác huấn luyện của các đơn vị bạn thông qua Internet và trực tiếp
* Phương pháp trao đổi: Tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với học sinh
và phụ huynh, thông qua đó để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đặc điểm thể chất, năng khiếu, vị trí sở trường, thời gian có thể tập luyện, sự ủng hộ của gia đình… Trao đổi và thảo luận với giáo viên giảng dạy thể dục, một số đồng nghiệp các trường bạn và một số học sinh ham thích bóng đá để bổ sung kiến thức, kỹ năng huấn luyện bóng đá mi ni, kinh nghiệm lựa chọn và áp dụng chiến thuật trong thi đấu
* Phương pháp thực hành: thực hành huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật thi
đấu
* Phương pháp thống kê: Tổng hợp kết quả qua kênh thông tin cá nhân
từ trò chuyện giữa: Giáo viên - học sinh, Giáo viên - gia đình học sinh, Giáo viên - giáo viên trực tiếp giảng dạy
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Những vấn đề chung
Bóng đá mi ni là một loại hình bóng đá dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính như trẻ em, người lớn, nam giới, nữ giới, Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 hay 7 cầu thủ, trong đó mỗi đội đều phải có một thủ môn
So với bóng đá thông thường (bóng đá 11 người), bóng đá mi ni bao gồm một sân đấu nhỏ hơn, khung thành nhỏ hơn, thời lượng trận đấu giảm Các trận đấu được chơi trong nhà hoặc ngoài trời trên sân cỏ nhân tạo, có thể được đặt trong một rào chắn hoặc "lồng" để ngăn bóng rời khỏi khu vực chơi và giữ cho trận đấu liên tục diễn ra
Bóng đá mi ni từ lâu đã được được vào giảng dạy tự chọn trong các nhà trường Tiểu học Định kì được tổ chức thi đấu chính thức trong tất cả các Hội thi TDTT
và Hội khỏe Phù Đổng, thu hút được sự quan tâm của xã hội, sự tham gia tích cực của học sinh
Trang 3Khai mạc giải bóng đá Milo cup 2019 tại tỉnh Thanh Hóa
– Nguồn: Báo Giáo dục thời đại
2.1.2 Hệ thống văn bản chỉ đạo
Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Quyết định số 5569/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Kế hoạch phát triển bóng đá tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về phát triển bóng đá học đường tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Công văn số 68/UBND-GDĐT ngày 12 tháng 1 năm 2023 của UBND huyện Ngọc Lặc về việc triển khai Kế hoạch số 01/KHUBND ngày 04/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
Kế hoạch số 06/Kh-THMT ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Trường Tiểu học Mỹ Tân về phát triển bóng đá mi ni Trường Tiểu học Mỹ Tân đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 (bổ sung năm 2023)
2.2 Thực trạng phong trào bóng đá của Trường Tiểu học Mỹ Tân trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Vài nét về địa phương và nhà trường
Mỹ Tân là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm huyện 10 km theo đường bộ Có vị trí địa lý phía Đông giáp xã Thị Trấn Ngọc Lặc; phía Tây giáp xã Giao An; phía Nam giáp xã Cao Ngọc; phía Bắc giáp xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh
Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.492,05 ha, có 1276 hộ, với 5934 khẩu, có hai dân tộc, chiếm phần lớn là người Mường 99,8% còn lại là dân tộc khác Hoạt động sản xuất chủ yếu của nhân dân trong xã là nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, tỷ
Trang 4lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện là 357 hộ chiếm 28.31% (132 hộ nghèo và 225 hộ cận nghèo)
Trường Tiểu học Mỹ Tân được thành lập theo Quyết định số 2719/QĐ-UBND ngày 03/7/2018 của 2719/QĐ-UBND huyện Ngọc Lặc Hiện nay, Trường Tiểu học Mỹ Tân có 02 điểm trường, điểm trường trung tâm đặt tại thôn Mống, điểm
lẻ tại thôn Thi Mốc; toàn trường có tổng số 28 đồng chí CB - GV - CNV và 489 học sinh
2.2.2 Về hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ môn bóng đá mi ni của nhà trường
Có 2 sân bóng mi ni tại 2 điểm trường, hệ thống bóng, lưới và một số dụng cụ tập luyện
2.2.3 Về lịch sử phát triển đội bóng đá mi ni nhà trường
Thành viên đội bóng mi ni Trường TH Mỹ Tân đạt nhất, nhì cấp huyện
năm 2013 và 2015 Nguồn: Bùi Thị Tình
Mặc dù là trường thuộc địa bàn khó khăn của huyện (Mỹ Tân từng là một trong năm xã vùng cao của huyện Ngọc Lặc) nhưng phong trào bóng đá mi ni đã
từ lâu được địa phương và nhà trường quan tâm, đầu tư xây dựng, các CLB được hình thành từ năm học 2013 – 2014 trên cả 02 trường Tiểu học trên địa bàn
xã, thu hút được đông đảo học sinh tham gia Trong 10 mùa giải gần đây, đội bóng nhà trường đạt 5 giải nhất và 4 giải nhì cấp huyện; đạt 01 giải khuyến khích cấp Tỉnh; và đạt 01 giải nhì cấp quốc gia của học sinh; Bùi Đình Thái
2.2.4 Khó khăn cơ bản
Trong 2 kì tổ chức gần nhất, đội bóng nhà trường không giành được giải nhất, phong trào bóng đá có dấu hiệu chùng xuống; trong suốt quá trình phát triển
Kết quả thực hiện môn bóng đá mi ni của học sinh Trường Tiểu học
Mỹ Tân Ngọc Lặc - Năm học 2021-2022
Nội dung một số kỹ thuật đá
bóng cơ bản được khảo sát.
(Tổng số 228 HS khối 4-5 tham
gia khảo sát)
Hoàn thành tốt Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
Số lượng Tỷ lệ
Chạy đà chạy theo cách tăng
dầnvà bước cuối dài 46
20,1
71,1
Chân khớp gối hơi khụy mũi
chân hướng về mục tiêu 48 21 % 163
71,5
Trang 5Chân lăng từ sau ra trước với
biên độ rộng và tóc độ nhanh
nhất
60 26,3% 150 65,8% 18 7,9% Điểm tiếp súc phải vào tâm bóng 50 21,9
69,7
Kết thúc giữ thăng bằng và di
chuyển theo đà của chân lăng 48
21,1
70,2
2.2.5 Nguyên nhân thực trạng nêu trên
Bản thân là giáo viên nữ nên việc dành thời gian sắp sếp cho chuyên môn bóng đá mi ni chưa nhiều, chi tiết kế hoạch đầu tư cho môn bóng đá mi ni chưa thực sự khoa học và cụ thể
Chưa tạo được một môi trường tập luyện chuyên nghiệp và ít có cơ hội cho các em giao lưu với các đội bóng tiểu học trong huyện, đặc biệt là sự hỗ trợ tạo điều kiện của các đoàn thể, gia đình, các tổ chức đoàn- đội tại địa phương chưa quy mô
Một số đơn vị bạn như thị trấn, Minh Sơn, Kiên Thọ đã hình thành các CLB có tính chất chính quy hơn
CSVC phục vụ tập luyện và thi đấu của nhà trường chưa đảm bảo chất lượng
Học sinh một mặt rất hiếu động nhưng mặt khác trí nhớ chưa bền vững, tư duy trừu tượng và khả năng tập trung chưa cao Thêm vào đó gần đây nhiều em sao nhãng do ảnh hưởng của các yếu tố ngoài nhà trường như Game, mạng XH,
…
2.3 Giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề thực trạng
2.3.1 Làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo nhà trường và địa phương
Tôi nhận thức một cách sâu sắc rằng chỉ khi nào các cấp lãnh đạo nhà trường và địa phương có sự quan tâm sâu sắc, sự chỉ đạo thường xuyên và tạo điều kiện hỗ trợ, động viên hết mức thì phong trào bóng đá nói chung và bóng
đá mi ni trong nhà trường nói riêng mới phát triển mạnh mẽ và bền vững
Năm 2002, tôi đã chủ động tham mưu, đề xuất chi bộ nhà trường các nhóm giải pháp sau:
- Kiện toàn lại Ban chỉ đạo và Câu lạc bộ bóng đá mi ni dành cho học sinh Tiểu học của nhà trường, do đích thân thầy Lê Trọng Thọ - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng – làm Trưởng ban
- Lập kế hoạch nâng cấp sân tập tại điểm trường trung tâm (khu Mống) đảm bảo yêu cầu tập luyện và thi đấu
- Thực hiện công tác huy động cộng đồng để bổ sung kinh phí hoạt động cho Câu lạc bộ bóng đá bên cạnh nguồn chi thường xuyên của nhà trường
- Đề nghị nhà trường tham mưu Chính quyền xã Mỹ Tân chỉ đạo Đoàn thanh niên và Ban thôn của 8 thôn thường xuyên phối hợp, quan tâm, hỗ trợ phong trào bóng đá mi ni phát triển
Kết quả tôi nhận thấy Ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện quyết liệt công tác tham mưu chính quyền xã và đã bàn bạc, lập Kế hoạch và tổ chức cùng Hội CMHS tiến hành tu sửa sân bóng khu trung tâm, kiện toàn lại Ban chỉ đạo
Trang 6CLB và bổ sung các thành viên nữ cho CLB với tổng số 36 học sinh tham gia Lãnh đạo nhà trường cũng đã xây dựng bổ sung Quy chế hoạt động của CLB bóng đá mi ni theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc
Kết thúc năm học 2021 – 2022, sân bóng nhà trường đã được nâng cấp tu sửa hoàn chỉnh: trồng bổ sung thảm cỏ mật, làm vạch sân bóng, bổ sung 2 bộ khu cột gôn bằng thép, nổ sung 2 bộ lưới, bổ sung 10 quả bóng tập, bổ sung các thiết bị tập như nấm, khung gôn mini,
Các nhà hảo tâm trong xã đã góp được hơn 10 triệu đồng làm kinh phí hoạt động cho đội bóng tiêu biểu là gia đình các ông: Bùy Văn Thoa, Phạm Văn Hiến, Phạm Văn Quý,…
Các hoạt động bóng đá nói riêng và TDTT nói chung của nhà trường luôn được các bác lãnh đạo xã quan tâm, động viên kịp thời
Sân bóng đá tại điểm trường khu trung tâm được đầu tư nâng cấp; Phong trào TDTT nói chung luôn được các đc lãnh đạo UBND xã quan tâm (đc Phạm Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND xã tặng quà cho các học sinh đạt giải cao HKPĐ
cấp huyện và cấp Tỉnh) - Nguồn ảnh: Bùi Thị Tình
2.3.2 Vận động sự ủng hộ của các Ban thôn và các Đoàn thể cấp xã.
Trong quá trình công tác và tìm hiểu thực tiễn, trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng đối với một đơn vị vùng miền núi còn nhiều khó khăn nếu chỉ dựa vào thời lượng sinh hoạt CLB bóng đá tại nhà trường sẽ rất khó nâng cao chất lượng chuyên môn Thực tế cho thấy học sinh muốn phát triển chuyên môn bóng đá phải xuất phát từ những buổi tập tại sân bóng các thôn bản
Vì vậy, bên cạnh việc tham mưu cho đồng chí Hiệu trưởng đề xuất UBND
xã chỉ đạo các Ban thôn phối hợp nhà trường, bản thân tôi đã trực tiếp đi đến từng thôn, trao đổi với các ông, bà Bí thư, Trưởng thôn để nhận được sự giúp
đỡ, tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện tại sân bóng các thôn Do là giáo viên sinh ra và lớn lên tại địa phương nên trong quá trình tuyên truyền, vận động, tôi gặp nhiều thuận lợi và sự ủng hộ
Kết quả nhận được có 3 thôn đã dành góc nhỏ trên sân vận động thôn cho học sinh lứa tuổi Tiểu học tập bóng là thôn Chả Thưởng, thôn Vải, thôn Mống; tất cả 5 thôn còn lại là: Mỏ, Mới, Hạ Mý, Thi Mốc và Beo đều dành thời gian trong mỗi buổi chiều cho học sinh được tập luyện Đặc biệt thôn Vải có anh
Trang 7Phạm Văn Hiến là Bí thư Đoàn xã thường xuyên danh thời gian buổi chiều giúp huấn luyện thêm cho các em thôn Vải và thôn Beo; anh Thoa thôn Chả thượng thường giúp huấn luyện cho nhóm học sinh trong thôn tập luyện
