I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Giai đoạn này là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm Non đặc biệt là trẻ 5 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm..... Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Trẻ có nhiều thông tin về một số sự vật hiện tượng nào đó nhưng chưa có nhiều hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó, trẻ có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc giẽ sảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sở dụng suy luận loogic và trìu tượng, có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích, thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ. Trẻ có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó.Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc.Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo Mầm Non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ. Chính vì vậy sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo . Vậy giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là ở tuổi Mầm non. Ca dao xưa có câu “dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy đã đi vào lòng người và không thể nào quên. Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc “con ơi con ngủ cho ngon”... Đã hoà vào hồn ta và du ta khôn lớn vì vậy cho trẻ LQ với hoạt động khám phá theo chương trình GDMN mới hay nói cách khác là cho trẻ LQ với Môi trường xung quanh theo chương trình GDMN trước, mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, xinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh xinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Cho trẻ LQ với hoạt động KP sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên(cỏ cây, hoa lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau). Và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, mặt khác việc cho trẻ làm quen với hoạt động KP trong trường mầm non đang gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy trẻ chưa hứng thú, tập chung chú ý vào tiết học thì hiệu quả không cao. Vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non
Trang 1MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ trang 2 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ trang 4 I.Cơ sở khoa học trang 4
1 Cơ sở lý luận trang 4
2 Cơ sở thực tiễn trang 5 2.1 Đặc điểm tình hình trang 5
a Thuận lợi trang 5
b Khó khăn trang 6
3 Khảo sát thực tế trang 6
II Các biện pháp trang 8
1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động tham quan ngoại khóa của
lớp trang 8
2 Biện pháp 2: Tham mưu đề xuất ý kiến với BGH và tổ chuyên môn về kế hoạch tổ chức cho trẻ thăm quan ngoại khóa theo từng
tháng trang 11
3.Biện pháp 3: Một số hình thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm khi tham gia hoạt động tham quan ngoại khóa……… trang 11
4.Biện pháp 4:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa đạt kết quả tốt……… trang 23
4 Hiệu quả SKKN trang 17
4.1 Về phía trẻ trang 17
4.2 Về phía giáo viên trang 18
4.3 Về phía phụ huynh trang 18
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ trang 19
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, Giáo dục Mầm non có nhiệm
vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình
mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội
Giai đoạn này là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen,
kể cả thói xấu Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm Non đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm
Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá Trẻ có nhiều thông tin về một số sự vật hiện tượng nào đó nhưng chưa có nhiều hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó, trẻ có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc giẽ sảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sở dụng suy luận loogic và trìu tượng, có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích, thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ Trẻ có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc
có thực để giải thích các khái niệm đó.Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc.Cho nên giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế
hệ trẻ.Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy tất cả thuộc về cô giáo Mầm Non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ Chính vì vậy sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịp thời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo
Trang 3Vậy giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất
là ở tuổi Mầm non Ca dao xưa có câu “dạy con từ thủa còn thơ” câu ca dao ấy
đã đi vào lòng người và không thể nào quên Mỗi chúng ta đều được lớn lên từ những tiếng ru dịu ngọt của bà của mẹ cất lên “Cháu ơi cháu ở với bà” hoặc
“con ơi con ngủ cho ngon” Đã hoà vào hồn ta và du ta khôn lớn vì vậy cho trẻ
LQ với hoạt động khám phá theo chương trình GDMN mới hay nói cách khác là cho trẻ LQ với Môi trường xung quanh theo chương trình GDMN trước, mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, xinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, thế giới xung quanh xinh động là vậy, thích thú là vậy,
vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng Cho trẻ LQ với hoạt động KP sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình,
từ môi trường tự nhiên(cỏ cây, hoa lá) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau) Và trẻ hiểu biết
về chính bản thân mình, mặt khác việc cho trẻ làm quen với hoạt động KP trong trường mầm non đang gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy trẻ chưa hứng thú, tập chung chú ý vào tiết học thì hiệu
quả không cao Vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non"
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Nội dung lý luận
1.1 Cơ sở lý luận
Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luân, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Mục tiêu của KPKH dành cho trẻ mầm non là: Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò
tự nhiên của trẻ về thế giới Mở rộng và trau rồi các kĩ năng quan sát, so sánh , phân loại, dự đoán, suy luân, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên.Khoa học phù hợp với
Trang 4mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn
khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh.Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân Được thực hành các kĩ năng quan sát,so
phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tin Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứchưa phải là học những quy luật của khoa học (vật lý, sinh vật ) Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức kkhoa học cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán về các sự vật hiện tượng xung quanh Việc dạy khoa học cho trẻ nhỏ nên trú trọng vào quá trình ( hoặc học thế nào) hơn là vào kết quả (hoặc học gì) Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần được lôi cuốn vào các quá trình và trau dồi các quá trình: quan sát,so sánh, phân loai, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận cho thích hợp với các tình huống của hoạt động cụ thể Cho trẻ làm quen với hoạt động KPKH là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt
là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ đạo đức Cụ thể là:
- Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật và hiện tượng gần gũi xung quanh Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm tính chất, giá trị sử dụng, mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng xung quanh
- Góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý, cảm giác tri giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý của trẻ Trong quá trình hoạt động KPKH, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan (nghe, nói, nhìn, sờ mó )
và được tiến hành các thao tác trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét,
Trang 5tổng hợp ) Do đó các giác qua của trẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ nhanh, nhạy, chính xác, tư duy của trẻ có điều kiện phát triển, giúp trẻ dễ dàng biểu đạt được những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong giao tiếp, vui chơi,
- Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, giáo dục các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.Đó chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được tham gia vào các hoạt động học khác nhau như làm quen với toán; Làm quen chữ cái; Phát triển thể chất…Trong đó hoạt động KPKH có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ Vì vậy trong chương trình giáo dục
mầm non mới môn học LQVMTXQ đã được đổi tên thành hoạt động “Khám phá”.Hoạt động học này nhằm hình thành và giúp trẻ nhận thức về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ Đồng thời thông qua hoạt động KP giúp trẻ phát triển và hình thành các kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt đọng khám phá của trẻ Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan để dạy thì chương trình mầm non mới lại đòi hỏi người giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia khám phá các hoạt động khám phá
Trang 61.3 Mục đích nghiên cứu
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với hoạt động
KP là không thể thiếu KP có tác dụng giáo dục và phát huy được tính sáng tạo
về mọi mặt đối với trẻ như là: Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ thể lực Hoạt động KP là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung quanh để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của
tư duy.Vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh.Nhằm nâng cao chất lượng giờ trong giờ hoạt động KP
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ
1.5 Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non
5 – 6 tuổi trường Mẫu Giáo Đống Mác
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách báo, đọc tài liệu về các hoạt động
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng tình hình các giờ hoạt động
KP của bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường
Khi giảng dạy và làm đề tài tôi đã kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp sau đó phân tích, tổng hợp số liệu Xây dựng đề cương, thống kê số liệu sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến
2 Thực trạng vấn đề
2.1/ Tình trạng trước khi thực hiện đề tài
Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và những lời nhận xét của góp ý của bạn bè đồng nghiệp sau mỗi giờ hoạt động KP
Trang 7Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn.Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động KP và vào
Trẻ ở gần trường nên rất chăm đi lớp
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, đồ dùng phương tiện phục vụ tiết dạy còn thiếu rất nhiều, nhất là các vật dụng cho trẻ làm thí nghiệm
- Góc tự nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, đồ chơi, đồ
- Nhà trường chưa có khu vực chơi với cát, nước và các dụng cụ chơi với
Chưa có khu vực để nuôi các con vật: Chim, thỏ, bể cá -Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế
- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến các giờ hoạt động của con em
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã có những giờ cho trẻ làm quen với hoạt động KP, tôi thấy vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ còn ít, đặc biệt trẻ rất rễ nhầm lẫn, khi gọi tên các con vật, ví dụ như : Tất cả các con vật biết bay, trẻ đều gọi là chim mà không gọi được đó là chim én hay chim bồ câu Hay khi gọi tên đồ dùng dụng cụ của các nghề rất khó khăn VD: dụng cụ của nghề nông, nghề xây dựng, nghề xây dựng, hay khi cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng và làm các thí nghiệm đơn giản khẳ năng quan sát, phân loại, so sánh, phỏng đoán,suy luận của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, số liệu cụ thể qua
Kết quả tổng kết khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phỏng đoán, suy luận, kết luận của trẻ
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: 36/36 TRẺ
Trang 8Nội dung Tốt Khá Trung bình
Trẻ có khả năng quan sát, so sánh,
phân loại, phỏng đoán, suy luận,
kết luận của trẻ
12 = 24% 14 = 28% 10 = 48%
Từ kết quả trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để giờ hoạt động “KPKH” đạt hiệu quả cao hơn.Từ đó nâng dần khả năng quan sát, so sánh và phân loại cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh
Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm
Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn, ghế, bảng, tranh,
mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ
Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học khám phá
Để cung cấp những cơ hội KPKH cho trẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động KPKH phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi , các nguyên vật liệu khác nhau.Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường và yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như: Kính phóng đại (Kính lúp), cân, gương, nam châm, thước đo,
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả Sưu tầm những câu
ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung
Trang 9quanh của trẻ Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở như: Chai nhựa, hộp sữa các loại, vải vụn làm dối, cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô với nhiều màu sắc, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò để bổ xung giá
Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình ảnh, các con vật, cây cỏ, hoa lá Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động KPKH Tận dụng các hình ảnh ở lốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi
Tôi tận dụng bìa cát tông có dây dật thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú với trẻ.Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của
Tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng.Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ.Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong giờ hoạt động KP, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ
ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả Tư duy của trẻcũng nhanh và chính xác hơn
3.2 Xây dựng góc “bé với thiên nhiên” và tạo môi trường lớp
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các
Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh, cây hoa hồng, cây hoa loa kèn,…….chậu gieo hạt đậu để trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt … Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việc đọc sách) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt… Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những
Trang 10đồ chơi ấy Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò … vỏ trứng vệ sinh sạch
sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa rễ kiếm Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm
- Lô tô con vật xếp vào một ô
- Lô tô các loại quả xếp vào một ô Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp
Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau
Thường xuyên trang trí lớp theo chủ đề, chủ điểm, xây dựng nhiều góc
mở để cho trẻ hoạt động trong các giờ hoạt động góc
3.3 Tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi vào trong quá trình khám phá
* Mục tiêu, ý nghĩa
- Thỏa mãn nhu cầu chơi, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ
- Tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới mọi hình thức chơi nhẹ nhàng, tăng hứng thú nhận thức, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ
* Yêu cầu
- Sử dụng các tình huống chơi và trò chơi đa dạng, phong phú, phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, phù hợp với với đặc điểm nhận thức của trẻ
- Hướng dẫn trò chơi chi tiết, tỉ mỉ, tạo cho trẻ cảm xúc tích cực
* Cách tiến hành
- Thiết kế và lựa chọn các tình huống chơi và trò chơi phù hợp với nội dung khám phá, sắp xếp chúng theo tiến trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học
- Tăng dần độ khó của trò chơi, tạo môi trường chơi thích hợp, kích thích trẻ tích cực, độc lập tham gia hoạt động
- Giáo viên cần lưu ý đặc điểm cá nhân trẻ để có biện pháp đối xử linh hoạt, tổ chức các hình thức tiết học trò chơi nhằm chuyển tải nội dung cho trẻ dưới dạng trò chơi
* Điều kiện vận dụng
- Giáo viên cần nắm vững đặc điểm nhận thức, đặc điểm chơi của trẻ, nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi và biết vận dụng nó vào trong quá trình hướng dẫn trẻ khám phá khoa học
- Có ngân hàng trò chơi, tạo môi trường chơi thuận lợi, mang tính phát triển
* Một số trò chơi được vận dụng trong quá trình giúp trẻ khám phá
Trò chơi 1: Nói ngược
- Mục đích: