1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 6 tuổi

50 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giáo Dục Ý Thức Bảo Vệ Môi Trường, Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Trẻ 5-6 Tuổi
Thể loại bài viết
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 8,61 MB

Nội dung

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với con người thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá nhân và cộng đồng con người. Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Việt Nam là một trong mười nước trên thế giới chịu tác động lớn nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thực trạng môi trường nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt. Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh, sự nghèo nàn, di dân, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng mạnh tới môi trường. Tình hình ô nhiễm đất, nước, không khí, bụi, hóa chất ở các khu nhà máy, cơ sở sản xuất ngày càng nhiều. Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc giáo dục trẻ có những hiểu biết về môi trường, có ý thức, thói quen và hành động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cần được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là quá trình hình thành và phát triển ở trẻ ý thức và những hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có thái độ tích cực với môi trường xung quanh, đồng thời bước đầu hình thành những năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ gìn môi trường phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ thuở ấu thơ. Tuổi nhỏ cần: “ Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn”, trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước nên rất cần có vốn tri thức về môi trường và hành động thân thiện với môi trường để có được cuộc sống tốt đẹp cho sau này. “ Bảo vệ môi trường”, “ Cứu lấy Trái Đất” đang là những thông điệp khẩn cấp cho tất cả mọi quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, khoa học và xã hội sâu sắc. Giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cần phải được tiến hành ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ tình cảm, thói quen bảo vệ môi trường. Để giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhằm mục đích xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực tôi luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp hình thức tổ chức để hướng dẫn trẻ có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về lợi ích của việc bảo việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng đối với cuộc sống con người. Từ đó hình thành cho trẻ ý thức quan tâm đến chính môi trường mà trẻ đang sống, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, hơn nữa giúp cho trẻ có ý thức biết bảo vệ, hành động vì môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ trong trường mầm non. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất:“ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ 56 tuổi.” với hy vọng góp phần nhỏ bé ban đầu vào việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận 1.1. Cơ sở lý luận Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong lớp học mầm non nhằm cung cấp cho trẻ có kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực về môi trường sống của trẻ. Giúp trẻ có ý thức tham gia các công việc vừa với sức của mình như: giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá rác thải ở sân trường, không khạc nhổ bừa bãi, không hái hoa, làm ồn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng, ngăn nắp, biết tắt điện khi không sử dụng, khóa vòi nước không để chảy tràn là những hành động giữ cho môi trường lành mạnh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ để giúp trẻ đi từ tự phát đến tự giác thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng theo khoa học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là giáo dục trẻ sống có văn hóa thân thiện đối với môi trường giúp cho môi trường luôn xanh – sạch – đẹp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Để thực hiện tốt nội dung này trước tiên đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn của người giáo viên. Phải xác định được giáo dục ý nghĩa bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ mang nhiều ý nghĩa. Một mặt là bảo vệ trẻ em như một bộ phận nhỏ nhoi, yếu ớt của môi trường trước sự xuống cấp của nó, mặt khác lại phải coi trẻ em như một lực lượng cùng với người lớn đứng ra bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và lãnh sứ mạng đó trong tương lai. Từ năm 2006, Bộ GDĐT đã triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trường mầm non. Những năm học trước chúng tôi cũng đã nghiên cứu để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động của trẻ mầm non nhưng chưa hiệu quả. Bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Tổ chức hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (294 65); ngày môi trường Thế giới (56); ngày vệ sinh yêu nước (27); ngày Thế gới rửa tay với xà phòng (1510) hang năm Qua đó, Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong lớp học mầm non không chỉ là cung cấp những kiến thức mà còn giúp trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn để biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ. Chính vì trẻ là thế hệ quyết định đến môi trường sau này nên tôi thấy việc truyền đạt kiến thức và giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết. 1.3. Cơ sở pháp lý Để triển khai và trực hiện tốt đề tài : “ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 > 6 tuổi”, bản thân tôi đã dựa trên các chỉ thị, kế hoạch từ Bộ, Sở GDĐT, Phòng GD ĐT quận Hai Bà Trưng trong công tác giáo dục này, cụ thể là: Căn cứ chỉ thị 5909CT – BGDĐT ngày 17122013 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về công tác nước sạch, vệ sinh môi trường trường học. Căn cứ vào công văn 2029BGDĐT – KHCNMT của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2016. Căn cứ kế hoạch số 13KHPGDĐT ngày 132016 của Phòng GDĐT quận Hai Bà Trưng về việc phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở mầm non. Căn cứ vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm học 20152016: 100% các lớp thực hiện hiệu quả rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Dưới tác động của các hoạt động giáo dục giúp trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ của trẻ. 1.4. Mục đích nghiên cứu Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành, hình thành cho trẻ kỹ năng biết giữ vệ sinh và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng vấn đề hiểu biết, vấn đề bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng của trẻ Tìm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng cho trẻ.

Trang 1

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ……….trang 2II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………trang 4

1 Nội dung lý luận……… trang 41.1 Cơ sở lý luận……… trang 41.2 Cơ sở thực tiễn………trang 41.3 Cơ sở pháp lý……….trang 5

2 Thực trạng vấn đề……….trang 52.1 Thuận lợi……….trang 62.2 Khó khăn……….trang 6

3 Các biện pháp……… trang 8

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lập lịch trình hoạt động ……….trang 8 3.2 Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện lồng ghép trong các hoạt động ….trang12

3.3 Biện pháp 3: Công tác phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh… trang 32

4 Hiệu quả SKKN……… trang34III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… trang37

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO……… trang39

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần Đối

với con người thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học,

kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá nhân

và cộng đồng con người Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã

và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào Nhữnghiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp ViệtNam là một trong mười nước trên thế giới chịu tác động lớn nhất của thiên tai vàbiến đổi khí hậu Bên cạnh đó, thực trạng môi trường nước ta hiện nay đang bị ônhiễm nặng nề, năng lượng tiêu thụ phổ biến trong các gia đình thuộc dạng nănglượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh,

sự nghèo nàn, di dân, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người gia tăng nhanhchóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng mạnh tới môi trường.Tình hình ô nhiễm đất, nước, không khí, bụi, hóa chất ở các khu nhà máy, cơ sởsản xuất ngày càng nhiều Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái môi trường

Việc giáo dục trẻ có những hiểu biết về môi trường, có ý thức, thói quen

và hành động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cần được quan tâm ngay

từ lứa tuổi mầm non Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộcsống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói quen, những giátrị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này

Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là quá trìnhhình thành và phát triển ở trẻ ý thức và những hiểu biết về môi trường, giúp trẻ

có thái độ tích cực với môi trường xung quanh, đồng thời bước đầu hình thànhnhững năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu vàgiữ gìn môi trường phù hợp với lứa tuổi

Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là một vấn đềcấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc cần được giáo

dục cho con người ngay từ thuở ấu thơ Tuổi nhỏ cần: “ Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn”, trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước nên rất cần có vốn tri thức

về môi trường và hành động thân thiện với môi trường để có được cuộc sống tốtđẹp cho sau này

“ Bảo vệ môi trường”, “ Cứu lấy Trái Đất” đang là những thông điệp

khẩn cấp cho tất cả mọi quốc gia trên toàn thế giới Chính vì vậy, giáo dục bảo

vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, khoahọc và xã hội sâu sắc Giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cần

Trang 3

phải được tiến hành ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ tình cảm, thóiquen bảo vệ môi trường Để giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường, tiết kiệm nănglượng hiệu quả nhằm mục đích xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tíchcực tôi luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp hình thức tổ chức để hướng dẫn trẻ

có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về lợi ích của việc bảo việc bảo vệ môitrường, tiết kiệm năng lượng đối với cuộc sống con người Từ đó hình thành chotrẻ ý thức quan tâm đến chính môi trường mà trẻ đang sống, giúp trẻ cảm nhậnđược vẻ đẹp trong thiên nhiên, hơn nữa giúp cho trẻ có ý thức biết bảo vệ, hànhđộng vì môi trường Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề giáo dục trẻ ýthức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho trẻ trong trườngmầm non

Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đề xuất:“ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi.” với hy vọng

góp phần nhỏ bé ban đầu vào việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường

và tiết kiệm năng lượng hiệu quả

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

1 Nội dung lý luận

1.1 Cơ sở lý luận

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong lớp họcmầm non nhằm cung cấp cho trẻ có kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực vềmôi trường sống của trẻ Giúp trẻ có ý thức tham gia các công việc vừa với sứccủa mình như: giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lárác thải ở sân trường, không khạc nhổ bừa bãi, không hái hoa, làm ồn, sắp xếp

đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng, ngăn nắp, biết tắt điện khi không

sử dụng, khóa vòi nước không để chảy tràn là những hành động giữ cho môitrường lành mạnh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phụchậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng nhằm thay đổinhận thức, thái độ, hành vi của trẻ để giúp trẻ đi từ tự phát đến tự giác thực hiệncác hành động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng theo khoa học

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng là giáo dục trẻsống có văn hóa thân thiện đối với môi trường giúp cho môi trường luôn xanh –sạch – đẹp

Từ năm 2006, Bộ GD&ĐT đã triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môitrường vào trường mầm non Những năm học trước chúng tôi cũng đã nghiêncứu để đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động của trẻ mầm nonnhưng chưa hiệu quả Bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ tìm ra một số biện pháp

để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệmhiệu quả

Trang 5

Tổ chức hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường(29/4 - 6/5); ngày môi trường Thế giới (5/6); ngày vệ sinh yêu nước (2/7); ngàyThế gới rửa tay với xà phòng (15/10) hang năm

Qua đó, Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng tronglớp học mầm non không chỉ là cung cấp những kiến thức mà còn giúp trẻ vậndụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn để biết cách sống tích cực với môi trườngnhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ

Chính vì trẻ là thế hệ quyết định đến môi trường sau này nên tôi thấy việctruyền đạt kiến thức và giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng làrất cần thiết

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầmnon là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàndiện nhân cách trẻ Dưới tác động của các hoạt động giáo dục giúp trẻ biết cáchsống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể

và trí tuệ của trẻ

1.4 Mục đích nghiên cứu

Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành, hình thành cho trẻ kỹ năng biết

Trang 6

giữ vệ sinh và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời cóphản ứng đối với các hành vi xấu

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng vấn đề hiểu biết, vấn đề bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng của trẻ

Tìm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên năng lượng

và vấn đề sử dụng năng lượng cho trẻ

1.6 Đối tượng nghiên cứu

50 trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Quan sát, đàm thoại, thí nghiệm, trải nghiệm, trò chơi, tham quan, đánh giá nêugương………

2 Thực trạng vấn đề

Thực tiễn hiện nay cho thấy nhận thức của trẻ mầm non về bảo vệ môitrường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chưa được đầy đủ Rất nhiềutrẻ mẫu giáo chỉ biết đơn giản bảo vệ môi trường là vứt rác đúng nơi quy định,

sử dụng tiết kiệm năng lượng là tắt bớt đèn… nhưng trên thực tế bảo vệ môitrường và tiết kiệm năng lượng là gì? Nó có ích như thế nào với con người thìtrẻ chưa hiểu Và điều quan trọng nhất là bước đầu hình thành cho trẻ ý thức bảo

vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả ngay từ bé

- Ban giám hiệu và tập thể giáo viên rất quan tâm đến môi trường xanh –sạch

Trang 7

- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sao sát về chuyên môn dự giờ thămlớp và hướng dẫn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượngtiết kiệm hiệu quả

- Hai giáo viên được đào tạo chính quy và đã trải qua 20 năm công tác vớinhiều kinh nghiệm thực tế, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thươngtrẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc Tích cực tham gia học tập,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân

- Phụ huynh học sinh của lớp luôn quan tâm , chăm lo đến việc học tậpcủa các con, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp

2.2 Khó khăn

Qua các năm thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệmnăng lượng vào các hoạt động, thực sự tôi đã chú trọng nhiều đến việc dạy chotrẻ làm sao để trẻ có ý thức giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp luôn sạch sẽ,dạy trẻ ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm song còn có nhiều hạn chế

a Về cơ sở vật chất

- Diện tích sân trường , phòng học chật hẹp

- Trường nằm trên mặt phố có nhiều khói bụi, tiếng ồn…

- Thiếu sân chơi, hạn chế việc tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động trảinghiệm cho trẻ

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM: 50 TRẺ

Trẻ có ý thức bảo vệ môi 12 = 24% 15 = 30% 23 = 46%

Trang 8

người không biết bảo vệ

môi trường và tiết kiệm

năng lượng

c Về phía giáo viên

- Khi tổ chức các hoạt động mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường,tiết kiệm năng lượng chưa thực tế Tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn, cuốnhút trẻ, phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt, sáng tạo vì thế kết quả trên trẻchưa cao, trẻ chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượnghiệu quả

- Hầu hết việc giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiếtkiệm chỉ bằng lời nói chưa có tranh ảnh phản ánh những việc làm tốt và nhữngviệc làm chưa tốt của con người với môi trường

- Các bài tập xử lý môi trường, ao hồ, cây xanh, sinh hoạt hàng ngày, cách

sử dụng năng lượng thế nào cho tiết kiệm cho trẻ là chưa có

- Trước khi thực hiện đề tài thì tôi đã có những hoạt động hướng trẻ vàoviệc có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhưng tôi thấy trẻchưa biết suy nghĩ, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàngngày của trẻ, điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả chúng ta đều không có ý thức giữ gìn vàbảo vệ môi trường và không có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm?

Từ những kết quả trên, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ tìm nhiều biện pháp

để nội dung: “ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 –> 6 tuổi” đạt hiệu quả hơn, từ đó nâng cao ý thức giúp trẻ bảo vệ môi

trường được tốt hơn

3 Các biện pháp

Trang 9

Những mối lo ngại về môi trường ô nhiễm và nguồn tài nguyên nănglượng phương tiện thông tin đại chúng Nhưng việc hình thành ý thức bảo vệmôi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả không phải là việc làmngày một ngày hai và hơn nữa phải được bắt đầu từ rất sớm – ngay từ khi trẻmới tiếp xúc với môi trường và năng lượng, bắt đầu hiểu biết các mối quan hệtác động qua lại xảy ra xung quanh giữa những thói quen hành vi của con ngườivới cuộc sống của chính chúng ta.

Được sự chỉ đạo về chuyên môn của ban giám hiệu nhà trường, nhậnnhiệm vụ xây dựng lớp điểm toàn diện, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện tôi đãnghiên cứu kỹ những nội dung của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sửdụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ 5-6 tuổi và áp dụng vào thực tiễn Xuất phát từ yêu cầu thực tế tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháplồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ mổi trường, tiết kiệm năng lượng vào chế

độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 5-6 tuổi như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lập lịch trình hoạt động đưa nội dung giáo

dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động

Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường, tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động của trẻ ở trường

Biện pháp 3: Công tác phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh cùng thực hiện

nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

3.

1 BIỆN PHÁP 1: Xây dựng kế hoạch, lập trình hoạt động đưa nội dung

giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động.

a.Tự học hỏi bồi dưỡng để nâng cao hiểu biết

Để thực hiện nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nănglượng cho trẻ đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên cần có những kiếnthức nhất định về môi trường, về năng lượng Vì vậy tôi tìm đọc các tài liệu,sách báo trên mạng Internet để nâng cao hiểu biết Để có phương pháp giáo dụchiệu quả tôi tìm trong thư viện nhà trường các tài liệu hướng dẫn tổ chức thựchiện giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trongtrường mầm non, tham gia dự các buổi kiến tập do trường, quận tổ chức Và đặcbiệt là sự gương mẫu quan tâm có ý thức trong bảo vệ môi trường và tiết kiệmnăng lượng của giáo viên có vai trò quan trọng để giúp trẻ hình thành thái độ và

ý thức tiết kiệm trong cuộc sống Với những việc làm trên giúp tôi thực hiện nộidung giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả hiệu quả

Trang 10

b Xây dựng kế hoạch vào các hoạt động

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng là một quátrình được tổ chức thường xuyên suốt cả quá trình hoạt động của trẻ Tất cả cáchoạt động của trẻ đều được cô giáo cung cấp kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ

về bảo vệ môi trường và sử dụng năng tiết kiệm hiệu quả Chính vì vậy , khixây dựng kế hoạch, tôi lựa chọn nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vàtiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện , cuộc sống, lứa tuổi của trẻ Theochương trình giáo dục mầm non mới trẻ được học theo các chủ đề cụ thể Chính

vì vậy mà không phải bất cứ chủ đề nào, bất cứ môn học nào cũng có thể xâydựng các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng hiệu quả

mà đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, phải thực sự khéo léo và lồng ghép saocho trẻ vừa cảm thấy nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn và không bị lạc chủ đề

Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của lứa tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, dựa vàomục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường trong trường mầm non vàbám sát theo 120 chỉ số cần đạt về lứa tuổi mà tôi đã xây dựng nội dung giáodục hợp lý vào hoạt động học, cụ thể như sau:

1.Trường

Mầm Non

1 Biết vệ sinh trường lớp, bỏ rácđúng nơi quy định, cất đồ chơi gọngàng

2 Biết giữ cho khung cảnh củatrường, lớp được xanh – sạch –đẹp

- HĐ KPXH “ Một ngàycủa bé”

- HĐ tạo hình: Cắt dán đồchơi ngoài trời

2 Bé và gia

đình

1 Giữ gìn quần áo, thân thể sạch

sẽ Biết đi vệ sinh đúng chỗ,

2 Biết ích lợi và cách sử dụng tiếtkiệm của đồ dùng sử dụng điệntrong gia đình, biết tiết nước trongsinh hoạt gia đình

- HĐ học KPXH ” Cơ thể

bé cần gì để lớn”, “ Một số

đồ dùng trong gia đình”

- HĐ Tạo hình: Vẽ ngôinhà của bé

3 Nghề 1 Dạy trẻ biết thêm về những - HĐKP:” Một số nghề

Trang 11

nghề bảo vệ môi trường trong xãhội: nghề trông rừng, kiểm lâm,chăm sóc vườn thú, chăm sóccông viên, công nhân vệ sinhđường phố

phổ biến trong xã hội ”

- HĐ LQVH: Thơ: “ Bélàm bao nhiêu nghề”

- HĐ GDÂN: Hát Ba em

là công nhân lái xe

4 Giao thông

1 Dạy trẻ lợi ích của nhiên liệu và

sử dụng nhiên liệu tiết kiệm

2 Trẻ biết về các chât thải của cácPTGT: thải khói vào không khí,tiếng ồn của động cơ

2 Dạy trẻ chơi đúng chỗ khônglàm cản trở giao thông, khuyếnkhích đi bộ và sử dụng phươngtiện giao thông công cộng

- HĐKP: “ Các phươngtiện giao thông đường bộ,đường thủy, đường hàngkhông”; “ Một số luật lệgiao thông:

2 Dạy trẻ biết về các hiện tượng

tự nhiên và lợi ích, tác hại của cáchiện tượng đó

- HĐKP ” Các nguồnnước”; “ Các hiện tượng

Giáo dục trẻ hưởng ứng ngày Tếttrồng cây

- HĐKP: Gia đình béchuẩn bị đón tết

- HĐKP: Tìm hiểu về mùaxuân

7 Thế giới

Thực vật

1 Trẻ biết tác dụng của cây xanhvới môi trường Quá trình pháttriển của cây Trẻ có thái độ gầngũi với thiên nhiên, tích cực thamgia trồng cây, chăm sóc cây,không hái hoa, bẻ cành

- HĐKPTN “ Sự phát triểncủa cây”

- HĐ tạo hình: Xé dánvườn cây ăn quả

- HĐ GDÂN: dạy hát “

Em yêu cây xanh”

Trang 12

- HĐ tạo hình: Nặn convịt, vẽ con gà trống, vẽ xédán trang trí chim công

- HĐ GDÂN: Bài hát : Đốbạn, chú voi con

9 Việt Nam –

Trường tiểu

học

1 Dạy trẻ có ý thức giữ gìn vệsinh và bảo vệ những phong cảnhđịa danh nổi tiếng của quê hươngViệt Nam

- HĐKP: “trò chuyện vềthủ đô Hà nội”; “ Tròchuyện về trường tiểuhọc”

Ngoài ra với các hoạt động khác như hoạt động góc và các hoạt độngtrong ngày của trẻ mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, đáp ứng được nhucầu của trẻ đồng thời tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiếtkiệm năng lượng cho trẻ rất có ý nghĩa

- Góc học tập: sưu tầm, nghiên cứu làm các bài tập cá nhân , làm sách …

- Góc phân vai: cô sưu tầm hoặc sáng tác, các trò chơi bé tập làm nội trợ, bác sĩthú y, các nghề môi trường

- Góc nghệ thuật, tạo hình: trẻ vẽ , nặn các đề tài bảo vệ môi trường, sử dụngnguyên vật liệu phế thải làm các đồ chơi

- Góc xây dựng: xây dựng an toàn và đảm bảo không ô nhiễm môi trường xungquanh, sử dụng tiết kiệm các nguyên vật liệu

- Góc thiên nhiên: làm các thí nghiệm với nước, gieo hạt, trồng cây, chăm sóccây

- Góc văn học: sưu tầm các câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường và tiếtkiệm năng lượng, cho trẻ đóng các vở kịch có nội dung liên quan đến nội dungbảo vệ môi trường

- Trẻ được thực hành các kĩ năng bảo vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp, trựcnhật lao động sân trường, trải nghiệm vào các hoạt động ngoài trời, dạo chơi,thăm quan dã ngoại…

* Hiệu quả:

Trang 13

Khi xây dựng kế hoạch, lập lịch trình hoạt động đưa nội dung giáo dục ýthức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động tôi thấy cụ thểhơn những công việc mình định tổ chức cho trẻ Giáo viên trong lớp có sự phâncông, bàn bạc nên luôn chủ động, sáng tạo hoàn thành kế hoạch theo đúng khảnăng của mình.

Phụ huynh nắm được kế hoạch hoạt động của lớp luôn hỗ trợ, ủng hộ kịpthời

3.2.

Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động của trẻ ở trường

Thông qua các hoạt động của trẻ hàng ngày, giúp trẻ được quan sát, đượcthực hiện một số kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, được hoạt độngthực tiễn, xử lý tình huống nhằm làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ, giúptrẻ tiếp nhận những thông tin về môi trường và những hiểu biết ban đầu về môitrường sống của con người Từ đó có những kiến thức đơn giản về cơ thể, cáchgiữ gìn chăm sóc sức khỏe bản thân Qua đó hình thành cho trẻ thói quen sốnggọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ bằng nhữngcông việc vừa với sức của mình Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường,tiếtkiệm năng lượng dù là trực tiếp hay gián tiếp nhưng vẫn thu hút trẻ quan sátnhững vấn đề gần gũi đối với đời sống Trẻ tự quan sát và lĩnh hội các tri thứcmột cách tự nhiên

a Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào hoạt động học

Chúng ta đều biết mỗi môn học đều có mục đích - yêu cầu riêng, để giáodục ý thức bảo vệ môi trường , tiết kiệm năng lượng cho trẻ đạt hiệu quả đòi hỏingười giáo viên phải luôn chú ý đưa nội dung giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môitrường, tiết kiệm năng lượng một cách phù hợp, khéo léo để từ đó giúp trẻ tiếpthu kiến thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng nhẹ nhàng mà không hề

gò ép với trẻ

* Chủ đề Trường mầm non

Hoạt động khám phá: Một ngày của bé Tôi dạy trẻ:

+ Trường lớp xanh – sạch – đẹp

+ Lợi ích của môi trường xanh - sạch - đẹp

+ Lợi ích của điện nước trong lớp học

Trang 14

+ Cách giữ gìn vệ sinh lớp sạch sẽ và sử dụng năng lượng tiết kiệm ở lớp học

Hoạt động tạo hình:

Đề tài: Cắt dán đồ chơi ngoài trời + Giáo dục trẻ vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi ở sân trường + Giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non

+ Biết tiết kiệm giấy rác cho các hoạt động khác cần dùng đến

* Chủ đề Bé và gia đình

Hoạt động khám phá:

 Với đề tài: Cơ thể bé cần gì để lớn

+ Giữ gìn quần áo thân thể sạch sẽ

+ Biết đi vệ sinh đúng chỗ ở những nơi công cộng

+ Trẻ biết nhu cầu của bản thân: nước rất cần thiết cho cơ thể, điện có từ rất lâu + Trẻ có một số hành vi tiết kiệm điện nước Biết phân biệt đúng sai khi sửdụng điện nước qua các bài tập, trò chơi

+ Biết dùng cốc hứng nước đánh răng rửa mặt để tiết kiệm nước

 Với đề tài : Một số đồ dùng trong gia đình

- Tên gọi của các đồ dùng sử dụng điện:

+ Nhận biết các đồ dùng sử dụng điện trong gia đình

+ Đồ dùng để thắp sáng: bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn chùm, đèn bàn

+ Đồ dùng để nghe, nhìn: tivi, đài, đầu đĩa, máy vi tính, đàn……

+ Đồ dùng phục vụ ăn uống: Tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện, ấm đun nước, nồicơm điện…

+ Đồ dùng phục vụ sinh hoạt: Máy giặt, bình nóng lạnh, quạt, máy điều hòakhông khí……

- Lợi ích của điện trong gia đình:

+ Giúp cho đèn sáng để cung cấp ánh sáng

+ Giúp quạt, máy điều hòa chạy để tạo mát và làm ấm không khí

+ Giúp cho tivi, đài, đàn….hoạt động được

Trang 15

+ Giúp tủ lạnh hoạt động để làm đá và giữ thức ăn, hoa quả không bị ôi thiu + Giúp nồi cơm điện, ấm đun nước nấu chín cơm, đun sôi nước

- Cách sử dụng năng lượng tiết kiệm ở nhà

+ Cho trẻ tham gia thảo luận về trách nhiệm chủ trẻ trong việc sử dụng nănglượng tiết kiệm hiệu quả

+ Không mở cửa sổ, mở cửa ra vào khi bật điều hóa, máy sưởi

+ Không mở tủ lạnh lâu

+ Nên sử dụng bình nước nóng từ năng lượng mặt trời

+ Hướng dẫn trẻ biết tiết kiệm điện như: Tắt bóng đèn, tắt ti vi, vi tính, hạn chế

mở tủ lạnh khi không cần thiết

+ Trò chuyện về hóa đơn thu tiền điện, nước hàng tháng của gia đình => sosánh việc tiêu thụ điện nước trong gia đình

Trẻ tham gia HĐKP “Đồ dùng sử dụng điện”

Hoạt động tạo hình: Vẽ ngôi nhà của bé.

