THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quenvới hoạt động tạo hình (thể loại nặn).
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình thể loạinặn, đối tượng là giáo viên và trẻ 3-4 tuổi tại trường Mầm Non Đồng Lạc.
- Tác giả: Nguyễn Thị Thuý Huyền Giới tính: Nữ+ Sinh ngày 26 tháng 01 năm 1983
+ Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn
+ Đơn vị công tác: Trường mầm non Đồng Lạc+ Điện thoại: 0986381571
- Đơn vị áp dụng sáng kiến : Trẻ 3-4 tuổi Trường mầm non Đồng Lạc+ Xã Đồng Lạc- Thị Xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
+ Điện thoại: 03203598396
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Tìm hiểu khảo sát thực trạng về chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi làm quen vớitạo hình thông qua thể loại nặn.
+ Đề ra một số giải pháp cho trẻ 3-4 tuổi tham gia vào hoạt động tạo hìnhthông qua thể loại nặn học tại trường mầm non Đồng Lạc.
+ Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư mua sắm một số đồ dùngdụng cụ phục vụ cho hoạt động tạo hình cho cô và cháu.
- Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ tháng 09/2014 đến tháng 1/2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thúy Huyền
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2PHẦN I: TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với hoạt độngtạo hình (thể loại nặn)
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình,
là tương lai của đất nước Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội Giáo dục trẻ phải được thực hiện ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc đời, vì ở trẻ nhỏ cácchức năng tâm, sinh lý chưa hoàn thiện cần được chăm sóc tỉ mỉ, được làm quen với cáchoạt động, để dần hoàn thiện các chức năng tâm, sinh lý, phát triển thể chất, lĩnh hội kiến thức, hình thành nhân cách… Nhưng trên thực tế việc tổ chức cho trẻ làm quen vớicác hoạt động, trong đó có hoạt động tạo hình, đặc biệt là phương pháp dạy trẻ nặn còn nhiều bất cập như: thực hiện chương trình còn bớt xén, còn thiếu giáo cụ trực quan hoặcgiáo cụ chưa đạt yêu cầu, đồ dùng và các phương tiện hoạt động cho cô và trẻ ở từng chủ đề còn thiếu thốn, năng khiếu nặn phần lớn giáo viên chưa được đẹp, thiếu sáng tạo,chưa đi sâu đầu tư thiết kế bài soạn, chưa thu hút được sự hứng thú của trẻ vào hoạt
động Vì vậỵ tôi chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình (thể loại nặn)” làm đề tài nghiên cứu.
2 Điều kiện, thời gian đối tượng áp dụng sáng kiến
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, tìm hiểu các điều kiện cần và có liên quan tới đề tài nghiên cứu, đánh giá khả năng thực hiện các thao tác nặn, của 25 trẻ trong lớp, làm cơ sở để đưa ra một số biện pháp thực hiện từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2015 tại lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi chủ nhiệm.
3 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Trong thời gian thực hiên đề tài, với đặc thù riêng của môn học, tôi phải đầu tư về vật chất và thời gian để học hỏi thực hiện thành thạo các kỹ thuật nặn nằm trong khuôn khổ của chương trình, tích cực suy nghĩ thiết kế bài soạn, tìm tòi các phương pháp dạy học sáng tạo, các thủ thuật, kỹ năng sư phạm…nhằm thu hút được sự hứng
Trang 3thú của trẻ vào hoạt động nặn Nắm được năng lực sở trường, khả năng nặn của từng trẻtrong lớp để đưa ra các biện pháp bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời.
