1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trẻ trường mầm non phúc thịnh

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGHOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NHÀ TRẺ

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

TTTên mục lụcTrang

1 Lí do chọn đề tài

3.3 Đổi mới công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn 9

Trang 3

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị tríquan trọng, giáo dục mầm non là nơi đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ,trang bị những kiến thức cơ bản để giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1 Trong trườngmầm non mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chấtlượng dạy và học của cô và trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Trong đó chuyên mônlà yếu tố quyết định hàng đầu sự tồn tại và phát triển của nhà trường và tổchuyên môn như một mắt xích cực kỳ quan trọng trong bộ máy quản lý của nhàtrường, tổ chuyên môn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nhà trường và đội ngũgiáo viên, vừa làm công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường vừa giúpnhà trường triển khai các văn bản, các kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ liên quanđến công tác chuyên môn.Vì thế trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, nhiệmvụ của tổ chuyên môn giữ một vai trò vị trí hết sức quan trọng trong hoạt độngcủa nhà trường.

Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, những năm gần đây ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đổi mới côngtác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của trẻ Trong đó đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổchuyên môn luôn được coi trọng để không ngừng nâng cao chất lượng tổ chuyênmôn trong nhà trường Mặt khác đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng chính làmột trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáoviên, đây không phải là vấn đề quan trọng mà là vấn đề then chốt quyết địnhchất lượng đội ngũ và hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trongtrường mầm non.

Từ thực tế cho thấy trong những năm qua, mặc dù có nhiều đã có nhiềugiải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầmnon Phúc Thịnh với nhiều hình thức khác nhau, song do chất lượng đội ngũ củagiáo viên không đồng đều, năng lực của một số giáo viên chưa tương xứng vớitrình độ đào tạo còn lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động theo phươngpháp mới “lấy trẻ làm trung tâm”, một số giáo viên còn nặng về phương pháp“cô nói trẻ nghe”, chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ.Mặt khác nội dung sinh hoạt chuyên môn của các tổ chưa phong phú còn mangtính hình thức, đối phó, chung chung, chưa đi vào trọng tâm, thiếu thiết thực.

Bởi vậy trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu đúc rút những kinhnghiệm để áp dụng chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả là thực sự cầnthiết đối với nhà trường Một trong những đổi mới đó là phải cải tiến nội dung,hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực?

Là tổ trưởng chuyên môn trực tiếp nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấuhiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng nghiệp, nắm bắt được chất lượng sinh hoạtcủa tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển chung của nhà trường Bảnthân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cáchquản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên chuyên môn, phải tạo ra được bước độtphá trong việc dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường Từtình hình thực tế ấy và những lý do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài

Trang 4

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trẻ

trường mầm non Phúc Thịnh” để làm đề tài nghiên cứu.Với mong muốn gópmột chút sức nhỏ của mình giúp cho nhà trường ngày càng có một đội ngũ giáoviên có trình độ chuyên môn vững vàng, đồng thời cũng nâng cao chất lượnggiáo dục theo mục tiêu của nhà trường, của nghành đề ra.

3 Đối tượng nghiên cứu:

“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyênmôn nhà trẻ ở trường mầm non Phúc Thịnh.”

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc sách báo, sách tham qua khảo, mạngInternet.

- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, quan sát hoạt động của tổ.- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt, hoạt động của tổchuyên môn nhà trẻ trong nhà trường.

