skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức cho trẻ tại trường mn nga văn

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức cho trẻ tại trường mn nga văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI

HỨNG THÚ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌCNHẰM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ

TẠI TRƯỜNG MN NGA VĂN

Người thực hiện: Trịnh Thị LuyếnChức vụ: Giáo Viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga VănSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

NỘI DUNGTRANG

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 22.1 C¬ së lý luËn của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6Giải pháp1:Gây hứng thú cho trẻ thông qua đồ dùng trực quan 5Giải pháp 2: Gây hứng thú thông qua sử dụng âm nhạc, thơ, kể

Giải pháp 3: Đổi mới sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động học

cho trẻ khám phá khoa học để thu hút sự chú ý của trẻ 12Giải pháp4: Gây hứng thú cho trẻ thông qua các trò chơi 152.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá

Trang 3

1.1.Lí do chọn đề tài

Ngay từ khi còn nhỏ tôi vẫn thường nghe và yêu thích những câu hát trongchương trình “Những bông hoa nhỏ”

“Xung quanh chúng ta có bao điều kỳ diệu, mà ta mới biết chẳng được bao

nhiêu, chuyện ở trên trời với trăng sao nắng gió, chuyện ở ngoài thế gian Vìsao lại thế là vì sao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia? Vì sao lại thếphải tìm ra ngọ ngành Càng thêm hiểu biết chúng ta càng lớn nhanh.”[1]

Câu hát đã nói lên thế giới xung quanh ta rất bao la rộng lớn, mà con ngườimuốn tìm hiểu và khám phá Hoạt động khám phá khoa học trong chương trìnhgiáo dục mầm non bao gồm các hoạt động: Tìm hiểu, thử nghiệm về thế giớixung quanh, làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh.Với đặc điểm của trẻ mầm non thích tìm tòi, khám phá Hoạt động khám phákhoa học là một hoạt động trẻ yêu thích Qua đó giúp trẻ có nhiều kinh nghiệmsống, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống, giao tiếp ứng xử và các mối quanhệ Dần dần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, có ý thức tập thể,biết giúp đỡ mọi người xung quanh.

Khám phá khoa học” là một bộ môn khoa học, là một hoạt động thực sựhấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở ra cho trẻ cánh cửa rộnglớn hơn Một cái nhìn hoàn toàn mới về con người và cuộc sống xung quanh trẻ,đưa trẻ đến với cuộc sống xung quanh là đưa trẻ đến với thế giới có biết baođiều kỳ diệu, ở đó có trăng, sao, nắng, gió, chuyện ở ngoài thế gian.Vì sao lạithế, tại vì sao lại thế? sao không thế này, mà lại là thế kia? Đưa trẻ đến với thếgiới xung quanh chính là chúng ta đã và đang dẫn trẻ đi những bước đầu tiênhành trình khám phá khoa học với muôn vàn những điều lý thú và mới lạ ở phíatrước mà bất cứ ai cũng muốn tìm hiểu, khám phá.

Khám phá khoa học cũng góp phần giáo dục tính thẩm mỹ cho trẻ Qua đótrẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tự làm một số công việc như chăm sóc vật nuôi,cây trồng, biết tự tạo ra cái đẹp, biết yêu lao động, và quý trọng các sản phẩmlao động Đồng thời qua các trò chơi khám phá khoa học trẻ được vận động mộtcách khoa học hợp lý, góp phần giúp trẻ phát triển cả về thể lực và nhân cách.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động khám phá khoa học đối vớisự phát triển toàn diện của trẻ Nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sócgiáo dục trẻ tôi luôn quan tâm đến việc làm thế nào để trẻ hứng thú hoạt độngkhám phá khoa học để hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Từ những lý do và tầm quan trọng như trên đối với trẻ mầm non, đã thôi

thúc tôi đi sâu vào nghiên cứu áp dụng đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6

tuổi hứng thú hoạt động học khám phá khoa học nhằm phát triển nhậnthức cho trẻ tại trường MN Nga Văn”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nhằm tìm ra một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi hứng thúhoạt động học khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức để hướng đến pháttriển toàn diện cho trẻ.

- Rèn khả năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định.

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

Trang 4

Nghiên cứu về một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt độnghọc khám phá khoa học.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.

Giáo viên lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đềtài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp.

*Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Nhằm nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ giađình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ.

- Phương pháp quan sát, đàm thoại:

Sử dụng đồ chơi trực quan đồ dùng đồ chơi, cho trẻ quan sát rèn luyện sựnhạy cảm của các giác quan, thỏa mãn sự hứng thú của trẻ.

- Phương pháp trò chơi:

Sử dụng các loại trò chơi để kích thích trẻ tự nguyện, hoạt động tích cực.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liêu, tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, biểu

bảng và điều chỉnh thực hiện cho phù hợp.- Phương pháp thực hành trải nghiệm:

Tổ chức cho trẻ hành động thao tác trực tiếp đồ vật, đồ chơi, sử dụng cácyếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để khích lệ trẻ hứng thú hoạt động.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Khám phá khoa học với trẻ mầm non bao gồm tất cả các yêu tố của tựnhiên và xã hội bao quanh đứa trẻ, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết vớinhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sự tồn tại và phát triển toàn diệncủa trẻ em Vì vây, việc cho trẻ khám phá khoa học là vô cùng cần thiết và quantrọng đối với trẻ Hoạt động này góp phần tích cực trong việc giúp trẻ phát triểntoàn diện các lĩnh vực như: Đức, trí, thể, mỹ

Theo quan điểm của ngành giáo dục học Singapo đã chỉ ra rằng “Giáo dụckhông phải là đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng lên ngọn lửa” [2] Điều đó cónghĩa là dạy trẻ không có nghĩa là cứ nhồi nhét lượng kiến thức khối lượng kiếnthức vô bờ bến cho trẻ mà dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng hamhiểu biết, thích tìm tòi khám phá Hay nói cách khác, giáo dục mầm non khôngnhằm cung cấp một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năngtâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này.

Cùng quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa họclà phải làm thật khoa học Đối với trẻ mầm non làm khoa học cũng chính là quátrình khám phá nó Đây là những hoạt động “ tìm kiếm để phát hiện ra cái mới,cái dấu ấn” Các hoạt động học Khám phá khoa học là con đường ngắn nhất đểgiúp trẻ sử dụng các giác quan của cơ thể, vận dụng những hiểu biết của bảnthân để tìm hiểu sự vật, hiện tượng, đòi hỏi trẻ phải có cơ hội khám phá khácnhau, khi đó việc phát triển kỹ năng, năng lực sẽ đóng vai trò chủ đạo

Vì vậy căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theoThông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng

Trang 5

Bộ Giáo dục và Đào tạo) hướng dẫn nội dung khám phá khoa học và kết quảmong đợt về khám phá khoa học [3]

Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dụcmầm non mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31tháng 12 năm 2020 của TS Lê Thu Hương - TS Trần Thị Ngọc Trâm - PGSTSLê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủ biên), hướng dẫn thực hiện nội dung khám phákhoa học [4].

Vì vậy việc tổ chức cho trẻ học khám phá khoa học là phương tiện khôngthể thiếu nhằm giải quyết mục đích phát triển nhận thức và hướng đến phát triểntoàn diện cho trẻ ở Trường mầm non.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

a Ưu điểm

* Về cơ sở vật chất

- Trường có đầy đủ cơ sở vật chất với các phòng học và một số phòng chứcnăng rộng rãi, khang trang, có các khu vườn cổ tích, vườn rau của bé, khu vuichơi vận động cho trẻ và có khuôn viên xanh - sạch - đẹp với nhiều đồ chơingoài trời Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, khám phá khi tham gia cáchoạt động

* Về Giáo viên

- Bản thân không ngừng học hỏi tìm tòi nâng cao kiến thức, trình độchuyên môn nghiệp vụ và tìm những hình thức hay, mới lạ giúp trẻ hứng thú vàocác hoạt động đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học Bản thân đã nhiều nămđứng lớp 5- 6 tuổi nên rất hiểu tâm lý cũng như điểm mạnh, yếu của trẻ.

- Đa phần các bậc phụ huynh có nhận thức khá tốt về vai trò ý nghĩa củagiáo dục mầm non, có thái độ tích cực trong việc phối hợp giữa gia đình và nhàtrường trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 6

* Kết quả thực trạng

Để nắm bắt được mức độ hứng thú với hoạt động học khám phá khoa họccủa trẻ cũng như có cơ sở lựa chọn được những giải pháp phù hợp trong quátrình giúp trẻ hứng thú với hoạt động khám phá khoa học, tôi đã tiến hành đánhgiá chất lượng trẻ và kết quả ban đầu như sau:

Phụ lục 1: Bảng 1: Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp 9/2023TTNội dung khảo sát

Kết quả khảo sát trên trẻSố

Biết so sánh, nhận xét một số đặcđiểm giống và khác nhau của đốitượng

26 11 42,3 15 57,7Với những thuận lợi, khó khăn và qua khảo sát trẻ đầu năm học tôi rất bănkhoăn phải làm gì và bằng giải pháp như thế nào để cho trẻ được hứng thú vớihoạt động học khám phá khoa học được tốt Điều này đã thôi thúc tôi mạnh dạnxúc tiến nội dung giải pháp để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạtđộng học khám phá khoa học.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Khám phá khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay conđường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất và thế giới tự nhiên Chính vì thế màđể tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động khám phá khoa học tôi đã sử dụng nhữnggiải pháp sau:

Giải pháp1:Gây hứng thú cho trẻ thông qua đồ dùng trực quan

Trang 7

Để trẻ hứng thú vào hoạt động việc không thể thiếu đó chính là đồ dùngtrực quan Phương pháp đồ dùng trực quan rất phổ biến nhưng đem lại hiệu quảcao Đồ dùng trực quan có phong phú đa dạng thì càng khích thích hứng thú vàsáng tạo ở trẻ.Tránh sự nhàm chán cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động. Khilập kế hoạch cho mỗi tiết học tôi đã rất chú ý tới cách thứctruyền tải kiến thức với trẻ đặc biệt đồ dùng trực quan vừaphải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự sáng tạo từ đókích thích được sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ Tôi luôn lưu ýtới việc sử dụng đồ đùng trực quan phải phù hợp với nội dungtừng tiết dạy Ngay từ khi lập kế hoạch cho mỗi hoạt độngkhám phá khoa học tôi luôn suy nghĩ và lựa chọn những đồdùng trực quan sao cho trẻ dễ hiểu và hứng thú

Đồ dùng trực quan có thể áp dụng vào nhiều hoạt động, tùyvào từng hoạt động cụ thể mà lựa chọn thu hút sự chú ý, hứngthú của trẻ như: Mô hình, vật thật, màn hình máy chiếu

*Đối với sử dụng mô hình:

Đây là hình thức phổ biến và cũng tạo cho trẻ rất hứngthú.Để chuẩn bị tốt cho mô hình tôi dựa vào nội dung từng tiếtdạy để chuẩn bị

Trang 8

- Với việc cho trẻ đi tham quan mô hình tôi thấy trẻ rất hứng thú và trẻ

cũng khắc sâu kiến thức để vào bài học

Sản phẩm nghề thủ công mây tre đan: Cái rổ, cái mẹt, cái giỏ.

*Đối với việc sử dụng vật thật

Vì trẻ mẫu giáo thường tư duy trực quan hình ảnh, kinh nghiệm sốngcủa trẻ còn ít nên tôi thường xuyên tận dụng các vật thật để dạy trẻ Trẻ khámphá khoa học thông qua các giác quan Nếu sử dụng tranh ảnh chỉ giúp trẻ quansát, tìm hiểu bề ngoài (các bộ phận, màu sắc, hình dáng, công cụ…) của các sựvật, hiện tượng chủ yếu bằng mắt nhìn Để hoạt động khám phá thêm sinh độngngoài quan sát bằng tranh ảnh, tôi luôn tranh thủ lựa chọn những đề tài có thể sửdụng được vật thật nhằm giúp trẻ có thể tận dụng tất cả các giác quan trong quátrình quan sát Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rấtthích thú và trẻ không những được nhìn, được nghe tiếng kêu của con vật mà trẻcòn được sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biếtcủa mình một cách đầy đủ về đối tượng.

Ví dụ 1: Chủ thề Thế giới Thực vật “Tìm hiểu một số loại quả, để giúp trẻ

có thể tri giác và sử dụng các giác quan như vị giác, khứu giác một cách đầy đủ.

Phụ lục 2: Ảnh 2: Hình ảnh trẻ nếm quả cam

Trang 9

Tôi chuẩn bị các loại quả như quả chuối, quả cam, quả khế, quả đu đủ vvkhi quan sát xong để biết được các vị quả có vị ngọt hay chua , tôi có thể cắt gọtcác quả đó cho trẻ nếm xem quả có vị gì? và cho trẻ ngửi và cảm nhận xem mùivị của các loại quả đó Khi cho trẻ quan sát quả cam tôi cho trẻ được nhìn, sờ,ngửi, nếm tạo cơ hội để trẻ được khám phá, trải nghiệm Tôi trò chuyện về cácloại quả, tôi cho trẻ quan sát các loại quả quen thuộc mà trẻ thường được ăn ởlớp hoặc ở nhà như quả cam, quả táo, quả ổi, quả xoài Tôi mở rộng thêm kiếnthức cho trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ biết các loại quả làm sinh tố, làm nướcép hoa quả, giáo dục trẻ ăn nhiều các loại quả rất tốt cho sức khỏe có nhiều vi tamin, trắng da, đẹp da, tiêu hóa tốt… Vì thế mà giờ hoạt động khám phá khoahọc của tôi rất thành công, qua hoạt động khám phá trẻ rất hứng thú và tham giahoạt động rất tích cực.

*Đối với việc sử dụng màn hình, máy chiếu

Sử dụng màn hình máy chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quanHiện nay, ở tất cả các trường học mầm non việc ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy đang được chú trọng và đẩy mạnh Khi được tiếp cận với máytính, khai thác sử dụng các tính năng của máy như làm ảnh động, lồng âm thanh,tạo các hiệu ứng powerpoint, chương trình vui học kitsmak Tôi thấy rất nhiềuưu việt giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian và kinh phí làm đồ dùng.Những hoạt động dạy trẻ với âm thanh sống động, màu sắc hấp dẫn rất thu hútsự chú ý của trẻ và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, hứngthú vì vậy tôi thường xuyên sử dụng tạo điều kiện để cho trẻ nắm kiến thức.Thông qua những cảnh quay, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thayđổi, sự mới lạ cho trẻ vì tất cả những sự vật hiện tượng đều có thể chụp lại,quay lại để đưa lên màn hình cơ hội để trẻ khám phá những sự vật hiện tượng,con vật mà trẻ khó có cơ hội tiếp xúc.

Ví dụ 1: Khi dạy trẻ khám phá một số nguồn nước trong chủ đề “Nước và

các hiện tượng tự nhiên”, tôi đã thiết kế trên powerpoint hình ảnh các nguồnnước có tự nhiên,…

Phụ lục 2: Ảnh 3: Các nguồn nước trong tự nhiên

Trang 10

Sau đó tôi cho trẻ nghe xem cô yêu cầu tìm nguồn nước từ đâu? Ví dụ yêucầu tìm nguôn nước có vị mặn (Nước biển), Nguồn nước nào chảy từ trên caoxuống? (Nước suối)….và kiểm tra những thông tin của trẻ trên máy tính Nếuđúng các hình ảnh đó xuất hiện và kèm theo đó là một lời khen ngợi, nếu sai cóthể yêu cầu trẻ tìm lại Những nguồn nước xuất hiện long lanh trên màn hìnhlàm trẻ rất thích thú.

Hay như cho trẻ khám phá thiên nhiên tôi cho trẻ xem hình ảnh mưa, gió,sấm chớp kèm theo là những âm thanh của hiện tượng đó trẻ rất thích thú.

Ví dụ 2: Ở chủ đề thế giới động vật tôi có thể đọc câu đố về các con vật

hay cho trẻ nghe tiếng kêu của các con vật và yêu cầu trẻ đoán tên các con vật,nếu đoán đúng , thì màn hình xuất hiện các con vật đó, với những hình ảnh sốngđộng như thật càng lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.

Phụ lục 2: Ảnh 4: Trẻ học qua màn hình ti vi

Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được sử dụng một cách linh hoạt vàsáng tạo Trong tiết dạy tôi không sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuốicũng không sử dụng quá nhiều loại ôm đồm để trẻ khó hiểu mà tôi phối hợp cácloại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt từng phần sao cho trẻ khôngnhàm chán

Ví dụ 3: Trong tiết dạy cho trẻ tìm hiểu về một số loại rau tôi có thể sử

dụng một số loại đồ dùng như: Tranh lô tô, rau thật, đồ chơi, màn hình, kết hợpvới nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần đầu giới thiệu bài cho trẻ đithăm mô hình vườn rau với nhiều loại rau, củ, quả, phần cung cấp kiến thức chotrẻ quan sát các loại rau, củ, quả thật, phần mở rộng cho trẻ xem trên màn hình

Trang 11

một số loại rau khác, phần luyện tập cho trẻ đi chơi trò chơi phân loại rau thật,tranh lô tô.

Kết quả: Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan tôi thấy trẻ rất hứng thú và

khắc sâu kiến thức mà trẻ được học Việc kết hợp sử dụng linh hoạt các loại đồdùng trực quan trong tiết học tôi thấy trẻ hứng thú hơn mỗi khi học khám phákhoa học, kiến thức tôi truyền đạt vì thế mà trẻ dễ dàng ghi nhớ hơn đạt 95%.

Giải pháp2: Gây hứng thú thông qua sử dụng âm nhạc, thơ, kểchuyện, câu đố.

* Sử dụng âm nhạc giúp trẻ hứng thú vào hoạt độngkhám phá khoa học

Âm nhạc là hoạt động thường mang tính vui tươi, nhí nhảnh, mang lại sựhứng thú cho trẻ rất cao Một trong các hoạt động thu hút được sự tham gia tíchcực và sôi động của trẻ đó là thi hát các bài hát về các đối tượng mà trẻ đượclàm quen.

Ví dụ 1: Ở chủ đề: Bản thân

Đề tài: Tìm hiểu một số bộ phận trên cơ thể bé

Vào bài tôi cho trẻ hát và vận động bài “Cái mũi” Sau khi hát xong cho trẻvề vị trí và trò chuyện với trẻ:

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói về gì? Ngoài cái mũi ra còn có những bộ phận gì?Sau đó Cô vào bài rất dễ dàng trẻ trả lời rất hăng say.

Tôi không chỉ dùng âm nhạc ngay từ đầu để gây hứng thú cho trẻ mà tôicòn dùng âm nhạc vào phần chuyển tiếp của bài giúp trẻ tránh nhàm chán.

Ví dụ 2: Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài: Tìm hiểu một số con vật sống

trong gia đình.

Khi đàm thoại với trẻ xong để tránh trẻ ngồi một chỗ tôi cho trẻ đứng dậyhát vận động bài “Gà trống, mèo con và cún con” Sau đó làm tiếng kêu của cáccon vật

Lớp tôi phụ trách là lớp mẫu giáo lớn nên sau mỗi chủ đề luôn luôn cùngtrẻ tự sáng tác một số bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề để phục vụ trongtiết dạy, gây hứng thú cho trẻ

VD: Hoạt động tìm hiểu con vật sống trong gia đình, sau khichơi trò chơi cô cho trẻ hát theo làn điệu bài Đi cấy - dân ca Thanh Hoá“Em yêu vật nuôi”.

“Gia đình nuôi nhiều vật nuôi, gia đình nuôi nhiều vật nuôi Bao nhiêu loài

vật em quý em yêu, em mong chúng lớn thật nhanh, chúng lớn thật nhanh Conmèo, con cún với bao con gà, với bao con gà chúng chạy vờn quanh, để emchăm sóc, cho con vật khoẻ hơn”.

* Sử dụng các bài thơ giúp trẻ hứng thú vào hoạtđộng học khám phá khoa học

Thơ giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ vì vậy khi cho trẻ đọc trẻ rấthứng thú Chẳng hạn như ở hoạt động “Tìm hiểu những con côntrùng” đầu tiên trò chuyện về con muỗi, tiếp theo là trò chuyệnvề con kiến, nhưng nếu để trẻ ngồi một chỗ trò chuyện từ convật này sang con vật khác thì trẻ rất dễ nhàm chán, không hứng

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

Tài liệu liên quan