4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Với sự quyết tâm của bản thân, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2015 thực hiện các biện pháp của đề tài nghiên cứu, tôi đã đạt được một số kết quả đáng mừng như: Thực hiện nghiêm túc chương trình thời gian biểu, chủ động, sángtạo trong thiết kế bài soạn và trong tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình, tự tin với khả năng tạo hình của bản thân, làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động qua từng chủ đề, tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy, hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm tâm sinh lý, về khả năng hoạt động tạo sản phẩm theo yêu cầu của bài học của từng trẻ trong lớp và kịp thời bồi dưỡng uốn nắn giúp đỡ những trẻ còn yếu… Cũng trong thời gian thực hiện đề tài khả năng hoạt động tạo hình của trẻ có tiến bộ rõ rệt, trẻ hứng thú hơn với môn học, say mê hoạt động với các thao tác nặn Tạo điều kiênđể trẻ phát triển trí tuệ như: óc quan sát, sự chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng… Nhờ vậy mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn Ngoài ra hoạt động nặn còn tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các sản phẩm của trẻ Đã có nhiều sản phẩm đẹp được trưng bày ở các góc hoạt động, được báo cáo với các bậc phụ huynh Vì vậy, họ rất phấn khởi phối hợp chặt chẽ với cô giáo để thống nhất biện pháp giáo dục và hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho lớp để có đầy đủ cơ sở vật chất thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hàng ngày theo từng chủ đề, đặc biệt là hoạt động tạo hình
Đó chính là thành công của đề tài Vì vậy tôi muốn chia sẻ " Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình (thể loại nặn)” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo,
5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến:
Trang 4Qua đây đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa tới bậc học mầm non như: Mở các lớp năng khiếu mỹ thuật hoặc tuyển chọn giáo viên chuyên về năng khiếu mỹ thuật cho trường mầm non, đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy và học, nhất là các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường, quan tâm đến chế độ cho đội ngũ giáo viên ngoài biên chế để họ yên tâm công tác, tích cực lao động sáng tạo để toàn tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Trang 5PHẦN II: MÔ TẢ SÁNG KIỀN1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Qua những năm giảng dạy tôi thấy lĩnh vực phát triển thẩm mỹ nói chung vàthể loại nặn nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diệncủa trẻ Nó giúp trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu
sắc Hình thành ở trẻ thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo Hoạt động nặn
giúp trẻ có đức tính tốt như bền bỉ, kiên trì để có sản phẩm đẹp, biết đoàn kết giúpđỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ, giúp trẻ phát triển các cơ tay, khớp tay, ngóntay, bàn tay, giúp cho trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt và khả năng phối hợp giữa
tay và mắt để hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản Phát triển tính tự giác tập trung
làm việc có mục đích để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bài học.
Hoạt động tạo hình đặc biệt thể loại nặn là phương diện thẩm mỹ rất đắc lựchình thành thị hiếu và cảm xúc ở trẻ.
2 Thực trạng của vấn đề
Năm học 2014 -2015 tôi được nhà trường giao chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi Trướckhi đưa các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi phát triển thẩmmỹ qua hoạt động nặn, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng như sau:
- Giáo viên còn ngại dạy hoạt động nặn vì sợ bẩn.
- Quá trình tổ chức giờ học còn thụ động, kiến thức máy móc, cô nói nhiềuthiếu gợi mở để phát triển tính tích cực của trẻ.
Trang 6- Ứng dụng công nghệ thông tin và thể hiện giao lưu tình cảm giữa cô và trẻcòn hạn chế.
Nội dung khảosát
Khả năng nặntheo mẫu
Thái độ hứngthú tham giavào các hoạtđộng
3 Một số biện pháp
3.1 Biện pháp 1: Bổ sung các trang thiết bị dụng cụ đồ dùng học tập theo chủđề
Trang 73.1.1Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bổ sung một số đồ dùng thiết yếucho lớp.
Căn cứ vào số lượng đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chủ đề đã được kiểmkê vào năm học 2014- 2015 tôi lên kế hoạch bổ sung 1 số phương tiện cần thiếtphục vụ cho hoạt động tạo hình đặc biệt thể loại nặn, cùng với một số đồ dùngkhác phục vụ cho các hoạt động của trẻ Để làm được điều này tôi đã tham mưu vớiban giám hiệu nhà trường tiếp tục đầu tư mua sắm bổ sung một số đồ dùng mới đểthay thế cho những đồ dùng đã cũ, nát, và thiếu tính thẩm mỹ Nhằm giúp trẻ tíchcực tham gia vào các hoạt động nặn một cách tốt nhất.
3.1.2 Kết hợp với phụ huynh tạo nguồn nguyên vật liệu phong phú.
Giáo dục trẻ chỉ đạt kết quả cao khi gia đình và nhà trường cùng kết hợp.Hiểu rõ được tầm quan trọng của phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ,ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh học sinh tôi đã trao đổi với phụ huynh vềtình hình của lớp, về đặc điểm, đặc trưng của trẻ 3-4 tuổi, về ý tưởng sử dụng cácnguyên vật liệu sẵn có vào hoạt động tạo hình, để phụ huynh cùng tôi tạo điều kiệncho trẻ học tập, sinh hoạt một cách tích cực nhất
Có rất nhiều phụ huynh lớp tôi, khi tôi đưa ra một số biện pháp, những ví dụminh họa cụ thể về việc sử dụng những hộp đất nặn cũ ở nhà của trẻ, các nguyênvật liệu sẵn có trong tự nhiên như: Đất sét, bột mì… vào việc làm đồ dùng đồ chơidạy trẻ đã tỏ ra không yên tâm lắm, nhiều phụ huynh còn cho rằng con mình cònquá bé chẳng biết làm gì? Có những phụ huynh rất ngạc nhiên khi được tôi trao đổivề cách sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào tiết học cho trẻ Cũng có phụ huynh khitham gia không mấy hào hứng Nhưng sau một thời gian tôi cho trẻ hoạt động cóhiệu quả các bậc phụ huynh tích cực hăng hái tham gia.
3.1.3.Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
Hưởng ứng phong trào làm đồ dùng đồ chơi do nhà trường tổ chức, và căncứ từ các nguyên vật liệu và kinh phí mà các bậc phụ huynh ủng hộ Tôi đã làm
Trang 8được một số đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: Từmiếng xốp ở hộp ti vi, vỏ hộp sữa, nắp chai, vải vụn, bìa cắt tông, xốp màu, đấtnặn… tôi đã làm ra những nhân vật, con vật, đồ vật rất ngộ nghĩnh và đáng yêunhư: Ông, bà, bố, mẹ, con gà- con vịt- con chó- con cá- con cua- ô tô- tàu hỏa…đểđưa vào trò chuyện gây hứng cho trẻ.
Nắm được tâm sinh lí lứa tuổi này là trẻ thích khám phá và tìm tòi nhữngđiều mới lạ xung quanh, trẻ thích hòa mình vào cuộc sống gần gũi, nên tôi đã tạocho trẻ những đồ vật đầy ấn tượng để lôi cuốn sự tò mò và sự chú ý của trẻ vào cáchoạt động.
Khi làm đồ dùng đồ chơi tôi luôn chú ý đến cách làm, và làm như thế nào đểđồ dùng phải an toàn tuyệt đối cho trẻ, đẹp và hấp dẫn phù hợp với thẩm mỹ củatrẻ, dễ lau chùi, không sắc nhọn, không gây độc hại cho cô và trẻ.
VD: Chủ đề “ Phương tiện giao thông giao thông đường sắt” khi thực hiện
dạy trẻ nặn đoàn tàu tôi đã thực hiện như sau:
+ Tôi lên kế hoạch sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có như: Vỏ hộp sữa củacác cháu đã uống, các nắp chai, xốp màu, hạt gấc… rồi cô và trẻ cùng làm như: Dùng nến dính các vỏ hộp sữa lại thành toa tàu, các nắp chai hình tròn gắn làmbánh xe, chuẩn bị thêm một ít xốp vụn có màu sắc để làm cửa sổ, cửa ra vào.Với đồdùng này tôi dùng để trò chuyện gây hứng thú khi vào bài, mặt khác có thể giáodục trẻ biết bảo vệ môi trường.
