1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5 6 tuổi a2 thông qua thể loại nặn tại trường mầm non hoằng quỳ hoằng hóa thanh hóa

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 8,78 MB

Nội dung

Rèn kỹ năng nặn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, giao lưu sản phẩm giữa các lớp và các hoạt động đóng chủ đề trong khối để trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình.. Chính vì vậy tôi đã chọn "Một số

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ LỚP 5-6 TUỔI A2 THÔNG QUA THỂ LOẠI NẶN TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG QUỲ,

HOẰNG HÓA, THANH HÓA

Người thực hiện: Trịnh Thùy Phương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Qùy SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

STT Nội dung trang

1.4 Phương pháp nghiên cứu 02

Bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp 04

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 052.3

Rèn kỹ năng nặn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, giao lưu sản phẩm

giữa các lớp và các hoạt động đóng chủ đề trong khối để trẻ

hứng thú với hoạt động tạo hình

13-15

2.3

6

Đánh giá trẻ để rèn nề nếp kết hợp bồi dưỡng trẻ yếu kém và trẻ

có năng khiếu tạo hình 15-162.3

Trang 3

sâu sắc Bác nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì

phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo ”

Học tập theo lời dạy của Bác, xác định mục tiêu của giáo dục mầm non làgiúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu

tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một Sự phát triển củatrẻ em trong thời kì này rất đăc biệt, trẻ hồn nhiên non nớt, buồn vui, khóc cườitheo ý thích Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, nhiều môn học giúpphát triển toàn diện, đây là cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới Để trẻbiết sáng tạo, lao động trong tương lai thì hoạt động tạo hình trong trường mầmnon nói chung và hoạt động nặn nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối vớitrẻ Giúp trẻ có nhận thức tinh tế về cái đẹp, khơi gợi trí tưởng tượng phong phúvốn có của trẻ, để trẻ thêm yêu cuộc sống và quan tâm đến cuộc sống xungquanh, dần dần hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp và cảm thụ cái đẹp Thông quahoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách con người, hoạtđộng này mang tính sáng tạo, trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực kháchquan theo cách nghĩ, cách nhìn, theo khả năng của mình Hoạt động tạo hình làphương tiện để phát triển tư duy, tưởng tượng điều đó giúp tăng thêm trí nhớcho trẻ Đây là một hoạt động nghệ thuật của trẻ thơ, tạo điều kiện để trẻ pháttriển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt mộtcách có mục đích Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ tái tạo lại bằng hìnhtượng các đồ vật, hiện tượng mà trước đó trẻ đã tri giác được Góp phần pháthuy tính tích cực, tư duy trực quan hình tượng, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa.Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện dần cảm xúcthẩm mỹ Giúp trẻ hình thành tính kiên trì, sự tập trung chú ý, bền bỉ, dẻo dai,khéo léo của đôi bàn tay, hoạt bát, tính sáng tạo, biết tạo ra cái đẹp có tính thẩm

mỹ, từ đó trẻ luôn yêu quý cái đẹp, biết tôn trọng và yêu quý người lao động,hình thành thị hiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ

Trang 4

Dựa theo đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn cuối củatuổi mẫu giáo, vì vậy độ tuổi này được xem là giai đoạn vàng của trẻ, giúp trẻhình thành và phát triển mạnh mẽ về các mặt đức- trí- thể- mỹ Với sự giáo dụccủa người lớn, những chức năng tâm lý đó dần được hoàn thiện, tạo cơ sở tiền

đề cho trẻ có một nhân cách tốt Vì vậy hoạt động tạo hình chính là thứ ngônngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh

Khi trẻ tham gia hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt động nặn, các nhóm

cơ tay sẽ làm việc khá nhiều, dần dần phát triển, giúp trẻ rèn luyện được sự dẻodai, khéo léo của đôi bàn tay rất tốt Khi nặn đất sét, tay bé phải thật khéo kéo đểbóp, ấn tạo ra những hình dáng đúng như mong muốn của mình, có lúc nhẹnhàng để tạo ra những chi tiết nhỏ, có lúc phải mạnh để ấn, bóp để tạo hình, từ

