ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tổn thương thận ở bệnh nhân viêm cầu thận điều trị nội trú tại khoa Thận – tiết niệu bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 2009-2010. (Trang 56)

Những đặc điểm thường gặp trên lâm sàng của bệnh lý cầu thận bao gồm: phù, tăng huyết áp, một số trường hợp có thể gặp đái máu, thiểu niệu vô niệu. Biểu hiện cận lâm sàng thường có protein niệu, hồng cầu niệu, một số bệnh nhân có rối loạn lipid máu, trụ hồng cầu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phù là lí do vào viện thường gặp nhất. Biểu hiện này có ở 81.6%; mức độ phù từ nhẹ ( chỉ phù nhẹ 2 chi dưới ) cho đến phù nhiều kèm tràn dịch các màng : màng phổi màng bụng. Nghiên cứu của chũng tôi không gặp tràn dịch màng tim nhưng tran dịch màng phổi và màng bụng thì có. Phù kèm tràn dịch các màng có 21/72 người chiếm 29.2%. 7 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tràn dịch cả màng bụng và màng phổi gây triệu chứng khó thở. So sánh với tác giả Nasr thuộc Mayo clinic với tỉ lệ phù là 100% thì không có sự khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi. Ðối chiếu với xét nghiệm protein niệu 24h cho thấy, những bệnh nhân này có protein niệu hoặc protein niệu 24h cao, ðặc biệt bệnh nhân có protein niệu 48.2 g/l. Ðây là những trýờng hợp nặng yêu cầu ðiều trị tích cực. Số lýợng protein niệu 24h trung bình là 10,5 ± 0.5 (g/24h) trong đó cao nhất

là 44g/24h; nhỏ nhất là 1g/24h. Có 2 bệnh nhân có xét nghiệm lúc vào viện là protein niệu âm tính. Song khi xem xét lại các xét nghiệm được làm sau khi vào viện thì nước tiểu vẫn có protein. Sai lệch này có thể do kĩ thuật. Lượng protein huyết thanh trung bình là 52.69 ± 11.46, số bệnh nhân có protein huyết thanh < 60 g/l chiếm đa số 73.6%. Lượng albumin < 30 g/l cũng gặp ở đa số bệnh nhân ( 76.4%)

Biểu hiện đái máu chúng tôi gặp ở 68% trong đó chỉ có 6/72 bệnh nhân có biểu hiện đái máu đại thể còn lại là đái máu vi thể. Những bệnh nhân đái máu đại thể đều thuộc nhóm viêm cầu thận IgA, chiếm 34% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán viêm cầu thận IgA. Theo tài liệu nước ngoài, tỉ lệ này là 40 – 50%. Viêm cầu thận lupus có thể có đái máu với tỉ lệ nhỏ. Cũng có tài liệu cho rằng trong qua trình tiến triển của lupus, tỉ lệ bệnh nhân có đái máu có thể lên đến 79% . Tất nhiên, trong đó bao gồm cả đái máu vi thể. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp đái máu đại thể trên bệnh nhân lupus.

Tăng huyết áp là triệu chứng quan trọng giúp phân biệt hội chứng thận hư và hội chứng cầu thận. Hội chứng thận hư không có biểu hiện tăng huyết áp còn hội chứng cầu thận thì có. Đối với biểu hiện tăng huyết áp, nghiên cứu của chúng tôi gặp 18/72 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 25%. Đa số bệnh nhân tăng huyết áp độ I theo phân loại JNC VI – 16.6% (12/18 bệnh nhân), độ II chiếm 5.6%, 2.8% bệnh nhân tăng huyết áp độ III.

Lượng Hemoglobin trung bình là 120.49 ± 32.86 (g/l); cao nhất là 182 g/l và thấp nhất là 47 g/l. Số lượng hồng cầu trung bình là 4.42 ± 1.14 (T/l); cao nhất là 7.52 T/l và thấp nhất là 1.7 T/l. Biểu hiện thiếu máu gặp ở 47.7% bệnh nhân lúc vào viện trong đó thiếu máu nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 25%, thiếu máu vừa 6.9% và thiếu máu nặng 9.7%. Đa số bệnh nhân này đã bị bệnh

nhiều năm, trong tình trạng viêm thận mạn tính. Bệnh sinh của thiếu máu trong bệnh cầu thận là do giảm nồng độ yếu tố kích thích tạo hồng cầu erythropoietin. Một số ít bệnh nhân có đái máu đại thể kéo dài hay tái phát cũng có thể gặp tình trạng thiếu máu. Gần đây tình trạng thiếu máu nhờ điều trị bổ sung erythropoietin.

Số lượng nước tiểu 24h trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 1.12 ± 0.61 (l/24h). Số bệnh nhân vào viện trong tình trạng thiểu niệu là 5 bệnh nhân tương đương 6.9%. Số bệnh nhân vào viện trong tình trang vô niệu là 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 1.4%. Đối chiếu lâm sàng của những bệnh nhân này với xét nghiệm protein niệu creatinin huyết thanh và nồng độ K+ huyết thanh chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân có ít nhất 1 trong số các chỉ số này ở giá trị cao.

Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu cũng có sự thay đổi về tế bào máu. Sự thay đổi của hồng cầu đã trình bày ở phần thiếu máu. Số lượng bạch cầu trung bình là 10.43 ± 4.59 (G/l); thấp nhất là 2 G/l và cao nhất là 22 G/l. Số bệnh nhân có bạch cầu ≤ 4 là 5 bệnh nhân và số bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng trên 10 G/l chiếm 56.1%. Bệnh viêm cầu thận thường sử dụng corticoid như là liệu pháp chính để điều trị, một số bệnh nhân còn được sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc này có tác dụng phụ là làm giảm số lượng bạch cầu và bệnh nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong nghiên cứu 72 bệnh nhân, có 5 bệnh nhân vào viện trong tình trạng viêm phổi, số lượng bệnh nhân viêm nhiễm đường tiết niệu cũng có song không dủ số liệu để công bố con số chính xác. Bạch cầu có thể giảm có thể do bệnh Lupus. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Liệu (2001) nghiên cứu trên 80 bệnh nhân lupus thì số bệnh nhân có giảm bạch cầu là 30.1%, cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi ( 4/37 bệnh nhân tương đương 10.81% ). Bạch cầu cũng có thể

giảm do nguyên nhân tự miễn nhưng chủ yếu giảm bạch cầu lympho – có sự xuất hiện của kháng thể kháng bạch cầu lympho trong huyết tương bệnh nhân. Số lượng tiểu cầu trung bình là 281 ± 111.4 ( G/l )thấp nhất là 76 G/l và cao nhất là 688 G/l và chỉ có 1 bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 100 g/l. Nguyên nhân của giảm tiểu cầu là do cơ chế tự miễn, tuy nhiên nó không nặng nề như bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn. Người ta đa nhận thấy sự có mặt của bổ thể và kháng thể trên bề mặt tiểu cầu của những bệnh nhân viêm cầu thận lupus, ngoài ra còn có kháng thể kháng phospholipid và kháng thể kháng cardiolipin trong huyết thanh của bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân giảm tiểu cầu trong nghiên cứu của chúng thấp hơn nghiên cứu của các tác giả khác ( 7 – 52% ) do bệnh nhân có tiểu cầu giảm nặng thì có chống chỉ định sinh thiết thận. Bệnh nhân có thể được điều trị cho số lượng tiểu cầu tăng lên rồi sinh thiết sau.

Hai hội chứng chính trong bệnh lý cầu thận là hội chứng thận hư và hội chứng cầu thận. Hội chứng thận hư đặc trưng bới tình trạng phù nhiều, protein niệu tăng cao, protein huyết thanh giảm thấp và rối loạn lipid máu. Hội chứng cầu thận cũng có triệu chứng phù song biểu hiện nhẹ hơn hội chứng thận hư; có biểu hiện tăng huyết áp các mức độ, đái máu từ vi thể đến đại thể. Hai hội chứng này đều là những biểu hiện nặng của bệnh lý cầu thận. Nghiên cứu của Choi In Joon cho thấy tỉ lệ hội chứng thận hư 53,3% đối với người lớn và 72,7% đối với trẻ em không có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi ( tỉ lệ hội chứng thận hư là 59.7%). Tỉ lệ hội chứng cầu thận của của tôi là 4.2% không có sự khác biệt với tác giả Eduardo (4.2%).

Về giai đoạn của bệnh thận mạn tính, tỉ lệ của các giai đoạn II, III, IV, V trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao, cụ thể là giai đoạn II 18.1%, giai đoạn III 22.2%, giai đoạn IV 8.3% và đặc biệt giai đoạn V 12.5%. Kết quả

này phản ánh tình trạng cần phải lưu ý đối với bệnh nhân có biểu hiện bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên cũng vì là tuyến điều trị cao nhất nên đa số bệnh nhân điều trị tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai đều là những bệnh nhân nặng.

Về biểu hiện miễn dịch, kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng DNA chuỗi kép được chứng minh là có tăng lên trong đợt cấp của bệnh. Chỉ có 5 bệnh nhân trong số bệnh nhân của chúng tôi cho kết quả dương tính với kháng thế kháng nhân chiếm tỉ lệ 6.9% trong đó 2 bệnh nhân dương tính với cả 2 loại kháng thể chiếm tỉ lệ 2.8%. Đối chiếu với kết quả mô bệnh học, 4/5 bệnh nhân đó có kết quả mô bệnh học đều là những tình trạng nặng : viêm cầu thận lupus class IV, VI. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả Choi In Joon và Mustafa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tổn thương thận ở bệnh nhân viêm cầu thận điều trị nội trú tại khoa Thận – tiết niệu bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 2009-2010. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w