VD: Hay khi làm đồ dùng cho trẻ chơi ở góc thao tác vai theo chủ đề “ Thế
giói thực vật” tôi tận dụng những hộp đất nặn cũ mà phụ huynh ủng hộ tôi nặnthành cái bàn đựng rau, hoa quả, các nhân vật như: Bé nặn quả, bé tưới cây…Bêncạnh đó nắm bắt được chương trình giáo dục Mầm non là tăng cường cho trẻ đượctrải nghiệm khám phá, tôi đã hướng dẫn trẻ cùng nặn như: Nặn củ cà rốt, nặn quảcam, quả táo…để trưng bày ở các góc chơi Qua đó trẻ được tự làm, sờ, nắn, sửdụng đồ dùng đồ chơi kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ.
Trang 93.1.4 Xây dựng góc tuyên truyền
Ở lớp tôi còn xây dựng góc tuyên truyền “Bé tập làm nghệ nhân nhí” Ở
góc này tôi nêu lên được tầm quan trọng và ý nghĩa của thể loại nặn đồng thời đưara những yêu cầu cụ thể cho từng thể loại Tôi trưng bày theo từng sản phẩm nhưnặn theo mẫu,nặn theo ý thích để nơi dễ quan sát nhất, để mỗi khi các bậc phụhuynh đưa đón trẻ đều có thể quan sát được những sản phẩm của con em mình.Đặc biệt sau những ngày trẻ được tham gia hoạt động nặn, tôi gợi ý để trẻ về nhàvẫn thích nặn , tôi nói với trẻ con về nhà hãy nặn quả cam , quả táo… vừa học đểtặng ông bà , bố mẹ nhé, chắc ông bà, bố mẹ sẽ rất vui vì thấy các nghệ nhân tí honnặn thật là khéo đấy.
Ví dụ: Hôm nay sinh nhật của trẻ A tôi cho các bạn trong lớp nặn những
món quà mình yêu thích để tặng sinh nhật bạn Như vậy, trẻ A rất vui vì đượcnhận nhiều quà, thông qua đó tôi có thể giáo dục trẻ biết trân trọng những niềmvui, đặc biệt hơn là tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh về năng khiếu củatrẻ , để bố mẹ các cháu quan tâm đến hoạt động của trẻ nhiều hơn và tạo điều kiệnđể phát triển năng khiếu của trẻ
Kết quả : Nhà trường đã đầu tư mua sắm mới cho trẻ một số đồ dùng phục
vụ cho trẻ tham gia vào hoạt động như: Đất nặn, bảng con, khay đựng đất nặn…+ Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ đồ dùng đồ chơi, nguyên phế liệu.
+ Các góc học tập đầy đủ đồ dùng theo chủ đề.
+ Đồ dùng đồ chơi muôn màu sắc hấp dẫn, âm thanh vui tai giúp trẻ rất hứngthú khi tham gia hoạt động.
+ Giáo viên không còn ngại dạy hoạt động nặn.
3 2 Biện pháp 2: Thiết kế bài soạn và chuẩn bị đồ dùng
Muốn thực hiện tốt tiết dạy đầu tiên tôi chọn đề tài sao cho phù hợp với địabàn khu dân cư, phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và phù hợp với khả năng của bảnthân, rồi xây dựng kiến thức, kỹ năng cho trẻ thật chính xác, tránh không bị nhầm
Trang 10lẫn giữa kiến thức và kỹ năng, giáo án soạn chi tiết rõ ràng, nội dung bài dạy phảisáng tạo phù hợp với độ tuổi của trẻ Giáo viên cần tích cực học tập tiếp thu nhữngkiến thức, công nghệ mới để ứng dụng vào bài dạy.
Trẻ ở lứa tuổi này thích được cầm, nắn, sờ, ngắm nghía trực tiếp Do đó đồdùng là sự cuốn hút hấp dẫn gây sự chú ý tò mò của trẻ Vì vậy khi tổ chức cho trẻtham gia vào hoạt động nặn giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ thậtchu đáo như:
+ Chuẩn bị đầy đủ số lượng đồ dùng cho mỗi trẻ.
+ Đồ dùng phải phong phú về màu sắc, đảm bảo an toàn không gây độc hại.+ Đồ dùng chuẩn bị phải phù hợp với mục đích của giờ dạy.
+ Giáo viên cần tích cực sử dụng những đồ dùng sẵn có, dễ làm từ các phếliệu.( Phụ lục 1)
Kết quả: Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về bài soạn và đồ dùng tôi thấy việc
truyền thụ kiến thức đến trẻ khoa học có hệ thống, nên đã thu hút được sự chú ýcủa trẻ tham gia vào hoạt động
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động:
3.3.1 Tạo hứng thú cho trẻ để giới thiệu bài.
Đây là bước mở đầu quan trọng nhất của một hoạt động, nên tôi đã nghiêncứu dùng nhiều phương pháp khác nhau để vào bài cho sinh động, để thực hiệnđược yêu cầu của hoạt động, trẻ tập trung tư tưởng vào hình thức “Học bằngchơi,chơi mà học” Tôi xin được trình bày một số giáo án cụ thể có nội dung gâyhứng thú giới thiệu vào bài cho trẻ ( Phụ lục 1)
Ví dụ 1: Giờ học nặn thức ăn cho gà, vịt ( ĐT)Ví dụ 2; Giờ học nặn “quả cam, quả táo” ( ĐT)
- Kết quả: Thông qua hình thức gây hứng thú như vậy tạo cho trẻ tính tò mò
và muốn được làm ra những sản phẩm đó
Trang 11Việc gây hứng thú vào bài bằng cách kể cho trẻ nghe một câu chuyện nhưvậy giáo viên có thể giáo dục trẻ biết yêu quý, đoàn kết , giúp đỡ bạn, đồng thời tạocho trẻ tính tò mò, thích được giúp đỡ người khác, và thích được làm những mónquà nhỏ bé đó để tặng bạn, những người thân mà trẻ yêu quý
Qua các hình thức giới thiệu như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú thamgia vào hoạt động.
3.3.2 Quan sát và đàm thoại cách làm
Cô cho trẻ quan sát kỹ mẫu, hệ thống câu hỏi đàm thoại gợi mở, hợp lý, từdễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa Câu hỏi phải kích thích tính tòmò thích khám phá và tìm hiểu cách làm
VD: Giờ " Nặn cánh hoa" Tôi xin được trình bày giáo án cụ thể ( Phụ lục 2)Kết quả: Với cách đàm thoại như vậy cô giúp trẻ có vốn kiến thức hiểu biết
qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin và thực hiện tốt hơn
3.3.3 Trẻ thực hiện
Trong bước dạy trẻ nặn thì việc đầu tiên cô giáo hướng dẫn trẻ cách chia đấtlấy nhiều , hay lấy ít tuỳ thuộc vào từng bài, sau đó cô nhắc trẻ cách làm mềm đất,hướng dẫn trẻ cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, uốn cong… và tư thế ngồi Nêú cháunào con lúng túng chưa biết cách làm, cô không làm giúp trẻ mà gợi ý động viên trẻmạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình và thể hiện cách nặn một cách mạnh dạn nhất.Hoặc cô dùng thủ thuật thi đua giữa bạn trai- bạn gái, giữa tổ này với tổ khác ( Phụ lục 1-2)
Kết quả: Sau khi thực hiện các biện pháp như vậy nhưng tôi thấy kỹ năng
Xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, uốn cong của trẻ được thành thạo hơn, nó còn giúp trẻphát triển các cơ tay, ngón tay , bàn tay giúp cho trẻ khéo léo linh hoạt và khả năngphối hợp giữa mắt- tay để hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản tốt hơn
3.3.4 Nhận xét sản phẩm.
Trang 12Phần nhận xét sản phẩm cũng là một khâu quan trọng, đây là kết quả của quátrình lao động miệt mài, sáng tạo của trẻ Vì trẻ còn nhỏ chưa nhận thức đựơc nhiềulên rất dễ tự ái, dẫn đến trẻ thất vọng thiếu tự tin và không muốn tham gia tiếp vàocác hoạt động sau Vì vậy cô cho trẻ nhận xét đánh giá bài của bạn vẽ đẹp, tránhkhông nêu tên những bạn chưa làm xong Trong phần nhận xét cô lồng tích hợpgiáo dục lễ giáo, giáo dục dinh dưỡng, giáo dục âm nhạc, giáo dục vệ sinh môitrường.
Ví dụ: Giờ “ Nặn hoa tặng Bà, Mẹ, Cô giáo” ( Phụ lục 2)
Ngoài phương pháp đàm thoại gợi mở trẻ thực hiện nhận xét sản phẩm củamột hoạt động, trẻ nặn cho phù hợp với yêu cầu của từng bài Để trẻ tham gia vàohoạt động khác một cách tích cực, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp thật thoải mái dướihình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” và tôi thường tổ chức dưới dạng các tròchơi như : Nghệ nhân nặn bánh, nghệ nhân tí hon…( Phụ lục 1)
Ngoài ra tôi còn cho trẻ làm sản phẩm tặng người thân trong gia đình vàongày lễ ,tết, sinh nhật để khuyến khích động viên trẻ với trọng tâm nâng cao chấtlượng nặn cho trẻ Cùng qua hoạt động này tôi rèn cho trẻ có kỹ năng sống nhưbiết quan tâm chia sẻ với người thân xùng quanh trẻ
Kết quả: Sau khi đã áp dụng biện pháp như vậy tôi đã giúp trẻ biết yêu cái
đẹp, biết bảo vệ cái đẹp, có khả năng thẩm mỹ cao, tạo ra những sản phẩm đẹp,nhờ đó mà trẻ phát triển khả năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và tưởng tượng
Trang 132 2 Về phía bản thân.
Tôi đã hiểu được rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này ,nắm chắc được mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp hướng dẫn trẻ tạo ra sảnphẩm đẹp Phương pháp lên lớp có sáng tạo, phong phú hơn
4.3 Kết quả của trẻ:
Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình nói chung và thể loạinặn nói riêng Trẻ đã thực sự say mê với hoạt động này, và đã thu được kếtquả khảo sát trên trẻ như sau
Nội dung khảosát
4.4 SO SÁNH ĐỐI CHỨNG
Qua so sánh đối chứng với kết quả đầu năm , tôi thấy chất lượng giảng dạyđã có sự thay đổi tốt hơn, đặc biệt các bậc phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ lên tôiđã đạt kết quả cao Cụ thể như sau:
Trang 14gianNội dung khảo sát
Khả năng nặn theo
Khả năng nặn theo ýthích
Khả năng nặn theomẫu
Thái độ hứng thútham gia vào cáchoạt động
Saukhithựchiệnđề tài
Nhìn vào bảng so sánh đối chứng, ta thấy sau khi thực hiện các biện pháp thìtỷ lệ trẻ khá, tốt đã nâng lên rõ rệt Vì vậy, người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ,hiểu được tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm nhận thức của từng độ tuổi Để từ đó tìm ranhững phương pháp phù hợp nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Trang 155 Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu áp dụng những biện pháp trên tôi rút ra một số kinh nghiệmnhư sau:
- Giáo viên nắm chắc được mục đích yêu cầu của hoạt động.
- Giáo viên phải biết tìm tòi, sáng tạo đề ra những phương pháp giáo dục,phù hợp thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động.
- Phải sử dụng đồ dùng trực quan linh hoạt, đúng lúc, tránh ôm đồm.
- Biết tích hợp lồng ghép nội dung hoạt động nặn vào các hoạt động hàngngày phù hợp, hiệu quả
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất biện phápgiáo dục.
- Luôn tìm tòi học hỏi qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng, qua chịem đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân chủ động sáng tạo trong tổ chứccác hoạt động cho trẻ
- Cần phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ thamgia vào hoạt động bằng các thủ thuật trò chơi.
- Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quancũng như gợi mở kiến thức cho trẻ.