đó giúp cho những động tác tay của bé chính xác và hoàn chỉnh hơn Điều nàyrất tốt cho việc bé tập viết sau này, giúp trẻ có được những nét chữ hoàn chỉnh

và đẹp hơn, phụ huynh cũng đỡ vất vả trong việc tập cho con viết khi lên lớp 1

Hiện nay bên cạnh những tác động tích cực thì cũng có rất nhiều các tácđộng tiêu cực như: Trẻ được tiếp cận với công nghệ số, các phần mềm game,các trò chơi, các phim hoạt hình trên máy tính, trên điện thoại, tô tượng đã thuhút trẻ nhiều hơn Nhiều giáo viên ngại tổ chức cho trẻ các gìờ nặn vì cô giáocần chuẩn bị nhiều đồ dùng như bàn, bảng, khăn lau, khi trẻ nặn dầu trong đất sẽbám vào tay, cô phải cho trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng và các ngón tay của trẻphải cắt thường xuyên để đất không bị bám vào móng tay, vì vậy hoạt động nặn

ít được giáo viên lựa chọn thực hiện Dần dần trẻ không còn hứng thú với hoạtđộng tạo hình- đặc biệt là hoạt động nặn cũng không còn thu hút được trẻ nữa

Là một giáo viên mầm non khối 5-6 tuổi, đứng trước thực tế đó bản thân tôiluôn trăn trở, những mong tìm ra biện pháp giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động

tạo hình thông qua thể loại nặn Chính vì vậy tôi đã chọn "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5-6 tuổi A2 thông qua thể loại nặn tại trường mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa" , với mục đích

đem đến cho trẻ những hoạt động hấp dẫn và thú vị, nhằm rèn khả năng sáng tạo,kiên trì, bền bỉ và sự khéo leo, dẻo dai của đôi bàn tay tốt nhất, nhằm phát huy trítưởng tượng phong phú, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, đặc biệt là giúptrẻ phát triển toàn diện trong những năm học tiếp theo

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình cho trẻ lớp5-6 tuổi A2 thông qua thể loại nặn ở trường mầm non Hoằng Quỳ

Tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ lớp

5-6 tuổi A2 thông qua thể loại nặn ở Trường Mầm non

Giúp trẻ hứng thú và say mê sáng tạo, sự kiên trì, bền bỉ, khéo léo dẻo daicủa đôi bàn tay khi trẻ tham gia nặn

Việc hướng dẫn kỹ năng nặn cho trẻ 5-6 không chỉ giúp trẻ phát triển khảnăng sáng tạo, mà còn khuyến khích khả năng tư duy, tương tác và kiên nhẫn đểtrẻ có được trải nghiệm thú vị, phát triển toàn diện thông qua hoạt động nặn

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫugiáolớp 5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Hoằng Quỳ

Trang 5

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, Tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các Thông tư, Vănbản chỉ đạo của nghành về các hoạt động tạo hình

Nhóm phương pháp quan sát thực tiễn.: Các hoạt động trong chương trìnhchăm sóc giáo dục mầm non cho trẻ 5-6 tuổi, thông qua thực tiễn hoạt động của

cô và trẻ tại trường mầm non Hoằng Quỳ

Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng như:

Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình trẻ hoạt động tạo hình (Nặn).Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại sự cảm nhận cũng như hiểu biết, năngkhiếu của trẻ về hoạt động tạo hình (Nặn)

Phương pháp phân tích: Thông qua các hoạt động trực tiếp cũng như kếtquả sản phẩm của trẻ

Phương pháp thống kê: Thông qua bảng khảo sát để xây dựng nhóm giải pháp

2 Nội dung sáng kiến kinh ngiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Tạo hình là môn học đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển toàndiện của trẻ nhỏ Thông qua việc học tạo hình, các bé sẽ học cách trải nghiệmcái đẹp, biết trân trọng cái đẹp, đồng thời có thể phát huy trí óc và sử dụng bàntay để tạo ra cái đẹp