Cô trò chuyện với trẻ về ngôi nhà:

Trang 16

+ Vì sao những ngôi nhà có nhiều cửa sổ? ( Để tận dụng được ánh sáng tựnhiên và gió trời, tiết kiệm điện)

+ Làm thế nào để ngôi nhà luôn mát mẻ mà hạn chế được sử dụng điện?

( Trồng nhiều cây quanh nhà đẻ giảm nhệt độ ánh sáng mặt trời giúp hạn chế sửdụng điện)

+ Cô gợi ý trẻ vẽ bức tranh về ngôi nhà có nhiều cửa sổ và cây xanh

+ Cho trẻ sử dụng thêm các nguyên vật liệu khác như : Lá cây, cành khô …đểtrang trí thêm cho bức tranh

* Chủ đề Nghề nghiệp

Hoạt động khám phá:

Một số nghề phổ biến trong xã hội, tôi cho trẻ xem băng hình về các nghề bảo

vệ môi trường trong xã hội như: nghề công nhân vệ sinh môi trường, công nhânnhà máy điện, công nhân nhà máy thủy điện, công nhân nhà máy lọc dầu, côngnhân dệt may, công nhân vệ sinh môi trường Trẻ được biết thêm nhờ có nhữngngười công nhân đó mà những con đường được sạch hơn,cây cối trên các conđường được xanh tốt hơn và cũng nhờ có các bác các cô đã sản xuất được ra cácnguồn năng lượng cho cuộc sống như điện, nước, xăng, dầu và trẻ cũng biếtđược tác hại của những nguyên liệu đó ảnh hưởng tới sức khỏe của các cô cácbác như thế nào Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng các nghề trong xãhội, biết sử dụng tiết kiệm hơn những nguồn năng lượng mà các bác làm ra

Hoạt động làm quen văn học:

Bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” trẻ biết được một số nghề trong xã hội khaithác và sản xuất ra nhiên liệu cho cuộc sống Tôi giáo dục trẻ hiểu thêm để làmthế nào khai thác được nhiều than mà không để cạn kiệt nguồn tài nguyênkhoáng sản đó, bé làm thợ nề thì phải làm như thế nào để tiết kiệm được nguyênvật liệu cát, xi măng mà không ảnh hưởng tới môi trường

Hoạt động GDÂN:

Dạy hát bài “ Ba em làm công nhân lái xe” trẻ biết được xăng dầu có ích gì cho

xe ô tô? Tác hại của khói bụi ô tô đến môi trường Qua đó dạy trẻ kĩ năng phòngtránh khi ra đường phải đeo khẩu trang

* Chủ đề Giao thông

Hoạt động khám phá: “ các phương tiện giao thông”, tôi dạy trẻ:

Trang 17

- Biết lợi ích của nhiên liệu: xăng, dầu, ga,……

+ Trẻ biết các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu, đồ dùng sử dụng xăng,dầu: xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay…

+ Trẻ biết các phương tiện giao thông cần có nhiên liệu mới hoạt động được

- Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm để bảo vệ môi trường, giới thiệu cho trẻ cách sửdụng xăng dầu tiết kiệm: tăng cường đi xe đap, đi bộ, đi các phương tiện giaothông công cộng như xe buýt thay cho việc đi xe máy, ô tô

* Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên

Hoạt động GDÂN:

Bài dạy hát “ Giọt mưa và em bé”, nghe hát “ Mưa rơi”, giáo duc trẻ biết ích lợicủa mưa làm cho cây cối tốt tươi, còn giúp vạn vật xung quanh khoan khoái.Mưa đem lại nguồn nước phục vụ cho vật nuôi, cây trồng, phục vụ cho đời sốngcon người Qua đó tôi giáo dục trẻ nguồn nước do thiên nhiên ban tặng sẽ bị cạnkiệt khi chúng ta sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm thì trong tương lai không xacây cối và vạn vật chúng ta không có để sử dụng nữa: Cây sẽ héo khô, người vàvật sẽ bị chết khát Từ đó tôi dẫn dắt giáo dục trẻ dùng nước phải biết tiết kiệm,khóa vòi nước khi không sử dụng

Hoạt động khám phá:

 Với đề tài: - Quan sát các nguồn nước

- Chơi, thử nghiệm với nước để cảm nhận một vài đặc điểm, tính chất của nước

- Phân loại hành động bé nên làm và bé không nên làm với nguồn nước

- Trò chuyện, thảo luận về lợi ích của nước đối với đời sống, con người,loài vật, cây cỏ

- Thảo luận về các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

- Lợi ích của năng lượng sức nước:

+ Sử dụng nước để quay những cối giã gạo và cắt gỗ trên miền núi

+ Sử dụng nước để tạo ra điện

- Sử dụng nước thế nào là tiết kiệm?

+ Tắt vòi nước khi không dùng

+ Nên tắm vòi hoa sen thay cho tắm bồn

Trang 18

+ Chỉ rửa bát, giặt quần áo khi máy đầy

 Với đề tài : Tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên, tôi dạy trẻ biết đượccác nguồn năng lượng sạch:

- Gió : + Lợi ích của gió giúp cho thuyền chạy trên nước, sức gió vào các tuabinkhổng lồ tạo ra điện Cho trẻ nhận biết gió qua các sự vật xung quanh

+ Tác hại: Gió mạnh làm đường phố bụi, có hại cho sức khỏe, gió mạnhthành bão có thể đổ nhà, cây cối , các công trình xây dựng, giao thông đi lại khókhăn

Giáo dục trẻ biết các thiên tai đó thường xảy ra vào mùa hè và cũng docon người chặt phá rừng, đào, nạo vét trái phép, ô nhiễm môi trường… gây nguy

cơ bão lũ và sạt lở đất Để từ đó dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường và tận dụng,tiết kiệm những nguồn năng lượng đó vào sinh hoạt cuộc sống trồng cây đểchống bão, trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát…

Hoạt động LQVH:

Chuyện “ Giọt nước tí xíu” sau khi nghe chuyện , tôi cho trẻ xem clip vòng tuầnhoàn của nước giúp trẻ hiểu thêm ý nghĩa của nguồn nước sạch do thiên nhiêntạo ra

Trang 19

Trẻ tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước

* Chủ đề Tết và mùa xuân

Hoạt động khám phá:

Với đề tài : “Tìm hiểu mùa xuân” “ Gia đình chuẩn bị đón tết”

- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh tìm hiểu về thời tiết mùa xuân, không khíngày tết, các phong tục, lễ hội có trong ngày tết Tết cũng rất dễ bị ô nhiễm donhiều người đi lại, thăm hỏi, tham quan, rác thải nhiều hơn, thức ăn thực phẩm

đa dạng nhiều chủng loại Đình chùa đông người, tục hái lộc bẻ cành non…

- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ , giữ gìn vệ sinh môi trường như: không vứt rácbừa bãi, không hái hoa bẻ cành

- Cho trẻ hưởng ứng ngày tết trồng cây

* Chủ đề Thế giới thực vật

Hoạt động khám phá: “ Sự phát triển của cây”

Trẻ biết được ích lợi của cây xanh với môi trường , cây làm cảnh , cho bóngmát, cây cối làm giảm tiếng ồn, giảm bụi, giảm chất độc hại, tạo không khí tronglành trong môi trường, để từ đó trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cho cây Biết cùng cácbạn và bố mẹ trồng thêm nhiều cây xanh cho trường và lớp được xanh – sạch –đẹp

Trang 20

- Để chuẩn bị cho tiết học này tôi tổ chức cho trẻ được quan sát, làm thí nghiệm,thực nghiệm đơn giản như: Gieo hạt, Cây cần gì để lớn lên ( Nước, không khí,ánh sáng….), trẻ hiểu sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với conngười và cây cối

Trẻ làm thí nghiệm gieo hạt

Trẻ tìm hiểu về quá trình phát triển của cây

Trang 21

- Ngoài ra, trò chuyện với trẻ về tác dụng của cây ăn quả, cây cảnh, câybóng mát có ích với môi trường sống và dinh dưỡng đời sống của con người từ

đó giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây

Hoạt động GDÂN:

Bài hát “ Em yêu cây xanh”

Tôi giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc cây xanh, mỗi người hãy chung taytrồng ít nhất một cây xanh làm cho không khí thêm mát mẻ

* Chủ đề Thế giới động vật

Hoạt động tạo hình:

- Nặn con vịt, vẽ con gà trống, trẻ được trực tiếp tạo ra các con vật từ đất nặn,bút màu, qua đó giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm của mình, yêu quý các con vậtxung quanh

- Xé và dán trang trí con công, những con vật mà cháu thích: các con xé giấy cógiấy vụn, màu rơi xuống đất tôi đã khuyến khích và động viên trẻ thực hiện việclàm có lợi cho môi trường đó là cúi xuống nhặt hết giấy vụn bỏ vào rổ để khikhác giấy rác còn dùng đến

Hoạt động GDÂN:

Trẻ hát múa các bài hát: Đố bạn, chú voi con, trẻ yêu quý các con vật , bảo vệmôi trường sống động vật quý hiếm, biết hành động săn bắt động vật quý hiếm,chặt phá rừng là trái pháp luật

* Chủ đề Quê hương - Bác Hồ - Trường tiểu học:

Hoạt động khám phá:

 Với đề tài: Trò chuyện về thủ đô hà nội

- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh không vứt rác bẻ cảnh, giữ gìn

vệ sinh nơi công cộng

 Với đề tài Trò chuyện về trường tiểu học

- Cho trẻ làm quen 5 điều Bác Hồ dạy: Trước hết phải yêu thương giúp đỡ nhau,đoàn kết chặt chẽ Dạy trẻ yêu lao động, giữ gìn kỉ luật, thi đua học tập để trởthành những nhi đồng có tổ chức, có kỉ luật

* Kết quả: Qua hoạt động học tập như vậy, tôi cũng giúp trẻ lớp tôi phần

nào hiểu hơn về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu qủa và

Trang 22

cách sống thân thiện với môi trường Khi trẻ lớp tôi lĩnh hội kiến thức về bảo vệmôi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm do cô giáo truyền đạt đều rất thíchthú và thực hiện rất tích cực những việc làm có lợi cho môi trường.

b Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động trong ngày của trẻ.

