1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề lập dàn ý cho bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học dành cho đối tượng học sinh giỏi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề lập dàn ý cho bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học dành cho đối tượng học sinh giỏi
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Bài viết SKKN cấp tỉnh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 126 KB

Nội dung

Việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đặc biệt là ở khâu tìm hiểu đề, lập ý là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn giảng dạy và công tác bồi dưỡng

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài.

- Nghị luận xã hội là thể văn quan trọng hướng tới tìm hiểu, phán đoán, bàn bạc về những vấn đề phức tạp của con người, xã hội Rèn luyện làm văn nghị luận xã hội sẽ giúp mài sắc năng lực về cuộc sống, trau dồi tư duy, bồi đắp hiểu biết muôn màu, đồng thời rất có ý nghĩa trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, góp phần hình thành nhân cách học sinh Đối với môn Ngữ văn việc “nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường các câu hỏi mở gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến” là một nhiệm

vụ quan trọng

- Thực tế văn nghị luận xã hội đã được đưa vào chương trình giảng dạy, kiểu bài này luôn xuất hiện trong đề thi các kì thi khác nhau (Thi tốt nghiệp THPT, thi vượt cấp, đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi các cấp và chiếm tỉ lệ số điểm tương đối cao (kì thi học sinh giỏi quốc gia là 8/20 điểm)) Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh giỏi nói riêng khi các em đã có những hiểu biết nhất định về các vấn đề xã hội, có kiến thức cuộc sống thì việc được bày tỏ, nói lên suy nghĩ, chính kiến của bản thân về các vấn đề này các em thường rất hứng thú

- Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn rèn luyện kĩ năng làm văn là một yêu cầu vô cùng quan trọng, thiết yếu để tạo nên chất lượng và hiệu quả Đối với dạng bài mang nhiều tính chất “mở” như “Nghị luận

về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học” thì việc rèn kĩ năng với đặc trưng riêng là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng Đây là một dạng bài rất phù hợp với tính chất của các kì thi học sinh giỏi môn Ngữ văn vì nó kích thích sự sáng tạo, khơi gợi những cách nhìn nhận đa chiều về các vấn đề đời sống Việc rèn kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đặc biệt

là ở khâu tìm hiểu đề, lập ý là yêu cầu xuất phát từ thực tiễn giảng dạy và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn dạy học tôi tập trung đi sâu vào vấn

đề “Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học” với mong muốn chia sẻ một số vấn đề có tính

Trang 2

chất gợi mở, chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn cùng các bạn đồng nghiệp

II Mục đích của đề tài.

- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề xuất hiện thường xuyên xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp, đối với việc bổi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn rất cần có những kỹ năng cần thiết nhằm giúp học sinh được tiếp cận và triển khai dạng đề nghị luận không hề “dễ” này

- Theo định hướng, phát triển năng lực, học sinh phải có kĩ năng và phương pháp học để tự cảm thụ, tự phân tích, lý giải và đưa ra đánh giá những vấn đề cuộc sống thông qua tác phẩm văn học bằng ý kiến của riêng mình Dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thể hiện rõ yêu cầu về phát triển năng lực, khuyến khích những ý kiến cảm nhận riêng, mang đậm màu sắc cá nhân của học sinh, đề cao sự sáng tạo, chống lối sao chép Thông qua việc rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh năng lực tư duy, kĩ năng phân tích, khái quát vấn đề, từ đó để các em bộc lộ năng lực phẩm chất, tình cảm, thái

độ trước những vấn đề tác phẩm văn học gợi ra những vấn đề của đời sống xã hội

B PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

1 Cở sở lý luận.

1.1.Khái niệm.

- Theo từ điển Tiếng Việt “Nghị luận: Bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó Văn nghị luận là thể văn dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết một vấn đề”

- Văn nghị luận là dạng bài văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm của mình Vì vậy văn nghị luận thể hiện năng lực tư duy của người viết; vừa cho thấy khả năng diễn đạt, trình bày quan điểm riêng một cách thuyết phục Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề cần nghị luận (luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (luận chứng)

Trang 3

- Nghị luận xã hội: là một dạng bài hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn

đề liên quan đến con người trong đời sống xã hội, phạm vi nội dung rất rộng: con người với môi trường, cá nhân với cộng đồng, các vấn đề về lý tưởng, lối sống, cách ứng xử, …

Nghị luận xã hội thường được chia thành 3 dạng:

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

+ Nghị luận về một hoạt động đời sống

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

* Nghị luận xã hội về vấn đề, xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

- Đây là dạng bài khó nhất của Nghị luận xã hội Ở dạng bài này, học sinh bày tỏ suy nghĩ quan điểm của mình về một vấn đề xã hội, nhưng vấn đề đó lại được rút ra từ ý nghĩa của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học đã được học trong chương trình hoặc ngoài chương trình, đó là các mẩu chuyện nhỏ, các bài thơ có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, chứa đựng những bài học cuộc sống quý giá

- Dạng bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đòi hỏi học sinh kĩ năng tổng hợp đọc hiểu văn bản văn học, phát hiện vấn đề nghị luận,

sử dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận để bàn bạc vấn đề Vì vậy, đây là dạng bài thường được sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh khá giỏi và được sử dụng nhiều trong các kì thi học sinh giỏi các cấp

- Xuất phát từ một trong những đặc trưng cơ bản của văn học – văn học là tầm gương phản ánh cuộc sống, một tác phẩm văn học có thể đặt ra rất nhiều các vấn đề xã hội, truyền tải những bài học cuộc sống sâu sắc đến người tiếp nhận Các thông điệp mà nhà văn gửi gắm có thể được đan cài rất sâu trong tác phẩm, đòi hỏi người viết phải suy nghĩ thận trọng, rút ra những vấn đề xã hội phức tạp ẩn chứa bên trong Tiếp nhận một tác phẩm văn học, người đọc không chỉ suy tư, chiêm nghiệm về những vấn đề xã hội ở thời đại mà tác phẩm ra đời

mà còn có cơ hội nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo những vấn đề của đời sống xã hội nhân sinh trên cơ sở so sánh xã hội xưa và nay, xã hội được nhà văn phản ánh và xã hội mà mình đang sống

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học dễ nhận thấy có cách hỏi “vừa quen, vừa lạ”, kích thích sáng tạo, đồng thời kiểm tra được năng lực cảm thụ, suy luận và kiến thức xã hội của học sinh Vì vậy,

Trang 4

với dạng đề này, khâu tìm hiểu đề và hình thành hệ thống ý cho bài viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc triển khai, giải quyết vấn đề

* Đặc điểm nổi bật của kiểu bài:

- Đối với dạng đề này, đề bài yêu cầu bàn luận là một vấn đề xã hội chứ không phải là một nội dung văn học, tác phẩm văn học chỉ đóng vai trò là phạm

vi, xuất xứ của vấn đề xã hội được yêu cầu bàn luận trong đề bài Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học mà luận bàn kiến giải

- Phản ánh hiện thực và gửi gắm thông điệp cuộc sống đã trở thành thuộc tính tất yếu của mọi tác phẩm văn học Trong bất kì tác phẩm văn học nào, người đọc cũng có thể thấy hơi thở, bóng dáng của hiện thực đời sống, sâu xa hơn là những vấn đề xã hội, con người Tiếp nhận một tác phẩm văn học, người đọc có cơ hội để nhìn nhận chiêm nghiệm một cách thấu đáo về một vấn đề nào

đó của đời sông nhân sinh, vấn đề của hôm qua, hôm nay, quá khứ và hiện tại

Vì vậy kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có thể thấy “vừa quen, vừa lạ” rất kích thích khả năng sáng tạp, đòi hỏi tư duy logic và hiểu biết xã hội của học sinh

- Đặc điểm của kiểu bài: Đối tượng trực tiếp đề bài yêu cầu bàn luận là một vấn đề xã hội chứ không phải là một văn bản văn học, như vật tác phẩm văn học chỉ đóng vai trò là phạm vi, xuất xứ của vấn đề xã hội được yêu cầu bàn luận Nói cách khác tác phẩm là “cái cớ” khởi đầu – nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học mà luận bàn, kiến giải một vấn đề của cuộc sống

2 Cơ sở thực tiễn.

- Trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi nhận thấy: Kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học luôn là thử thách với số đông học sinh Đây là dạng đề văn đòi hỏi ở học sinh cùng lúc phải bộc lộ: Khả năng cảm nhận, phân tích tác phẩm đồng thời nhận thức lí giải sâu sắc vấn đề đời sống xã hội

- Đối với đối tượng học sinh giỏi dù được rèn luyện và “va chạm” với khá nhiều các dạng đề nghị luận xã hội, xong với các em thì bất kì một tác phẩm mới (xuất hiện trong đề văn) luôn gợi mở, khơi gợi những cảm nhận, nhận thức

vô cùng mới mẻ

Trang 5

- Trong thực tế các kỳ thi, thời gian làm bài được quy định với đối tượng học sinh giỏi (tuỳ thuộc vào các kỳ thi cụ thể) là từ 150 – 180 phút, như vậy các khâu tìm hiểu đề, lập ý chỉ chiếm thời gian rất ít xong lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình triển khai và kết quả bài viết nên việc rèn luyện các kĩ năng này luôn được coi trọng Muốn có một bài nghị luận chặt chẽ, logic, thuyết phục đồng thời thể hiện được “dấu ấn cá nhân” của người viết (nhất là với đối tượng học sinh giỏi) thì kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý phải được hình thành và rèn luyện một cách bài bản, khoa học

Dưới đây là một số ví dụ cho dạng đề văn này:

Ví dụ 1: Từ đoạn trích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc của con người khi được sống thực với mình và mọi người

Ví dụ 2: Hình tượng ông lão trong “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê

gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về niềm tin và nghị lực trong cuộc sống

Ví dụ 3: Trong đoạn trích “Đất Nước” (trường ca Mặt trời khát vọng) có đoạn:

“… Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoà thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời …”

Theo anh/chị nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi tới thế hệ trẻ thông điệp gì qua những dòng thơ trên? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của thông điệp đó

Ví dụ 4: Đọc câu chuyện dưới đây:

“Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh 5 phút Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việc làm, lập gia đình cha tôi vẫn giữ thói quen như thế Cha dạy tôi: “Phải luôn tôn trọng giờ giấc và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ”

Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột, cha vặn đồng hồ cho chạy chậm 5 phút Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: “Phải nghiệm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác con à”

(Sống ở đời, Phạm Quốc)

Trang 6

Câu chuyện trên gợi cho anh/chị bài học gì về việc sống ở đời?

- Kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học xuất hiện nhiều trong các đề thi dành cho học sinh giỏi, mỗi lần xuất hiện đều rất mới mẻ do

sự phong phú của ngữ liệu lựa chọn Hơn thế, một tác phẩm văn học khả năng gợi

mở nhiều vấn đề của xã hội, cũng như bài học nhân sinh Đối với việc làm văn nói chung và kiểu bài này nói riêng khâu tìm hiểu và lập ý rất quan trọng Học sinh thường lúng túng, mất nhiều thời gian để tìm kiếm “bài học”, “thông điệp” cuộc sống từ nội dung ý nghĩa khá đa tầng của tác phẩm văn học được sử dụng làm ngữ liệu trong đề bài

II. Rèn kỹ năng tìm hiểu đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

1 Vai trò:

- Tìm hiểu đề là bước đầu tiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình làm văn, chính thao tác đầu tiên này sẽ định hướng và quyết định bài viết của học sinh có được triển khai hợp lý, hiệu quả hay không Do đặc điểm của kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thường hướng tới kiểm tra năng lực phát hiện vấn đề xã hội, nhân sinh và bàn luận đưa ra chính kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó

- Trong khâu tìm hiểu đề học sinh cần trả lời được các câu hỏi: Thông điệp từ tác phẩm là gì? Đâu là bài học cuộc sống sâu sắc trong tác phẩm? Vấn đề nghị luận thuộc phạm vi nào? Có bao nhiêu ý cần triển khai?

2 Kỹ năng:

- Trước hết, học sinh phải đọc kĩ đề để nhận diện đúng dạng đề và đọc hiểu tác phẩm văn học Việc đọc là cơ sở để hiểu yêu cầu của đề bài và phát hiện vấn đề sao cho “trúng” Giáo viên lưu ý: Học sinh đọc kỹ đề, đặc biệt đọc và hiểu văn bản đã cho, một tác phẩm có thể chứa nhiều ý nghĩa nhưng quan trọng phải xác định trọng tâm

* Có 2 trường hợp xảy ra:

- Nếu đề bài chỉ rõ yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội cụ thể đặt ra trong tác phẩm văn học thì cần đọc để nắm bắt vấn đề xã hội đó trong tác phẩm Học sinh nên tự đặt các câu hỏi:

+ Đâu là vấn đề xã hội được nói tới trong tác phẩm?

Trang 7

+ Cơ sở nào hình thành vấn đề đó và ý nghĩa của nó trong đời sống hiện tại.

- Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm chưa được học và không nêu cụ thể đó là vấn đề nào thì thao tác đọc – hiểu để rút

ra vấn đề Đây là thao tác không hề đơn giản vì một tác phẩm (dù ngắn) cũng mở ra nhiều tầng ý nghĩa: Giáo viên nên gợi ý học sinh dựa vào những câu hỏi sau để tư duy vấn đề cho đúng hướng, tránh phỏng đoán thiếu căn cứ:

+ Tác phẩm (câu chuyện mi ni/bài thơ nngắn/đoạn trích) nói về nội dụng gì? Để trả lời câu hỏi này, học sinh có thể dựa vào nhan đề tác phẩm, các yếu tố có tác dụng gợi mở nội dung như từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ về từ, về câu, …

+ Tác phẩm đề cập những vấn đề nào của đời sống xã hội? Đâu là vấn đề cơ bản liên quan đến yêu cầu của đề bài?

Lưu ý: Quan trọng nhất ở khâu này là nhận diện đúng vấn đề

- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học là gì? Vấn đề đó cần triển khai thành những ý nào?

- Yêu cầu về phương pháp cần sử dụng thao tác lập luận nào để nghị luận về vấn

đề được đặt ra trong đó

- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng

Ví dụ 1:

Đề bài: Hãy đọc kĩ câu chuyện sau:

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người khuyết tật) có 9 vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung về vạch xuất phát

để tham dự cuộc thi chạy 100m Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao về phía trước với quyết tâm giành chiến thắng Trừ một cậu bé Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua Và cậu bật khóc Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn Rồi họ quay trở lại Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này em thấy tốt hơn

Rồi tất cả chín người đều khoác tay sánh vai nhau đi về đích Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tau hoan hô không dứt

Câu chuyện cảm động này đã lan truyền qua mỗi kỳ Thế vận hội về sau

(Theo Quà tặng trái tim, NXB Trẻ 2003)

Trang 8

Từ câu chuyện trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ về một bài học sống sâu sắc.

Gợi ý tìm hiểu đề:

- Đọc kĩ câu chuyện theo yêu cầu của đề bài để hiểu nội dung cuộc thi chạy của những người khuyết tật Khi xuất phát, cả 9 người đều quan tâm giành chiến thắng,

ai cũng muốn mình cán đích đầu tiên Bởi vì chiến thắng để khẳng định bản thân, khẳng định giá trị và chiến thắng sẽ mang lại vinh quang

- Học sinh nhận diện: Bàn về sự chiến thắng trong cuộc sống

- Chiến thắng trong một cuộc đua:

+ Chiến thắng đối thủ

+ Chiến thắng chính bản thân mình

Vượt lên trên tất cả: Vinh quang đến từ sự sẻ chia, từ sự sẵn lòng giúp đỡ, đầu tiên

là cô gái bị chứng down và sau đó là cả 9 người đã dừng lại nắm tay, cùng về đích

Ví dụ 2:

Đề bài:

Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn Mùa xuân đất trời rất đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời Mèn hốt hoảng Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa Thế là cả ba cùng bay lên Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành

(Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ) Viết bài văn ngắn về một bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện trên

Gợi ý tìm hiểu đề:

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ và hiểu ý nghĩa câu chuyện Chim Én tốt bụng tặng cho Dế Mèn một món quà nhưng Dế Mèn không biết trân trọng điều đó Bản thân là gánh nặng của người khác nhưng lại tưởng người khác là gánh nặng của mình Dế Mèn ngộ nhận và phải trả giá

- Câu chuyện nhỏ đã gợi ra nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ:

Trang 9

+ Trong cuộc sống rất cần sự chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ để mọi người cùng có lợi, cùng vui

+ Con người phải nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, biết trân trọng những gì đang có

+ Suy nghĩ ích kỷ, lối sống ích kỷ, thực dụng đầy toan tính dẫn người ta đến kết cục đáng buồn, đến những điều bất hạnh