Hoạt động tạo hình là dạng hoạt động nghệ thuật mà trẻ ưa thích, làphương tiện giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung giáodục phát triển thẩm mỹ bao gồm: Khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước

vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩmnghệ thuật Đặc biệt khi cho trẻ hoạt động với đất nặn, không chỉ khuyến khíchtrí tưởng tượng mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, kỹ năngphối hợp màu cho trẻ Đất nặn là vật liệu giúp các bé thoả sức sáng tạo, tậptrung quan sát và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay, vì khi trẻ tham gia hoạtđộng nặn, thì các nhóm cơ tay sẽ làm việc khá nhiều, dần dần phát triển giúp trẻrèn luyện được sự dẻo dai, khéo léo của đôi bàn tay, từ đó giúp cho những độngtác tay của bé chính xác và hoàn chỉnh hơn

Với mục đích chung của giáo dục mầm non, thì hoạt động tạo hình là món

ăn văn hóa tinh thần, nó gắn liền với kiến thức, kỹ năng và năng khiếu nghệthuật Thông qua hoạt động tạo hình, đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp vànhững cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người

Nhờ được tiếp xúc với môn tạo hình giúp trẻ có những khả năng mô tảcuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng nhiều hình thức khác nhau.Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa cácthể loại trong hoạt động tạo hình như vẽ, nặn, xé dán…Không những giúp trẻcảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, của tạo hóa, giáo viên còn giúp trẻ phânbiệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm vềtạo hình, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩcủa mình về các tác phẩm trẻ được thể hiện thông qua sản phẩm nặn nhằm pháttriển đời sống tinh thần của trẻ

Trang 6

Thông qua thể loại nặn, giúp trẻ rèn luyện sự sáng tạo Khi tham gia hoạtđộng nặn, trẻ phải suy nghĩ về các chi tiết mà trẻ muốn nặn, mắt phải quan sát đểnặn, đôi bàn tay phải làm việc liên tục để tạo hình ra các sản phẩm đã xác địnhtrong đầu, như vậy rèn luyện được kỹ năng kết hợp của bộ não, tay, mắt đối vớitrẻ linh hoạt, khéo léo và nhịp nhàng

Ngoài ra, hoạt động nặn giúp trẻ thư giãn, thỏa thích sáng tạo rèn luyện sựkhéo léo tạo ra sản phẩm của chính mình, trẻ chơi cùng với bạn bè nên có giâyphút thư giãn tại lớp học Từ đó, sẽ giúp cho trẻ cảm thấy thích thú khi đếntrường, không bị áp lực và thêm hứng thú với hoạt động tạo hình

Ngoài vẽ, tô màu thì trò chơi nặn đất cũng giúp trẻ nhận biết màu, cũng nhưphối hợp màu sắc, kỹ năng quan sát sao cho phù hợp với đồ vật mình muốn nặn Từ

đó phát triển kỹ năng vận động ở cơ tay, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, pháttriển trí thông minh, phát triển thị giác và phát triển năng khiếu nghệ thuật

Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ lớp 5-6 tuổi A2 thông qua thể loại nặn tại trường mầm non Hoằng Quỳ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa” nhằm góp

một phần nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện

cho trẻ nói chung cũng như hoạt động tạo hình cho trẻ nói riêng

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1.Thuận lợi:

Trường mầm non Hoằng Quỳ là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II,kiểm định chất lượng giáo dục mức độ III, có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bịtạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi tổ chức hoạt động giáo dục

Lớp tôi có tổng 30 trẻ, các trẻ đều phát triển toàn diện và thích tham giahoạt động tạo hình

Đa số phụ huynh quan tâm ủng hộ các phong trào của lớp cũng như củanhà trường phát động Đặc biệt thường xuyên giữ mối quan hệ 2 chiều để traođổi tình hình của trẻ ở nhà và ở lớp