Nếu như hoạt động học trẻ được cung cấp kiến thức về ý thức tiết kiệm

năng lượng bảo vệ môi trường thì ở các hoạt động trong ngày trẻ sẽ có cơ hộiđược ôn luyện, củng cố áp dụng những kiến thức đã học đó để thực hiện trongngày

* Với hoạt động đón, trả trẻ: Khi đón, trả trẻ tôi nhắc nhở trẻ mang những đồ

dùng nguyên liệu phế thảii để tái sử dụng làm đồ dùng đồ chơi trong lớp.Khuyến khích các trẻ nhà gần đi bộ đi học để giảm tối thiểu khói bụi gây ônhiễm môi trường Giờ về nhăc nhở trẻ cất dọn đồ chơi gọn gang, khi trẻ đã vềbớt tôi cho trẻ dồn lên trên và tắt bớt đèn, quạt phía dưới giúp trẻ có ý thức tiếtkiệm nguồn năng lượng

* Với hoạt động ngoài trời: Tôi đã tận dụng mọi cơ hội giành nhiều thời gian

cho trẻ tìm hiểu, khám phá về thiên nhiên, về thời tiết, trải nghiệm thực tiễn quahoạt động ngoài trời như: Quan sát thời tiết để thấy được sự thay đổi thời tiếtthất thường, một hiện tượng thay đổi môi trường do môi trường ô nhiễm và sửdụng năng lượng không hợp lý làm nhiệt độ trái đất nóng dần lên dẫn đến nhiềuhiện tượng thời tiết cực đoan

Ở trường tôi chật hẹp nên chỉ có một khu nhỏ trồng cây vào bồn, vườntreo thực vật và nuôi cá cảnh trong bể nhỏ Vào thứ năm hàng tuần là tôi lại cholớp tôi ra chăm sóc vườn thực vật Đây chính là việc làm có lợi cho môi trường.Ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp một phần công sức nhỏ

bé của mình vào việc làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp

Hoạt động chăm sóc vườn cây của bé để trẻ yêu thích thiên nhiên thấyđược ý nghĩa của cây xanh đối với nhiệt độ môi trường Nhặt lá, xâu lá, xếp hìnhtheo ý thích

Trang 23

Ảnh trẻ chăm sóc vườn thực vật

Bên cạnh đó, tôi thường xuyên cho trẻ chăm sóc cho cá ăn và quan sátxem bác bảo vệ thay nước cho bể cá Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồnnước cho các loài động vật sống dưới nước

Trang 24

Trẻ cho cá ăn

* Với hoạt động góc: Thông qua hoạt động chơi ở các góc tôi giúp trẻ tái tạo lại

những kiến thức bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm mà trẻ đãthu nhận được Đây cũng là việc làm gián tiếp giáo dục trẻ lớp tôi bảo vệ môitrường như: Biết chơi cùng nhau, không ồn ào, không vứt ném đồ chơi Trongquá trình chơi của trẻ, trẻ được đóng vai và làm công việc của người lớn và tôi

đã nhắc trẻ cách sắp xếp gọn gàng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt Từnhững hoạt động tưởng chừng như không có gì nhưng lại góp phần rất lớn vàocông cuộc bảo vệ môi trường mà đây là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm.Thông qua hoạt động chơi góc và được lặp đi lặp lại trong hoạt động hàng ngàytôi tạo cho trẻ thái độ và tình cảm vì môi trường

Góc học tập:

Đây là góc chơi để lồng ghép các nội dung giáp dục ý thức bảo vệ môi trường vàtiết kiệm năng lượng Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các bàitập vừa thu hút được sự thích thú của trẻ, vừa đảm bảo việc dạy trẻ hiểu ý nghĩacủa tiết kiệm năng lượng cũng như cùng nhau trao đổi trò chuyện về các hành vi

sử dụng năng lượng tiết kiệm, tự nhận thức nên hay không nên bằng các tìnhhuống trong tranh vẽ Tôi sử dụng đa dạng các bài tập nhằm giúp trẻ khắc sâunhững bài học về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Đưa ra các bài tập

cá nhân ở các chủ đề để trẻ nhận ra đâu là hành động đúng với môi trường, đâu

là hành động sai Nối nhiên liệu với các loại PTGT sử dụng nhiên liệu Cho trẻ

Trang 25

làm sách về sự biến đổi môi trường do tình hình sử dụng các nguồn năng lượngkhông hợp lý của con người.

Góc văn học:

- Sưu tầm các bài thơ, câu chuyện có nội dung ý thức bảo vệ môi trường

và tiết kiệm năng lượng như: thơ “ Chổi ngoan”, “ Vứt rác”, Truyện: “ Giọtnước tí xíu”, “ Chiếc ấm sành nở hoa”

- Chuẩn bị các tranh truyện có hình ảnh đẹp mắt, có các hành vi sử dụngtiết kiệm năng lượng

- Bổ sung các nhân vật rối dẹt, rối bóng, rối bông, các hình ảnh rối để trẻ

có thể vừa gắn các nhân vật rối vừa tập kể lại thành 1 câu chuyện có nội dunggiáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng

- Đọc cho trẻ nghe các cuốn truyện, sách, cho trẻ xem tranh về nhữnghành vi có hại đến môi trường và những thái độ của mọi người trước những biếnđổi khắc nghiệt của môi trường do tình hình sử dụng năng lượng không hợp lýgây nên

- Thông qua các trò chơi đóng kịch trẻ thể hiện nội dung câu chuyện bảo

vệ môi trường , thể hiện các hành vi có lợi và có hại cho môi trường

Ngày đăng: 26/03/2024, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w