TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI TẬP TỐT NGHIỆP
§Ò tµi: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt
động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ngêi híng dÉn : PGS.TS. Lª Thanh Thuû Sinh viªn thùc hiÖn: Vò ThÞ Kim Oanh Líp: K5b - §¹i häc s ph¹m Hµ Néi
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Để có được ngày hôm nay, em xin được gửi lời cảm ơn trân thành tới quý thầy côtrong trường Đại Học Sư PHạm Hà Nội đã tận tâm hướng dẫn, giảng giải cho em trithức khoa hoc, giúp em có định hướng tốt khi trở về trường công tác,phục vụ ngànhhọc mầm non.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa giáo dục mầm non, đặc biệt hết lòng cảm ơn TS.LÊ THANH THỦY_ cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em thực hiện bài thi tốtnghiệp này.Cuối cùng, em xin gửi đến tất cả các bạn trong lớp đại học mầm non đãchia sẻ với em trong suốt quá trình học.Mặc dù em đã hết sức cố gắng, nhưng với trìnhđộ có hạn và lần đầu tiên làm quen với nghiên cứu khoa học của một sinh viên với đềtài : “Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt độngtạo hình” nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và sai sót.
PGS-Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô khoa giáo dục mầm non, trườngĐHSPHN, để em hoàn thành bài tập tốt nghiệp có hiệu quả hơn.
Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2013.Sinh viên: Vũ Thị Kim Oanh
MỤC LỤC
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài………2.Mục đích nghiên cứu……… 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu………4.Giả thiết khoa học.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.6 Phương pháp nghiên cứu.7.Phạm vi nghiên cứu.
2 Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.3 Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo của trẻ.
3.1 Khái niệm về khả năng.
3.2 Những đặc điểm hoạt động tạo hình sáng tạo của trẻ mầm non.
4 Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ em.
4.1 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.
4.2 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ nănggiao tiếp xã hội.
4.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.4.4 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
4.5 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổthông.
5 Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mâmnon.
5.1 Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
5.2 Các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.5.3 Nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
Trang 46 Những phương pháp và thủ thuật hướng dẫn hoạt động tạo hình trong trườngmầm non.
6.1 Khái niệm.
6.2 Các nhóm phương pháp.
7 Hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
7.1 Hoạt động tạo hình trên tiết học.7.2 Hình thức tạo hình ngoài tiết học.
8 Trò chơi và hoạt động chơi.
6 Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
CHƯƠNG III : XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTẠO HÌNH VÀ THỰC NGHIỆM.
1.Thiết kế trò chơi kích thích sự hứng thú và sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi từ các nguyên vật liệu mở.
1.1 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những chiếc lá.1.2 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những loại hột hạt.1.3 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là dây.
1.4 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những hộp nhựa.1.5 Thiết kế trò chơi từ nguyên vật liệu mở là bitis.
2 Tổ chức thực hiện áp dụng.2.1 Mục đích của thực nghiệm.2.2 Nội dung của thực nghiệm.2.3 Cách tiến hành thực nghiệm.2.4 Phân tích kết quả thực nghiệm.
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài :
- Bác Hồ nói: Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá’’ Sảnphẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự pháttriển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thànhvà phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
- Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn tạo hình nói riêng là việc làm cầnthiết để phát huy năng khiếu của trẻ một cách tự nhiên.
- Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuậtphản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú vàhấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mìnhtrong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình.
- Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác độngđồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất vàhình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xãhội biết lao động tích cực sáng tạo.
- Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sángtạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản ( vẽ, nặn, xédán cắt ) Đặc biệt trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hìnhcòn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô nhưng mang lại cho trẻ cảm xúcthực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứngthú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liềnvới cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và saymê thực hiện ý tưởng của mình Ngoài ra, giờ vẽ còn hình hình thành ở trẻ những kỹnăng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút , những kỹ năng rất cần thiết cho trẻbước vào lớp 1.
- Thực tiễn ở trường Mầm Non của trẻ, đa số trẻ chưa phát huy hết khả năng sángtạo Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính ápđặt , dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạtcủa người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình Vậy giáo viên phải làm gì, làm nhưthế nào để trẻ có thể vẽ, nặn, cắt, tô mầu và làm đẹp sản phẩm.
- Xuất phát từ đặc điểm trên tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phảigiải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình không phải đơn giản là dạy trẻ vẽ theo ýcủa riêng cô mà phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học Có như vậy sản phẩmtrẻ làm ra mới đạt kết quả cao Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ họctạo hình là cần thiết.
Trang 7- Hiểu rừ được tầm quan trọng trong việc nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cựctrong giờ học vẽ, tụi luụn suy nghĩ tỡm ra cỏc biện phỏp tỏc động phự hợp giỳp trẻ phỏthuy đuợc khả năng tưởng tượng, tớnh sỏng tạo mà vẫn phự hợp với đặc điểm tõm sinhlý của trẻ : “ học bằng chơi, chơi mà học’’ điều này đó thỳc đẩy em chọn đề tài : “Mộtsố biện phỏp nõng cao chất lượng cho trẻ mẫu giỏo 5-6 tuổi trong hoạt động tạo hỡnh”.
2.Mục đớch nghiờn cứu
Nghiờn cứu, tỡm kiếm biện phỏp nõng cao chất lượng hoạt động tạo hỡnh cho trẻ, nhằm tăng cường hiệu quả của việc giỏo dục trẻ em thụng qua hoạt động tạo hỡnh.ở trường mầm non Hoa Hồng – Nghĩa Tõn – Cầu Giấy
3 Đối tượng và khỏch thể nghiờn cứu
a Khỏch thể nghiờn cứu
Nghiờn cứu trờn trẻ mẫu giỏo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy –Hà Nội
b Đối tượng nghiờn cứu
Một số biện phỏp nõng cao chất lượng hoạt động tạo hỡnh cho trẻ mẫu giỏo 5-6 tuổi.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu tụi nghiờn cứu đề tài này kớch thớch sự sỏng tạo thỡ sẽ giỳp cho hoạt động tạo hỡnh của trẻ thờm hứng thỳ và đạt hiệu quả cao hơn.
5 Nhiệm vụ nghiờn cứu.
Hệ thống húa vấn đề lý luận cú liờn quan đến đề tài.
Tỡm những thực trạng kỹ năng kỹ xảo về hoạt động tạo hỡnh của trẻ.Biện phỏp mang tớnh vui chơi…Vẽ cú hứng thỳ trong hoạt động tạo hỡnh.Những nguyờn vật liệu mở để trẻ sử dụng trong tạo hỡnh.
6 Phương phỏp nghiờn cứu
6.1.Phương phỏp nghiờn cứu lý luận
Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phõn tớch giải thớch, đỏnh giỏ số liệu thu đượcthụng qua nghiờn cứu.
6.2 Phương phỏp nghiờn cứu thực tiễn.
+ Phương phỏp nghiờn cứu tự nhiờn
Trang 8Quan sát những hoạt động của trẻ, phương pháp tổ chức của giáo viên qua giờ học tạohình
+ Phương pháp điều tra:
- Trao đổi với giáo viên về các biện pháp tổ chức cho trẻ thông qua giờ học tạo hình,tìm hiểu sự hứng thú của trẻ thông qua HĐTH cho trẻ
- Điều tra bằng phiếu Anket
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thử nghiệm các biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ 5 -6 tuổi thông qua HĐTH
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỤC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Khái niệm chung về hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đắc biệt mang tính sáng tạo.Nó phảnánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người khôngchỉ khám phá và lĩnh hội thế giới, mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắmvào đó tâm hồn và tình cảm của người nghệ sỹ
Trong trường mầm non, hoạt động tạo hình được xếp trong chương trình học tậpcủa trẻ.
Nội dung của hoạt động tạo hình trong trường mầm non bao gồm các hoạt độngsau:
1.1 Vẽ.
1.1.1 Hoạt động vẽ nói chung
- Về kỹ thuật: là vẽ theo khuôn mẫu thiết kế mang tính chính xác toán học( bản vẽthiết kế máy,…).
- Hội họa: là laoij hình nghệ thuật mà màu sắc là phương tiện thể hiện chính(cácbức tranh vẽ bằng sơn dầu, bột màu thuốc nước).
- Đồ họa: Hiện nay phương tiện thể hiện chính là đường nết nhưng đồng thời sửdụng màu( tranh minh họa truyện kể, trình bày sách, tranh cổ động.)Hoạt động vẽ trongtrường mầm non là vẽ đồ họa, phấn màu là những phương tiện tạo đường nét, các laoijmàu nước cũng dược sử dụng khá phổ biến.