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động của tổ chuyên mônnhà trẻ, nắm bắt các mặt khó khăn trước mắt của năm trước có sự điều chỉnh kịpthời từ đó có những đề xuất hợp lý cho đề tài.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê các hoạt động của tổ,việc dạy và học của giáo viên trong tổ về: năng lực chuyên môn, phương phápgiảng dạy của giáo viên

Trang 5

II NỘI DUNG:1 Cơ sở lý luận:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhiệm vụ của giáo dục làrất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo, cô giáo thì không có giáodục Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế - vănhóa”.Cho nên, vai trò của người thầy dù ở thời đại nào, trong môi trường giáodục đào tạo nào cũng hết sức quan trọng

Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của tri thức, sự bùngnổ về khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin đã đặt ra cácyêu cầu ngày càng cao hơn đối với công tác giảng dạy Do đó, để có thể đảmđương được vai trò là những thầy cô giáo thì không còn con đường nào khácngoài con đường không ngừng học tập, rèn luyện nhằm nâng cao chất lượnggiảng dạy của đội ngũ thầy giáo, cô giáo trong hệ thống giáo dục

Trong nhà trường tổ chuyên môn có nhiệm vụ và vai trò vô cùng quantrọng Tổ chuyên môn là một đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý cáchoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động của giáo viên Tổ chuyên môn cónhiệm vụ giúp nhà trường điều hành các hoạt động về chuyên môn, trực tiếpquản lý chỉ đạo các giáo viên trong tổ.

Bởi vậy: Điều 13, Điều lệ trường mầm non đã ban hành kèm theo Thông tư52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 có quy định về tổ chuyên môn ở trườngmầm non như sau: Tổ chuyên môn gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫugiáo; nhân viên nấu ăn Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng; nếu có từ 07thành viên trở lên thì có 01 tổ phó Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trườngmầm non: Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chungcủa tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non Thựchiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quảcông tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồdùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhàtrường Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viênmầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định Tổ chuyên mônsinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chiasẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn Như vậy tổchuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy hoạt động trong nhà trường.Bởi nó góp phần rất lớn trong sự thành công mục tiêu, kế hoạch của tổ cũng nhưnhà trường đề ra Đội đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn là lực lượng chủyếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định cho sựthành công của hoạt động của tổ Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm,uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng giáodục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường đó Uy tín của nhà trường

Trang 6

luôn gắn liền với uy tín của các thầy cô giáo tài năng và tâm huyết với nghề Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tốquyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủđức, đủ tài” Điều đó chứng tỏ rằng muốn có đội ngũ mạnh thì hoạt động tổchuyên môn của mỗi nhà trường phải luôn được chú trọng

Như vậy chúng ta khẳng định rằng nâng cao chất lượng hoạt động của tổchuyên môn trong trường mầm non là vô cùng cần thiết và nâng cao chất lượngsinh hoạt chuyên môn tổ nhà trẻ lại càng cần thiết hơn Bởi các cô giáo ở tổ nhàtrẻ dạy các cháu ở độ tuổi nhỏ nhất trong nhà trường

Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như quá trình công tác bản thânnhận thấy hoạt động của tổ chuyên môn nói chung và tổ chuyên môn nhà trẻtrường mầm non Phúc Thịnh còn gặp mốt số thuận lợi và khó khăn như sau

2 Thực trạng về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động củatổ chuyên môn nhà trẻ trường mầm non Phúc Thịnh

Đầu năm

Công tác tham mưu của tổchuyên môn cho bangiám hiệu nhà trường.

Chưa thật sự tư duy để tìm ra những cách làmsáng tạo, chưa mạnh dạn đưa ra đề xuất, thammưu với ban giám hiệu về các hoạt động trongnhà trường một cách kịp thời.

Trang 7

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu, lập kếhoạch công việc hoạt động của tổ một cách chitiết, khoa học, thực tế

Công tác quản lý, đổi mới hoạt động và chất lượng hoạt động của tổ.

Hoạt động của tổ đạt chất lượng chưa cao Chưathường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướngmắc của giáo viên để hỗ trợ kịp thời Nội dungcác buổi họp còn chung chung, chưa tìm ra nộidung cốt lõi mà giáo viên đang cần, Khi thi đuathì tổ chuyên môn nhà trẻ chất lượng các phongtrào còn kém hơn tổ chuyên môn khác.

Việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tổ.

Chất lượng đội ngũ giáo viên của tổ.

Công tác bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên mônchưa đưa vào kế hoạch một cách cụ thể.

2/4 giáo viên đạt giáo viên giỏi qua thao giảngđầu năm.

1/2 nhóm đạt chất lượng cao khi tham gia cácphong trào.

Dự giờ, thăm lớp Việc dự giờ thăm lớp thực hiện chưa thườngxuyên Chưa có lộ trình, chỉ khi có thời gian là đidự Chưa xác định rõ những nội dung mà giáoviên còn thiếu, còn yếu để bổ xung, góp ý.

*Nguyên nhân của thực trạng:

- Tổ trưởng chuyên môn chưa thực sự linh hoạt trong việc xây dựng vàtriển khai kế hoạch của tổ Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình, chưaxác định đúng căn cứ, trình bày văn bản chưa khoa học Tất cả các hoạt độnghầu như phụ thuộc vào sự chỉ đạo của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Các hoạtđộng trong tổ còn chung chung chưa cụ thể hóa chưa phù hợp với đặc thù, đốivới giáo viên và học sinh của tổ mình.

- Nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn hình thức đơn điệu, hầu hết các buổisinh hoạt tổ tập trung vào triển khai kế hoạch, đánh giá công việc thực hiệnthông báo một số công văn, góp ý dự giờ kiểm tra nội bộ Việc các thành viênđưa ra ý kiến cũng chỉ xoay quanh sự đánh giá, triển khai kế hoạch của tổtrưởng, rất ít khi đề cập đến vấn đề vướng mắc trong công tác chuyên môn, vàviệc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, các phương pháp dạy vàhọc…Ý thức xây dựng ý kiến của tổ viên chưa cao Một số giáo viên trong tổtrong sinh hoạt còn rụt rè ngại va chạm, ngại đưa ra ý kiến trong mỗi lần sinhhoạt tổ Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa phân công nhiệm vụcụ thể cho giáo viên mình theo đúng yêu cầu.

Để góp phần đưa chất lượng sinh hoạt của tổ nhà trẻ nói chung và góp phần đưa chất lượng của nhà trường ngày một đi lên bản thân cũng xin mạnh

Trang 8

dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổchuyên môn nhà trẻ trường mầm non Phúc Thịnh.

3.1 Công tác tham mưu của tổ chuyên môn cho ban lãnh đạo nhàtrường:

Công tác tham mưu của tổ chuyên môn cho Ban lãnh đạo nhà trường làmột việc làm rất cần thiết và quan trọng Hiểu được tầm quan trọng của việc làmnày bản thân là một tổ trưởng chuyên môn nên luôn hăng hái mạnh dạn đưa rađề xuất, tham mưu về các hoạt động giáo dục, công tác dạy và học trong nhàtrường như sau:

Căn cứ vào kết quả hoạt động của năm trước, tình hình thực tế của trường,của tổ, các thành viên trong tổ bàn bạc thống nhất ý kiến sau đó bản thân mạnhdạn trực tiếp trao đổi hoặc gửi bằng văn bản cho hiệu trưởng, cho ban lãnh đạonhà trường để đóng góp ý kiến xây dựng nhà trường, xây dựng các hoạt độngcủa tổ chuyên môn phù hợp với kế hoạch và hoạt động chung của nhà trường.Các nội dung tham mưu tập trung vào vấn đề cụ thể, thúc đẩy sự phát triển củanhà trường gồm:

Tham mưu việc xây dựng kế hoạch năm học; tham gia góp ý xây dựngcác nội dung, biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm đảmbảo tính khoa học, dân chủ và công bằng;

Tham gia góp ý xây dựng lề lối làm việc, các nội quy, quy chế hoạt độngcủa đơn vị.

Tham mưu với lãnh đạo mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệutham khảo, phục vụ hoạt động dạy học; hoặc điều chỉnh kế hoạch phân công khicần thiết.

Tham mưu hiệu quả về việc phân công chuyên môn: Căn cứ kết quả quátrình công tác của giáo viên, năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ công tác,khả năng phát triển cũng như hoàn cảnh gia đình, sức khỏe có thể tác động tíchcực và ảnh hưởng đến công việc của từng thành viên trong tổ chuyên môn đểphân công.

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của nhà trường vàquyền lợi học tập của học sinh, nguyện vọng, hoàn cảnh của giáo viên để đềxuất phương án phân công nhằm tạo ra sự hợp lý, hợp tình, tạo ra tâm lý thoảimái để giáo viên an tâm cống hiến tốt nhất.

Đề xuất những phương án cụ thể, khả thi trong sử dụng đội ngũ Đề xuất,giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

Tham mưu về thực hiện các phong trào thi đua trong nhà trường như: Phong trào làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu sẵn có, phong trào thi làm mô hình tranh thơ, tranh truyện cho trẻ

Trang 9

Hình ảnh: Tham mưu với ban giám hiệu

Qua thời gian mạnh dạn, đầu tư suy nghĩ để tham mưu với lãnh dạo nhàtrường, lãnh đạo nhà trường đã có thêm những cánh tay đắc lực, thuận lợi hơntrong công việc Kịp thời nắm bắt chuyên môn, các hoạt động để từ đó có kếhoạch chỉ đạo cụ thể, kịp thời hơn và công việc nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.

3.2 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

Trong sinh hoạt tổ chuyên môn việc xây dựng kế hoạch cho mỗi buổi sinh hoạt tổ là hết sức quan trong bởi: Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiêntrong bốn chức năng của quản lý chỉ đạo chuyên môn đó là xây dựng kế hoạch,tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Xây dựng kế hoạch là chức năng rất quan trọngđối với tổ chuyên môn bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chươngtrình hành động trong tương lai, tổ chuyên môn xác định được các chức năngkhác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Nhận thưc được điều đó, là một tổ trưởng chuyên môn bản thân đã lập kếhoạch hoạt động của tổ gồm 5 bước như sau: Lập dự thảo sinh hoạt chuyên môn;thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể; điểu chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảokế hoạch; gửi dự thảo kế hoạch cho hiệu trưởng phê duyệt; công bố và thực hiện.

Khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo các nguyên tắc: tập trung dân chủ;tính khoa học; tính pháp lệnh

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, của tổchuyên môn, trên cơ sở nội dung, phương hướng nhiệm vụ và chỉ tiêu nhàtrường giao, bản thân đã dựa vào đặc điểm, kết quả của năm học trước mà xây

Trang 10

dựng phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể phù hợp với tổcủa mình.

Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ trong năm học đảm bảovới điều kiện thực tế của trường tổ chức sinh hoạt 2 lần/ 1 tháng một cách linhhoạt Do đặc thù của mầm non không giống như các cấp học khác Bởi mầm nonthực hiện nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc nên thời gian để hội họp hay sinh hoạtchuyên môn được cố định như các cấp học khác nên khi xây dựng kế hoạch sinhhoạt tổ phải luôn phiên xen kẽ nhau giữa các tổ để đảm đảm bảo cho việc chămsóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

Để xây dựng được kế sinh hoạt tổ đươc linh hoạt và phù hợp với điều kiệncủa trường thì bản thân đã thực hiện đảm bảo một số yêu cầu như sau:

-Thực hiện nhiệm vụ năm học của trường và phù hợp với đặc điểm tìnhhình thực tế của tổ.

- Đáp ứng yêu cầu và khả năng của giáo viên, phương tiện và điều kiệnthực hiện.

- Phân công nhiệm rõ ràng, bố trí thời gian hợp lý cho giáo viên trong tổthực hiện.

Khi kế hoạch chuyên môn tổ đã xây dựng ban giám hiệu duyệt, các giáoviên thực hiện và chuẩn bị các nội dung thảo luận trong buổi sinh hoạt để có ýkiến và đi đến thống nhất.

Duy trì nề nếp dinh hoạt tổ, thường xuyên báo cáo lịch sinh hoạt tổ choban giám hiệu luôn phiên dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn, qua đó nắm bắt tìnhhình chung của tổ, góp ý các nội dung sinh hoạt của tổ.

