1.2.5.1. Đánh giá trước sinh thiết
Nhiều yếu tố cần đánh giá trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết thận nhằm đảm báo tính an toàn cho cả bệnh nhân và người thực hiện thủ thuật. Áp lực tâm trương < 95 mmH, dừng điều trị các thuốc aspirin, chống viêm phi
sterois 5 ngày trước sinh thiết. Các xét nghiệm cần làm bao gổm: siêu âm đánh giá hình dạng, kích thước thận, tưới máu thận, số lượng tiểu cầu > 100 G/l, đông máu cơ bản: PT, APTT, thời gian máu chảy.
1.2.5.2. Kỹ thuật sinh thiết thận qua da
Thận có thể được sinh thiết bằng nhiều phương pháp như sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm, CT, qua mạch máu, nội soi hoặc sinh thiết mở. Tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi tiến hành bằng phương pháp sinh thiết thận qua da dưới hướng dẫn của siêu âm.
Chúng tôi sử dụng kim sinh thiết tự động (http://www.bardbiopsy.com/products/magnum.php). Dụng cụ này có khả năng thu được một mẫu mô lớn và ít biến chứng hơn so với các loại kim khác. Bệnh nhân nằm sấp và kê một cái gối dưới bụng để cột sống thắt lưng thẳng và cố định vị trí thận.
Sau đó bệnh nhân được siêu âm để xác định vị trí tiến hành sinh thiết, thông thường là cực dưới thận trái. Da được khử trùng bằng Betadine rồi trải toan vô khuẩn chỉ để hở vùng sinh thiết. Bệnh nhân được gây tê cục bộ tại vị trí vừa đánh dấu bằng lidocain 2%. Đầu dò được bọc trong túi vô khuẩn và gel cũng phải vô khuẩn. Dùng dao mổ tạo một đường rạch nhỏ đến lớp hạ bì để đưa kim sinh thiết vào dễ dàng hơn. Bệnh nhân được hướng dẫn hít vào từ từ để cực dưới thận di chuyển xuống đến gần đầu kim sau đó ngưng thở. Người làm thủ thuật đưa kim vào trong bao thận, bắn kim và kim tự động thu hồi lại ngay lập tức. Thông thường cần phải lấy 02 mảnh sinh thiết, 01 cho quan sát dưới kính hiển vi quang học và 01 để nhuộm hóa mô miễn dịch .
Hiện nay, kỹ thuật định hình phát triển đã cho phép thực hiện kỹ thuật soi trên kính hiển vi quang học, miễn dịch huỳnh quang và kính hiển vi điện tử trên cùng một mẫu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chia các mô thận ra làm ba
phần, cho vào dung dịch formalin cho kính hiển vi quang học, nước muối sinh lý bình thường và áp lạnh bằng nitơ lỏng cho miễn dịch huỳnh quang và glutaldehyde cho kính hiển vi điện tử và gửi đến nơi xử lý bệnh phẩm.
Hình 9: Sinh thiết thận dưới hướng dẫn của siêu âm
Nguồn: Topham P.S., Chen Y. (2010), "Renal Biopsy", in Floege J., Johnson R.J., Feehally J., Editor, Comprehensive Clinical Nephrology, Saunders,
United States of America, pp. 75 - 82.
1.2.5.3. Theo dõi sau sinh thiết:
Sau khi sinh thiết, bệnh nhân được đặt nằm ngửa và nghỉ ngơi tại gường 6- 8h. Huyết áp được theo dõi thường xuyên. Nước tiểu phải được làm xét nghiệm thăm dò xem có đái máu vi thể không. Nếu sau 6h không có bằng chứng chảy máu, bệnh nhân có thể ngồi dậy trên gường và vận động nhẹ nhàng. Nếu có tình trạng đái máu vi thể, bệnh nhận cần được tiếp tục nghỉ ngơi cho đến khi ổn định. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải theo dõi tại bệnh viện 24h sau thủ thuật nếu điều trị ngoại trú.
1.2.5.4. Biến chứng
Đau âm ỉ xung quanh vùng đâm kim sinh thiết là không thể tránh khỏi khi mà tác dụng của thuốc tê đã hết. Nghiêm trọng hơn là đau thắt lưng hoặc đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của chảy máu. Bệnh nhân có tình trạng đái
máu vi thể có thể tiến triển thành cục máu đông với lâm sàng là cơn đau điển hình do tắc nghẽn niệu quản.
Đái máu đại thể và tụ máu nhu mô thận được thấy ở 3% bệnh nhân sau khi sinh thiết. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại gường và theo dõi các chỉ số đông máu. Nếu chảy máu nhanh và kết hợp với hạ huyết áp hay nghỉ ngơi không hiệu quả thì chụp động động mạch thận cần phải được chỉ định để xác định nguồn chảy máu.
Lỗ dò động tĩnh mạch được phát hiện bởi siêu âm Doppler hoặc chụp cắt lớp vi tự hết trong vòng 5 năm nên biến chứng này thường không được quan tâm.
Sinh thiết nhầm một tạng khác ( gan, lách, tuyến tụy, ruột, túi mật ), tràn khí màng phổi, rò phúc mạc, phát tán các tế bào ung thư. Số ca tử vong do nguyên nhân trực tiếp là sinh thiết thận đã ít hơn rất nhiều so với trước đây. Hầu hết tử vong là do chảy máu không thể cầm được trên bệnh nhân có nguy cơ cao, chức năng thận suy giảm nặng.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU