Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển t
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI, TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN BÚT SƠN 2, HUYỆN HOẰNG HÓA,
TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Lê Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non thị trấn Bút Sơn 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2NỘI DUNG Trang
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1 Giải pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen
2.3.2 Giải pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ “Làm quen chữ cái” 6 2.3.3 Giải pháp 3: Lồng ghép dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua
2.3.4 Giải pháp 4: Lồng ghép tích hợp làm quen chữ cái thông qua
2.3.5 Giải pháp 5: Trẻ làm quen với chữ cái thông qua các trò chơi
2.3.6 Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
Tài liệu tham khảo
Trang 31 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập Quốc tế Để nước Việt Nam trường tồn và có vị trí xứng đáng trên trường Quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẻ Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất
cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hòa của trẻ về các mặt thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, đặc biệt là ngôn ngữ
Ngôn ngữ giúp trẻ định hình và phát triển tư duy, đạo đức, là phương tiện
để trẻ giao tiếp, kết nối, bày tỏ quan điểm thái độ của mình Giáo dục ngôn ngữ ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động phát triển của trẻ, ngôn ngữ còn đóng vai trò quan trọng để trẻ phát triển những khả năng về cảm thụ nghệ thuật Hoạt động làm quen chữ cái là một phần quan trọng trọng việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi
Hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát âm đúng 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, nâng cao vốn từ cho trẻ thông qua các bài thơ, câu đố, câu chuyện, ca dao, đồng dao Cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái không chỉ giúp trẻ biết được các mặt chữ cái và giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết mà còn hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, viết cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 Hoạt động này không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi Đây còn là yếu tố góp phần vào việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở các cấp học tiếp theo
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ 5- 6 tuổi, là một giáo viên thường xuyên được phân công đứng lớp 5- 6 tuổi, tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc làm dễ dàng, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn làm quen chữ cái từ đó trẻ có sự tập trung chú ý cao và thực sự hứng thú trong học tập Xuất phát từ những mong muốn trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra những giải pháp, cách làm hiệu quả nhất có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất qua giờ dạy trẻ làm quen chữ cái, để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.Chính vì những lý do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề
tài:“Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5
-6 tuổi, trường Mầm non thị trấn Bút Sơn 2, huyện Hoằng Hóa”
Trang 41.2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hứng thú và
khắc sâu kiến thức Ngoài ra tôi còn viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp tôi mạnh dạn hơn trong việc giảng dạy
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6
tuổi trường Mầm non thị trấn Bút Sơn 2, huyện Hoằng Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để tổ chức được tốt hoạt động này tôi dùng các phương pháp sau:
Phương pháp lý luận
Phương pháp thăm dò thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp trực quan
Phương pháp trò chơi
Phương pháp thực hành trải nghiệm
Phương pháp trò chuyện
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất và phần quan trọng không thể thiếu chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi những hoạt động chủ yếu của trường Mầm non Ngôn ngữ được trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc Như vậy ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển và
bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, bản thân là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm - đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ Từ những đặc điểm trên bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tốt nhất để làm sao cho trẻ tiếp thu bài một cách tốt nhất cho hoạt động “Làm quen với chữ cái”
Trang 52.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2023 - 2024 được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi B, tổng số cháu là 35 cháu, trong đó có 16 cháu nữ, 19 cháu nam Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi.
Trường Mầm non thị trấn Bút Sơn 2, huyện Hoằng Hóa là trường đạt chuẩn mức độ I, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư khang trang, đầy
đủ đáp ứng điều kiện tốt cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường
Giáo viên có nhiều tâm huyết luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo trong các hoạt động giáo dục tại trường, nên phụ huynh yên tâm gửi gắm trẻ đến trường
Hầu hết trẻ lớp tôi đều có sức khỏe tốt, trẻ rất hứng thú khi được tham gia hoạt động làm quen chữ cái
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khích lệ chị em ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Bản thân có trình độ đại học, có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và qua đó tôi cũng đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, từ các trang giáo dục mầm non uy tín trên internet để rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Tôi luôn nắm vững phương pháp, có trình độ đạt chuẩn, sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới, được tham gia đầy đủ vào các lớp học bồi dưỡng chuyên đề của huyện, của nhà trường
Năm học 2023 - 2024 tôi không ngừng học hỏi, để đưa ra những phương pháp, hình thức, trò chơi sáng tạo và công nghệ thông tin vào các hoạt động
“Làm quen với chữ cái” để tạo hứng thú cho trẻ
2.2.2 Khó khăn.
Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn cùng tuổi mình, trẻ đọc chữ cái theo kiểu đọc thuộc lòng Trẻ phát âm chưa chuẩn, nói ngọng, nói lắp… Khả năng tập trung chú ý chưa cao
Để thực hiện tốt chuyên đề làm quen chữ cái đòi hỏi tôi phải linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hình thức giúp trẻ tích cực hoạt động
Đa số phụ huynh làm công nhân, trẻ ở nhà với ông bà nên việc phối hợp và trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế
Từ những khó khăn trên tôi đã trăn trở làm thế nào để tìm ra “Một số giải
pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Thị trấn Bút Sơn 2” đạt kết quả cao trong trường.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và thông qua các bài tập
để từ đó tôi đánh giá đúng với từng trẻ
Trang 6Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau:
TT Nội dung khảo sát khảo sát Số trẻ
Kết quả khảo sát Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %
1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 35 21 62 14 38
3 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúngtư thế 35 21 62 14 38
4 Trẻ hứng thú, tích cực tham giahoạt động làm quen chữ cái 35 22 65 13 35
5 Biết cách cầm sách, mở sáchra xem và quy trình đọc 35 21 62 14 38
Từ bảng khảo sát trên cho thấy trẻ chưa thực sự hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động làm quen chữ cái, nhiều trẻ chưa có các kỹ năng, cầm vở, tô đúng
tư thế, phát âm chữ cái chưa chuẩn Vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong nhà trường
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái
Nếu ban đầu không có sự hứng thú thì khi vào trọng tâm trẻ sẽ không chú
ý, kết quả sẽ không thu lại được kết quả tốt Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ lớp tôi sự tập trung chú
ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở hoạt động này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần “Kỷ luật” Nếu như tôi cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh Tiểu học hoặc một hoạt động học không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ
uể oải trong hoạt động học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế
và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là:
Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền với tình cảm Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ Chính vì thế, khi dạy một hoạt động “Làm quen chữ cái” tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên, yêu cầu đồ dùng, đồ chơi phải bảo đảm an toàn
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần lượt làm quen các chữ qua vật thật, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin là phương tiện hữu ích, gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái, góp phần đổi mới phương
Trang 7pháp, nâng cao chất lượng dạy học.Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học cho trẻ sẽ giúp cho giáo viên giải quyết được những khó khăn về giáo cụ trực quan, phát triển được nhiều hình thức luyện tập, tích hợp các hoạt động thuận lợi hơn Trẻ có nhiều trò chơi linh hoạt, hoạt động học, hoạt động chơi sinh động phong phú và dễ tiếp thu hơn
Nắm được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong việc hoạt động học cho trẻ, bản thân tôi lại suy nghĩ và nhận thấy bên cạnh việc phải lựa chọn những hình ảnh âm thanh, bài hát thật gây ấn tượng, bắt mắt với trẻ và phù hợp với chủ đề giảng dạy thì việc sử dụng công nghệ thông tin cho linh hoạt, phù hợp với từng hoạt động để thu hút sự chú ý của trẻ cũng là điều mà mỗi giáoviên cần phải tìm tòi và học tập thêm Mục đích trẻ được làm quen, nhận biết, phát
âm các chữ cái và trẻ được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm để chọn chữ, kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia hoạt động tốt nhất
Ví dụ: Làm quen chữ cái “l”, “m”, “n” trong chủ đề “Thế giới thực vật”.
Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cô cho trẻ đi thăm sa bàn về gia đình ông bà lão và kể cho trẻ nghe câu truyện “Nhổ củ cải”, xuyên suốt câu truyện cho trẻ làm quen bằng hình ảnh “Ông lão” với chữ cái “l”, chữ “n” là hình ảnh “Cún con”, còn chữ “m” hình ảnh “Chú mèo” Trong câu chuyện “Nhổ củ cải” ai đã đem củ cải về vườn trồng?