+ Niềm tin của con người trong cuộc sống

- Ý nghĩa của câu chuyện “rất mở”, học sinh tìm ý nghĩa bài học của riêng mình, biết cách lý giải thấu đáo Cách triển khai vấn đề qua tư duy hệ thống ý

Ví dụ 3:

Đề bài:

Nhà thơ Vũ Quần Phương từng viết:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà tới bể Hai câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về dòng sông và bài học cuộc đời

Gợi ý tìm hiểu đề:

- Về nội dung:

+ Hai câu thơ là những suy nghiệm của nhà thơ về hình ảnh dòng sông tự nhiên trong hành trình tới biển

+ Liên tưởng đến lối sống của con người, đó là lối sống như thế nào? Chủ động, linh goạt để tới đích cuối cùng

- Về phạm vi: Đề đã gợi mở từ dòng chảy con sông liên tưởng đến bài học ứng

xử trước hoàn cảnh của con người

III Rèn kỹ năng tìm ý và lập ý cho đề bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

1 Vai trò:

- Muốn viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ, thuyết phục và nổi bật được nội dung nghị luận thì kĩ năng lập ý có vai trò rất quan trọng Tìm ý – lập ý là khâu cần tiến hành ngay sau khi tìm hiểu đề, tìm ý và sắp xếp chúng theo một hệ thống hợp lý là thể hiện tư duy logic, khoa học

- Lập ý giúp học sinh có thể bao quát được những nội dung chính trong bài văn, tránh bỏ sót nội dung cần trình bày và cân đối bài viết Tìm ý là khâu chiếm rất ít

Trang 10

thời gian trong việc viết bài văn của học sinh, xong lại rất ý nghĩa vì giúp học sinh tìm được “xương sống” định hướng, phát triển nội dung trong bài (cơ sở để hình thành các luận điểm)

- Đối với đối tượng học sinh giỏi, khi hướng dẫn các em tìm ý, chính là hướng dẫn cách xử lí, giải quyết vấn đề nhanh, mạch lạc có tính chất quyết định nội dung

và hiệu quả bài làm

2 Kỹ năng.

- Tìm ý và lập ý là kĩ năng quan trọng, đặc biệt với nghị luận xã hội Đối tượng học sinh giỏi các em ngày càng ý thức được vấn đề này, càng được luyện nhiều bản thân các em sẽ càng thấy ý nghĩa Giáo viên cần giúp học sinh tránh tâm lý sợ “tốn thời gina” mà bỏ qua khâu này và vội vàng bắt tay vào viết Trong quá trình rèn luyện các em viết bài, giáo viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng này cho học trò Bởi lẽ, tìm ý và lập ý giúp các em sớm xác định được các ý lớn cần đảm bảo được triển khai tránh tình trạng khi viết “quá say sưa” mà bỏ quên những nội dung cần thiết

* Rèn luyện kĩ năng này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:

- Đọc và phân tích nhanh nội dung tác phẩm (truyện ngắn mi ni, bài thơ hay chỉ

là một trích đoạn) để phát hiện và làm rõ về nghị luận xã hội Đây là thao tác không

hề đơn giản vì một tác phẩm dù ngắn cũng gợi mở rất nhiều khía cạnh đời sống nhân sinh, rất nhiều vấn đề xã hội

- Giáo viên nên gợi ý học sinh dựa vào những câu hỏi sau để tư duy vấn đề cho đúng hướng, tránh phỏng đoán, suy diễn thiếu căn cứ:

+ Tác phẩm (truyền ngắn mi ni, bài thờ, đoạn trích) nói về nội dung gì? Để trả lời, các em nên dựa vào ý nghĩa nhan đề, các yếu tố có tác dụng gợi mở nội dung như từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biên pháp nghệ thuật tu từ, …

+ Tác phẩm đề cập những vấn đề nào của đời sống xã hội, đâu là vấn đề cơ bản liên quan đến yêu cầu giới hạn trong đề bài

+ Đâu là thao tác nghị luận chính cần sử dụng trong bài?

+ Học sinh có thể tự đặt ra những câu hỏi: Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm đã cho như thế nào? Đúng hay sai? Vì sao đúng/sai vấn đề đó có ý nghĩ như thế nào với cuộc sống con người, với chính bản thân mình?

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w