I. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì CNH – HĐH đất nước, những năm gần đây, ngành GDĐT đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được các nhà trường coi trọng. Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến từng giáo viên, vừa thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà trường. Vì vậy, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hóa cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên. Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng, đội ngũ và hiệu quả giờ dạy ở trường mầm non. Trong những năm qua, các nhà quản lý đã có những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau. Song do chất lượng đọi ngũ giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn chưa tương xứng với trình độ đào tạo. Giáo viên còn lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Việc vận dụng, đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn ở trường còn mang tính hình thức, nội dung chưa trọng tâm, chưa thiết thực. Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn nữa loại hình giáo dục mầm non là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Là cán bộ quản lý nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển của nhà trường nên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học năm học 20182019 này tôi tôi nhận thấy đó là vấn đề mà người quản lý cần phải nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” nơi tôi công tác làm đề tài nghiên cứu trong năm học 20182019 này. II. Mục đích nghiên cứu Từ những thực trạng của đơn vị cùng với những kiến thức đã lĩnh hội, tôi mong muốn đề xuất: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” nơi tôi công tác, nhằm góp phần đưa chất lượng chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung ở trường đạt nhiều kết quả cao hơn.
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học Trong đó, chất lượng chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường
Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì CNH – HĐH đất nước, những năm gần đây, ngành GD-ĐT đã đặc biệt quan tâm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ Trong đó, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của các tổ chuyên môn cũng luôn được các nhà trường coi trọng
Từ thực tế cho thấy, tổ chuyên môn như một “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường Tổ chuyên môn như một chiếc cầu nối vừa triển khai các kế hoạch giúp hiệu trưởng đến từng giáo viên, vừa thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà trường Vì vậy, đổi mới nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cũng là một hình thức đa dạng hóa cách quản lý nhà nước để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mặt khác, đổi mới sinh hoạt chuyên môn cũng chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên Đây không chỉ là vấn đề quan trọng nhất mà còn là vấn đề then chốt quyết định chất lượng, đội ngũ và hiệu quả giờ dạy ở trường mầm non
Trong những năm qua, các nhà quản lý đã có những giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau Song do chất lượng đọi ngũ giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn chưa tương xứng với trình độ đào tạo Giáo viên còn lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Việc vận dụng, đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều hạn chế Mặt khác, sinh hoạt chuyên môn
ở trường còn mang tính hình thức, nội dung chưa trọng tâm, chưa thiết thực Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Vì vậy để đáp ứng nhu cầu
xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm Điều
đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non Hơn nữa loại hình giáo dục mầm non là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc
Trang 2Là cán bộ quản lý nhiều năm gắn bó với nhà trường, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt được chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn cũng như tình hình phát triển của nhà trường nên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy cần phải có sự đổi mới trong cách quản lý, chỉ đạo chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học năm học 2018-2019 này tôi tôi nhận thấy đó là vấn
đề mà người quản lý cần phải nghiên cứu để vận dụng vào thực tiễn Chính vì
vậy tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” nơi tôi công tác làm đề tài
nghiên cứu trong năm học 2018-2019 này
II Mục đích nghiên cứu
Từ những thực trạng của đơn vị cùng với những kiến thức đã lĩnh hội, tôi
mong muốn đề xuất: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” nơi tôi công tác, nhằm góp phần đưa chất
lượng chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung ở trường đạt nhiều kết quả cao hơn
III Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
III.1 Thời gian nghiên cứu.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu : Từ 25/9/ 2018 đến 15/3/2019
III.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng là giáo viên, tổ trưởng chuyên môn Thông qua hoạt động thực
tế các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn của trường mầm non Tân Minh B năm học 2018-2019
III.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và nội dung công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn và giáo viên để nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường
- Do khả năng và thời gian có hạn nên tôi chỉ trình bày: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” năm
học 2018-2019 qua một vài biện pháp: dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hướng dẫn xây dựng các kế hoạch của tổ chuyên môn
IV Phương pháp nghiên cứu:
IV.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phân tích tổng hợp
- Phân loại hệ thống lý thuyết
IV.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Quan sát sư phạm, điều tra giáo dục, tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm, thực hiện
Trang 3- Phương pháp đánh giá.
- Trao đổi với đồng nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu sư phạm
VI.3 Số liệu khảo sát
* Về giáo viên:
- Tổng số giáo viên: 27 đồng chí trong đó 100% là nữ;
- Tuổi đời cao nhất: 54 tuổi; thấp nhất 24 tuổi;
- Trình độ đại học: 18/27 đ/c đạt tỷ lệ 66,7%;
- Trình độ trung cấp 9/27 đ/c chiếm tỷ lệ 33,3%; trong đó có 04 đ/c đang theo học đại học
- 100% các đồng chí giáo viên có đạo đức tốt, đủ trình độ chuyên môn để chăm sóc giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi
Khi dự giờ, giáo viên chỉ chú ý quan sát các bước lên lớp mà ít quan tâm đến phương pháp tổ chức các hoạt động như thế nào cho linh hoạt, khả năng nhận góp ý trao đổi giờ dạy của một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế
Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế, nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa tự giác trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, có tham dự nhưng thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin trong trao đổi chuyên môn
* Khảo sát Trình độ sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vân dụng của giáo viên (Tính từ thời điểm 25/9/2018).
chuyên
môn
Số lượng
Trình độ chuyên môn Khả năng vận dụng
trẻ
3 12.5%
1 33,3%
2 66,7%
33,3%
2 66,7%
0
giáo
24 87,5%
10 41,7%
14 58,3%
50,0%
12 50,0%
0
100%
11 40,7%
16 59,3%
48,1%
14 51,9%
0
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy việc “Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” là rất cần thiết và cấp bách Vì vậy, là
người quản lý phụ trách chuyên môn tôi đã có nhiều cố gắng trong việc tìm một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các buổi SHCM trong nhà trường
Trang 4B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận cơ sở pháp lý của đề tài.
I.1 Cơ sở lý luận:
Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn và chưa có kinh nghiệm các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là giáo viên mới, có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề Tuy nhiên, hiện nay trong nhà trường hoạt động của tổ chuyên môn mới chỉ dừng ở việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt, lựa chọn các nội dung giáo dục, thống nhất một số chủ đề sự kiện trong tháng… nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn
Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả cần phải đổi mới phương pháp hoạt động của tổ chuyên môn Cụ thể: Thay đổi nhận thức về sinh hoạt chuyên môn Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chủ yếu được thực hiện theo kiểu cũ là đánh giá các công tác chuyên môn đã thực hiện và triển khai công tác chuyên môn của tháng tiếp theo, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như: dự thảo kế hoạch thực hiện năm học , hướng dẫn thi đua… Ngoài nội dung trên, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như: coi trọng sinh hoạt cho giáo viên kĩ năng dự giờ, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, tăng cường đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động chuyên đề, các buổi dự giờ của giáo viên để kỳ họp sau tổ chức, thảo luận, suy ngẫm và chia sẻ về ý kiến bài dạy
Trong những năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn trong các trường mầm non đã được tổ chức thực hiện, có vai trò quan trọng mang tính quyết định
để góp phần thúc đẩy nhà trường phát triển toàn diện Trong thực tế, không phải lúc nào tổ chuyên môn cũng đáp ứng được nhiệm vụ này, chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn chưa thực sự được chú trọng Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nhà trường
Đội ngũ giáo viên được đào tạo từ nhiều trường khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau, chưa đồng đều một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác… làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục Một bộ phận giáo viên tiếp thu và vận dụng các chuyên đề vào chăm sóc giáo dục trẻ chỉ ở mức đạt yêu cầu, giáo viên lớn tuổi sử dụng CNTT còn hạn chế
I.2 Cơ sở pháp lý:
Công tác SHCM nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường là nhiệm vụ hàng đầu để khắc phục những hạn chế trong quá trình giảng dạy và học tập Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục, nâng cao
Trang 5phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên Đảng, Nhà nước, Quốc hội và ngành Giáo dục đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản chỉ đạo sau đây:
- Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo quyết định số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/07/2000 của Bộ trưởng BGD& ĐT quy định:
+ Chương 2 Điều 18 (Mục 3) quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng là Hiệu trưởng được xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học; điều hành các hoạt động của trường, tổ chuyên môn, tổ hành chính, thành lập hội đồng trường; phân công quản lý kiểm tra công tác của giáo viên nhân viên…
+ Chương IV Điều 30, 31 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của người giáo viên là được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Luật giáo dục: được quốc hội khóa XI, kỳ 7 thông qua vào ngày 14/ 6/2005:
+ Chương 4 Điều 73( mục 1) quy định: Quyền của nhà giáo: Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
+ Chương 4 Điều 80 ( mục 3) quy định: “Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp
vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”; “Nhà giáo được cử đi học để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”
+ Chương 1 Điều 2: “Mục tiêu giáo dục: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
- Theo quy định của Điều lệ trường mầm non, sinh hoạt chuyên môn ít nhất được thực hiện 2 tuần/lần để trao đổi về các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn góp phần nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp Tuy nhiên những buổi sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự hiệu quả, chưa đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức Còn hình thức trong cách dạy, chưa phát huy được sáng kiến của giáo viên Do vậy, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
II Thực trạng của nhà trường.
