1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh năng khiếu âm nhạc ở trường tiểu học kiên thọ 1

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 2

STT Tên mục Trang

2.3.1 Rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học 5

2.3.2 Rèn kĩ năng sống thông qua các hoạt động văn nghệ, trải

2.3.4 Rèn kĩ năng sống thông qua bài học Phòng cháy chữa

2.3.5 Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giáo dục

Trang 3

1.1 Lý do chọn sáng kiến

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo

Ở bậc tiểu học là bậc học tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để các em có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới Từ đó các em biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa Biết tôn trọng bản thân, hành động bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh Từ đó thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức, đưa những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Vì vậy việc rèn kỹ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm

nhiều hạn chế như kỹ năng giao tiếp thiếu tự tin, e dè, nhút nhát, sống khép kín Nhiều vụ tai nạn đuối nước, giao thông… cướp đi tính mạng của nhiều học sinh đều xuất phát từ nguyên nhân các em còn thiếu kỹ năng sống Nhiều học sinh có kết quả học tập cao nhưng thích ứng với cuộc sống không tốt Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh được các cấp, các ngành và các nhà giáo viên quan tâm Song vẫn chưa có nét chuyển biến, một số giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, việc rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc học tốt, làm tính tốt…

Để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kỹ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn và

nghiên cứu “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5B trường

tiểu học Kiên Thọ 2” Vấn đề mà ch c h n không chỉ riêng bản thân mà rất

nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình có những kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5B”

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em có những kỹ năng sống tốt, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu, tổng kết “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh

lớp 5B trường tiểu học Kiên Thọ 2”

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

- Đọc tài liệu giáo dục kỹ năng sống lớp 5

- Khảo sát - quan sát thực tế giáo viên và học sinh - Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả… Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống Hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hoà nhập với cộng đồng, đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương, sống có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng

Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Ở tiểu học, các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung Nó ảnh hưởng sâu s c đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường b t chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng

nhân cách cho các em, giúp các em có một kỹ năng sống tốt cho tương lai sau này

Trang 5

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.2.1 Thuận lợi:

- Đối với giáo viên: Nhìn chung hầu hết các giáo viên của nhà trường đều có lối sống lành mạnh, giản dị, xứng đáng là những tấm gương tốt cho học sinh noi theo Mọi giáo viên luôn nhiệt tình, năng nổ, có tinh thần học hỏi để trau dồi kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và áp dụng vào thực tế giảng dạy Họ thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục Vì thế hằng năm nhà trường đều có giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh

- Đối với nhà trường: Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường không chỉ lồng ghép vào các môn học hàng ngày mà còn lồng ghép vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Trong năm học, nhà trường đã tổ chức cho học sinh các hoạt động như: hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng nhân dịp tết Nguyên đán, tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn, Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho các em tham gia lao động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường Nhằm giúp các em có tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, sự chia sẻ cảm thông Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành kỹ năng sống cho học sinh

2.2.2 Khó khăn:

- Đối với học sinh: Qua thực tế điều tra, tôi nhận thấy tình trạng học sinh còn hạn chế rất nhiều về các kỹ năng sống hàng ngày Các hiện tượng nói tục, chửi bậy, gây gổ với nhau vẫn còn xảy ra Trong khi đó, các kỹ năng giao tiếp, trình bày ý kiến trước đám đông, được các thầy cô hình thành và củng cố nhưng các em chưa thể hiện được nhiều Nhiều học sinh chưa có khả năng ứng phó với các tình huống trong thực tế, chưa mạnh dạn, còn mất tự tin Kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng phòng tránh đuối nước, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, còn hạn chế

- Đối với phụ huynh: Phần đa ở nông thôn, công việc bận rộn quanh năm, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái Một số phụ huynh lại hiểu sai về cách giáo dục kỹ năng sống cho con Họ cho rằng chỉ cần học giỏi về kiến thức mà quên đi việc hướng dẫn cho con làm tốt các công việc cá nhân, sống hòa đồng với tập thể, tham gia các hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình Bố mẹ đi làm xa, con ở nhà với ông bà, được ông bà nuông chiều, đáp mọi yêu cầu của các con, ít quan tâm đến việc con em mình ứng xử trong sinh hoạt và đời sống như thế nào

Với thực trạng như trên, sau khi nhận lớp, tôi đã khảo sát kỹ năng sống của học sinh trong lớp với các nội dung sau:

Bài tập 1: Ứng xử khi có người lạ gõ cửa

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và ghi vào bảng sau những việc nên làm, không nên làm:

Trang 6

Những việc nên làm Những việc không nên làm

Với kết quả này cho thấy kỹ năng sống của các em còn hạn chế, số học sinh thực hiện kỹ năng chưa tốt, chưa biết l ng nghe còn chiếm tỉ lệ cao từ 32% đến 37%

Từ những thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp mình phụ trách Với mong muốn giúp các em có khả

Trang 7

năng ứng xử tốt hơn trong cuộc sống, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân; tạo hứng thú, say mê trong học tập cho các em

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Rèn kỹ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học

Trong quá trình giảng dạy hàng ngày, tôi đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào các môn học, đặc biệt là các môn: Tiếng Việt; Đạo đức; Khoa học để trong từng tiết học các em được hoạt động, được trải nghiệm như trong thực tế cuộc sống

Đối với môn Tiếng Việt, có nhiều bài học có thể giáo dục kỹ năng sống cho các em Tôi đã lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp xã hội qua các bài như: Luyện tập làm báo cáo thống kê, Luyện tập thuyết trình tranh luận, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, Song song với việc hình thành kiến thức mới, để giúp các em có khả năng ứng xử tốt trong các tình huống giao tiếp, tôi luôn tìm tòi, vận dụng nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát huy năng lực của từng học sinh như: phương pháp hỏi đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động

tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân,…Các em có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết

Ch ng hạn: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Tập viết đoạn đối thoại”, “Lập chương trình hoạt động” , “Luyện tập thuyết tình, tranh luận”, Tôi tổ chức cho các em s m vai, bày tỏ ý kiến, nêu những dẫn chứng, lí lẽ, Mặc dù lúc đầu các em còn ngại ngùng, thiếu tự tin khi trình bày ý kiến hoặc đóng vai trước các bạn nhưng sau khi được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của cô giáo và các bạn trong lớp thì các em thực hiện rất tốt, không còn rụt rè, ngượng ngùng như trước nữa Thay vào đó là sự tự tin, bình tĩnh cùng với những câu nói rõ ràng, gãy gọn, rành mạch và linh hoạt khi tham gia đóng vai, trình bày ý kiến cá nhân hoặc đối thoại trước lớp

Cùng với môn Tiếng Việt thì ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, tôi đã đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Đồng thời tôi tổ chức cho các em thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: quan sát tranh ảnh, kể chuyện theo tranh, xử lí tình huống, xem băng hình, phân tích, tham gia chơi trò chơi, múa hát, đóng tiểu phẩm, vẽ tranh, đọc thơ,… Với việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, đã tạo điều kiện cho các em thực hành, trải nghiệm những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh Qua đây rèn cho các em có lối sống lành mạnh, có các hành vi ứng xử phù hợp với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của các em

Trang 8

Ch ng hạn: Ở môn Đạo đức, khi dạy bài “Em là học sinh lớp 5”, tôi hướng dẫn, tổ chức cho các em được bộc lộ những suy nghĩ của mình về học sinh lớp 5 có gì đặc biệt hơn so với các lớp 1, 2, 3, 4, cho học sinh thảo luận nhóm giới thiệu, trình bày ý kiến của mình để các bạn nhận thấy mình xứng đáng là học sinh lớp 5, đồng thời chia sẻ những hiểu biết của mình về con người và đất nước Việt Nam Khi thảo luận nhóm có một số em rất mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến của mình với các bạn trong nhóm Tuy nhiên vẫn còn một số em lại nhút nhát, rụt rè, không dám nói lên suy nghĩ của mình để chia sẻ với các bạn trong nhóm Qua giờ học đó, tôi đã tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao các em còn yếu về kỹ năng giao tiếp, vì sao các em chưa biết diễn đạt những hiểu biết của mình trước mọi người, từ đó đưa ra các biện pháp kh c phục cho các em

Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tạo không khí thoải mái, tự nhiên, áp dụng đổi mới phương pháp dạy học Các kỹ năng được vận dụng từ dễ đến khó, từ hoạt động giới thiệu đến hoạt động khám phá, tư duy lôgic Từ đó giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và tự phát huy năng lực của mình qua việc học nhóm cũng như làm việc đồng đội

Cùng với việc rèn kỹ năng giao tiếp, bản thân còn rèn cho các em kỹ năng hợp tác với bạn thông qua xử lí tình huống, học nhóm, trò chơi học tập có nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống của các em

Ch ng hạn: Khi dạy bài: “Hợp tác với những người xung quanh”, tôi đã giáo dục cho học sinh kỹ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung Mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn Từ đó các em làm việc tích cực vui vẻ hơn Các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó Học theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn Tham gia học nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống Khi học nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em Việc rèn luyện các kỹ năng này đã tạo thói quen tốt cho bản thân mỗi em Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau

Ngoài ra, tôi còn chú ý rèn cho các em kỹ năng phòng chống bị xâm hại, kỹ năng kiên định và từ chối trong môn Khoa học

Ví dụ:

- Khi dạy bài 18 “Phòng tránh bị xâm hại”, tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm nói về những điều cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại Ch ng hạn: Không đi vào nơi tối tăm, v ng vẻ khi chỉ có một mình; không nên ở trong

Trang 9

phòng kín với người lạ; khi chưa biết lí do không nên nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác; đối với người lạ không đi nhờ xe, không cho họ vào nhà nhất là khi bố mẹ v ng nhà; nếu có việc đâu thì phải về nhà trước khi trời tối, Sau khi thảo luận, cho các em đóng vai tình huống: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại

- Khi dạy bài 9 -10: “Thực hành: Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện, tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm để tìm hiểu về tác hại của các chất gây nghiện như: rượu, bia, ma túy, Ngoài ra tôi còn tổ chức cho các em thực hành đóng vai từ chối sử dụng các chất gây nghiện Từ đó hình thành cho các em kỹ năng kiên định, từ chối

Thực hành: Nói “Không!” với chất gây nghiện

Bên cạnh việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nội dung tích hợp trong các môn học, tôi còn giáo dục kỹ năng sống cho các em qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác trong nhà trường như: văn nghệ, trải nghiệm, lao động tập thể,

2.3.2 Rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động văn nghệ, trải nghiệm, lao động tập thể và vui chơi:

a Hoạt động văn nghệ:

Hằng năm, để chào mừng ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường đã phát động phong trào văn nghệ kỉ niệm, tri ân các thầy, cô giáo Hòa chung với khí tưng bừng đó, tôi và các em học sinh trong lớp đã hăng say luyện tập để có

Trang 10

được tiết mục văn nghệ hay tham gia vào hội thi của nhà trường Kết quả thật đáng mừng là năm nay tiết mục văn nghệ của lớp đã đạt giải Nhất Qua đây, rèn cho các em kỹ năng hợp tác với bạn, làm việc nhóm, đứng trước đám đông,

Lớp 5B tham gia giao lưu văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11

b Hoạt động sinh hoạt dưới cờ

Hoạt động sinh hoạt dưới cờ với chủ điểm Cháu yêu chú bộ đội nhằm mục đích tuyên truyền tới các em truyền thống đánh giặc giữ nước kiên cường, bất khuất của dân tộc ta Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các chú bộ đội Với nhiều hình thức tổ chức các hoạt động như: văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chuyện với các chú bộ đội, nghe kể chuyện về những tấm gương dũng cảm hi sinh vì đất nước, Nhiều bài học bổ ích, đầy ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống quý báu của nhân dân ta đã được truyền tải đến các em

Thông qua hoạt động dưới cờ xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gần gũi, quen thuộc, thân thương trong tâm hồn ngây thơ của các em, đồng thời giúp các em bộc lộ được những cảm xúc của mình Học sinh hào hứng, tích cực khi được đóng vai chú bộ đội Các em có thêm những kiến thức về ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Từ đó quyết tâm phấn đấu học tốt để noi theo truyền thống cách mạng vẻ vang hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Đặc biệt thông qua đây giúp các em rèn luyện các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày như: làm việc đúng giờ, tự phục vụ bản thân, tinh thần kỉ luật cao, sống độc lập, giống như các chú bộ đội

Trang 11

Hoạt động sinh hoạt dưới cờ chủ đề Cháu yêu chú bộ đội

c Hoạt động quyên góp, ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn

Cũng như các năm học trước, năm học 2023-2024, trường tiểu học Kiên Thọ 2 không những tổ chức tốt các hoạt động dạy học mà nhà trường còn chú trọng đến việc phát động phong trào phong trào quyên góp ủng hộ học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn

Ngay từ đầu năm học, lớp 5B đã phát động phong trào “Nuôi heo đất” dưới nhiều hình thức như: thu gom giấy vụn, nhặt ve chai, tiết kiệm tiền ăn quà vặt, hỗ trợ từ phụ huynh, Mỗi em học sinh đều háo hức mong chờ giây phút được đến bên hòm gây quỹ để được bỏ vào đó số tiền mà mình đã dành dụm được Ai cũng hy vọng với số tiền nhỏ của mình sẽ góp phần giúp các bạn nghèo vượt qua khó khăn trong cuộc sống Kết quả quyên góp được số tiền bằng

1 415 000 đồng Số tiền tuy không nhiều nhưng đã chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu thương của các bạn học sinh

Với ý nghĩa nhân văn của phong trào, đã mang sự cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương sâu s c của các em đến với những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp phần giúp các bạn ấy vơi bớt đi nỗi vất vả trong cuộc sống

Qua hoạt động này, nhằm giáo dục cho các em biết tiết kiệm, chia sẻ, có tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống Hoạt động mang đầy giá ý nghĩa của cô, trò và phụ huynh lớp 5B cùng các bạn trong trường là nguồn động viên cho những bạn kém may m n Ở đây các em biết yêu thương, chia sẻ với tinh thần “lá lành đùm lá rách” Các em đến trường không

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w