Kế hoạch khi xây dựng xong phải được thông qua cho các giáo viên trongtổ cùng được biết, có ký duyệt của hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường.Hàng tháng tổ trưởng phải triển khai các kế hoạch hoạt động cụ thể của tổ Sốlần sinh hoạt chuyên môn theo đúng điều lệ trường mầm non quy định và kế hoạch hoạt động của tổ căn cứ theo công văn hướng dẫn của cấp trên.

Trang 11

Hình ảnh: Sinh hoạt tổ chuyên môn

Hình ảnh: Tổ chuyên môn thảo luận cách làm đồ dùng dạy học

Như vậy dành thời gian nghiên cứu, lập kế hoạch công việc hoạt độngcủa tổ một cách chi tiết, khoa học, thực tế Bản thân nhận thấy rằng hoạt độngcủa tổ có chất lượng cao hơn rất nhiều, quá trình hoạt động gần gũi, sát thực vớinhững khó khăn, vướng mắc của giáo viên Để từ đó giải quyết những vướngmắc khó khăn đó của giáo viên.

3.3 Đổi mới công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn

Trang 12

Như chúng ta đã biết việc đổi mới về công tác quản lý của tổ chuyên mônlà hết sức quan trọng Trong tổ chuyên môn thì tổ trưởng chuyên môn có cácchức năng quản lý như một người đứng đầu một đơn vị sản xuất, được hiệutrưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ đầu năm học Một trong những công việcquan trọng của tổ trưởng chuyên môn là quản lý mọi hoạt động của tổ Để đổimới công tác quản lý của tổ bản thân đã thực hiện như sau:

Quản lý hồ sơ: Đổi mới hình thức quản lý về hồ sơ vừa là “con số biếtnói” vừa lưu giữ khoa học Để làm được điều đó, cần có những quy định rõràng, phổ biến nghiêm túc tới các thành viên trong tổ để mọi người cùng hiểu vàđồng lòng sáng tạo.

Hồ sơ chung, tổ trưởng chuyên môn không ôm đồm làm mà phân côngcho các thành viên của tổ thống kê, ghi chép, theo dõi từng mặt, sang năm họcsau lại đổi nhiệm vụ

Quản lý hồ sơ sổ sách theo dõi các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môncác thành viên trong tổ chuyên môn, như: Quản lý hồ sơ chuyên môn; quản lýnội dung hồ sơ.

Sinh hoạt chuyên môn không ghi chiếu lệ mà thống kê ghi chép nghiêmtúc những con số, những nội dung thực sự có giá trị thúc đẩy chuyên môn củatổ, khuyến khích giáo viên sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ.

Phân tích tình hình kết quả từng lớp tăng hay giảm tìm nguyên nhân đểkhắc phục khó khăn; theo dõi kết quả thi giáo viên giỏi, sáng kiến kinh nghiệm,các cuộc thi của giáo viên học sinh… làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cho nămhọc tiếp theo.

Tổ trưởng chuyên môn tham gia quản lý các kế hoạch dạy học và giáo dụccủa các tổ viên theo quy định.

Kiểm tra đánh giá học sinh: Kiểm tra giáo án cho các thành viên trước mộttuần

Kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn theo kế hoạch và sựphân công của Hiệu trưởng

Hình thức kiểm tra: Báo trước theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất chỉ báotrước thời gian 5 – 10 phút Như vậy sẽ tạo tâm thế cho giáo viên nghiêm túctrong công việc.

Nội dung kiểm tra là những hoạt động của nhà giáo: Kiểm tra việc thựchiện qui chế chuyên môn của giáo viên, kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồidưỡng, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, kiểm trachế độ chăm sóc trẻ.

Kết quả thanh tra, kiểm tra: Biểu dương những giáo viên có kết quả kiểmtra tốt, nhắc nhở phê bình những giáo viên còn vi phạm Cần lưu ý khi phê bình

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

Xem thêm:

w