Trang 6II.1 Đặc điểm nhà trường:
- Năm học 2018-2019 trường mầm non Tân Minh B đi vào thực hiện năm thứ 2 sau khi tách trường, trường nằm ở cụm trung tâm huyện nhưng là một xã còn khó khăn Trường có 03 khu nằm rải rác ở các thôn khu dân cư trên địa bàn
xã bao gồm: Khu Trung tâm, khu Sơn Đoài, khu dân cư 418 (khu 418 do điều kiện CSVC xuống cấp trầm trọng nên không thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ) Tại điểm trung tâm của nhà trường có 07 phòng học trong đó có 01 phòng học nhờ tại phòng chức năng, phòng hiệu bộ, bếp đầy đủ quy mô hướng hiện đại điểm lẻ khu Sơn Đoài của nhà trường với 4 phòng học CSVC đã bị xuống cấp
II.1.1 Về học sinh:
- Tổng số học sinh toàn trường là 388 trẻ (Tính đến thời điểm 25/9/2017)
trong đó: Trẻ nhà trẻ là: 31 trẻ; trẻ mẫu giáo là: 357 trẻ;
- Tổng số lớp: 11 nhóm lớp trong đó: Mẫu giáo lớn: 03 lớp - 119 trẻ; Mẫu giáo nhỡ: 04 lớp - 141 trẻ; Mẫu giáo bé: 03 lớp - 97 trẻ; Nhà trẻ: 01 lớp - 31 trẻ;
II.1.2- Về đội ngũ:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 44 đồng chí trong đó: BGH: 03 đồng chí có trình trên chuẩn đạt 100%; Giáo viên: 27 đồng chí có trình độ chuẩn 100% trong đó có 18/27 đồng chí có trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ 66,7% Nhân viên hành chính: 02 đồng chí có trình độ chuẩn và trên chuẩn, đạt tỷ lệ 100%; Nhân viên nuôi dưỡng: 08 đồng chí có 8/8 đồng chí có trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%; Nhân viên bảo vệ: 04 đ/c trong đó có 01 đ/c trình độ đại học, 02 đ/c trình độ trung cấp
* Thuận lợi:
Qua thống kê cho thấy trình độ của giáo viên 100% đều đạt chuẩn, trẻ, năng động trong công tác, nhạy bén trong chuyên môn, có tinh thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu đội ngũ khá đồng bộ về tuổi đời, trình độ chuyên môn
- Khu trung tâm của nhà trường được xây dựng theo hướng hiện đại hóa, khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng theo yêu cầu chuẩn
* Khó khăn:
- Một số giáo viên tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu sự linh hoạt trong việc tiếp thu những kiến thức mới Do hoàn cảnh một số giáo viên có con nhỏ, chưa khắc phục được khó khăn nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ
- Một số giáo viên còn hạn chế về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động, nội dung thực hiện còn chưa có sự gắn kết đồng bộ Các môn học còn độc
Trang 7lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo…
- Do là trường ở nông thôn, có các điểm lẻ nên việc dự giờ, thăm lớp còn gặp nhiều khó khăn, CSVC khu lẻ xuống cấp trầm trọng
II.2 Thực trạng và phân tích thực trạng
II.2.1 Về tổ chức sinh hoạt chuyên môn:
- Tổ chuyên môn được thành lập theo từng năm học và duy trì việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định, xây dựng và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch 2 lần/tháng
- Nội dung sinh hoạt của tổ chưa phong phú, hình thức đơn điệu, chưa có những chuyên đề thaot luận sôi nổi, thẳng thắn Ít quan tâm về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục hay việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho giáo viên trong tổ
- Một số giáo viên mới chưa có tinh thần xây dựng Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường là những giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm hay nhận xét có ý kiến
II.2.2 Về vai trò của tổ trưởng:
- Tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, còn cả nể, chỉ đạo chưa kiên quyết Các cuộc họp chuẩn bị nội dung thiếu chu đáo, chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, không khí hứng khởi, sôi nổi trong các buổi sinh hoạt, kế hoạch tổ chuyên môn còn chưa thật phù hợp
- Tổ trưởng điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn với các thao tác lặp lại như đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần trước và triển khai một số công việc trong hai tuần tới theo kế hoạch của nhà trường, việc trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm buổi sinh hoạt, kế hoạch tổ chuyên môn chưa thật phù hợp
II.2.3 Về công tác quản lý:
- Công tác quản lý chỉ đạo đôi lúc chưa sâu sát kịp thời Việc kiểm tra giám sát SHCM và các nội dung SHCM chưa thường xuyên liên tục
- Qua thực tế cho thấy công tác quản lý ở trường mầm non là hết sức quan trọng Chất lượng nhà trường có đạt hiệu quả hay không chính là nhờ vào đội ngũ cán bộ giáo viên Có thể nói giáo viên là lực lượng chính để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Mặc dù trình độ của giáo viên đã đạt chuẩn nhưng chất lượng còn hạn chế, nhận thức chưa sâu sắc, ít sáng tạo nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ
- Đó là vấn đề mà người quản lý cần phải quan tâm và trăn trở Muốn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì người giáo viên không chỉ có kinh nghiệm
mà cần phải thường xuyên học hỏi những cái mới, phát huy những lý luận đã
Trang 8biết vào thực tiễn thông qua các buổi trao đổi, tọa đàm qua công tác SHCM và
có sáng tạo để nâng cao tay nghề cho bản thân Mặt khác, công tác SHCM của giáo viên thực hiện thường xuyên, có chất lượng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu
giáo dục ngày càng cao Trên thực tế, Tôi đã thực hiện công tác “Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non” cho đội ngũ giáo viên
bằng những biệp pháp sau:
III Các biện pháp thực hiện:
Đề nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ tiên quyết, là trách nhiệm của người CBQL SHCM có hiệu quả giúp giáo viên biết vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy Vì thế người quản lý cần tổ chức tốt các biện pháp sau:
III.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của SHCM cho đội ngũ giáo viên.
- Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với người cán bộ quản lý chuyên môn Chất lượng các buổi SHCM đều phụ thuộc vào khả năng chủ trì, tổ chức của người tổ trưởng Nếu tổ chức và điều hành tốt các buổi SHCM sẽ đem lại hiệu quả tối ưu Do vậy người TTCM phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo quy định góp phần đưa nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra trong năm học Người TTCM phải biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, kiên trì, khéo léo, biết giúp đỡ nhau trong công tác, tạo bầu không khí thoải mái lành mạnh khi tham gia buổi SHCM
- Xác định được điều đó, bản thân tôi đã cùng BGH nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia các buổi học tập bồi dưỡng chính trị, các Nghị quyết của cấp trên để giáo viên nắm bắt về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với ngành học Học tập Điều lệ trường mầm non để giáo viên nhận thức được về tổ chuyên môn được quy định tại Điều 14 Quyết định 14/2008-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 có vị trí, vai trò quan trọng đối với chất lượng chuyên môn của nhà trường Tổ chức học nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện QCCM của ngành học, cấp học và các nội quy, quy định của ngành của trường Trong phiên họp hội đồng định kỳ hàng tháng, nhà trường luôn tổ chức học tập, triển khai đầy đủ mọi Thông tư; Chỉ thị; Quyết định… của ngành
và cấp trên Triển khai các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non…
Từ đó giáo viên nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ trọng tâm của ngành học, cấp học, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của tập thể để cùng nhau phấn đấu xây dựng một tập thể sư phạm nhà trường vững mạnh, đoàn kết góp phần NCCL chăm
Trang 9sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
* Ưu điểm:
- Thông qua việc học tập, bồi dưỡng chính trị đa số CB-GV,NV trong nhà trường đã nhận thức đúng đắn về tổ chuyên môn và ý thức được vị trí, vai trò của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm, một nhà trường phát triển phải có tập thể
sư phạm vững mạnh, đoàn kết Từ nhận thức này, giáo viên đã nhận rõ trách nhiệm của mình, tự tham gia các hoạt động chuyên môn, từng bước mạnh dạn,
tự tin hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ
- Đặc biệt trong các buổi SHCM, giáo viên đã mạnh dạn trao đổi, chủ động đưa ra ý kiến băn khoăn vướng mắc, đề xuất để bàn bạc và đi đến thống nhất
* Hạn chế:
- Trong quá trình tham gia học tập nâng cao nhận thức chính trị có một số giáo viên còn lơ là, xem nhẹ việc học chính trị mà chỉ chú trọng về học chuyên môn
III.2 Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn sao cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
- Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn, trên cơ sở nội dung, phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu nhà trường giao cho Tổ chuyên môn tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình, kết quả của năm học trước mà xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và những giải pháp cụ thể với tổ của mình Tôi đã chỉ đạo các TTCM trong nhà trường:
+ TTCM các độ tuổi xây dựng kế hoạch SHCM của tổ trong năm học đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức SHCM 2 lần/tháng một cách linh hoạt Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức sinh hoạt và phân công nhiệm vụ cho các tổ viên phụ trách từng mảng từng lĩnh vực… Sau đó in ấn, phát cho các lớp trong tổ của mình cùng nắm bắt và thực hiện Trên thực tế của bậc học mầm non, thời gian thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ giữa các độ tuổi không giống nhau như các cấp học khác nên việc SHCM các độ tuổi được thực hiện luân phiên
Ví dụ: - Khối MGL sinh hoạt vào chiều thứ 3 tuần 1 và 3; Khối MGN sinh
hoạt vào chiều thứ 4 tuần 1 và 3; Khối MGB và NT sinh hoạt vào chiều thứ 5 tuần 1 và 3;…
+ Nội dung SHCM của các tổ phải thể hiện được nhiệm vụ của năm học, tháng học theo chỉ đạo của ngành, của trường và phải phù hợp với tình hình thực
Trang 10tế của từng tổ, đáp ứng được nhu cầu khả năng của từng tổ viên trong tổ, phương tiện và điều kiện thực hiện của từng lớp…
+ Việc phân công nhiệm vụ cho các tổ viên cũng phải được thực hiện rõ ràng cụ thể phù hợp với từng tổ viên làm so cho thiết thực…
- Khi kế hoạch SHCM của các tổ đã xây dựng, BGH duyệt kế hoạch của từng tổ, các giáo viên chủ động về thời gian, chuẩn bị các nội dung cần trao đổi trong buổi sinh hoạt để có ý kiến thảo luận và đi đến thống nhất
- Nội dung buổi sinh hoạt, tổ trưởng của từng khối sẽ có trách nhiệm dự kiến các nội dung cần sinh hoạt để giáo viên nắm bắt và cùng chia sẻ
Ví dụ:
+ Về lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn ngân hàng, nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của từng khối, lớp…, về cấu trúc soạn bài…
+ Chia sẻ về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ: soạn bài trước một tuần, bài soạn trước khi lên lớp phải đảm bảo rõ kiến thức, kĩ năng dạy trẻ của lớp mình, đảm bảo mục đích yêu cầu của độ tuổi, đồ dùng dạy và học cho phù hợp… để giáo viên cùng nắm bắt và chia sẻ
+ Chia sẻ về kinh nghiệm nghiên cứu giáo án, tài liệu, tạp chí, tập san, điều chỉnh nội dung giáo dục sao cho phù hợp với thực tế của từng khối, lớp…
+ Tổ chức dạy chuyên đề, làm ĐDĐC…
- Duy trì nề nếp SHCM trong các tổ, các TTCM phải thường xuyên báo cáo lịch SHCM của tổ mình cho BGH để BGH luân phiên dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn các độ tuổi, qua đó sẽ nắm bắt tình hình chung của tổ, dự việc điều hành họp các tổ, góp ý về các nội dung trong cuộc họp các tổ, đưa ra những yêu cầu cần rút kinh nghiệm, bổ sung những nội dung chỉ đạo của cấp trên theo từng thời điểm kịp thời…
- Kế hoạch sau khi xây dựng xong phải được thông qua tổ chuyên môn kiểm tra, kí duyệt của PHT phụ trách chuyên môn nhà trường Hàng tháng, TTCM phải triển khai kế hoạch cụ thể tại phiên họp định kì của tổ mình Số lần SHCM theo đúng Điều lệ trường mầm non đã quy định Từ đó, giáo viên tích lũy được nhiều kiến thức mới và bổ ích
* Ưu điểm:
- Tổ chuyên môn nắm được cách thức xây dựng các loại kế hoạch của từng
độ tuổi
- Thông qua sinh hoạt tổ nắm được nội dung giảng dạy của từng giáo viên
- Giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ những giáo viên khác trong tổ, tạo sự đoàn kết trong tổ, khối
- Việc duy trì nề nếp sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường giúp đội ngũ