Cho trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ nhận biết được các mặt chữcái để phát âm chính xác khi nói, đây là tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tậpđọc, tập viết ở lớp 1.. chưa chú ý đến các phươ
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ MẤU GIÁO 5 - 6 TUỔI LỚP A2 TRƯỜNG MẦM NON
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2STT Nội dung Trang
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4
2.3.1 Giải pháp 1: Tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp học, đểnâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ. 5-102.3.2 Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độnglàm quen chữ cái. 10-132.3.3
Giải pháp 3: Tăng cường làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi
tự tạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ
Trang 3Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Được chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục đúng thì trẻ sẽ phát triển toàn diện, sau này là công
dân có ích cho đất nước Sinh thời Bác Hồ có nói: “Cái mầm có xanh thì cây
mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”[1] Thấm nhuần lời dạy của
Bác, công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ mầm non, những ngườichủ tương lai của đất nước là chủ trương của toàn Đảng, toàn dân ta, cả xã hộicùng chung tay chăm lo cho trẻ nhỏ, để các con được sống, học tập, lao động vàphát triển trong một môi trường tốt nhất
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam Giáo dục mầmnon nhằm phát triển toàn diện ở trẻ em về các mặt thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào họclớp một Trong đó hoạt động làm quen chữ cái có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đây là khâu đầu tiên trong quá trình phát triểnnhận thức của trẻ Cho trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ nhận biết được các mặt chữcái để phát âm chính xác khi nói, đây là tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tậpđọc, tập viết ở lớp 1 Đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc cho trẻ làmquen chữ cái giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái để trẻ pháttriển ngôn ngữ, phát âm rõ ràng, mạch lạc, nhằm rèn luyện và phát triển ở trẻ các
kỹ năng nghe, nói cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh Qua các hoạtđộng trò chơi với chữ cái còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữnói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “Đọc và viết” sau này ở trường phổthông (trò chơi tô, đồ chữ cái) Thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ởcác vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủđịnh Nhờ vậy, trẻ được hình thành một số kỹ năng cần thiết cho việc học TiếngViệt ở 1, ở trường Phổ thông
Là giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy ở độ tuổi Mẫu giáo 5
-6 tuổi Qua trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen chữ viết khôngphải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vậndụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thứccủa hoạt động Qua quá trình tổ chức dạy hoạt động chữ cái cho trẻ tại lớp tôinhận thấy phần đa trẻ chưa hứng thú học bài, trẻ nhớ được các chữ cái còn rất ít,một số chữ cái khó trẻ phát âm chưa chuẩn Trẻ rất hay nhầm lẫn một số chữ cái
có đặc điểm gần giống nhau, nhận biết các chữ cái mọi lúc mọi nơi còn chậm,nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên
Bên cạnh đó còn một số cháu chưa mạnh dạn trong các hoạt động, có nhiềucháu phát âm còn ngọng, không chuẩn, nói chưa tròn tiếng, chưa đủ câu Khi trẻtham gia chơi trò chơi củng cố chữ cái đang còn nhiều cháu nhầm, chưa hiểu rõ
về cách chơi, luật chơi Dẫn đến việc tiếp cận các trò chơi, chữ cái mới chưađược tốt Hay vẫn còn một số tiết học chữ cái giáo viên cũng chú trọng nhưng
Trang 4chưa chú ý đến các phương pháp, thủ thuật giảng dạy để thu hút trẻ dẫn đến khảnăng trẻ tiếp thu còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức với từng đối tượng trẻnên kết quả chưa được như mong đợi.
Vậy phải làm sao, làm như thế nào để tất cả trẻ đều có thể nhận biết và phát
âm chuẩn, chính xác 29 chữ cái, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vàohoạt động hàng ngày để giúp trẻ làm quen chữ cái một cách tốt nhất Xuất phát
từ lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A2 Trường mầm non Ngọc Sơn, huyện Ngọc Lặc, năm học 2023 - 2024” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi làm quen chữ cái góp phần phát triển ngôn ngữ cũng như chuẩn bị tốt cácđiều kiện cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp một
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữcái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A2 Trường mầm non Ngọc sơn, huyện NgọcLặc, năm học 2023 - 2024
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, sách báo thông tin đại chúng về vấn đềliên quan đến nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi,lựa chọn những khái niệm tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài Cácmôn học có liên quan đến SKKN
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Khảo sát thực tế trên trẻ tại lớp 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Ngọc Sơn,huyện Ngọc Lặc, thu thập thông tin cần thiết khi điều tra trên trẻ
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu Điều tra và khảo sát được số liệu sau
đó thống kê lại để sử lý số liệu phù hợp trong sáng kiến
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
V.I.Lênin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của
con người”[2] Ngôn ngữ chỉ có ở con người và cũng chính từ lao động con
người tiến hóa từ vượn thành người và phát triển Đối với sự phát triển nhâncách của trẻ mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung thì ngôn ngữ
và giao tiếp có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi là yếu tố quan trọng cho tất
cả các hoạt động và ngược lại trẻ tham gia các hoạt động sẽ được trải nghiệm,khắc sâu vốn kiến thức Việc cho trẻ làm quen với chữ cái là nền tảng quantrọng cho trẻ phát triển ngôn ngữ nhằm chuẩn bị tâm thế vững chắc bước vàolớp 1, học đọc, học viết và cả cho trẻ làm toán sau này Khi trẻ có ngôn ngữmạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởngtượng, trí nhớ, tri giác…của trẻ cũng phát triển tốt Hình thành và phát triểnnhững kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là rât quan trọng Đó là nền tảng để trẻ hiểu
về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới, tập cho trẻ biết diễn đạtnhững gì trẻ muốn nói một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp,…Đồng thời đó cũng là cơ hội tốt nhất để làm giàu vốn từ, vốn ngôn ngữ, hìnhthành cho trẻ một số thói quen nề nếp học tập như: Tập trung chú ý rèn cho trẻtính kiên trì, cẩn thận…tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với mọi ngườixung quanh
Từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng chữ viết để biểu đạt suy nghĩ củamình Nhờ có chữ viết mà tất cả lịch sử diễn ra và những công trình nghiên cứukhoa học quan trọng của thế hệ trước được lưu lại cho thế hệ sau bằng cách ghilại thành những quyển sách được lưu truyền từ đời này qua đời khác
“Một chữ cái là một đơn vị của hệ thống viết theo bảng chữ cái, như bảng chữ cái Hy Lạp và các bảng chữ cái phát sinh từ nó Mỗi chữ cái trong ngôn ngữ viết thường đại diện cho một âm vị (âm thanh) trong ngôn ngữ nói Những
ký hiệu viết trong các hệ thống viết khác đại diện cho cả âm tiết hoặc như
trong chữ tượng hình, đại diện cho một từ”[3]
Thông qua hoạt động làm quen chữ cái trẻ được phát triển năng lực, trí tuệ,khả năng quan sát, tư duy mạch lạc mở rộng vốn hiểu biết, nói đúng ngữ âmTiếng việt Bên cạnh đó giúp trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, viết.Hoạt động này giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nói tiếng
mẹ đẻ, giúp trẻ hình thành và phát triển năng lực, thái độ cần thiết, giúp trẻ họccách diễn đạt, suy nghĩ góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, chuẩn bị hànhtrang cho trẻ bước vào lớp 1
Hoạt động làm quen chữ cái là hoạt động đòi hỏi phải tư duy nhiều Dạyhoạt động học này yêu cầu giáo viên phải chắc chuyên môn, kiến thức truyền đạtđến trẻ phải chuẩn xác, dễ hiểu và lôi cuốn thu hút trẻ vào giờ dạy, cô phải giúptrẻ nhận biết, phát âm đúng và ghi nhớ những kí hiệu chữ cái tiếng việt, tăngcường khả năng ngôn ngữ và tư duy lôgic
Trang 6Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻchưa từng được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề được đề cập để giúp trẻ nhậnbiết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, cho trẻ có một kiến thứcvững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, đượctiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khiđược tiếp xúc.
Từ những lý do đó mà chúng ta có thể thấy việc nâng cao chất lượng giảngdạy trong việc tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ đảm bảo về thờigian, đủ về khối lượng kiến thức trẻ cần được lĩnh hội đối với trẻ Mầm non làcực kỳ quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có một tâm thế và kiến thức tốt để chuẩn
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề, 100% giáoviên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn thuận lợi cho việc trao dồi chuyên môn,trường có khuôn viên sạch đẹp, rộng rãi thoáng mát để trẻ vui chơi và hoạt động.Bản thân là một giáo viên trẻ có trình độ vững về chuyên môn và nhiệt tìnhtâm huyết với nghề Có kinh nghiệm trong việc dạy trẻ làm quen chữ cái
Phần đa trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡnên có nề nếp học tập tốt, trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, hào hứng tham gia vào cáchoạt động
Lớp được trang bị bàn ghế đồ dùng đúng quy cách và được trang trí nhiềugóc mở thuận lợi cho việc dạy trẻ làm quen chữ cái
2.2.2 Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, trong hoạt động cho trẻ làm quen chữcái đối với lớp 5 - 6 tuổi A2 của mình, tôi cũng còn gặp một số khó khăn như sau:100% số trẻ trong lớp là con em người dân tộc thiểu số vì thế việc giao tiếpbằng Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, một số trẻ còn nói ngọng nói lắp, sử dụngtiếng địa phương (Tiếng Mường) vì vậy việc dạy chữ cái cho trẻ còn mất nhiềuthời gian
Một số phụ huynh quá nôn nóng trong việc cho trẻ học và tập tô, viết chữcái nên đã dạy cho trẻ trước ở nhà dẫn đến một số trẻ đã biết trước không cònhào hứng trong các hoạt động
Đa số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con cho ông bà vì vậy việc thống nhấtquan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còngặp nhiều khó khăn, ông bà phát âm chưa chuẩn Tiếng Việt dẫn đến dạy phát
âm chữ cái cho trẻ chưa đúng
Trang 72.2.3 Kết quả thực trạng
Năm học 2023 - 2024 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 do tôi phụ trách có 26cháu Qua quá trình điều tra, khảo sát thực trạng về nâng cao chất lượng làmquen chữ cái cho trẻ của lớp mình Bản thân nhận thấy được kết quả thực trạngqua bảng khảo sát ban đầu cụ thể như sau:
Bảng kết quả khảo sát đầu năm
STT Tiêu chí khảo sát số trẻ Tổng
Số lượng Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
1 Trẻ hứng thú, tích cực tham giahoạt động làm quen chữ cái. 26 16 62% 10 38%
2 Trẻ nhận biết và phát âm đúngcác chữ cái đã học. 26 18 69% 8 31%
Trẻ có tư thế đúng khi tô chữ
cái (Lưng thẳng, đầu không cúi
sát, chân vuông góc )
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giải pháp 1: Tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp học để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo môi trường học tập là yếu tố kích thích trẻ tham giatích cực vào các hoạt động Với trẻ mọi thứ trước tầm mắt về thế giới xungquanh rất mới lạ hấp dẫn, kích thích sự tò mò khám phá của trẻ Chính vì vậyxây dựng môi trường cho trẻ hoạt động không chỉ đáp ứng đúng lứa tuổi, đủ nộidung giáo dục mà còn phải đẹp, sáng tạo và bắt mắt
Môi trường chữ là một hoạt động có vai trò to lớn đến sự hình thành vàphát triển nhân cách trẻ, hiểu được điều đó ngay từ đầu năm học bản thân đã chútrọng tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp học phong phú, phù hợp, hấp dẫnđến với trẻ Tôi luôn học hỏi, ứng dụng các phương pháp giáo dục STEAM, họcqua hoạt động trải nghiệm, tìm tòi khám phá, hoạt động nhóm với trò chơi hấpdẫn, những trải nghiệm thú vị như ghép nét tạo các kiểu chữ, tìm chữ cái trongsách báo, sáng tạo chữ cái với các nguyên vật liệu mở, viết chữ trên cát, gạo, đấtnặn, xếp chữ bằng lá cây, que kem
Để giúp trẻ hứng thú hơn, ghi nhớ, khắc sâu hơn về chữ cái, tôi đã tạo môitrường chữ cho trẻ hoạt động, trải nghiệm với chữ cái trong và ngoài lớp học, cụ thể
Trang 8như sau:
* Đối với môi trường trong lớp học.
Khi trẻ bước vào cửa lớp, phản xạ đầu tiên là nhìn xung quanh xem cónhững gì, có đẹp không và đặc biệt có những gì mới lạ Vì thế tạo môi trườngchữ, trang trí các góc chơi hấp dẫn đẹp mắt giúp trẻ hứng thú và cùng cô thamgia các hoạt động vui chơi Ở cửa lớp tôi có trang trí các hình ảnh biểu tượngcho “lớp học hạnh phúc” kèm từ ngữ chú thích, như: Chào mừng bé đến lớp, lantỏa yêu thương, hạnh phúc vui vẻ
Đối với góc học tập tôi trang trí những hình ảnh đẹp hấp dẫn như những ôchữ bí mật tôi gắn trên tường theo chủ đề
Ví dụ: Ở chủ đề “ Động vật” cô cho trẻ lên tìm và chọn hộp chữ, sau đó trẻ
sờ vào hộp thì hộp chữ từ từ mở ra, trẻ ngạc nhiên và rất hứng thú
Hay tôi tạo một khoảng không gian để trẻ chơi trò chơi "Ong tìm chữ" vàcho trẻ sưu tầm những tranh ảnh con vật cắt dán để làm nổi bật chủ đề như cắtcác chữ cái (n, m) trong chủ đề
Ngoài ra tôi còn trang trí biểu bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà” bằng bìa cáttông và dán các chữ cái ký hiệu cho mỗi trẻ Mỗi khi đến lớp trẻ phải tìm chữ cáicủa mình gắn lên bảng biểu thay cho điểm danh, cô cử đại diện một số bạn trong
tổ lên gắn giúp ký hiệu cho những bạn nghỉ học
(Hình ảnh chữ cái được trang trí qua biểu bảng bé đến lớp, bé ở nhà)
Để củng cố kiến thức và giúp trẻ hứng thú hơn trong nhận biết và phát âmchính xác chữ cái Tôi đã trang trí các góc trong lớp bằng những đồ dùng, đồchơi ngộ nghĩnh, đáng yêu và gắn tên gọi cho các đồ dùng, đồ chơi Khi cho trẻhoạt động tôi hướng dẫn các bé biết lựa chọn và ghép các chữ cái lại với nhautheo đúng trình tự để tạo thành từ chỉ tên gọi của các đồ dùng, đồ chơi đó Qua
đó phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ
Ví dụ: Với đồ chơi “Thỏ bông” tôi hỏi trẻ:
+ Đây là đồ chơi gì? (Thỏ bông ạ)
+ Chúng mình nhìn xem cô viết (hoặc ghép) từ "Thỏ bông" nhé: Chữ cái
Trang 9đầu tiên trong từ "Thỏ bông " là chữ ‘t”, chữ thứ 2 là chữ “h” Cứ như vậytôi cho trẻ tri giác trọn vẹn từ "Thỏ bông".
Ngoài ra để trẻ ghi nhớ các ký hiệu bằng chữ cái và biết sắp xếp chữ cáithành từ có nghĩa, hàng ngày vào những lúc vui chơi tôi và trẻ thường cắt dánchữ cái, sau đó ghép tên những con vật, hoa quả, đồ vật Như vậy, qua việc cùngtrẻ ghép tên các đồ vật, đồ chơi trong lớp tôi thấy trẻ dễ nhớ các chữ cái, các từ,thứ tự các chữ cái trong từ, dần dần trẻ thuộc từ đó và có thể tự sao chép hoặcghép chữ cái thành từ và phát âm rất thành thạo
Ngoài ra trong lớp tôi chọn góc trẻ dễ dàng quan sát vào mọi lúc mọi nơi để
trang trí góc “Bé học chữ gì?”, tôi chia góc đó thành 29 ô, sau khi cho trẻ làm
quen với chữ cái mới tôi mời trẻ lên chọn chữ cái vừa học và găm vào ô của góc
“Bé học chữ gì?” Bên cạnh tôi còn thiết kế 1 bảng “Bé tập ghép từ” có chỗ treotranh (ảnh) và bảng gài chữ cái Sau mỗi hoạt động làm quen với chữ cái mới,tôi gắn tranh (ảnh) có từ hoặc cụm từ chứa chữ cái trẻ vừa học Sau đó, cô mời2- 3 trẻ lên chọn chữ cái mới gắn vào ô và ghép từ giống từ dưới tranh
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” tiết hoạt động làm quen với chữ cái o, ô,
ơ Tôi treo tranh lớp học phía dưới tranh có từ “lớp học”; Tranh cô giáo phía dưới
có từ “cô giáo”; Tranh đồ chơi phía dưới tranh có từ “đồ chơi” Sau đó tôi gọi trẻ:
- Bạn nào giúp cô ghép từ “lớp học” giống từ “lớp học” trong tranh nào?
- Ai có thể ghép từ “cô giáo” giống từ dưới tranh?
- Từ “đồ chơi” có mấy chữ cái?
- Bạn nào giỏi ghép từ “đồ chơi” nào?
- Khi ghép con ghép thế nào? (Ghép từ lần lượt từ trái qua phải)
Ở những chủ đề đầu tiên tôi có thể làm cùng trẻ, khi trẻ thuần thục hơn tôichỉ hướng dẫn và quan sát trẻ “Tập ghép từ” Qua đó giúp trẻ nhận biết, khắcsâu chữ cái
Góc thư viện là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái và rèn luyện kỹnăng tiền biết đọc, biết viết của trẻ như: Cách lật giở sách, cách đưa mắt từ tráisang phải khi đọc hoặc các từ mới như: Tên truyện, tên các trang bìa, tên cácalbum tự tạo… Để phát huy tính tích cực của trẻ trong góc chơi tôi cùng trẻ vẽcác hình ảnh về các loài hoa trong bài thơ "Hoa kết trái" cô giáo viết chữ inthường to để trẻ nhận biết dễ dàng cô viết hết cả bài thơ, những chữ cái cô địnhcho trẻ làm quen i, t, c thì cô tô màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận thấy và khi
cô cùng trẻ quan sát ở góc đó trẻ được gạch chân các chữ cái mà trẻ làm quen.Ngoài ra xung quanh lớp các đồ dùng, đồ chơi tôi đều viết từ tương ứngnhư: Hộp đựng kéo, hộp đựng hoa lá, hay lồng gắn các chữ có trong tên gọicác đồ vật, đồ chơi để trẻ được tiếp cận trong khi chơi, khi học
Ví dụ: Gắn chữ a trên đồ chơi “Cái ca”; chữ o trên đồ chơi ”Quả bóng”;
chữ ô trên đồ chơi “Ô tô”
Bên cạnh đó để thu hút trẻ trong hoạt động góc, cứ hết một chủ đề cô giáo
Trang 10cùng trẻ thường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu có sẵn để bổxung và trang trí vào các góc trong lớp như: Bìa cát tông, lon bia, chai, lọ bằngnhựa Trong mỗi đồ dùng đồ chơi bản thân đều đánh chữ gắn tên cho mỗi đồdùng đó nhằm giúp trẻ trong khi chơi được phát âm và lấy đồ chơi dễ dàng hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Gia đình” Cô cùng trẻ làm những chiếc tủ đựng bát, đĩa,
xoong bằng tấm bìa và đặt tên: Tủ đựng cốc,tủ đựng bát, tủ đựng thìa, tủ đựng
xoong nồi.
(Hình ảnh các đồ dùng đã được gắn tên)
Bên cạnh đó tôi còn in các mẫu chữ cái in rỗng, các cụm từ in rỗng, sau đócho trẻ tô màu và phát âm Trong suốt quá trình hoạt động tích cực như vậy, bảnthân trẻ lại một lần nữa khắc sâu chữ cái, phát âm chuẩn, chính xác và rõ ràng
* Đối với môi trường ngoài lớp học
Với môi trường bên ngoài nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động,vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp như: Góctuyên truyền, hành lang, cây xanh, góc thiên nhiên của lớp, sân tập thể dục, khuvui chơi, đồ chơi ngoài trời (Cầu trượt, xích đu, bập bênh ) khu vực trẻ chơi vớicát nước, khu vườn thiên nhiên
Đối với môi trường ngoài lớp học tôi cùng trẻ cắt dán góc tuyên truyền vớiphụ huynh Trong góc tuyên truyền bên cạnh những nội dung về các hoạt độngnuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ tôi còn chú trọng môi trường chữ đa dạngphong phú cho trẻ học và làm quen với các chữ cái theo từng chủ đề
Ví dụ: Chủ đề “Giao thông” cô cho trẻ học chữ cái “h”, “k” cô dán hình
ảnh xe cứu hỏa; Thuyền buồm, đèn hiệu giao thông dưới mỗi hình ảnh có chữ
“Xe cứu hỏa”; “Thuyền buồm”, “đèn hiệu giao thông” Sau giờ hoạt độngngoài trời kết thúc tôi thường cho trẻ quan sát những hình ảnh đó, đồng thời chotrẻ tìm và phát âm chữ cái theo yêu cầu của cô
Hay tủ để đồ dùng cá nhân của trẻ bên cạnh việc dán ảnh tôi còn gắn kýhiệu bằng các chữ cái in thường Bằng cách này trẻ dễ dàng nhận ra chữ củamình và của bạn
Trang 11Ví dụ: Anh Thư tôi lấy chữ cái “a”, Gia Hân chữ cái “g” để ký hiệu cho
Bên cạnh đó bản thân đã phối hợp với phụ huynh cùng xây dựng góc thiên
nhiên của lớp, sưu tầm nhiều loài hoa, cây cảnh, Mỗi cây tôi đều gắn biển tên
để trẻ nhận biết được các chữ cái đã học Bản thân nhận thấy đây là góc có nhiềuthuận lợi, tạo cho trẻ có một góc chơi cùng với sự khám phá thú vị, vừa giáo dụctrẻ hiệu quả lại vừa là môi trường giúp trẻ làm quen chữ cái một cách nhẹ nhàngnhưng mang lại kết quả cao
Ví dụ: Tôi gắn tiêu đề cho góc là: “ Vườn hoa của bé” và tôi làm các biển
cắm có chữ ghi tên các loại hoa như: “hoa giấy”, “hoa mẫu đơn”, “Sen đất”;
“hoa mười giờ”… Khi cho trẻ tri giác chữ trong biển cắm tôi đều yêu cầu trẻ tìm
từ gắn vào đúng cây
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các chữ cái rời yêu cầu trẻ tìm từng chữ ghépđúng tên gọi của cây hoa mà tôi đã trồng trong mỗi chậu
Ví dụ: “Sen đất” trẻ tìm kết hợp phát âm chữ “s”; rồi đến chữ “e”; “n lần
lượt ghép đúng tên “Sen đất” theo yêu cầu của cô Các cây khác trẻ cũng tìmtương tự
Như vậy với cách thực hiện này tôi thấy trẻ rất hào hứng tham gia hoạtđộng cùng cô, trẻ được phát âm, ghi nhớ chữ cái rất nhanh
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị sẵn các loại hột hạt: Ngô, đậu và các vật liệukhác như: Đá, sỏi, lá cây rụng, xếp thành chữ cái Trong quá trình trẻ chơi, trẻvừa xếp chữ, vừa đọc chữ để luyện phát âm Từ đó cô kịp thời uốn nắn nhữnglỗi sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính xác, rõ lời
Trang 12Ví dụ: Trên thân cây Sấu…chúng tôi có tạo hình chiếc lá in bài thơ “Bé
giúp bà”; “ Rửa tay” gắn lên cây, trong hoạt động ngoài trời tôi cùng trẻ đọccác bài thơ và cho trẻ tìm và phát âm chữ cái đã biết
Như vậy thông qua tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp học, bản thânnhận thấy rằng trẻ rất hứng hào tham gia khám phá môi trường chữ cùng cô, trẻghi nhớ nhanh, chủ động tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn một cáchlinh hoạt Đây là một giải pháp rất hữu hiệu để cô tận dụng cơ hội giúp trẻ họctốt chữ cái
2.3.2 Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động làm quen chữ cái.
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là việc sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin vào giáo dục, nhằm tạo ra môi trường học tập hiện đại, linh
hoạt và tăng tương tác giữa người dạy và người học” [4].
Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nétqua các “bài giảng điện tử” Tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào hoạt động làm quen chữ cái 5 - 6 tuổi là rất thuận lợi bởi trẻ được làmquen và nhận biết, phát âm các chữ cái, được tham gia vào các trò chơi trên máytính như sử dụng chuột, bấm chuột, di chuột để chọn chữ Kết hợp với những âmthanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất
Trong những năm gần đây dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của PhòngGD&ĐT đến các trường mầm non trong toàn huyện nói chung và trường Mầmnon Ngọc Sơn nói riêng đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Bản thântôi đã chủ động thiết kế, tạo nguồn dữ liệu cho mình soạn giáo án điện tử để dạytrẻ Tùy từng bài tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn Nhưng