Tôi mời trẻ hướng lên màn hình và nhìn xem ai đã mang củ cải về vườn trồng và chăm sóc “Ông lão” với việc cho trẻ làm quen chữ “l”
Trẻ làm quen với chữ “l, m, n”
2.3.2 Giải pháp 2 Tạo môi trường cho trẻ “Làm quen chữ cái”
Để tạo ra môi trường chữ cái không khó nhưng để môi trường mang tính thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi và mang tính giáo dục cao cho trẻ là vấn đề khó hơn Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ Để trẻ được “Làm quen chữ cái” ở trong và ngoài lớp tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ, ở góc “Bé yêu học chữ” tôi trang trí hình ảnh “Ong tìm chữ” 29 chữ cái được tôi gắn bằng keo gai tạo thành sáp ong, khi trẻ được học đến nhóm chữ nào thì trẻ lựa chọn nhóm chữ
đó gắn lên giỏ của chú ong nhỏ, phía dưới còn có những ô bóng kính khác nhau
để cho trẻ được chơi theo từng chủ đề
Ví dụ: Trẻ xếp chữ “Chú bộ đội” phía dưới hình ảnh chú bộ đội hay gạch
chân chữ cái qua câu chuyện, bài thơ Ngoài ra ở góc chữ cái này tôi còn làm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đặt các giỏ hạt ngô, hạt bưởi, hạt nhãn hay vỏ
sò nắp chai, khuy áo để trẻ chơi các trò chơi ôn luyện củng cố về chữ cái
Góc bé yêu học chữ cái
Từ cách trang trí đó tôi đã thấy trẻ rất hứng thú Không chỉ ở góc “Bé yêu học chữ” mà còn ở góc chơi khác ở những đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi đều dán những chữ cái để trẻ dễ dàng quan sát các chữ cái mà trẻ đã được học
Trang 8Ví dụ: Ở góc xây dựng với chủ đề “Phương tiện giao thông” các đồ dùng,
đồ chơi như ô tô, xe đạp, ô tô tải, tôi đều cắt những chữ cái gắn vào đồ dùng để cho trẻ chơi, khi trẻ chơi tôi thường hỏi trẻ những chữ cái mà trẻ đã được học, qua đó tôi thấy trẻ nhớ và khắc sâu hơn những chữ cái mà trẻ được học
Tạo môi trường chữ cái ở góc thiên nhiên của lớp B Ngoài ra xung quanh lớp tôi còn gắn một cụm từ như bảng thời tiết, bé đến lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động “Làm quen chữ cái”, trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đồ dùng phục vụ môn chữ cái, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô… Ngoài
ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời
Qua việc tạo môi trường “Làm quen với chữ cái” trẻ lớp tôi đã hứng thú, tích cực tham gia hoạt động và đã có sự tiến bộ rõ nét
2.3.3 Giải pháp 3 Lồng ghép dạy trẻ làm quen chữ cái thông qua các hoạt động trong ngày
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học,” ghi nhớ của trẻ không chủ định trẻ chóng nhớ nhưng cũng mau quên Do
đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ “Làm quen chữ cái” không chỉ dừng lại ở trên hoạt động học mà phải thường xuyên tranh thủ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý
Giờ đón trẻ.
Khi trẻ đến lớp tôi cho trẻ tìm ảnh của mình gắn vào tên của mình có trong bảng “Bé đến lớp” tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái
Ví dụ: Đồ dùng như cốc, sách vở, khăn mặt, tủ cá nhân của cháu “Hải
Đăng” có ký hiệu là chữ cái “m” thì trẻ nhớ và khắc sâu biểu tượng về chữ cái
“m” và bên cạnh đó cũng có thể cho trẻ luyện phát âm qua các bài thơ, đồng dao như luyện phát âm chữ “g” cho trẻ đọc đồng dao bài “Gánh gánh gồng gồng”
Giờ đón trẻ
Giờ hoạt động góc.
Các góc chơi đều có môi trường chữ
Góc học tập tôi cho trẻ gạch chân chữ cái vừa học trong các bài thơ, bài đồng dao, tạo chữ cái bằng hột hạt, bằng nắp chai, khuy áo, cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn, viết và gài chữ theo mẫu
Góc bán hàng thì tôi gắn tên vào các món hàng mà trẻ bán
Góc thư viện tôi cho trẻ được hoạt động với chuyện thơ tranh chữ to có sẵn,
tự tạo Trẻ được xem tranh, tập kể chuyện, tập “đọc” chữ to trong chuyện
Trẻ đang chơi trò chơi gia đình
Giờ hoạt động ngoài trời.
Trang 9Giờ hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làm quen với chữ cái Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí cho trẻ,
bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các hoạt động học trên lớp, giúp trẻ hiểu sâu
và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen Tôi cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ cái đã được học hay chơi các trò chơi luyện phát âm, trẻ biết cách phát
âm đúng, không nói ngọng, không nói tiếng địa phương Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến thức chữ cái của mình Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây hoa ở góc thiên nhiên của lớp hay tôi tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, tưới nước tại vườn rau của bé, khi quan sát vườn rau tôi đặt câu hỏi để trẻ trả lời và thực hành Để vườn rau luôn tươi tốt các con phải làm gì? (tưới nước, nhổ cỏ) Vậy bạn nào lấy nước tưới cho luống rau có chứa chữ “t” là rau mùng tơi hoặc chữ “n” là rau ngót ? bạn nào nhổ cỏ luống rau có chứa chữ “m” là rau mùi Như vậy trẻ đã quan sát, nhận biết được chữ cái để hực hiện các tình huống cô đưa ra, sau đó được thực hành hành tưới nước nhổ cỏ cho luống rau Từ đó trẻ tất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên
Trẻ quan sát góc thiên nhiên lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B
Giờ ngủ.
Bằng các ký hiệu chữ cái mà cô giáo đánh dấu ở góc giường, trẻ có thể tự lấy và kê giường của mình Trước khi đi ngủ tôi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe
để trẻ có thể phát triển lời nói Trẻ nhớ được một số chữ cái
Ví dụ:Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Đi ngủ” qua bài thơ đó giúp trẻ nhớ
được chữ “n,” “m.”
Giờ ngủ của trẻ
Giờ hoạt động chiều.
Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in rỗng và tìm cắt các chữ trong họa báo dán thành sách làm bộ sưu tập
Ví dụ: Chủ đề ngành nghề tôi cho trẻ tô chữ “u, u” in rỗng; chủ đề
“Phương tiện giao thông” tôi cho trẻ tô chữ “h, k” in rỗng…
Như vậy qua việc “Làm quen chữ cái” ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ khắc sâu được các chữ cái vì trẻ chóng nhớ nhưng nhanh quên chính vì vậy thông qua các hoạt động hàng ngày tôi đã giúp trẻ củng cố nhớ được 29 chữ cái xuyên suốt trong mười chủ đề
2.3.4 Giải pháp 4 Lồng ghép tích hợp làm quen chữ cái thông qua các hoạt động học
Cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học là hình thức cơ bản
và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn học Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc Để hoạt động học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt Hoạt động học “Làm quen với chữ cái” đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau Các
Trang 10phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định
Hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Khi vào một hoạt động học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp làm quen tác phẩm văn học vì nó phù hợp với làm quen chữ cái Đây là một hoạt động học
mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà tôi định cho trẻ làm quen
Ví dụ: Câu chuyện “Nhổ củ cải” tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa
tranh “Ông lão”, “Cún con”, “Mèo con” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học Thông qua các câu chuyện, bài thơ, bài đồng dao, ca dao tục ngữ, câu đố trong các chủ đề tôi tích hợp rèn dạy trẻ cách phát âm chuẩn của các chữ cái Từ việc tích hợp rèn dạy cho trẻ, tôi thấy trẻ đã phát triển được vốn từ, luyện được cách phát âm, phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc Để khắc sâu trí nhớ của trẻ
về các chữ cái tôi thường cho trẻ đọc các câu thơ có gắng các chữ cái:
“O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ
Ơ già có râu”
Hay câu đố về chữ cái như:
Nét tròn em đọc chữ O, khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?
“Con cua”, “Con cá”, “Lá cờ” tôi đều có chữ trên tên các từ
Đáp án: chữ “c”
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca, vè sáng tạo dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng”, “Vè con cua” hay một câu truyện sáng tạo.Ngoài ra tôi cho trẻ tập kể chuyện hoặc đọc thơ bằng tranh chữ to để trẻ nhớ và khắc sâu những chữ cái mà trẻ đã học
Hoạt động làm quen tác phẩm văn học
Hoạt động Âm nhạc.
Cũng như trên một hoạt động học tôi đưa bộ môn âm nhạc vào cũng không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với hoạt động “Làm quen với chữ cái” tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại hoạt động và phù hợp với từng chủ đề
Ví dụ: Nhóm chữ “a”, “ă”, “â” tôi cho trẻ hát và vận động bài một vòng
tròn, tròn một nét cong cong là chữ “a”, móc câu nằm trên là chữ “ă”, “a” thêm
mũ đội là chữ “â” Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ
Trẻ múa hát
Hoạt động khám phá khoa học.
Hoạt động học này thường gặp ở mọi hoạt động học hàng ngày và nhất là hoạt động làm quen chữ cái, muốn cho trẻ “Làm quen chữ cái” một cách hiệu quả nhất phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh