Bảng 3.22. Tỉ lệ biến chứng
N Tỉ lệ %
Có biến chứng 2 2.8
Tổng 72 100
Nhận xét: Chỉ có 2/72 bệnh nhân đái máu đại thể chiếm tỉ lệ 2,8%. Biến chứng đái máu vi thể có song chúng tôi không đủ dữ kiện nghiên cứu. Các biến chứng khác không gặp.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.1.1. Tuổi
Tổng kết 72 bệnh nhân nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 28,65 ± 10,08 trong đó độ tuổi từ 48 trở xuống – chiếm 93%, độ tuổi tập trung nhiều bệnh nhânnhất là từ 19 đến 28 tuổi chiếm 59,7%.Tuổi trên 50 chỉ có 2 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 2,8%, bệnh nhân già không gặp. Như vậy bệnh chủ yếu xuất hiện ở tuổi trẻ, phù hợp với nghiên cứu của Mustafa (2011), bệnh chủ yếu gặp ở lứa tuổi thiếu niên, tuổi trẻ và trung niên (10 đến 80 tuổi) với độ tuổi trung bình là 32.27 . Lý do ít gặp tuổi thiếu niên trong nghiên cứu của chúng tôi (8.3%) là do khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai chủ yếu điều trị bệnh nhân người lớn, bệnh nhi được điều trị tại bệnh viện chuyên khoa Nhi cho nên chúng tôi không có cơ hội sinh thiết thận.
4.1.2. Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 37 bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 51,4%, số bệnh nhân nam là 35 chiếm tỉ lệ 48,6%. Tỉ lệ nam : nữ là như nhau ( Q = 0,47 ). Theo Mustafa (2011), tỉ lệ nam : nữ là 1,4 – 1,5 : 1 . Lý do có sự khác
biệt ở đây có thể do có sự tham gia của bệnh nhi còn nghiên cứu của chúng tôi thì không. Ớ trẻ em, tỉ lệ trẻ nam thường ưu thế hơn ở trẻ nữ .
4.1.3. Vùng dân cư
Vùng dân cư được biết đến như một yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh cầu thận. Nông thôn – nơi điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn, trình độ dân trí thấp hơn thì tỉ lệ mắc bệnh lại cao hơn . Tổng kết 72 bệnh nhân, chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhân vùng nông thôn chiếm tỉ lệ 62,5% trong khi bệnh nhân vùng thành thị chiếm 37,5%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.