1.1.2 Thể loại vẽ trong trường mầm non.
- Vẽ theo mẫu.- Vẽ trang trí.- Vẽ theo đề tài.- Vẽ theo ý thích.
1.2 Xé dán, cắt dán.
Tranh xé dán, cắt dán ở trường mẫu giáo bắt nguồn từ các thể loại tranh ghép:tranh ghép từ các mảnh sứ, bát đĩa vỡ,từ các mảnh kính màu,từ vỏ chai,từ tre,các hộpnhựa, hoa lá…
Trong trương mầm non, chúng ta dạy trẻ thể hiện tranh từ những mảnh giấy màu dántrên nền giấy, được gọi là tranh xé dán, cắt dán.
Thể loại giống như vẽ :
Ở thể loại vẽ cũng như cắt, xé dán theo ý, mục đích của giờ dạy là:
Trang 10Kiểm tra khả năng của trẻ, qua đó cô giáo có định hướng cho nhiệm vụ đào tạo tiếptheo.
Củng cố kiến thúc, kỹ năng đã học.
Phát triển khả năng sáng tạo, tính độc lập, tựu chủ trong công việc.
Vì vậy, ở các giờ học theo ý thích, cô giáo phải vận dụng nhiều phương pháp khácnhau để cung cấp biểu tượng( nội dung cần thể hiện) cho trẻ, càng phong phú càng tốt,giúp trẻ nhớ lại những kỹ năng đã học, giúp trẻ thục hiện những kỹ năng còn mới sovới trẻ, nhưng cần thiết cho việc thực hiện nội dung trẻ tự chọn.Vì vậy, cô giáo phải cókiến thức về tạo hình về cuộc sống, phải biết cách gây sự hưng phấn và thích thú ở trẻđối với giờ học.
1.3 Nặn.
Đặc thù của hoạt động nặn như hoạt động tạo hình là thể hiện bằng khối, nặn làmột dạng điêu khắc nhưng sử dụng bằng nguyên liệu mềm, dẻo.Có thể dễ dàng tácđộng bằng tay, vì vậy phù hợp với trẻ mẫu giáo.
Tính dẻo mềm của nguyên liệu và tính chất khối của vật thể hiện cho phép trẻ nắmđực một số kỹ năng dêc hơn vẽ ( ví dụ trong thể hiện động tác) Sự thể hiện mối quânhệ không gian giữa các vật trong hoạt động nặn cũng rất dơn giản, các vật được đặtcạnh nhau hoặc gần nhau theo ý muốn, viễ cảnh không gian trong hoạt động nặn khôngđược đặt ra.
Trong họa động nặn, phương tiện chủ yếu là hình dạng khối.- Có 2 cách nặn:
Nặn ghép nhiều chi tiết thành một vật Nặn vật từ một khối đất nguyên.- Nặn trong trường mẫu giáo có 3 thể loại:
Nặn theo mẫu Nặn theo đề tài Nặn theo ý thích.
Cả 3 loại hoạt động vẽ, nặn, cắt xé dán trong trường mẫu giáo có mối quan hệ chặtchẽ với nhau và co cùng chung nhiệm vụ sau:
- Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ ( nhận biết cái đẹp, xúcđộng trước cái đẹp và biết yêu cái đẹp.)
- Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ để hình thành cho trẻ thình yêu dôid với vẻ đẹp củathiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật.
- Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, năng lực quan sát và ước mơsáng tạo.
Trang 112 Đặc điểm khả năng tạo hình của trẻ mẫu giáo lớn.
Để có một khả năng phát triển taoh hình cần phải trải qua một quá trình liên tụccó hệ thống Nếu như tuổi mấu giáo bé là nền tảng sự phát triển khả năng tạo hình cholứa tuổi mấu giáo nhỡ, thì lứa tuổi mấu giáo ngỡ lại là cầu nối cho sự phát triển tạohình ở tuổi mấu giáo lớn, vốn được coi là bước đệm hết sức cần thiết để chuẩn bị chotrẻ vào lớp 1 Mỗi lứa tuổi đều có một vai trò nhật định trong quá trình phát triển khảnăng tạo hình của trẻ Đó là mối quan hệ xuyên suốt không thể tách rời.
Chính vì vậy ở mỗi lứa tuổi đều cần có những yêu cầu riêng biệt để phù hợp vớitâm lý trẻ Tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có sự phát triển mạnh về thể lực và sự khéo léo củađôi bàn tay Vì vậy trẻ miêu tả được đặc điểm về hinh dáng, đường nét, bố cục và cácmối quan hệ của các sự vật, hiện tượng khi vẽ nặn, cắt xé dán Trẻ mẫu giáo lớn thì tìmhiểu cái đẹp trong ảnh, đồ dùng đồ chơi và trong thiên nhiên, nhận biết sự thay đổi củathiên nhiên và loài vật qua màu sắc, hình dáng, bố cục Trẻ có thể diễn đạt những cảmxúc của mình bằng lời và bằng sản phẩm một cách có mục đích Ở tuổi mấu giáo lớntrẻ đã biết bàn bạc để nêu lên ý định chung khi tạo sản phẩm tập thể Biết tự giới thiệusản phẩm của mình và nêu nhận xét vầ sản phẩm của bạn Tà đó giúp trẻ tự hệ thốnghóa và chuẩn xác các biểu tượng, nâng cao sản lượng sản phẩm tạo hình, đồng thời tạobước đệm vững chắc, phát triển khả năng tạo hình ở lứa tuổi phổ thông.
3 Đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo ở trẻ.
Phát triển những khả năng của trẻ và phát triển đúng đắn những khả năng đó làmột trong những nhiệm vụ giáo dục quan trong nhất Để thực hiện những nhiệm vụ nàycần chú ý lứa tuổi của trẻ, sự phát triển tâm sinh lý, điều kiện giáo dục…
Phát triển khả năng tạo hình ở trẻ chỉ có kết quả khi việc day trẻ tiến hành có kếhoạch, có hệ thống, nếu không sự phát triển đó sẽ đi theo con đường ngẫu nhiên, tìnhcờ và khr năng tạo hình của trẻ có thể dậm chân tại chỗ Vậy khả năng là gì?
3.1 Khái niệm về khả năng:
Khả năng có thể hiểu là những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, đảm bảo cho sựlĩnh hội một cách tương dôid dễ dàng và có chất lượng một dạng hoạt động tạo hìnhnào đó.
Khả năng không phải là phẩm chất bẩm sinh, nó chỉ là hình thành và phát triểntrong hoạt động Kết quả họa động chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển khả năng đượchình thành trong hoạt động đó Mặc dù vậy, sự phát triển khả năng cũng có nhữngđiều kiện sinh lý, hay còn gọi là cơ sỏ vật chất của khả năng như cấu tạo của não, kiểucủa hoạt động của thần kinh cao cấp, cấu tạo của cơ quan cảm giác, cơ quan vận động.
Phát triển khả năng tạo hình trước tiên phụ thuộc vào sự giáo dục khả năng quansát, biết nhìn thấy những đặc điểm của các vật và hiện tượng xung quanh để đưa ranhững so sánh và nêu lên được những đặc điểm đặc trưng.
Trang 12
3.2 Những đặc điểm họa đông tạo hình sáng tạo ở trẻ mấu giáo.
Khả năng tạo là đặc thù riêng của con người, làm cho con người tách rời khỏithế giới động vật, có khả năng không chỉ sủ dụng thực tiễn mà còn có thể thay đổi, cảitạo thực tiễn.
Khả năng của con người phát triển tới mức độ bao nhiêu thì khả năng mở mangnhững hoạt động sáng tạo của ta bấy nhiêu.
Sự hiểu biết đúng đăn về khả năng và đặc điểm của sự sáng tạo của trẻ yêu cầunhà sư phạm phải có kiến thức về đặc điểm của hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nóichung, phải biết người họa sĩ sử dụng những phương tiện tạo hình nào để xây dụng nênhình tượng nghệ thuật, hoạt động sáng tạo trải qua những giai đoạn nào.
Đặc điểm của sư sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
Sáng tạo của nhà họa sĩ là một loại hoạt động nhất định, tạo nên những vật độcđáo mới có ý nghĩa xã hội, đó là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới xungquanh Sự thể hiện đó không phải đơn giản là sự “ sao chép” lại những sự vật và hiệntượng, mà họa sĩ phải “ nhào nặn” lại những gì thụ cảm được trong nhận thức củamình, chon ra những gì cơ bản nhất, đặc sắc nhật và tổng hợp lại xây dưngh lên hìnhtượng nghệ thuật.
Nền tảng khách quan của sáng tạo nghệ thuật là thể hiện thế giới tực tiễn, nhưngcòn tồn tại yếu tố chủ quan, đó là quan hệ của họa sĩ với vật được thể hiện Họa sĩkhông đơn giản nghiên cứu và thể hiện thế giới, họa sĩ đặt cả tâm hồn tình cảm củamình vào hình tượng, nhờ vậy mà hình ảnh đó có thể gợi cảm với những người khác.
Điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của họa sĩ là phải có khả năng, phảicó kỹ năng kĩ xảo trong hoạt động nghệ thuật.
Những đặc điểm thể hiện sự có mặt của nguồn sống sáng tạo trong hoạt độngcủa trẻ là thể hiện tính tích cực, tính tự chủ và sáng kiến trong việc vận dụng nhữngphương pháp đã học vào việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra…
Nhận thức ban đầu trong hoạt động tạo hình của trẻ là nhận thức về tính chất củavât liệu: bút chì, đất xét, giấy…
Cho tới khi nào trẻ bắt đầu hiểu rằng những vệt bút chì có thể nói lên một cái gìđó(mưa rơi, cỏ mọc…) theo ý muốn của mình hoặc theo đề nghị của người lớn trẻ cốgắng vẽ một vật nào đó thì khi đó hoạt động của trẻ đã mang tính chất tượng hình, ở trẻđã có ý đồ mục đích mà trẻ mong muốn thực hiện.
Như vậy giai đoạn đầu trong quá trình sáng tạo, sự xuất hiện ý đồ có tồn tạitrong hoạt động của trẻ Nhưng khác với họa sỹ, là sau khi nảy sinh ý đồ, thường cómột giai đoạn dài, suy nghĩ về nội dung và phương thức thực hiện Như vậy, cả 3 giaiđoạn của hoạt đông sáng tạo đều có trong hoạt động của trẻ.
Trang 134.Vai trò của hoạt động tạo hình trong việc giáo dục toàn diệncho trẻ em.
4.1Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhức thức đặc biệt mang tính trừutượng.Trong đó trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu nghiên cứu các đối tượng miêu tả để cóđược hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng, hìnhtượng.Bởi vậy, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để pháttriển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như: Quan sát, trí nhưos, tư duy, tưởng tượng.Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các cảm giác vềhình, màu, kích thước, tỷ lệ,…Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu tả, mà trẻ thườngxuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu,khám phá những điều chưa biếtvề các sự vật hiện tượng.
Khi thực hiện các nhiệm vụ tạo hình, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biêutượng đã tích lũy để được “nhào nặn”, “ chế biến” thành những hình tượng mới, bổsung và trở nên phong phú hơn.
Quá trình vẽ nặn, xếp dán, thiết kế chắp ghép ( đặc biệt là hoạt động với các vậtliệu thiên nhiên,…) đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện ra tính chất củacác loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm củachúng.Trong qúa trình tạo hình, trẻ lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chấtliệu như những công cụ lao động của con người.Đây chính là điều kiện rất thuận lợicho sự phát triện trí tuệ và nhân cách.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sảnphẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm vàphát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.
Tham gia quan sát, phân tích và thể hiện trong tạo hình, trẻ dần dần học hỏi, nắmbắt được các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ được rèn luyện khả năng độc lập tổchức, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình.
Hoạt động tạo hình chính là môi trường thuận lợi làm hình thành ở trẻ cá phẩmchất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sángtạo…
4.2 Vai trò của hoạt động tọa hình đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ nắnggiao tiếp xã hội.
Tham gia vào các hoạt động tọa hình trẻ có nhiều cơ hội tiếp thu các chuẩn mựcthẩm mỹ_đạo đức trong xã hội trải nghiệm cấc xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, họchỏi các kỹ năng xã hội và đánh giá cac hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, cấcsự kiện,hiện tượng được miêu tả.
Hoạt động tọa hình của trẻ em có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng xãhội cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Quá trình tạo hình của trẻ màm non thường và có thể tổ chức như một hoạt động,cùng nhau tạo lên sản phẩm chung.Sự tương tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể,
Trang 14ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên chì,thói quen làm việc đến nơi đên chốn,khả năng vượt khó để đạt được mục đích, thóiquen biết nhường nhịn, biết giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợiích chung và lợi ích cá nhân.
4.3 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Với tư cách là hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiệnthuận lợi nhất cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, việc quan sát, tìm hiểu cácsự vật hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ( hình dáng, màu sắc,tỷ lệ, sựsắp xếp trong không gian,…) nhận ra nét độc đáo tạo nên sự hấp dẫn của đối tượngmiêu tả.
Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của đối tượng miêu tả, là những yếutố kích tích sự xuất hiện của những rung động, của những xúc cảm thẩm mỹ( cảm xúcvề vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu,vẻ cân đối hài hòa,…).Từ những các cảm thẩm mỹ,giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật.
Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình( vẽ, nặn, xếp hình, xé dán,…) là điềukiện thuận lợi cho trẻ vận dụng tích cực vốn biểu tượng hình tượng đã tích lũy được đểphối hợp, xây dựng hình tượng mới, làm cho sản phẩm tạo hình càng sinh động, đầyhấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật.
4.4 Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thể chất cho trẻ.
Hoạt động tạo hình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển thể chấtcủa trẻ.
- Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ,trong bầukhông khí thoải mái , sinh động sẽ tạo cho trẻ niểm vui sướng.Chính sự vui sướng,phấn khởi này tác động tích cực tối hoạt động của tim mạch, điều hòa hoạt động của hệthần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể.
- Những công trình nghiên cứu tâm lý học ngày nay( ở các nước như Mỹ,Nga, Anh,…) đã nhân mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là các hoạt độngtạo hình như các biện pháp trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe.
Có thể coi hoạt động tọ hình như “ món ăn tinh thần”, như một loại “Vitamin” đặc biệtcho sự phát triển tâm lý.
4.5 Vai trò của hoạt động tạo hình với việc chuẩn bị cho trẻ đi học trường phổthông.
Hoạt động tạo hình chính là môi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻnhững cơ sở ban đầu của hoạt động học tập ở trường phổ thông.
Trong hoạt động vẽ, nặn, xếp dán,…trẻ được bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chứcmột quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn để tạo nên các sản phẩm vậtthể: Xác định mục tiêu-Lựa chọn nội dung-Xây dựng kế hoạch-Tìm kiếm thông tinphương thức tạo hình và tổ chức quá trình hoạt động thực tiễn dựu đingj tạo hình.
Hoạt động tạo hình giúp hình thành và ren luyện ở trẻ khả năng đánh giá, tự đánhgiá.
Trang 15Hoạt động tạo hình góp một phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một vốnkiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chónglàm quen với các môn học mới mẻ ở phổ thông.
Việc bồi dưỡng các kỹ năng tạo hình, đặc biệt là rèn kỹ năng đồ họa trên các giờvẽ, tập nặn, sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt vàtay,rèn luyện sự khéo léo,linh hoạt hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp trẻ học viếtở trường phổ thông đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động tạo hình chuẩn bị cho trẻ về tâm lý trước khi vào lớp.
5 Mục đích, nhiệm vụ và nội dung cơ bản cảu hoạt động tạohình cho trẻ mầm non.
5.1 Mục đích của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non phải được tổ chức để thực hiện những mụctiêu sau:
Phát huy sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ,có nhu cầu làm ra cáiđẹp,là những điều rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ trong xã hội.
Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở,tạo nền tảng cho sự tiếp thu nềntảng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Phát triển và tiếp tục duy trì ở trẻ lòng tự tin và khả năng cảm nhận về giá trị củamình.
Tiếp thu tri thức và hình thành thái độ, tình cảm để trẻ tích cực gia nhập vào cộngđồng, xã hội.
Mục đích của việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ lứa tuổi mầm non khôngnằm ngoài những mục đích cơ bản cảu giáo dục thẩm mỹ.
Phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận và khả năng thể hiện vẻ đẹp cảu các sựvật,hiện tượng trong cuộc sống xunh quanh, để qua đó mà biểu lộ thái độ, tình cảm củamình.
5.2 Các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động tạo hình.
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non dược tổ chức nhằm thực hiện những nhiệmvụ giáo dục và phát triển sau:
Hình thành ở trẻ khả năng nhận thúc thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm mỹ trướcvẻ đẹp của thế giới xunh quanh.
Giúp trẻ có những điều kiện, cơ hội biểu lộ thái độ xúc cảm của với những gì đượcthể hiện trong quá trình tạo hình.
Hình thành và phát triển tính tích cực sáng tạo: tập cho trẻ biết miêu tả biết cảm theo ýđồ, sáng kiến của bản thân, biết giả quyết các vấn đề tạo hình một cách độc lập trongsự hợp tác.
5.3 Nội dung cơ bản của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
5.3.1 Các nguyên tắc lựa chon,sắp xếp nội dung của hoạt động tạo hình.
Tính khoa học.
Trang 16Tính thống nhất giữa các nhiệm vụ giáo dục và phát triển.Tính vừa sức.
Tính ý thức.
Tính hệ thống kế tục.
Tính thống nhất giữa lý thuyết với thực tiễn Nguyên tắc giáo dục cá biệt.
5.3.2 Các nội dung của hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non.
* Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình hoạt động tạo hình Các năng lực chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Các kiến thức chuyên biệt cho hoạt động tọa hình Các kỹ năng chuyên biệt cho hoạt động tạo hình.
Ngoài những khía cạnh chuyên biệt trên, nội dung của hoạt động tạo hình còn địnhhướng vào việc hình thành cho trẻ các phẩm chất nhân cách cần thiết như: sự hiểu biếtphong phú về thế giới xunh quanh, các xu hướng, hứng thú, đông cơ hoạt động, nhữngham thích cá nhân, lòng say mê cá nhân,lòng say mê lao động,ý chí và các phẩm chấtkhác.
Để hình thành và phát triển khả năng nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thực tiễncho trẻ,người ta phân các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình thành4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực thể hiện vật mẫu đơn giản(1 hoặc 1
nhóm vật mẫu).
+ Nhóm 2: Các kiến thức, kỹ năng, năng lực truyền đạt nội dung mạch lạc( chủ
đề, cốt truyện,…).
Nhóm 3: Các kiến thúc , kỹ năng, năng lực trang trí.
+ Nhóm 4: Các kiến thức và kỹ năng mang tính kỹ thuật.
Cách phân loại như trên sẽ giúp giáo viên mầm non dễ dàng xây dựng chương trình, kếhoach cho trẻ hoạt động và dễ dàng đánh giá toàn diện sự tiến bộ của trẻ trong hoạtđộng.
* Nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình.
Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện, là con đường để thực hiện các nộidung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình.Tìm kiếm nội dung miêu tả cần xuấtphát từ 1 số nguồn cơ bản sau:
Định hướng cho chương trình hoạt động tạo hình được quy định trong chương trìnhgiáo dục mầm non,theo mục tiêu của giáo dục mầm non mà bộ giáo dục và đào tạo đãban hành.
Các vấn đề, các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập được và muốnđưa đến cho trẻ.
Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ liên quan đến hoạt động taohình.
Như vậy, muốn có tư liệu để lập kế hoạch cho chương trình hoạt động tạo hình củatrẻ, giáo viên cần tiến hành một số công việc cơ bản sau:
Trang 17- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chương trình chăm sóc-giáo dụctrẻ( do bộ giáo dục và đào tạo ban hành).
- Nghiên cứu các nội dung giáo dục và điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục trongtrường mầm non.
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, khả năng hoạt động của trẻ để khai thácxem “ trẻ nói gì?”, “ trẻ thích gì?”, “ trẻ có thể làm dược gì?” …(qua quan sát, tròchuyện, trao đồi với phụ huynh, với trẻ,…).
- Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện cảu trr về mọi mặt: thể chất, trí tuệ-nhậnthức, ngôn ngữ giáo tiếp-tình cảm xã hội, thẩm mỹ-sáng tạo, giáo viên cần tổ chức chotrr tìm hiểu, trải nghiệm và thể hiện các nội dung tạo hình phong phú thông qua mốiliên hệ phức hợp song thống nhất giữa các loại hình hoạt động tạo hình ( vẽ, nặn, xếpdán-chắp ghép,…) và giữa hoạt động tạo hình với hàng loạt các hoạt động khác trongtrường mầm non( làm quen với môi trường xunh quanh,làm quen với toán,với tácphẩm văn học,hoạt động âm nhạc, thể dục,…).Các mối quan hệ trên sẽ là sự địnhhướng để giáo viên đưa các nội dung miêu tả của haotj động tạo hình vào các mạngchủ điểm, các mạng nội dung giáo dục chung cũng như mạng nội dung của các loạihình hoạt động tạo hình.
6 Những phương pháp và thủ pháp hướng dẫn hoạt động tạohình trong trường mầm non
6.1 Khái niệm
Phương pháp là gì?
Phương pháp là cách thức hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính làhệ thống hoạt động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thứcthẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình, giúp trẻnắm dược các hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triểnở trẻ khả năng sáng tạo.
Trong đề tài này sử dụng 4 nhóm phướng pháp: nhóm phướng pháp thông tin-tiếpnhận, nhóm phương pháp thực hành-ôn luyện, nhóm phương pháp tìm tòi-sáng tạo,nhóm phương pháp mang tính vui chơi.
6.2 Các nhóm phương pháp
Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận.
Đây là phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri thức thẩm mỹ,giúp trẻ hiểubiết về nội dung miêu tả và phương pháp tạo hình,hình thành hứng thú, bồi dưỡng khảnăng cảm thụ thẩm mỹ.Nhóm này có 3 phương pháp:
Phương pháp quan sát: Giúp trẻ vận dụng khả năng cảm giác, tri giác,hình thành
các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả.Tiến tới đánh giá thẩm mỹ, thưởng thức cáiđẹp Quá trình quan sát phải được tổ chức từng bước, tập cho trẻ biết phân tích, kháiquát hình ảnh của đối tượng tri giác.
Trang 18Một quá trình quan sát thường phải phối hợp rất linh hoạt và hợp lý các quá trìnhtri giác bao quát với tri giác tập chung.Cần giúp trẻ bắt đầu bằng quan sát bao quát, sauđó tập chung vào các chi tiết, rồi trở lại quan sát toàn bộ diện mạo của đối tượng.
Nắm vững cách thức,kỹ năng quan sát như vậy trẻ sẽ trở nên tích cực và tự tậptích lũy vốn kinh nghiệm xúc cảm, tri giác thẩm mỹ của trẻ sẽ dần được hình thành vàtrở nên phong phú, làm cơ sở cho sự phát triển óc sáng tạo
Phương pháp chỉ dẫn trực quan: Cùng vối việc tổ chức chỉ dẫn, giải thích cần
giúp trẻ tích cực huy động kinh nghiệm của mình, tập cho trr tiếp thu thông tin mới,một biện pháp miêu tả mới cần thiết đối chiếu, so sánh với những gì đã tiếp thu, tíchlũy dược từ trước đó.Cho trẻ tham gia vào quá trình chỉ dẫn, giúp trẻ nhớ lại cái mới vàcái trẻ đã biết, để hình thành bồi dưỡng cho trẻ tính tích cực, độc lập trong hoạt động.
Phương pháp dùng lời: hoạt động lời nói đóng vai trò khá quan trọng trong việc
tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình tạo hình, dùng lời phải dược xác định và phải sựdụng phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh.Lời giải thích phải rõ ràng, ngắn gọn,dễ hiểu, những lời nói mô tả vẻ đẹp của sự vật phải sinh đọng, đầy tính hình tượng vàgợi cảm.
Nhóm phương pháp thục hành-ôn luyện: Là hoạt động của cả giáo viên và trẻ
nhằm củng cố tri thức, bồi dưỡng kỹ năng, rèn luyện, hình thành các kỹ xảo trong hoạtđộng tạo hình.muốn trẻ khong nhằm chán, cách thức tổ chức haotj động phải khiến trẻchủ động tiếp thu những kinh nghiệm mới, vận dụng các kinh nghiệm cũ trong cá hoàncảnh, điều kiện khác nhau.
Nhóm phương pháp tìm tòi-sáng tạo: Hoạt động của trẻ và giáo viên nhằm động
viên, kích thích hoạt động tìm kiếm, khám phá và phát hiện trong các hoạt động tạohình, qua đó mà phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ.
Nhóm các phương pháp mang tính vui chơi: Việc sử dụng biện pháp mang tính
vui chơi trong các hoạt động tạo hình sẽ làm tăng hứng thú của trẻ, tạo nên tâm trạngphấn khởi, mong muốn được vẽ,nặn, cắt, dán và làm tăng hiệu quả của việc huy độngtrí lực trong quá trình hoạt động.