Bản thân là một giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạmvững vàng, nhiệt tình trong công việc, thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức

và có năng khiếu hoạt động tạo hình

2.2.2 Khó khăn:

Trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức lại khôngđồng đều, nhiều trẻ còn hiếu động, sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, khôngkiên trì thực hiện theo yêu cầu của cô

Một số phụ huynh còn xem nhẹ bậc học mầm non, đối với trẻ 5-6 tuổinhiều phụ huynh thích cho con đi học lớp tiền tiểu học để học viết nên khôngthích cho con tham gia các hoạt động tạo hình, đặc biệt là thể loại nặn

2.2.3 Bảng khảo sát trước khi áp dụng giải pháp:

T

Số trẻ được khảo sát

Kết quả Đạt % a đạt Chư %

1 Trẻ thích tham gia hoạt động nặn 30 20 67 10 33

2 Biết sử dụng đắt nặn để nhào đất, 30 17 57 13 43

Trang 7

bóp đất, chia đất khi nặn

3 Có kỹ năng nặn cơ bản và kiên trìhoàn thiện sản phẩm 30 16 53 14 47

4 Có khả năng sáng tạo trong các hoạtđộng nặn. 30 15 50 15 50

5 Biết nhận xét sản phẩm theo yêucầu 30 18 60 12 40 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Lập kế hoạch để giúp trẻ học tốt môn tạo hình thông qua thể loại nặn.

Lập kế hoạch là việc làm rất quan trọng và cần thiết Chính vì vậy, ngay

từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình, cụ thể cho cả nămhọc theo từng chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày chi tiết

Đối với trẻ 5-6 tuổi tôi xây dựng 10 chủ đề trong một năm học, mỗi chủ

đề có ít nhất từ 3-4 tuần thực hiện kế hoạch, trong mỗi tuần có ít nhất một tiếthoạt động tạo hình Chính vì vậy tôi đã bố trí sắp xếp các tiết học phù hợp vớitrẻ như: Xây dựng các hoạt động nặn từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

Tôi chuẩn bị các sản phẩm nặn mẫu, phù hợp với chủ đề, để xung quanhlớp học để trẻ có thể quan sát khi đến lớp, học liệu phù hợp với tiết dạy và chủ

đề đã lên theo kế hoạch, bên cạnh đó, tôi còn chuẩn bị góc và bàn cho trẻ nặn,các đồ dùng để phục vụ cho tiết học nặn như: Đất nặn, chất lượng đất sét tốt,bàn, bảng, khăn lau tay…để phục vụ hoạt động nặn cho trẻ tốt hơn

Tôi thường xuyên nghiên cứu các tiết nặn mẫu, đề tài Chuẩn bị bài mẫuphù hợp với chủ đề Bài mẫu phải đẹp mắt và đa dạng, màu sắc đan xen giữa đấtnặn hài hòa…giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật

Bên cạnh đó, tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh thảo luận, trao đổi

về tác dụng, khi dạy trẻ kiên trì xong một hoạt động nặn, sẽ mang lại cho trẻ tácdụng như thế nào

Kế hoạch hoạt động tạo hình- thể loại nặn tôi luôn để ở góc tuyên truyền đểphụ huynh theo dõi và giúp đỡ trẻ trong các hoạt động trong tuần khi trẻ ở nhà

Để hoạt động nặn đạt kết quả cao, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạchgiảng dạy cho hoạt động tạo hình thể loại nặn, dự kiến và luân phiên thực hiệnbài dạy theo kế hoạch các chủ đề trong năm học cụ thể như sau:

Trường mầm non Nặn: Quả bóng, bàn, ghế…

Bản thân Nặn: Nơ tóc tặng bạn gái và quả bóng tặng bạn trai

Nặn: đôi dép

Gia đình Nặn bánh tặng mẹ, nặn mũ tặng bố, nặn các đồ

dùng trong gia đình…

Nghề nghiệp Nặn sản phẩm nghề nông

Thế giới động vật Nặn các con vật bé yêu thích

Nặn con ong, con bướm…

Thế giới thực vật Nặn quả, hoa, nặn cây ăn quả…

Giao thông Nặn đèn giao thông, các phượng tiện giao thông

Trang 8

bé yêu thích…

Các hiện tượng tự nhiên Nặn: Cầu vồng, mây; mặt trời; tranh ban ngày

tranh ban đêm…

Quê hương, đất nước, Bác Hồ Nặn: Cây tre, Mô hình lăng Bác…

Trường tiểu học Nặn: Cặp đồ dùng học tập, mô hình trường Tiểu học

Từ kế hoạch tôi đã lập, trong quá trình thực hiện tôi luôn chú ý rèn luyện

kỹ năng nặn cho trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động khác, đặc biệt lànhững trẻ yếu kém

Từ những việc làm tỉ mỉ, thường xuyên xây dựng trong hoạt động nặn nênchất lượng bài nặn của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt, kỹ năng tạo hình của trẻ đượcnâng cao theo các chủ đề, từ đó trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình Qua quá trìnhtham gia các hoạt động, tôi đã đưa trẻ vào nề nếp, thói quen, trẻ thực sự say mê,không bị gò bó, thoải mái, hứng thú và yêu thích tham gia hoạt động nặn Tạo chotrẻ nề nếp, thói quen tốt khi tham gia hoạt động và luôn đạt kết quả cao

2.3.2 Tạo môi trường tổ chức hoạt động nặn cho trẻ

Để phát triển khả năng tạo hình của trẻ, khơi dậy những cảm xúc tự nhiên,phát triển tính tích cực, sáng tạo trong tâm hồn trẻ thơ thông qua hoạt động tạohình, người giáo viên cần tổ chức tốt môi trường giáo dục trong hoạt động tạohình Tôi luôn xác định, việc tạo môi trường cho trẻ Mầm non hoạt động, là mộtviệc làm rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt môi trường trong lớp học, gắn liềnvới hầu hết thời gian khi trẻ tới trường Môi trường trong lớp học tạo cơ hội chotrẻ có thể tự tham gia và thỏa mãn các nhu cầu chơi, giao lưu nhiều hơn với cácbạn trong lớp, qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tốt hơn

Môi trường hoạt động cho trẻ có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đếnchất lượng của giáo dục Môi trường như người giáo viên thứ hai trong công tác tổchức hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình Chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ tốt

sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức kỹ năng một cách nhanh chóng và nhạy bén hơn

(Môi trường hoạt động nặn cho trẻ trong lớp)Môi trường tổ chức hoạt động nặn cho trẻ bao gồm môi trường trong vàngoài lớp học

Đối với môi trường trong lớp học: Trước hết tôi bố trí, sắp xếp các góchoạt động hợp lý, trang trí các hình ảnh phù hợp với các góc nhằm kích thích sự

Trang 9

phát triển thẩm mỹ cho trẻ Tôi luôn xác định, việc tạo môi trường trong lớp học làgiúp trẻ phát triển toàn diện về tất cả các lĩnh vực như: Thể chất, tình cảm xã hội,

thẩm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ Phát huy tính độc lập, tự tìm tòi, sáng tạo của trẻ, từ

đó trẻ có thể phát triển tốt hơn về các mặt

Đặc biệt góc tạo hình, tôi sắp xếp gần cửa ra vào, gần nguồn nước, trang

bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết để phục vụ cho hoạt động tạo hình nói chung

và hoạt động nặn nói riêng như: Đất nặn, dao chia đất, bảng, bàn ghế, xốp, khănướt lau tay Ở trên góc tạo hình, trẻ có những hộp đựng đồ dùng nặn cá nhânriêng, để trước sau mỗi lần hoạt động trẻ để sản phẩm của mình vào đó

Ví dụ: Ở chủ đề phương tiện giao thông, khi tham gia hoạt động góc tôi

cho trẻ nặn các phương tiện trong chủ đề Khi nặn về phương tiện giao thôngđường bộ gồm có xe máy, ô tô, xe đạp Với phương tiện giao thông đường thủy

có thuyền buồm, ca nô Tôi hướng dẫn cho trẻ nặn, khi trẻ thực hiện tôi theo dõi

kỹ năng nặn của từng trẻ để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp thêm cho từng trẻ

Ví dụ: Hoạt động Nặn chùm quả (Đề tài)

Tôi giúp trẻ biết sử dụng kĩ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, làm mềm đất

để nặn được nhiều chùm quả khác nhau, có màu sắc và hình dạng khác nhau

Qua đó rèn kỹ năng lăn, xoay tròn, ấn dẹt, kỹ năng sáng tạo thông qua sản phẩm

của trẻ Khi thực hiện tôi hướng dẫn trẻ: Trước hết các con phải chọn đất nặnmàu vàng, làm mềm đất, chia đất, tiếp theo xoay tròn, để tạo dáng cho quả nho.Sau đó lấy đất nặn màu xanh, lăn dài để tạo thành cuống, tiếp theo xoay tròn, ấndẹp để tạo thành lá Khi nặn được nhiều quả nho rồi các con ghép những quảnho vào cuống làm sao cho kín để tạo thành một chùm nho dài và đẹp

Khi tiến hành xây dựng môi trường bên trong lớp học, tôi sắp xếp các đồdùng tạo hình trong góc hấp dẫn, dễ sử dụng Các dụng cụ nặn như: Bảng con,đất nặn, khăn lau tay được đặt trong các hộp dễ nhìn và trang trí hình ảnh convật bên ngoài ngộ nghĩnh để thu hút trẻ Các sản phẩm nặn đẹp của trẻ đượctrưng bày trên giá góc tạo hình hoặc đưa vào “Góc sáng tạo” của nhà trường, tạonên một không gian nghệ thuật sinh động, kích thích trẻ muốn thể hiện và khẳngđịnh mình, muốn được thi đua với bạn để có sản phẩm được trưng bày

Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình, tuỳ theo từng sự kiện, từngtháng, tôi có thể chuẩn bị mảng trang trí cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệuphù hợp và phong phú về chủng loại phù hợp như: Đất sét các màu, đất nặn, bộtnặn tò he… Ở đây nguyên vật liệu tôi luôn để ở trạng thái mở, giúp trẻ dễ lấy, dễcất để sử dụng khi vào hoạt động

Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ, tôi bố trí mỗi trẻ có một ô riêng nhằm giúptrẻ được tự tay trưng bày sản phẩm trên giá của mình Giá trưng bày được làm 3tầng chia cho 3 tổ Ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn,trẻ có thể tự so sánh, nhận xét và học thêm được ý tưởng của những bạn có sảnphẩm đẹp, sáng tạo Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê hoạt độngtạo hình của trẻ, khơi gợi nguồn sáng tạo bên trong của mỗi trẻ trong lớp

Các mảng chính trong lớp như mảng sự kiện, các tiêu đề của các góc Đểgây ấn tượng cho trẻ, tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đángyêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ

Trang 10

Mảng sự kiện thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nội dung củamảng sự kiện thường tổng hợp các hình ảnh về nội dung chính Với chủ đềTrường Mầm non: Tôi trang trí hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt, có côgiáo cùng bé đi dạo…Tận dụng hành lang hè trước rộng rãi, thoáng, mát (4m)nên tôi đã làm giá để trẻ trưng bày sản phẩm, do chính tay trẻ làm hoặc bài nặn

ở nhà trẻ mang đến lớp vào mỗi buổi đầu giờ, vừa giúp trẻ rèn kỹ năng nặn,thích sáng tạo hoàn thành sản phẩm còn giúp trang trí cho môi trường bên ngoàilớp học thêm hấp dẫn trẻ mỗi buổi sáng đến trường

Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động, sau khi chuyển chủ

đề, tôi thay đổi nội dung sự kiện mới Trước hết tôi cùng trẻ thảo luận và đặt têncho sự kiện mới chuẩn bị thay nhằm giúp trẻ khắc sâu và tham gia hoạt độnghiệu quả

Nội dung của các góc, tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng cácngôn ngữ nghệ thuật để cung cấp cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say

mê nghệ thuật Từ đó kích thích lòng ham muốn, thích tham gia, sáng tạo sảnphẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình

Việc tạo nên một môi trường, thu hút và kích thích tính sáng tạo trong tạohình của trẻ là một cầu nối lớn, để trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình, trẻ đượcthể hiện cái tôi, tài năng của trẻ với bạn, với mọi người sẽ là nguồn cỗ vũ, làđộng lực rất tốt để trẻ tham gia vào hoạt động, cũng như thể hiện sự sáng tạohơn trong sản phẩm của mình

2.3.3 Rèn kỹ năng nặn trong hoạt động học có chủ định

Hoạt động học có chủ định là hoạt động chính nhằm nâng cao chất lượnghoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi, chính vì vậy việc sử dụng linh hoạt sáng tạocác biện pháp dạy học nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, tạocho trẻ hứng thú tích cực hơn trong quá trình học tập

Trong quá trình dạy trẻ tôi đã sử dụng các phương pháp như: Phươngpháp quan sát, làm mẫu, đàm thoại, phân tích tổng hợp, trò chuyện Đối vớihoạt động nặn có thể cho trẻ quan sát thiên nhiên, cho trẻ làm quen với các convật, cho trẻ xếp hột hạt, xếp hạt trên cát Từ đó tạo hứng thú, khơi nguồn cảmxúc, giúp trẻ hình thành kĩ năng tạo hình thể loại nặn được phong phú hơn

Tôi xác định các bài tập thực hành và ôn luyện cần được sử dụng ở lớp, ởtrường, nhưng hình thức và nội dung phải thay đổi phù hợp với năng lực và sởtrường của trẻ, phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Tôi luôn chú ýgợi mở, động viên, khuyến khích trẻ thể hiện theo khả năng sáng tạo của mìnhnhưng hạn chế ở trẻ sự sao chép, hình thành khuôn mẫu

Khi quan sát trẻ thực hiện, tôi luôn chú ý giúp trẻ vận dụng khả năng cảmgiác, tri giác, hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả Vì khi trẻquan sát không chỉ dừng lại ở hiểu biết mà còn giúp trẻ phân tích để hướng tớiđánh giá thẩm mĩ, thưởng thức cái đẹp Vì vậy khi tổ chức cho trẻ quan sát tôitập cho trẻ tích cực so sánh, đối chiếu, tìm tòi mối quan hệ giữa các sự vật vớicác cảm giác mà trẻ biết Việc tổ chức quan sát cho trẻ tôi tiến hành như sau:Lựa chọn đối tượng, lựa chọn thời điểm làm sao cho trẻ thấy rõ mọi dấu hiệu

Trang 11

đặc trưng nhất Đưa ra hệ thống câu hỏi để giúp trẻ hướng tới những nét cơ bảnnhất của đối tượng.

Trước khi vào bài học, tôi chuẩn bị giáo án chi tiết, nghiên cứu kỹ bài dạy,nắm chắc nội dung yêu cầu của từng loại tiết, từng thể loại, chuẩn bị kỹ đồ dùng trựcquan, mẫu nặn, vật mẫu đẹp, sinh động, hấp dẫn, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính sưphạm, phù hợp với nội dung bài dạy và luôn hướng tới trẻ làm trung tâm

Ví dụ: Hoạt động tạo hình: "Nặn cây ăn quả"

Tôi tiến hành thảo luận, để yêu cầu trẻ biết cách nặn và nói được một sốđặc điểm về cách nặn cây ăn quả Trẻ biết dùng đất nặn xoay tròn, lăn dọc, ấn

dẹt, miết mịn và gắn các bộ phận với nhau để tạo thành cây ăn quả, qua đó rèn

kỹ năng, sự khéo léo của đôi bàn tay, giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt độngcùng cô và các bạn, giáo dục trẻ bết giữ gìn sản phẩm của mình

Tôi chuẩn bị cho giờ hoạt động nặn như:

Băng đĩa nhạc không lời, cây ăn quả mẫu

Bảng, đất nặn, đĩa đựng sản phẩm, bảng trưng bày sản phẩm

Tôi tiến hành cho trẻ hoạt động

Các con có nhận xét gì cây ăn quả?

Cây ăn quả được làm từ chất liệu gì?

Cây ăn quả có những bộ phận nào?

Để nặn được cây ăn quả cô phải làm thế nào?

Đúng rồi! Đây là cây ăn quả được nặn bằng đất nặn, cây ăn quả gồm cóthân cây, cành cây, lá cây và quả

Tôi làm mẫu và hướng dẫn: Cô lấy đất nặn, dùng tay bóp làm mềm đất,sau đó chia đất làm các phần khác nhau

Cô sẽ nặn phần thân cây trước: Cô đặt đất xuống bảng dùng lòng bàn tayxoay tròn, sau đó lăn dọc, khi lăn chú ý lăn một đầu to làm gốc cây, đầu nhỏ hơnvuốt nhọn để làm ngọn cây nhé!

Cô nặn phần cành cây: Cô lấy phần đất nhỏ hơn, dùng kỹ năng lăn dọc,lăn đi lăn lại cho phần đất dài ra và cũng nặn nhọn một đầu, rồi gắn đầu khôngnhọn vào thân cây để tạo thành cành cây

Bây giờ cô lấy phần đất màu xanh, cô xoay tròn, lăn dọc, sau đó ấn dẹt tạothành lá cây

Cuối cùng cây còn thiếu gì nhỉ? À đúng rồi còn thiếu quả, cô lấy đất màu đỏ côxoay tròn, sau đó cô lấy một ít đất để làm cuống cho quả và gắn quả vào cây

Trang 12

(Trẻ thực hiện bài nặn cây ăn quả)Tôi cho trẻ nhắc lại cách nặn, cho trẻ trưng bày sản phẩm của trẻ lên giá nhậnxét và cho trẻ đặt tên cho sản phẩm Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày góc sáng tạo.

Tôi thiết nghĩ, dạy trẻ kỹ năng nặn theo mẫu thì vật mẫu phải đẹp, màu sắc

rõ ràng, đơn giản để trẻ bắt trước làm theo Loại tiết này yêu cầu ở trẻ độ chínhxác cao, trẻ phải quan sát và ghi nhớ vật mẫu để đưa vào sản phẩm của mình

Muốn tạo được cảm xúc, để gây hứng thú và sự tập trung của trẻ vào bàihọc, tôi cần chú ý đến các thủ thuật gây hứng thú với cách vào bài bằng: Tròchơi, vật thật, câu đố, bài thơ thay đổi phù hợp trong giờ học, luôn tạo được tìnhhuống bất ngờ, kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan sao cho đúng lúc,khoa học, phù hợp với từng đề tài Giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, không mangtính gò bó Cô giáo vui vẻ, tươi tắn để lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ cảm giác thoảimái khi tham gia bài học Từ đó trẻ hào hứng say mê học tập phát huy nhiều ýtưởng sáng tạo, qua đó trẻ mạnh dạn, tự tin nêu ý định sẽ thể hiện vào sản phẩm

Ví dụ: Tiết dạy theo đề tài: Nặn con vật bé yêu thích.

Trước hết yêu cầu trẻ biết về một số loài động vật, phân loại các con vậtsống trong gia đình, trong rừng, sống dưới nước

Trẻ nặn các các con vật bé yêu thích và nặn được nhiều loại động vật khácnhau thể hiện được đặc điểm đặc trưng của chúng

(Sản phẩm nặn con vật bé yêu thích)

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w