Định kỳ các mùa hè, Đoàn xã Mỹ Tân đều tổ chức giải bóng đá thanh thiếu niên, trong đó có nội dung của thiếu nhi Các giải đấu luôn thu hút sự quan tâm, chỉ đạo, động viên của các đồng chí lãnh đạo xã và của đông đảo phụ huynh học sinh
Hoạt động bóng đã của học sinh Tiểu học luôn được các đc lãnh đạo xã, thôn
và đông đảo nhân dân quan tâm, ủng hộ, động viên – Nguồn ảnh: Bùi Thị Tình
2.3.3 Giáo dục một số điều quan trọng về Luật thi đấu
2.3.3.1 Một số vấn đề chung về sân bóng
Bóng đá mi ni là môn bóng đá dành cho thiếu nhi Mỗi trận đấu phải có
02 đội, mỗi đội có 5 cầu thủ, trong đó có 01 thủ môn Số lần thay cầu thủ dự bị trong một trận đấu không hạn chế, cầu thủ đó thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác Việc thay cầu thủ phải được thực hiện đúng các qui định
Những đặc điểm của sân được xác định theo kích thước: Sân hình chữ nhật chiều rộng tối đa 42m, tối thiểu 25m Chiều rộng tối đa là 25m và tối thiểu 15m Các đường kẻ giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng cả bề rộng 8cm Đường kẻ giới hạn theo chiều dọc gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang gọi là đường biên ngang Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân
Sân bóng đá mi ni tiêu chuẩn – Nguồn báo Thể thao tuổi trẻ
Trang 8Khung thành chiều rộng 3m (tính từ mét trong 2 cột dọc) và cao 2m Ở trung tâm giữa sân kẻ một vòng tròn có bán kính 3m Khu phạt đền được kẻ từ
2 chân cột dọc làm tâm rồi vẽ vào trong sân ¼ đường tròn có bán kính là 6m, sau đó nối điểm cuối của 2 cung đường tròn này sẽ được một đoạn thẳng dài 3,16m song song đường biên ngang Khu vực trong giới hạn đường kẻ đó gọi là khu phạt đền Ở giữa đường kẻ 3,16m có 1 điểm gọi là điểm phạt đền thứ nhất (hay còn gọi là chấm phạt đền 6m) Trên đường thẳng vuông góc với biên ngang cách 10m có một điểm nữa là điểm phạt đền thứ 2 Cung đá phạt góc có bán kính là 25cm
2.3.3.2 Giáo dục học sinh một số điều quan trọng về Luật thi
Từ kinh nghiệm thực thực tiễn của bản thân và trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệm, tôi nhận thấy việc giới thiệu, giảng dạy về Luật thi đấu bóng
đá mi ni rất quan trọng Nó góp phần định hướng phát triển cho các em về cả chuyên môn, tư duy, chiến thuật và nhất là tư cách thi đấu Tôi đặc biệt chú ý giảng dạy một số nội dung sau:
a Bàn thắng hợp lệ:
Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt khỏi biên ngang giữa hai cột và dưới xà ngang của cầu môn, trừ:
– Những trường hợp đặc biệt do Luật quy định
– Quả bóng do cầu thủ dùng tay hoặc cánh tay để ném, ôm hoặc đấm vào cầu môn
Sân bóng – Nơi góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh – Nguồn: Sưu tầm
b Lỗi hành vi thiếu đạo đức:
* Trực tiếp: Cầu thủ vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của
trọng tài tuy không cố tình nhưng đã dùng sức mạnh quá mức cần thiết hoặc do bất cẩn:
1 Đá hoặc tìm cách đá đối phương;
2 Ngáng hoặc tìm cách ngáng chân đối phương
3 Nhẩy vào người đối phương;
4 Chèn đối phương bằng vai;
Trang 95 Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương;
6 Xô đẩy đối phương;
Và cầu thủ vi phạm một trong 4 lỗi sau đây:
7 Lôi kéo đối phương;
8 Nhổ nước bọt vào đối phương;
9 Tìm cách xoạc bóng khi bóng trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương
10 Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đấm bóng, ném bóng bằng tay Sẽ bị phạt quả phạt trực tiếp do đội đối phương thực hiện tại nơi phạm lỗi
Cần chú trọng giáo dục tinh thần Fair Play trong thi đấu cho học sinh
– Nguồn ảnh: Báo Hà Giang
*Gián tiếp: Thủ môn phạm một trong những lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián
tiếp:
1 Nếu sau khi phát bóng, lại nhận bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyển
về mà bóng chưa vượt qua vạch giữa sân hoặc chưa chạm hoặc đá bởi cầu thủ đối phương
2 Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả chuyển về của đồng đội
3 Nếu dùng tay chạm hoặc bắt bóng từ quả đá biên về của đồng đội
4 Nếu khống chế bóng bằng tay hoặc bằng chân ở bất cứ điểm nào thuộc phần sau đội mình lâu quá 4 giây
Hoặc theo nhận định của trọng tài, cầu thủ vi phạm một trong những lỗi sau đây, sẽ bị phạt quả gián tiếp
1 Có lối chơi nguy hiểm
2 Không tranh cướp bóng mà chỉ cố tình ngăn cản đối phương như chạy giữa đối phương và bóng hoặc dùng thân người cản đường di chuyển của đối phương
3 Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc
4 Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác không được đề cập trong luật XII,
mà trận đấu phải dừng lại để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu của cầu thủ
Trang 10Quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi Nếu vị trí phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền, quả phạt gián tiếp được thực hiện tại điểm trên đường 6m nơi gần vị trí phạm lỗi nhất
* Cầu thủ bị cảnh cáo (thẻ vàng) nếu:
1 Có hành vi khiếm nhã (phi thể thao)
2 Dùng lời lẽ hoặc hành động phản đối quyết định của trọng tài
3 Vi phạm luật nhiều lần
4 Trì hoãn đưa bóng vào cuộc
5 Không đứng đúng cự ly xa điểm phạt trong những quả phạt góc, đá biên, đá phạt, ném bóng vào cuộc
6 Ra vào sân không có phép của trọng tài hoặc vi phạm quy định thay thế cầu thủ dự bị
7 Tự ý rời sân không có phép của trọng tài
Nếu phạm một trong những lỗi trên, cầu thủ bị cảnh cáo và bị phạt quả gián tiếp tại nơi phạm lỗi, trừ trường hợp vi phạm luật trầm trọng hơn
*Cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu (thẻ đỏ) nếu theo nhận định của trọng tài cầu thủ:
1 Có hành vi thô bạo
2 Có lối chơi bạo lực
3 Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ ai
4 Ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt bằng tay (không áp dụng với thủ môn trong khu phạt đền của đội mình)
5 Vi phạm lỗi thô bạo ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt
6 Dùng lời lẽ thô tục hoặc xúc phạm
7 Bị cảnh cáo lần thứ 2 trong một trận đấu
Nếu trọng tài dừng trận đấu để truất quyền thi đấu cầu thủ phạm một trong 2 lỗi (6) hay (7), và không vi phạm lỗi nào khác theo quy định của luật, thì trận đấu tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp do đối phương thực hiện tại chỗ phạm lỗi Tuy nhiên nếu phạm lỗi trong khu phạt đền thì quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện trên vạch 6m gần nơi phạm lỗi nhất
c.Một số quy định quan trọng khác:
Cầu thủ nhí tập đá biên – Nguồn ảnh:Sưu tầm
- Những quả đá phạt đường biên dọc: Bóng được đặt tại trên đường biên dọc tại nơi
mà cầu thủ đối phương đá vượt ra khỏi đường biên dọc
đó Chú ý nếu đá thẳng vào cầu môn mà không chạm vào bất cứ cầu thủ nào thì không được tính là ghi bàn thắng Thời gian đá phạt không quá
6 giây từ khi đặt bóng