Phân loại các biện pháp đó thành các nhóm:
Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xunh quanh.Các biện pháp chơi-miêu tả có chủ đề.
Các biện pháp chơi-ôn luyện.
Các biện pháp “ trì chơi hóa” sản phẩm tạo hình.
7 Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
Trang 19Trên thực tế, tiết tạo hình này đang được coi là hình thức quan trọng, được cáctrường mầm non quan tâm nhiều nhất.
Có nhiều loại tiết học tạo hình:Tiết học tạo hình theo nhóm nhỏ:
Tiết học theo nhóm nhỏ: là tiết học tổ chức cá nhân hoặc với những trẻ gặp khókhăn trong bộ môn tạo hình.Nội dung của tiết học này không theo một hệ thống chặtchẽ, tuy nhiên vẫn cần chuẩn bị và có kết quả từ trước.
Tiết học theo nhóm lớp: nộ dung của tiết học này cũng bám sát vào chương trìnhtạo hính.Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không phải là bắt buộc đối với toànlớp.trên các giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc với từng nhóm, cung cấp cho trẻhiểu biết, rèn luyện các kỹ năng nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc với cả lớp.Chươngtrình dạy học trong các tiết học với nhóm được giáo viên lựa chọn tùy theo điều kiệncủa lớp, tùy theo hứng thú của trẻ.
Loại tiết học mang tính chủ đạo: là tiết học bắt buộc với cả lớp.Nó đóng vai tròchủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng, rèn luyện cho trẻ một cách có hệ thống theo mộtchương trình nhất định.
Trên tiết học của bộ môn các hoạt động khác hoạt động tạo hình không đóng vaitrò chủ đạo, các nhiệm vụ tạo hình không phải là nhiệm vụ chính, nhưng ở đó người tacó thể kết hợp giải quyết các nhiệm vụ phát triển.Khả năng hoạt động tạo hình của trẻcó thể đưa vào đó các yếu tố của hoạt động tạo hình.
Các tiết học tạo hình trong trường mầm non được phân theo các loại hình của hoatđộng tạo hình: vẽ, nặn, xếp dán,…Ngoài ra còn mốt số tiết học mang tính ứng dụngnhư: xếp hình, gấp giấp,…
Thể loại các tiết học tạo hình được phân loại theo cơ sở của sự hình thành hìnhtượng, gồm 3 loại:
+ Các tiết học tạo hình theo mẫu + Các tiết học tạo hình theo đề tài + Các tiết học tạo hình theo ý thích.
Tiết học theo mẫu: là loại tiết học mà ở đó trẻ miêu tả, tái hiện lại một cách tươngđối chính xác hình ảnh cảu đối tượng miêu tả.Trên các tiết học này người ta cung cấpkiến thức, những hiểu biết tương đối đầy đủ, chính xác về đối tượng miêu tả để giúp trẻhình thành những biểu tượng một cách rõ nét và tiếp thu những ấn tượng ban đầu mộtcách sâu sắc.
Đây là hình thức miêu tả theo hệ thống biểu tượng tri giác một cách trực tiếp,quan sát mẫu trực tiếp, nếu ta cung cấp trước cho trẻ biểu tượng đó ngoiaf các tiết họcmột cách cụ thể, thì nó tạo điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện ở trẻ phát triện khảnăng đánh giá bằng mắt, trí nhớ tri giác.Khi trẻ đã có những ấn tượng, những hình ảnhvề đối tượng mình miêu tả, thì quá trình cho trẻ tái hiện những hình ảnh tri giác tốthơn.Trong các tiết học mẫu, theo sản phẩm phải giống nhau, sự tương đối giữa hìnhảnh được miêu tả chủ yếu của các loại tiết này là những sự vật đơn lẻ, có cấu trúctương đối đơn giản.Mục đích là tập cho trẻ quan sát, cung cấp cá hiểu biết, các kỹ năngkỹ xảo.
Trang 20Tiết học theo đề tài: Đây là nét mang tính ôn luyện, ở đó trẻ phải sử dụng các biểutượng, hiểu biết đã được tích lũy, cất giữ trong tri nhớ để tái tạo lại các hình ảnh mà nókhông nhìn thấy trực tiếp.Tiết học theo đề tài còn có thể hiểu là tạo hình theo trí nhớhoặc theo sự hình dung( không có mẫu để quan sát trực tiếp).
Mục đích của loại tiết này là phát triển trí nhớ hình tượng, tưởng tượng tái tạo, rènluyện khả năng tích cực đập lập
Tiết học tạo hình theo ý thích: Miêu tả khả năng tượng sáng tạo, thể hiện nhữngbiểu tượng hình tượng mà khả năng tưởng tượng sáng tạo nên.
Mục đích của loại tiết này là hình thành và phát triện ở trẻ khả năng hoạt động tíchcực độc lập, sáng tạo.Nội dung miêu tả của tiết học này thể hiện các quan hệ tương đốiphức tạp giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xunh quanh, là sự tổng hợp, phốihợp giữa các nội dung mà trẻ đã thể hiện trên các tiết học tạo hình theo mẫu hoặc theođề tài.
7.2 Hoạt động taọ hình ngoài tiết học:
Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác,vốn biểu tượng,hình tượng phong phú về thế giới xunh quanh, cần bổ sung cho hệ thống các tiết họctạo hình ít ởi bằng hàng loạt hoạt động phóng phú “mọi lúc mọi nơi”, trong các giờ họckhác, các hoạt động vui chơi mà mọi hoạt động sinh hoat hàng ngày của trẻ.Chínhnhững hoạt động mang tính tạo hình không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầm hiểubiết của trẻ, sẽ nuôi dưỡng ưor trẻ lòng say mê với môn học tạo hình và tạo điề kiện ởtrẻ tính tích cực nhận thức.Thông qua đó, giáo viên cung cấp cho trẻ những kiến thứcvề cái đẹp, kỹ năng kỹ xảo, đặc biệt là xúc cảm tính cảm.
Các hoạt động này có thể là quá trình tri giác chuyên biệt ngoài tiết học cho trẻ trigiác và phải được chuẩn bị các bước đầy đủ cho trẻ tri giác đối tượng miêu tả đượctốt.Hoặc có thể là hình thức chơi tạo hình Hoạt động tạo hình có mối liên hệ rất chặtchẽ với hoạt động vui chơi.Cả hai hoạt động cùng là quá trình lĩnh hội cá kinh nghiệmxã hội, quá trình phản ánh hiện thực xã hội qua lăng kính chủ quan của trẻ.Qua đó sẽtạo ra khoảng rộng cho hoạt động của trí tưởng tượng sáng tạo trong tạo hình.
Có thể nói phương châm “học mà chơi, chưoi mà học” sẽ rất có hiệu quả, nếuchung sta biết lồng ghép các biện pháp vào trong phương pháp dạy học cho trẻ.Nókhông chỉ giúp trẻ cảm thấy hứng thú đối với hoạt động tạo hình, mà thông qua đó trẻtiếp thu được các tri thức kỹ xảo, tượng tượng sáng tạo trong quá trình tri thức đốitượng miêu tả.
8 Trò chơi và hoạt động chơi
8.1 Khái niệm:
Chơi là hoạt động độc đáo của con người, là một phần không thể thiếu trong đời sốngcủa trẻ thơ.Không thể làm việc với trẻ mà không hiểu về “ việc chơi” của trẻ.trò chơitạo hình giúp trẻ hứng thú và phát triển tich scuwcj hơn khả năng sáng tạo của trẻ, giúptrẻ thổ lộ hết khả năng tạo hình của mình.
Trang 218.2 Trò chơi của trẻ em là phương tiện để giáo viên tổ chức sinh hoạt của trẻ ởtrường mầm non
Các trò chơi giữ vị trí ưu tiện trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non.Tạo điều kiện để trẻ tự chơi, một trong những biện pháp tổ chức sinh hoạt sáng tạocủa trẻ.
Các trò chơi là nội dung và hình thức tổ chức thể dục sáng cho trẻ.
Các trò chơi dược sử dụng vào mục đích dạy học.Trò chơi dược sử dụng như hìnhthức tổ chức toàn bộ giờ học
Các trò chơi dược sử dụng như biện pháp tổ chức đầu giờ học.Yếu tố chơi kích thích trẻ trên giờ học.
8.3 Các thủ thuật trò chơi
Sử dụng yếu tố trò chơi trong hoạt động tạo hình là phương pháp có hiệu quả.Trẻcàng nhỏ thì trò chơi chiếm vị trí càng lớn.Việc thủ thuật sử dụng trò chơi trong giưoftạo hình làm tăng thêm sự hấp dẫn, ham thích của trẻ đối với hoạt động tạo hình, hìnhthành tâm trạng tích cực cho trẻ, do cậy hiệu quả cảu giờ học tăng lên.
Những thủ thuật chơi có những đặc điểm khác nhau và được sử dụng với mục đíchkhác nhau.Ở lớp bé, các thủ thuật này được áp dụng với mục đích tập trung sự chú ý,làm tăng hứng thú với hoạt động tạo hình.Ví dụ như banj búp bê đến chơi với các emvà đề nghị các em vẽ chân dung tặng bạn búp bê.Các con vật như sống cùng trẻ, tròchuyện với trẻ, dựa vào đó mà giáo viên nghĩ ra tình huống để lồng vào đó nhiệm vụgiờ học.Đối với trẻ lứa tuồi lớn, có thể đề nghị các em đóng vai trong trò chơi: ngườithợ sản xuất bát đĩa,nhà nhiếp ảnh,tổ chức triên lãm tranh,…
Những sản phẩm nặn hay vẽ trang trí có thể sử dụng trong trò chơi sau giờ học,sựliện quan giữa giờ học và chơi có tác dụng tốt,phát triển lòng yêu thích đối với hoạtđộng tạo hình, có thể phát triển ối liên quan này như: Nặn rau quả đẻ chơi trò “ bánhàng mậu dịch”, cát dán tấm thảm nhỏ đẻ trang trí phòng búp bê…
Sử dụng yếu tố chơi nên nhất quán từ đầu đến cuối giờ học, chẳng hạn có búp bêbđến chơi, các em nặn bánh mời búp bê thì đến cuối giờ học, cô giáo xếp bánh vào đĩamời búp bê, cô khen bánh cả lớp làm rất đẹp và ngon Tất cả các phương pháp và thủpháp trên trong quá trình dạy học cần kết hợp với nhau và tác động qua lại với nhau,giúp trẻ hiểu và tiến hành công việc một cách dễ dàng, gây được hứng thú với hoạtđộng tạo hình và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
8.3 ý nghĩa giáo dục trò chơi tao hình:
Cơ hội làm nảy nở thái độ sống tích cực.Cơ hội hình thành tự ý thức của trẻ nhỏ.Cơ hội phát triển nhận thức cảm tính.
Cơ hội phát triển vận động.Cơ hội hình thành các trò chơi tiêu biểu của tẻ mẫu giáo.
8.4 Các nguyên vật liệu tạo hình;
Các nguyên vật liệu mở như: lá, hoa, hộp sữa, dây, hột hạt…Đất sét, màu
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠTĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1 Vài nét về đặc điểm,tình hình của trường mầm non Hoa Hồng
- 2 Lớp nhà trẻ: D1, D2 + Tổng số cán bộ giáo viên: 56
+ Ban giám hiệu: 3 người.
18/18 lớp thực hiện chương trình “ đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ” Về độingũ: 100% giáo viên đặt chuẩn và trên chuẩn trình độ nghiệp vụ sư phạm, số lượnggiáo viên giỏi các cấp đều tăng theo hàng năm, hiện nay trường có 1 giáo viên giỏi cấptỉnh Về phương pháp dạy: 100% giáo viên đều nắm được phương pháp tổ chức cáchoạt động nhưng việc vân dụng phương pháp theo hình thức đổi mới thì chưa sáng tạocòn rập khuôn Đặc biệt là việc lựa chọn, sưu tầm các nguyên vật liệu mở để làm đồdùng dạy học đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư để đưa vào giảng dạy theo chủ đề,chủ điểm đạt kết quả tốt Tuy nhiên, để khai thác hết hiệu quả sáng tạo trong tạo hình,đáp ứng mục tiêu đề ra trong việc sử dụng các nguyên vật liệu mở, đẻ trẻ thích thú khiđược tiếp xúc với các nguyên vật liệu mở, giúp trẻ hứng thú khi học bộ môn tạo hình.Các phương pháp dạy trẻ có sáng tạo trong tạo hình để ứng dụng trong các môn họckhác.
Do đó, để nắm được thực trạng và chất lượng sáng tạo trong tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi,em tiến hành khảo sát 30 cháu lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non HoaHồng - Phường Nghĩa Tân – Quận Cầu Giấy – Hà Nội, đồng thời đưa ra tiêu chí đánhgiá với các nội dung sau:
2 Mục đích điều tra:
Chúng tôi tiến hành điều tra để thấy kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng trò chơi trongviệc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi từ đó rút ra được những hạn chế.Trên cơ sở đó đề ra những phương án và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạohình cho trẻ.
2.1 Phương pháp điều tra thực trạng:
Để đạt được hiệu quả và sự sáng tạo trong tạo hình, tôi phối kợp sử dụng các biệnpháp sau:
Trang 23Phương pháp quan sát hoạt động tạo hình của trẻ 5 -6 tuổi trên tiết học, hoạt độnggóc, hoạt động ngoài trời.
Phương pháp phân tích tranh vẽ của trẻ 5 -6 tuổi Phương pháp thống kê so sánh kết quả hoạt động Kết quả điều tra thực trạng:
2.2 Kết quả quan sát hoạt động tạo hình:2.1.2 Trên tiết học:
Số lớp quan sát: lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa HồngSố trẻ: 30 cháu/ lớp A1
Quan sát các cháu chơi ở góc tạo hình:
Về nội dung: trẻ thực hiện các bài tập tạo hình theo chủ đè rất hứng thú và sáng tạo.Về phương pháp: trẻ đã có các kỹ năng và hoàn thành sản phẩm.
Về hiệu quả: có vài bạn thể hiện rất tốt tranh của mình, nhưng đa số chưa có hứng thúvà hoàn thành.
2.1.3 Trong hoạt đọng ngoài trời:
Về nội dung: trẻ tự chọn nội dung theo ý trẻ.Về hiệu quả: phương pháp ôn luyện thực hành.
Về phương pháp: đa số trẻ hứng thú và sáng tạo trong khi hoàn thành đè tài.
3.2 Kết quả phân tích hoạt động:
Phân tích tất cả các sản phẩm hoạt động tạo hình mà trẻ đã tạo nên qua tiết học,hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và 1 số hoạt động khác của trẻ để phân tích biểuhiện khả năng sắp xếp bố cục, màu sắc, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình + Về mầu sắc: trẻ biết dung các màu nóng và lạnh để tô vào bức tranh của mình,song sự kết hợp màu cho hài hòa bức tranh còn kém Trẻ đã sử dụng màu không bắtchước và màu bắt chước.
+ Về bố cục tranh: trẻ nmaaux giáo 5 -6 tuổi đã biết tạo nên bố cục tranh với tứthế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng để tạo nên mối liên hẹchặt chẽ giữa nội dung và hình thức của bức tranh Nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếpthể hiện sự vận động, hành động và mối quan hệ giữa các sự vật và nhân vật.
+ Sự sáng tạo của trẻ là tất cả những đặc thù của quá trình phát triển khẳ năng tạohình qua từng gia đoạn Ta thấy được bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật tạohình của trẻ đứng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật Đó là: quan sát thựctế, ghi nhận những hình ảnh, hình tượng trong trí nhớ, phát triển và nảy sinh ý tưởng,xuất hiện chủ đề, ấp ủ và hoàn thiện ý tưởng, chủ đè thể hiện ý đồ thông qua ngôn ngữtạo hình Kết thức quá trình sáng tạo và sự ra đời của hình tượng nghệ thuật Vì vậy có
Trang 24thể nói rằng hoạt động tạo hình của trẻ l;à một quá trình sáng tạo nghệ thuật ở một gócđộ nào đó.
3 Các tiêu chí và thang đánh giá:
3.1 tiêu chí đánh giá kỹ năng
* Về khả năng sử dụng công cụ vật liệu tạo hình
Qua dự giờ các tiết của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tôi thấy được kỹ năng sử dụng công cụvật liệu như biết cách cầm bút để vẽ như thế nào cho đúng, biết sử dụng màu khi tômàu tranh vẽ, biết đặt giấy như thế nào cho đúng,…
*Tính linh hoạt và tốc độ
Tính linh hoạt và tốc độ cảu trẻ rất kem, vì vậy giáo viên rất vất vả khi bồi dưỡngcho trẻ kỹ năng vẽ với tính linh hoạt sáng tạo.Vì điều kiện trên, giáo viên đã dùng cácphương pháp kỹ năng khác nhau để bồi dưỡng tinh slinh hoạt cho trẻ trong khi vẽ.
Trong quá trình tạo hình nhất là hoạt động vẽ, trẻ hoạt động rất thụ động, vì thếtốc độ vẽ của trẻ rất kém, phấn lớn là dựa vào gợi ý của giáo viên.Vì vậy để hoànthành dược sản phẩm của mình thường chậm trễ, tốc độ nhấn bút chậm.
*Sự biểu cảm độc đáo của kỹ năng thể hiện
Khi vẽ trẻ đã biết các nét từ đơn giản đến phức tạp, từ những nét thẳng, thẳngngang, nét dọc, nét xiên, nét cong, lượn mềm mại và liền mạch.Vì thế các nét vẽ congkhông đứt đoạn, vì trẻ đã nắm và hiểu được một số nét độc đáo của kỹ năng vẽ tronghoạt động tạo hình.
* Tính chủ động trong hoạt động tạo hình:
Trẻ đã chủ động trong các hoạt động tạo hình, trẻ đã tự mình làm chủ trên giấy vẽtheo yêu cầu của giáo viên về giờ vẽ đối với trẻ.Trẻ chủ động cầm bút vẽ các đường nétmà nó nghĩ là đúng để tạo nên sản phẩm cuối cùng của trẻ và có sự gợi ý của giáo viênkhi trẻ đã chủ động vào hoạt động tạo hình của mình.
3.2 Thang đánh giá:
Qua dự giờ 1 lớp với số trẻ 30 cháu ở tiêt hoạt động tạo hình: Vẽ ấm pha trà( mẫu) ở lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi với số lượng 30 sản phẩm của trẻ Tôi có nhận xétsau:
4 Kết quả tực trạng:
4.1 Kết quả quan sát tự nhiên ( dự giờ)
Trang 25Sau 1 quá trình quan sát tự nhiên tôi đã dự giờ giáo viên đứng lớp dạy trẻ tiết tạo hìnhvẽ mấu: “vẽ ấm trà”, tôi đã ghi chép tình hình hoạt động của cô và trẻ, rút ra 1 số nhậnxét sau:
*Về nội dung:
Nội dung chương trình của mẫu giáo lớn đã phong phú và đa dạng hơn chương trìnhlớp nhỡ và bé Vì vậy vốn biểu tượng của trẻ đã được mở rộng hơn những chưa hoànthiện.
Ví dụ: khi vẽ cái ấm pha trà trẻ chưa biết kết hợp kỹ năng vẽ các nét cong với nhau, khivẽ đến cái vòi ấm trẻ vẽ nét cong còn vụng và chưa cân đối với mình ấm (thường trẻ vẽcái vòi cao hơn thân ấm).
Có thể nói nội dung chương trình rất gần gũi với trẻ, yêu cầu đối với trẻ còn đơn điệu,ít tập trung vào rền luyện ở trẻ các thao tác bên trong, không đòi hỏi trẻ sự nỗ lục củatrí tuệ, cũng như tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, tìm kiếm nội dung và cách thức miêutả.
*Về phương pháp:
Cô đã dùng phương pháp đàm thoại và biện pháp giải trình các kỹ năng vẽ đã tạo nêncái ấm pha trà, cô đã sủ dụng biện pháp dùng lời nói để miêu tả cái ấm pha trà và đàmthoại, giải tích với trẻ các kỹ năng vẽ các nét cơ bản và dùng lời nói truyền cảm để môtả vẻ đẹp của sự vật, những hcir dẫn câu hỏi, trả lời đàm thoại trao đổi và với các thủthuật, câu đó, trò chơi và câu truyện để tạo nên sự chú ý của trẻ vào mẫu vẽ của cô.*Về khả năng của trẻ:
Trong quá trình vẽ trẻ còn thụ động, phần lớn trẻ không có để khẳ năng vận dụng vốnkinh nghiệm để tưởng tượng nên hình ảnh sáng tạo.
Sự yếu kếm của trẻ trong cảm thụ thẩm mỹ còn hạn chế và sự tiếp thu và vận dụngtruyền cảm đường nét, maud sắc, hình dáng và phát triển các hình ảnh tưởng tượngsáng tạo.
Trong quá trình khảo sát việc sử dụng nguyên vật liệu mở của cô để dạy trẻ nâng caochất lượng hoạt động tạo hình, thu được kết quả:
Bảng 1: Thực trạng của giáo viên trong việc sử dụng các nguyên vật liệu mở để dạy trẻ
nâng cao chất lượng của bộ môn tạo hình:
Số cô Mức độ Kỹ năng hứng thú Tốc độ Kỹ năng sáng tạo
Mức độA
Trang 26Mức độ
Mức độ
Nhìn vào kết quả trên tôi có nhận xét như sau:
- Kỹ năng hứng thú: Ở mức độ A là 5 giáo viên chiếm tỷ lệ 33.34% Mức độ B là10 giáo viên chiếm tỷ lệ là 66,66% Mức độ C không có Như vậy cho ta thấy một sốgiáo viên đã tận dụng nguyên vật liệu, tận dụng những điều kiện có sẵn vầ 1 số đồdùng dạy trẻ phong phú với nhiều chủng loại khác nhau Tuy nhiên còn 2/3 giáo viênchuẩn bị đồ dùng và các nguyên vật liệu chưa phong phú khi dạy trẻ hứng thú và cósáng tạo khi trẻ được học tạo hình.
- Về tốc độ: mức độ A là 10 giáo viên chiếm tỷ lệ 66,66% Mức độ B là 5 giáo viênchiếm tỷ lệ là 33,34% Mức độ C không có Như vậy, đa số giáo viên đã tận dụng cácloại đồ dùng đa dạng phong phú Còn 1/3 giáo viên chưa sử dụng hết các chủng loại đồdùng, nguyên vật liệu có sẵn có thể đưa vào dạ trẻ.
- Về hiệu quả sự sáng tạo: mức độ A là 6 giáo viên chiếm tỷ lệ 40 % Mức độ B là 9giáo viên chiếm tỷ lệ là 60 % Mức độ C không có Qua kết quả cho thấy chỉ có 1/3giáo viên sử dụng đồ dùng Nguyên vật liệu có sẵn có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầucủa bài dạy, còn lại ở mức độ bình thường.
- Từ đó, việc sử dụng đồ dùng và các nguyên vật liệu để nâng cao chất lượng hoạtđộng tạo hình cho trẻ còn nhiều thiếu sót Giáo viên chuẩn bị chưa đầy đủ đồ dùng,nguyên vật liệu sẵn có chưa phong phú về chủng loại, điều này cho thấy giáo viên chưacó sự đầu tư vào giảng dạy, chưa phù hợp với nội dung bài day, chưa khia thác hết hiệuquả và sự sáng tạo của trẻ Song bên cạnh đó, có 1 số giáo viên đã biết khai thác hết đồdùng đồ chơi sẵn có và các nguyên vật liệu phế thải nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khiđược tiếp xúc.
Bảng 2: Thực trạng của việc sủ dụng đồ dùng và các nguyên vật liệu mở cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình:
Số trẻ Mức độ Kỹ năng hứng thú Tốc độ Kỹ năng sáng tạo
Trang 27Qua bảng phân loại cho ta thấy kết quả thực trạng của trẻ trong việc sủ dụng 1 sốnguyên vật liệu và kỹ năng sáng tạo trong tạo hình trên tiết học và ở trong các hoạtđộng như sau:
Kỹ năng hững thú: đa số trẻ có kỹ năng vẽ, có sáng tạo, tư duy tôtd, khả năng nhận
biết nhanh, lý do trẻ đã có kỹ năng tạo hình tốt, kiến thức cơ bản nắm vững.
Tốc độ: Theo như kết uqr trên, trẻ 5 – 6 tuổi dã có kỹ năng cơ bản thực hiện đúng
yêu cầu đề ra và thể hiện đa dạng phong phú trong bức tranh của mình.
Về hiệu quả sự sáng tạo: So với mức đọ về kỹ năng sáng tạo thì khả năng ứng dụng
vào thực tiễn của 30 cháu thì trẻ ở mức độ 2 chiếm 53,33% Điieuf này cho thấy trẻchưa được cô giáo thường xuyên tổ chức các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi hoặc trongtiết học, tổ chức các trò chơi nhằm giúp trẻ hứng thú trong hoạt động tạo hình và ứngdụng của bộ môn tạo hình vào trong đời sống hàng ngày.
Qua thực tế khảo sát 30 cháu ở lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi trường MN Hoa Hồng tôinhận xét thấy 1 số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là: việc cho trẻ sử dụng thànhthạo các nguyên vật liệu và đồ dùng để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻcòn chưa thực hiện thường xuyên và mọi lúc mọi nơi, tạo cho trẻ có 1 số kỹ năng tạohình cơ bản, đẻ qua cuộc sống trẻ khám phá và tích kũy kinh nghiệm đó và thực tiến,nhằm nâng cao kỹ năng sáng tạo trong tạo hình Phải hình thành ở trẻ thói quen hoạtđộng với đồ dùng và các nguyên vật liệu thành thạo hơn trong khi hoạt động với bộmôn tạo hình.
Mặt khác, còn do nguyên nhân giáo viên chưa thường xuyên rền kỹ năng hoạtđộng tạo hình, chưa nhắc nhở trẻ hoàn thành bài tập vângs tạo trong tạo hình Chưa kếthợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình rền thao tác kỹ năng tạo hìnhvà sụ say mê hững thú trong tạo hình Từ đó trẻ có được sáng tạo mới và hứng thú hơn.
Tóm lại: Việc cho trẻ có sáng tạo và hứng thú trong tạo hình đóng vai trò rất quan
trọng vì hoạt động tạo hình là 1 hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hìnhtượng nghệ thuật được tạo nên và được cảm nhận thẩm mỹ bằng các phương tiệntruyền cảm mang tính trực quan Hoạt động tạo hình là 1 hoạt động kích thích, tạo điềukiện cho sự phát triển của trẻ thông qua quá trình sử dụng tích cực các giác quan để tìmkiếm, khám phá chế tạo, sáng tạo…
6 Biện pháp nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:
Kết quả của các quá trình giáo dục và dạy học phụ thuộc phần lớn vào các phươngpháp, cấc biện pháp được sử dụng để giúp trẻ nắm được các nội dung giáo dục nhấtđịnh và bồi dưỡng cho trẻ những tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo, đồng thời phát triển ởtrẻ năng lực hoạt động.
Các biện pháp mang tính vui chơi và các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sửdụng yếu tố chơi, đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non, lứa tuổi mà vui chơilà hoạt động chủ đạo:
Trang 28- Việc sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi trong các tiết học sẽ làm tăng hứngthú của trẻ, tạo nên tâm trạng phấn khởi, mong muốn vẽ, nặn, cắt dán và làm tăng hiệuquả của việc huy động trí lực trong quá trình hoạt động
- Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp vui chơi phụ thuộc vào các điều kiện:
+ Trẻ phải có vốn hiểu biết, ấn tượng, kinh nghiệm khá phong phú về nội dungchơi-tạo hình
+ Trẻ cần có những xúc cảm, tình cảm thích hợp với các tình huống chơi-tạohình.
+ Động cơ chơi trong các tình huống chơi phải tương ứng với động co tạo hìnhđể huy động hoạt động tích cực của trí tượng hướng vào quá trình sáng tạo trong hoạtđộng tạo hình.
Do vậy, muốn có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hìnhcho trẻ, giáo viên phải tự sáng tạo ra các trò chơi, giúp trẻ hứng thú với bộ môn hoạtđộng tạo hình.
Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng tao hình
Đồ dùng của cô: Việc dạy trẻ các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong tạo hình phải dựatrên những hình ảnh và những biểu tượng cụ thể, do vậy đồ dùng của cô phải đảm bảonội dung bài dạy, đảm bảo mục đích yêu cầu, phức tạp dần theo nhận thức và khả năngsáng tạo của trẻ.
Đối với trẻ : Ở trẻ mẫu giáo, hoạt động tưu duy luôn tồn tại hai kiểu:
+ Kiểu tư duy trực quan hành động là kiểu có trước đến nay vân tiếp tục phát triển+ Kiểu tư duy trực quan hình tượng là kiểu tưu duy vừa mới nảy sinh mà xu hướngcủa nó là vướn lên chiếm vị trí chủ yếu.
Việc giáo dục phát triển tư duy và nâng cao hoạt động tạo hình của trẻ là giúp trẻtích lũy nhiều biểu tượng bằng cách cho trẻ quan sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật hiệntượng muôn màu muôn vẻ, đồng thời rèn luyện các giác quan để tăng cường khả năngthu thập ấn tượng bên ngoài, làm cho thế giới biểu tượng của trẻ ngày một phong phú.
VD: Muốn cho trẻ có sáng tạo và hứng thú trong tạo hình thì giáo viên là người ủnghộ trẻ và tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên thao tác với các nguyên vật liệu có sẵn ởđịa phương và các dụng cụ khác nữa, từ đó kích thích sự say mê sáng tạo và hứng thúcao của trẻ.Tạo cho trẻ có kỹ năng, kỹ xảo trong tạo hình và các môn học khác.
Biện pháp 2: Chất lượng đồ dùng:
Các nguyên vật liệu được sản xuất sẵn: Các nguyên vật liêu được bán trên thị
trường với kích thước, hình dạng, màu sắc đẹp, phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhucầu của trẻ, có độ bền cao, sạch sẽ, an toàn,…
Các nguyên vật liệu mở:
+ Cá nguyên vật liệu bằng các loại hộp: hộp bánh, hộp thuốc lá, hộp sữa,…
Trang 29+ Các nguyên vật liệu bằng các loại chai như: hộp chai xà phòng, nước ngọt, dầuăn,…
+ Các nguyên vật liệu bằng các loại hộp nhựa.
+ Các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá cây, hoa, vỏ sò,… làm được rất nhiềutranh đẹp và sáng tạo,…
Do vậy, muốn giúp trẻ có hứng thú và sáng tạo khi được tiếp xúc với bộ môn tạohình, giáo viên phải sáng tạo ra cá thiết bị dạy học, thu thập các nguyên vật liệu mở, đadạng, phong phú,…để đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ.
Biện pháp 3: Hiệu quả của đồ dùng nguyên vật liệu mở và ứng dụng qua thực tế.
Việc hình thành các kỹ năng, kỹ cảo cho trẻ không chỉ một lần là xong, sau khi nắmbắt, trr cần được thực hành thường xuyên mọi nơi mọi lúc thì mới có kỹ năng thuầnthục được.
Chúng ta phải tổ chức hoạt động tạo hình dưới mọi hình thức để phát triển sự hứngthú và khả năng sáng tạo của trẻ.Từ đó, trẻ có cái nhìn phong phú và lạc quan hơn vàocuộc sống thực tiễn và các hiện tượng thiên nhiên, môi trường xunh quanh trẻ đangsống.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao và sự sáng tạo, hứng thú trong tạo hình giáo viêncần phối hợp chặt chẽ các phương pháp trên một cách có hiêu quả, mỗi biện pháp đềucó ưu thế riêng của nó trong việc trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thao tác với đồdùng, các nguyên vật liệu mở trong thiên nhiên và thực tiễn.Các biện phá đó luôn luôngắn chặt, bổ sung cho nhau trong việc sử dụng và tổ chức cho trẻ học bộ môn tạohình.Để chứng minh điều này, chúng tôi bước đầu thực nghiệm thử nghiệm và đã thuđược kết quả sẽ trình bày ở chương sau.
Trang 301.1 Thiết trò chơi từ nguyên vật liệu mở là những chiếc lá:
Trò chơi 1: Lá tạo ra hoa
a Mục đích:
Phát triển tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ.
Phát triển khả năng tri giác, so sánh, phân loại ở trẻ.Hình thành ở trẻ óc sáng tạo, khả năng tưởng tượng.
Củng cố hình tượng màu sắc, kích thước, hình dạng cho trẻ.
Bước 1: Trò chuyện với trẻ về tên gọi, màu sắc, hình dạng 1 số đặc điểm các loại
lá mà cô và trẻ sưu tầm được, cho trẻ so sánh, phân loại những đặc điểm giống và khácnhau giữa các loại lá: lá tròn, lá dài, to ,nhỏ…
Cho trẻ xem tranh các loại lá được xếp thành hoa.
Bước 2: Xếp hoa từ những loại lá.
Cô hướng dẫn trẻ xếp: Con xếp cánh hoa tạo thành bông hoa sau đó xếp cành vàlá Con nhìn vào tranh xem cái lá này giống với cái lá nào ở trong mẫu( có thể cô xếpcho trẻ xem rồi cho trẻ tự xếp) Sau nhiều lần thử sai trẻ mới có kinh nghiệm trong đầulà những lá nhỏ xếp lại với nhau thành bông hoa nhỏ, những lá to xếp lại với nhauthành bông hoa to.
Phân tích: