1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh năng khiếu âm nhạc ở trường tiểu học kiên thọ 1 3

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

[1] Mục tiêu chung của môn Âm nhạc là chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành phát triển năng lực Âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC HÁT VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU ÂM NHẠC

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THỌ 1

Người thực hiện: Trần Thị Chiên Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 SKKN thuộc Môn: Âm nhạc

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

3 Kết luận, kiến nghị

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người Âm nhạc là một phần không thể thiếu của các nền văn hóa, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Âm nhạc giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, là phương tiện để cảm nhận những cái hay, cái đẹp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống [1]

Mục tiêu chung của môn Âm nhạc là chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh hình thành phát triển năng lực Âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng, để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc: nuôi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội của các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; Có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lức chung của học sinh [1]

Chương trình môn âm nhạc cấp Tiểu học giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giớ âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống, hình thành một số kỹ năng âm nhạc ban đầu, nuôi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi, Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) [2]

Trong giảng dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học, việc nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh năng khiếu là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết Năng khiếu âm nhạc của học sinh được bộc lộ sớm từ khi còn nhỏ và thể hiện rõ ở cấp Tiểu học Vì vậy việc phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu âm nhạc sớm sẽ nuôi dưỡng và phát triển hết năng lực, phẩm chất âm nhạc của bản thân

Là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn Âm nhạc, trong suốt 23 năm trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Kiên Thọ 1, huyện Ngọc Lặc, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác Tôi nhận thấy, việc nâng cao chất lượng học hát và và bồi dưỡng học sinh năng khiếu âm nhạc đã được nhà trường và giáo viên dạy Âm nhạc quan tâm Tuy nhiên, kết quả của công việc này vẫn chưa được như mong muốn Xuất phát từ những điều đó, tôi

trăn trở suy nghĩ và mong muốn tìm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Âm nhạc ở trường tiểu học Kiên Thọ 1, huyện Ngọc Lặc"

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở giáo dục thực tiễn ở trường Tiểu học Kiên Thọ 1, tôi đưa ra các giải pháp khả thi nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, yêu thích và học tốt môn học Âm nhạc

- Giúp học sinh biết hát đúng giai điệu, kết hợp tốt với các hoạt động gõ, đệm

Trang 4

biểu diễn trước lớp và ngoại khóa

- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu âm nhạc - Giáo dục những năng lực và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh

- Giúp các em tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động âm nhạc phù hợp.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh trường Tiểu học Kiên Thọ 1

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu âm nhạc ở trường Tiểu học Kiên Thọ 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp Thuyết trình: Dùng lời giới thiệu, thuyết trình, giao tiếp, giải thích, nêu vần đề, chứng minh

- Phương pháp Thực hành - Phương pháp trình diễn - Phương pháp trực quan

- Phương pháp luyện tập củng cố - Phương pháp trò chơi

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm giáo dục

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận

Trong nhà trường, giáo dục môn Âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực, biểu hiện của năng lực thẩm mỹ với các thành phần sau: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc, góp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu âm nhạc Đồng thời thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của giáo viên sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất: "Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm" cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hòa thể chất lẫn tinh thần [1]

Giáo dục môn Âm nhạc đòi hỏi học sinh phải có sự đam mê, yêu thích Giờ học âm nhạc giáo viên phải tạo được hứng thú mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoái mái giúp các em nhận thức được những hình tượng âm thanh kích thích được cảm xúc của các em thông qua các giai điệu nội dung của mỗi bài hát

Phân môn học hát là một nội dung quan trọng của môn học Âm nhạc, tuy nhiên giáo viên trong quá trình giảng dạy, không nhằm đào tạo các em trở thành ca sỹ hay nhạc sỹ nhưng thông qua học âm nhạc, giáo viên phải giúp các em thật sự hứng thú có tình yêu âm nhạc, yêu thích môn học, hiểu được các hay cái đẹp trong mỗi bài hát, hiểu được tính chất sắc thái của mỗi bài hát và biết thể hiện biểu diễn bài hát bàng chính giọng hát của mình ở trong và ngoài nhà trường

Đáp ứng thời kỳ đổi mới của đất nước ngày càng phát triển, Nhiệm vụ dạy học chung, giáo viên có chuyên môn chúng ta cần khuyến khích học sinh trong

Trang 5

học tập môn Âm nhạc, từ đó hình thành được cảm xúc và nuôi dưỡng tinh thần cho các em

Phát hiện và bồi dưỡng các em có năng khiếu sớm từ khi còn nhỏ, đưa các em có năng khiếu vào thế giới âm nhạc để nuôi dưỡng phát triển tài năng cho đất nước mai sau là việc giáo viên âm nhạc nên làm

Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc Tiểu học 2018 được xây dựng hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất cho mỗi học sinh Chương trình của môn học mỗi năm gồm 35 tiết (1tiết/tuần) Mỗi lớp gồm 8 chủ đề được biên soạn nhằm giúp học sinh trải nghiệm, cảm nhận vẻ đẹp của âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc thông qua các hoạt động học tập

Mỗi bài học đều góp phần giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ và thể hiện ở mức độ phù hợp

Nội dung bao gồm các mạch kiến thức Hát; Đọc nhạc;Nghe nhạc Nhạc cụ; Thưởng thức âm nhạc và Vận dụng - sáng tạo Từ những hiểu biết kiến thức, kỹ năng thực hành âm nhạc cơ bản được trang bị, các em sẽ biết thể hiện âm nhạc theo sở thích và khả năng của mình [2]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong những năm học vừa qua, tôi nhận thấy đối với môn Âm nhạc nói chung và nội dung phân môn học hát của học sinh tất cả các khối lớp nói riêng luôn tồn tại những thực trạng sau:

- Nhìn chung đa số học sinh rất yêu thích giờ học Âm nhạc nhưng khi vào học các em vẫn còn ham chơi, chưa tập trung dẫn đến hát hời hợt, chưa đúng giai điệu và có khi còn chưa hát thuộc lời ca

- Bên cạnh đó nhiều em tuy đã hát đúng giai điệu, thuộc lời ca nhưng nhút nhát chưa tự tin để thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát

- Cũng xuất phát từ tâm lý học sinh tiểu học, các em còn ham chơi, hoặc vừa chơi vừa học nên dẫn đến phần hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và tiết tấu lời ca vẫn còn nhiều em lúng túng, gõ chưa đúng, hoặc gõ còn chưa nhịp nhàng Một số em khi thực hiện theo nhóm hoặc cả lớp thì làm tốt nhưng khi thực hiện cá nhân thì chưa tự tin, chưa chủ động dẫn đến kết quả chưa cao

- Đối với phần hát kết hợp các động tác múa phụ họa, học sinh còn phụ thuộc nhiều vào các động tác hướng dẫn mẫu của giáo viên Các em chưa chủ động mạnh dạn, tự tin trong việc sáng tạo các động tác múa phụ họa theo ý tưởng của mình

Năm học 2023-2024 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc ở tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5, để giúp học sinh nâng cao chất lượng học hát, tôi luôn nghiên cứu những phương pháp hay, phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh yêu giờ học âm nhạc, yêu thích môn học, từ đó tìm ra những em học sinh có năng khiếu âm nhạc để đưa phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường luôn sôi nổi

a Thuận lợi*

Về phía nhà trường

Được sự quan tâm thường xuyên của Ban giám hiệu nhà trường và lãnh đạo

Trang 6

đạo địa phương nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học nói chung và bộ

môn Âm nhạc nói riêng rất thuận lợi

- Nhà trường có kết nối internet rất tiện cho việc tìm kiếm thông tin, có phòng học âm nhạc riêng tạo cho cô và trò có không gian học hát và biểu diễn thoải mái.

- Các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học âm nhạc khá đầy đủ như: Kèn Phím, Sáo Recorder; Nhạc cụ giai điệu Đàn Piano - Organ, ti vi, máy chiếu, tranh ảnh, một số nhạc cụ gõ và các tài liệu sách tham khảo khác khá đầy đủ * Về phía giáo viên:

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, kiến thức sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, tâm huyết yêu nghề

- Tích cực nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy Đặc biệt là thường xuyên tìm tòi phát hiện học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng.

- Cố gắng để đưa phong trào của nhà trường cũng như chất lượng dạy học bộ môn âm nhạc ngày một đi lên.

- Được đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh tin yêu * Về phía học sinh:

cảm nhận giai điệu và thực hiện các bài hát với đàn đệm, nhạc karaoke khá tốt - Hầu hết các gia đình có điều kiện quan tâm và rất nhiều em thực sự có năng khiếu âm nhạc.

- Nhiều em tuy năng khiếu chưa thực sự nổi trội nhưng bù lại các em đa số có lòng yêu thích và niềm đam mê đối với môn Âm nhạc nên đã được bồi dưỡng học hát và biễu diễn rất say sưa, nhiệt tình

Trường Tiểu học Kiên Thọ 1 nhiều năm đã có truyền thống phong trào văn hoá văn nghệ rất sôi nổi, nhiều em học sinh có khả năng mạnh dạn tự tin thể hiện hát và biểu diễn tốt.

Thông qua các hoạt động ngoại khóa đã mang đến cho các em một sân chơi vô cùng bổ ích Các em có cơ hội được thể hiện mình trước mọi người qua lời ca, điệu múa nhịp nhàng của mình Đây cũng là dịp để lựa chọn những em thực sự có năng khiếu về âm nhạc làm nồng cốt để tham gia giao lưu các hội thi lớn do ngành giáo dục tổ chức

b Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp một số bất cập sau:

- Học sinh tiếp thu còn thụ động, chưa mạnh dạn khi biểu diễn, vẫn còn nhút nhát, sợ sệt, rụt rè, chưa tự tin.

- Một số học sinh điều kiện học tập chưa được đầy đủ, ít được quan tâm, hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, chưa kích thích các em học tập.

- Một số em khả năng cảm nhận âm nhạc chưa cao, cữ giọng còn hẹp nên gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình học hát.

- Thời gian dành cho bộ môn chưa nhiều, chỉ có (1tiết/tuần)

Trang 7

- Đa số phụ huynh có suy nghĩ học âm nhạc chỉ là môn phụ nên ít khi quan tâm đầu tư cho con phát triển năng khiếu

Đầu năm học 2023 – 2024, khi tiến hành khảo sát chất lượng phân môn học hát hát đầu năm của cả 5 khối lớp thu được kết quả như sau:

Bảng khảo sát 5 khối lớp toàn trường đầu năm năm học: 2023-2024

Học sinh có năng khiếu âm nhạc

Học sinh hát đúng giai điệu

HS chưa hát đúng giai

điệu

Học sinh chưa hứng thú tham gia

học tập

1 Khối 1 114 8 7,0 39 34,2 58 50,8 9 8,0 2 Khối 2 129 11 8,5 51 39,5 62 48,0 5 4,0 3 Khối 3 141 15 10,6 51 36,2 69 48,9 6 4,3 4 Khối 4 141 16 11,3 52 36,9 66 46.8 7 5,0 5 Khối 5 148 19 12,8 54 36,5 69 46,6 6 4,1

Như vậy qua bảng khảo sát đầu năm học 2023 - 2024, số học sinh hát đúng giai điệu và số học sinh có năng khiếu âm nhạc chiếm tỉ lệ chưa cao, vẫn còn học sinh hát chưa đúng giai điệu Từ những thực trạng trên để giúp số học sinh chưa hát đúng giai điệu và học sinh đã hát đúng giai điệu nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc ở nhà trường Tôi

nghiên cứu và đưa ra "Một số giải pháp nâng cao chất lượng học hát và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn âm nhạc ở trường tiểu học Kiên Thọ 1".

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tôi luôn tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học: Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Âm nhạc, những yêu cầu kiến thức, kỹ năng cần đạt của từng phân môn trong môn học; Nghiên cứu các phương pháp dạy học môn Âm nhạc; Nghiên cứu cách kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình học tập

Tôi tìm hiểu các nhạc cụ được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa âm nhạc Tiểu học để hiểu rõ về xuất xứ, hình dáng, chất liệu, âm sắc của từng loại nhạc cụ Tìm hiểu kỹ về các tác phẩm, tác giả và những câu chuyện âm nhạc trong chương trình để nắm rõ sự nghiệp sáng tác của một số nhạc sỹ nổi tiếng trong nước và trên thế giới như: Văn Cao, Phạm Tuyên, Hoàng Long, Hoàng Lân, Hoàng Vân; Beethoven, Mozart, Hiểu sâu sắc nội dung các tác phẩm âm nhạc, những giá trị của các tác phẩm đó để từ đó lan tỏa tình yêu âm nhạc đến với học sinh Bên cạnh đó tôi thường xuyên rèn luyện các kỹ năng sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học Luyện tập đàn Piano, Organ, Sáo Recorder, kèn phím và các nhạc cụ gõ Thường xuyên luyện tập để nâng cao chất giọng: Luyện thanh trên đàn Piano bằng (La) hoặc các nguyên âm O, Ô, U, I, Mi má mì mô

Trang 8

Với các chuỗi âm từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp vừa với quãng giọng, chất giọng dày và âm thanh đẹp hơn

(Hình ảnh tôi tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn)

Thể hiện bộ gõ cơ thể một cách nhuần nhuyễn sáng tạo, duyên dáng cho mỗi bài hát thêm sinh động

Khai thác tối đa nguồn thông tin Internet, công nghệ thông tin soạn giáo án điện tử vào dạy học

Từ những kiến thức đã trau dồi, tôi chú trọng xây dựng kế hoạch bài học cho từng tiết, từng phân môn cụ thể theo các mạch nội dung kiến thức

Qua quá trình học tập nghiên cứu trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn của bản thân, tôi nhận thấy mình đã có kiến thức và kỹ năng vững vàng để vận dụng vào giảng dạy có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Giải pháp 2: Giúp học sinh hát đúng giai điệu và lời ca

Nội dung học hát, tôi dạy theo đúng quy trình 7 bước sau - Giới thiệu bài hát;

- Hát mẫu; - Đọc lời ca;

- Khởi động giọng;

- Hướng dẫn tập hát từng câu; - Hát ghép cả bài

- Củng cố, luyện tập kiểm tra các nhóm tổ và cá nhân

Tôi tiến hành theo các bước dạy đúng quy trình như trên nhưng tôi luôn

tìm ra cách để lôi cuốn, gây hứng thú, tạo ra sự tò mò để các em tập trung vào bài học hơn, như đối với phần kiểm tra bài cũ, hay cuối mỗi tiết học hát nhằm giúp các em khắc sâu hơn những bài hát đã học, tôi tổ chức cho các em ôn lại

những bài hát đã học thông qua trò chơi như “ Ô cửa bí mật”; Trò chơi: “Nghe nhạc đoán tên bài hát” Trò chơi “Rung chuông vàng,…

Đối với việc hát mẫu, bản thân luôn có sự chuẩn bị, đầu tư để thể hiện được sự lôi cuốn các em qua giọng hát, qua ánh mắt, cử chỉ của mình

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong một tiết dạy học hát là vô cùng cần thiết Vì nhờ có việc trình chiếu các hình ảnh minh họa dùng để dẫn dắt giới thiệu bài, trình chiếu lời ca, trình chiếu bản nhạc, trình chiếu từng câu hát, hoặc trình chiếu phần lưu ý cần ngân dài hay luyến láy, Thì học sinh sẽ hứng thú, tập trung học hát tốt hơn

Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Đón xuân về” Dân ca Giáy

Trang 9

Tôi sưu tầm hình ảnh về mùa xuân với muôn hoa khoe sắc rực rỡ trên bản làng dân tộc vùng cao trình chiếu cho HS quan sát để dẫn dắt giới thiệu vào bài mới

Trong quá trình dạy học hát cho các em, tôi luôn lưu ý cho học sinh khi hát cần phải tròn vành rõ chữ, khi ngồi hát nên đưa người nghiêng đầu nhịp nhàng như vậy sẽ giúp các em thể hiện bài hát tốt hơn Không những thế tôi luôn giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập như các em tự phát hiện những điểm cần lưu ý về: sắc thái tình cảm bài hát; nhịp của bài hát hay những tiếng có luyến, những chỗ ngân dài Đặc biệt, Tôi không dạy theo hình thức “truyền khẩu” mà dùng đàn dạy hát từng câu, như vậy sẽ luyện tai nghe và độ cảm nhạc tốt cho học sinh

Giải pháp 3: Giúp học sinh thực hành luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca

Thứ nhât: Hát kết hợp gõ đệm theo ba cách truyền thống theo, nhịp, theo

phách và tiết tấu lời ca

Đối với học sinh khối lớp 1, 2, 3 các em có thể gõ đệm theo các cách truyền thống cứ đều đúng là được Nhưng đối với học sinh lớp 4,5 các em đã được làm quen lý thuyết nhạc lý nên nâng cao hơn, yêu cầu các em hát kết hợp gõ đệm thể hiện sắc thái mạnh nhẹ ( khuyến khích học sinh có năng khiếu kèm cặp sửa sai cho bạn)

Trước tiên tôi cho học sinh làm quen với việc nhận biết những bài hát viết ở nhịp 2/4, tôi giúp học sinh xác định được trong một ô nhịp gồm hai phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ Từ đó học sinh sẽ tự phát hiện và khắc sâu phách mạnh luôn nằm ở đầu ô nhịp, còn phách nhẹ sẽ là phách thứ hai trong ô nhịp đó Đối với những bài hát viết ở nhịp 3/4, cần giúp học sinh xác định được trong một ô nhịp gồm 3 phách: phách 1 là phách mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 nhẹ Đối với gõ đệm theo nhịp giáo viên hướng dẫn học sinh gõ vào những tiếng ở đầu mỗi ô nhịp (hướng dẫn bằng cách đánh dấu nhân vào những tiếng tương ứng ở mỗi đầu ô nhịp từ đó học sinh tự biết đánh dấu và hát gõđến hết bài

Thứ hai: Hát kết hợp với vận động bộ gõ cơ thể, bộ gõ cơ thể được tạo ra

bằng 5 động tác: Búng ngón tay, vỗ ngực, vỗ tay, vỗ đùi, dậm chân; Giáo viên

Trang 10

thực hiện mấu cho học 1,2 câu rồi khích lệ các em tự sáng tạo bộ gõ cơ thể theo ý thích sau đó cô trò cùng kết hợp vận động cả bài Tiếp theo tôi tiến hành đệm đàn cho các em hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát

Luyện hát gõ tập thể xong, tôi chia lớp thành các nhóm, tổ hát gõ luân phiên, sau đó khuyến khích các nhóm, tổ, cá nhân xung phong lên bảng biểu diễn Giáo viên theo dõi, nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có)

(Hình ảnh học sinh các lớp thực hành hát kết hợp bộ gõ cơ thể) Vd: Khi dạy tiết 27: Học bài hát: Con chim non

Dân ca Pháp

Sau khi giúp HS biết bài hát được viết theo nhịp 3/4 đâu là phách 1 (phách mạnh), đâu là phách 2,3 (phách nhẹ), GV trình chiếu như sau giúp HS quan sát

và thực hiện thành thạo cách gõ đệm theo nhịp

- Đối với việc hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, tôi cho học sinh ghi nhớ lý

thuyết cách gõ tiết tấu là hát tiếng nào gõ tiếng đó, hát nhanh gõ nhanh, hát chậm gõ chậm Như vậy sẽ giúp các em vừa nhớ lời ca vừa nắm được tiết tấu của bài hát để hát tốt hơn Tuy nhiên không phải em nào cũng thực hiện được một cách thành thạo Vì các em còn lúng túng trong việc kết hợp giữa miệng hát và tay gõ nên dẫn đến thực hiện sai Chính vì vậy giáo viên cần giúp học sinh hiểu gõ đệm theo tiết tấu lời ca là miệng mình hát tiếng nào thì tay gõ tiếng ấy, gõ đệm vào từng tiếng có trong câu hát

Ví dụ: Tôi lại hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu trong bài hát "Con

chim non" của lớp 3 tôi đánh dấu nhân tất cả những tiếng trong bài như sau:

x

Trang 11

Bình minh lên có con chim non

x x x x x x x

- Để nâng cao được chất lượng gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu

lời ca thì tôi tăng cường hình thức tập luyện theo nhóm tổ và cá nhân Tập gõ tập thể, nhóm, cá nhân để theo dõi sửa sai uốn nắn cho các em

Bên cạnh đó việc sử dụng các loại nhạc cụ gõ như thanh phách, mõ, trống nhỏ, song loan, tamboturine, các loại nhạc cụ gõ tự làm, tự chế cũng góp phần tăng thêm hiệu quả của việc gõ đệm, bởi vì khi sử dụng nhạc cụ gõ sẽ rèn kĩ năng phát triển khả năng âm nhạc, tạo không khí sinh động trong tiết học Âm nhạc

- Tôi lựa chọn nhiều hình thức tổ chức cho các em thi đua trình bày biểu diễn trước lớp theo tổ, nhóm, cá nhân Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể để sử dụng vận dụng sáng tạo cho phù hợp Các hình thức luyện tập này vừa mang lại hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia học tập tích cực

Luôn tăng cường các hình thức khen, tuyên dương kịp thời Đối với những học sinh còn hạn chế, tôi động viên, khích lệ và giúp đỡ các em thực hiện

Giải pháp 4: Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Năng khiếu âm nhạc của các em được bộc lộ từ rất sớm ngay từ cấp Tiểu học, chúng ta cần quan tâm phát hiện bồi dưỡng kịp thời.Với kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, việc quan tâm phát hiện học sinh có năng khiếu ở từng khối lớp để lên kế hoạch tuyển chọn bối dưỡng được tôi thực hiện ngay từ đầu mỗi năm học.

Những biểu hiện của học sinh có năng khiếu theo kinh nghiệm của tôi;

- Học sinh chăm chú nghe giảng, quan sát mọi hoạt động của giáo viên trong giờ học Có khả năng cảm thụ âm nhạc khi giáo viên hướng dẫn luyện thanh nghe bắt chước các giai điệu nhanh và chuẩn xác.

- Hát chuẩn xác giai điệu từng câu ở bước tập bài mới và học thuộc lòng rất nhanh một bài hát trong thời gian ngắn

- Nhạy bén tai nghe: Có chất giọng tốt, hát đúng giai điệu các bài hát ít phải sửa sai, nhạy cảm nhạc lý, nhận biết nốt nhạc nhanh và đọc đúng cao độ trường độ các bài Tập đọc nhạc

- Nhạy cảm nhịp nhạc: Có khả năng cảm thụ nhạc theo kiểu vận động, nhận biết tính biểu cảm của bài hát và nhún nhảy theo

- Có thói quen hay hát nhỏ một mình, chất giọng trong sáng hồn nhiên khi hát có tình cảm, cảm xúc

Trang 12

Hay nhắc cho bạn ngồi bên cạnh biết nếu bạn hát sai nhịp hoặc lạc giai điệu

Như vậy, những em có năng khiếu sẽ bộc lộ rõ rệt là biết cách mở khẩu hình khi hát, giọng hát trong sáng tự nhiên, phát âm hát rõ lời, đúng giai điệu kết hợp tiết tấu chuẩn xác, biết hát kết hợp tốt với các hoạt động gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca và vận động biểu diễn tự nhiên Tuy nhiên, không phải học sinh có năng khiếu em nào cũng thể hiện được như vậy Có em có giọng hát, nghe nhạc tốt nhưng nhút nhát, tự ti; Có em lại năng động thái quá dẫn đến không biết giữ giọng, khoe giọng hát, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân Vì thế sau khi phát hiện và lựa chọn được số học sinh có năng khiếu âm nhạc, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện với những hoạt động cụ thể:

- Hướng dẫn nề nếp học tập: Có thái độ, ý thức học tập nghiêm túc, tinh thần tự giác, tích cực học tập, đoàn kết yêu thương và hợp tác tốt cùng bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn những kỹ năng ca hát như: Tư thế ngồi học hát, cách lấy hơi, giữ hơi, cách mở khẩu hình, hát rõ lời ca, nghe và cảm nhận âm nhạc tốt, biết hát hòa giọng cùng tập hát, biết thể hiện sắc thái cảm xúc của từng bài và tham gia biểu diễn bài hát tự nhiên

- Tổ chức các hoạt động học tập trong lớp: Tiến hành hướng dẫn luyện tập bằng các hình thức: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời ca hát theo cách đối đáp, hát đuổi, hát kết hợp với bộ gõ cơ thể, hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản khuyến khích tất cả các em học sinh tự sáng tạo các động tác vận động múa phụ họa, bộ gõ cơ thể theo ý thích Khích lệ học sinh có năng khiếu có thể lên trình bày phần sáng tạo cá nhân trước lớp để tất các bạn trong lớp cùng học tập

Bằng hình thức tổ thi gõ đệm giữa các nhóm, tổ trong lớp giúp cho học sinh có sự sáng tạo trong học tập cũng là hình thức phát hiện năng khiếu bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc

Ngoài những bài hát trong chương trình học với học sinh có năng khiếu âm nhạc tôi tìm thêm nhưng bài hát ngoài chương trình

Tôi liên hệ thực tế, lồng ghép nội dung giáo dục của bài hát, thông điệp của tác giả muốn gửi gắm, hoặc đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề, nội dung trọng tâm, những câu hát mà em yêu thích trong bài, giải thích lý do, bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w