1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiết 81 82 Giảng Văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh)Tiết 83 Giảng: 1. CÂU ĐẶC BIỆT 2. BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.-Tiết 84 Giảng Tập làm văn LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

19 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 34,01 KB

Nội dung

Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến th[r]

Trang 1

Soạn: Tuần 22- Tiết 81,82

Giảng

Văn bản

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

(Hồ Chí Minh)

A Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta

- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản

2 Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội

- Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh

- KNS: + Tự nhận thức được những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ và con

+ Làm chủ bản thân: xác định được mục tiêu lối sống thể hiện tinh thần yêu nước khi bước vào thế kỉ mới

+ Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng sống thể hiện lòng yêu nước và tinh thần yêu nước trong thời đại mới

3 Thái độ:

+ Niềm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và những phẩm chất

tốt đẹp của con người Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc + Thể hiện tinh thần yêu nước của bản thân

+ Hiểu được tư tưởng độc lập dân tộc Sự quan tâm của Bác đến giáo dục lòng yêu nước cho người dân Việt nam

YÊU THƯƠNG, HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, KHOAN DUNG, TỰ

DO, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

4 Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có

liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức

đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong

việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức

bài học năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của văn bản.

B Chuẩn bị

Trang 2

GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu

C Phương pháp:

- Phát vấn câu hỏi, giảng, bình, thảo luận, so sánh, phân tích

D Tiến trình giờ dạy và giáo dục

Tiết 1

1- Ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ(5’)

? Học tục ngữ em thu nhận được những kinh nghiệm quí báu nào

của ông cha ta xưa

3- Bài mới

* Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình

GV: Giới thiệu bài

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một bài văn ngắn gọn của Bác Hồ nhưng có thể xem là mẫu mực về văn bản nghị luận chứng minh Bài văn đã ra đời hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn có sức lay động hàng triệu độc giả các thế hệ…

Hoạt động 2(5’)

- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.

- Phương pháp: vấn đáp, giải thích, tái hiện.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

?) Em hãy giới thiệu về tác giả?

GV trình chiếu về tác giả

? Kể tên một số tác phẩm của Bác em đã được học hay đọc

?) Bài văn được viết trong hoàn cảnh nào?

- Là đoạn trích trong văn kiện báo cáo chính trị do chủ tịch

Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao

động VN tại Việt Bắc Tháng 2/1951

- Khi đó cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra…

Hoạt động 3(30’)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị

của văn bản

- Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu

I Giới thiệu chung :

1 Tác giả :Hồ Chí

Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, người Cha già kính yêu của dân tộc VN

2 Tác phẩm :

- Ra đời : 2.1951

- Là đoạn trích trong văn kiện báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh

II Đọc – hiểu văn bản

1 Đọc, tìm hiểu chú thích

Trang 3

vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi

? Theo em, chúng ta cần đọc văn bản này ntn

- HS nêu cách đọc

- GV nêu: Đọc với giọng: mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát

nhưng vẫn thể hiện tình cảm tác giả gửi gắm trong

tác phẩm Đó là niềm tự hào

- Gv đọc một đoạn - Gọi 2 HS đọc tiếp – nhận xét

- Gọi HS giải thích một số từ khó: công chức, hậu phương,

điền chủ

?) Văn bản biết theo phương thức nào?

- Nghị luận -> Văn bản nghị luận

?) Văn bản bàn về vấn đề gì? Xác định câu văn diễn tả vấn

đề đó?

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Câu: Dân ta có một lòng yêu nước

?) Hãy xác định bố cục của văn bản?

- 3 phần:

+ Từ đầu -> cướp nước: Nhận định chung về lòng yêu nước

+ Tiếp -> yêu nước: chứng minh những biểu hiện của lòng

yêu nước

+ Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta

?) Tác giả làm thế nào để đạt mục đích của văn bản?

- Dùng lí lẽ + Dẫn chứng => khẳng định truyền thống yêu

nước của nhân dân ta

* GV chuyển ý

Hs đọc đoạn văn 1

? Luận điểm chủ chốt tg nêu ra để nghị luận là vấn đề gì ?

- Truyền thống yêu nước của nd ta

?) Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn

yêu nước”

- Tình yêu nước mãnh liệt, sôi nổi, chân thành

?) Lòng yêu nước đó được tác giả nhấn mạnh ở lĩnh vực

nào? Tại sao?

- Đấu tranh chống ngoại xâm Vì:

+ Đặc điểm lịch sử dân tộc luôn có giặc ngoại xâm và

chống giặc ngoại xâm

+ Văn bản được việt khi ta đang chống Pháp

2 Bố cục, thể loại:

- Văn bản nghị luận (xã

hội chứng minh)

- 3 phần

3 Phân tích a) Nhận định chung về lòng yêu nước

- Dân ta có truyền thống yêu nước là luận điểm chính được khẳng định qua niềm tự hào của tác giả

Trang 4

?) Nổi bật trong đoạn văn mở đầu văn bản là hình ảnh

nào? Nhận xét về ngôn từ? Tác dụng?

- Lòng yêu nước kết thành làn sóng (Câu 3)

- Lặp nhiều lần đại từ “nó” + Các động từ mạnh dùng liên

tiếp: kết thành, lướt qua, nhấn chìm

=> Tác dụng: Gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước

Tạo khí thế mạnh mẽ Thuyết phục người đọc

- Gv : Với hình ảnh so sánh mới mẻ : Tinh thần yêu

nước(trừu tượng) như làn sóng (cụ thể) đã giúp người đọc

hình dung sức mạnh to lớn, vô tận và tất yếu của lòng yêu

nước trong công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước

?) Đoạn văn mở đầu có ý nghĩa gì? Cảm xúc của tác giả

biểu hiện như thế nào?

- Tạo luận điểm chính cho văn bản, nêu vấn đề, bày tỏ nhận

xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta -> Rưng rưng

tự hào

4 Củng cố (1’) Gv hệ thống trình tự lập luận của văn bản

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: khái quát hóa

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

Gv hệ thống trình tự lập luận của văn bản

5 Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học thuộc lòng đoạn 1

- PT những biểu hiện của lòng yêu nước và nhiệm vụ mà Bác đề ra

- Kể những biểu hiện của lòng yêu nước trong thời kì hiện nay

- Liên hệ với vấn đề chủ quyền dân tộc

E Rút kinh nghiệm

………

………

Trang 5

Tiết 2

1- ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ (4’)

? Đọc thuộc lòng đoạn văn 1 trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Em

có nhận xét gì về nhận định của Bác: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

3- Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài: PP: Thuyết trình(1’)

GV dẫn dắt kết nối tiết 1 vào tiết 2

Hoạt động 2(25’)

-- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị

của văn bản

- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu

vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình.

- Hình thức tổ chức:HĐ cá nhân.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi

HS đọc diễn cảm đoạn 2,3

?) Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả

đã đưa ra dẫn chứng và sắp xếp theo trình tự như thế

nào?

- Theo trình tự thời gian Trong quá khứ: Lịch sử

Trong hiện tại: Đồng bào

ta

- Dẫn chứng: Thời đại Bà Trưng

?) Vì sao tác giả khẳng định: Chúng ta có quyền tự

hào đó?

- Các thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách

trong lịch sử chống ngoại xâm

?) Nhận xét về các dẫn chứng trong giai đoạn lịch sử

b) Những biểu hiện của lòng yêu nước

* Trong quá khứ

- Lòng yêu nước được thể hiện qua những chiến công hiển hách với các anh hùng dân tộc

Trang 6

- Tiêu biểu -> Chứng minh cho lòng yêu nước trong

lịch sử dân tộc -> thuyết phục người đọc

? Tại sao tg chỉ nêu tên 1 số anh hùng DT nổi tiếng

mà ko có dẫn chứng cụ thể về những chiến công cụ

thể của họ ?

- Đó là dụng ý của người viết, muốn dành dẫn chứng

cho hiện tại; hơn nữa các sự tích thần kì về các anh

hùng DT đã được nhiều người biết đến nên ko cần

nhắc lại tỉ mỉ

- Nêu tên người gắn liền với thời đại tạo cho người

nghe cảm xúc phấn chấn tự hào

?) Đọc lại đoạn văn 3 “Đồng bào ta ngày nay nồng

nàn” và cho biết vai trò của câu đầu, câu cuối

- Câu đầu: mở đoạn -> liên kết với đoạn trước

- Câu cuối: kết đoạn: lòng yêu nước của đồng bào ta

?) Tác giả đã chứng minh cho lòng yêu nước của

đồng bào ta ngày nay như thế nào?

- Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước: từ các cụ

già giết giặc

- Tất cả mọi nơi đều có lòng yêu nước: Từ những

chiến sĩ của mình

- Mọi nghề nghiệp tầng lớp: Từ nam nữ cho chính

phủ

?) Các dẫn chứng được sắp xếp theo cách nào? Theo

kiểu mô hình liên kết nào? Tác dụng?

+ Theo thủ pháp liệt kê dẫn chứng

+ Mô hình liên kết: Từ đến (lặp cấu trúc 6 lần)

=> Thể hiện sâu sắc, toàn diện và cụ thể tư tưởng nêu

ở đầu bài “Dân ta yêu nước”

? Nói tóm lại, trong thời đại ngày nay lòng yêu nước

được biểu hiện ở những lĩnh vực nào, nhữg điểm

nào ?

?) Qua đoạn văn em thấy cảm xúc của tác giả như thế

nào?

- Cảm phục, ngưỡng mộ đồng bào ta

? Với cách liêt kê dẫn chứng phong phú, toàn diện và

liên tục nó có tác dụng ntn đối với người đọc ?

- Làm cho người đọc thấy được cuộc kháng chiến

chống Pháp đã kích thích, khởi động thúc đẩy mạnh

* Trong hiện đại

- Lòng yêu nước biểu hiện ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn xứng đáng với truyền thống dân tộc

c) Nhiệm vụ

Trang 7

mẽ tinh thần yêu nước.

GV: Với tài năng của mình, Hồ Chí Minh đã = các

câu văn, dẫn chứng vừa toàn diện vừa giữ được mạch

văn thông thoáng đã cuốn hút người đọc

HS đọc đoạn văn cuối

?) Câu mở đầu phần kết tác giả sử dụng nghệ thuật

gì? Tác dụng?

- So sánh đặc sắc:

Tinh thần yêu nước/ cũng như các thứ của quý

Trừu tượng vô hình/cụ thể, hữu hình

=> Đề cao giá trị của lòng yêu nước

?) Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước “trưng bày”

và lòng yêu nước “dấu kín”?

- Lòng yêu nước có 2 dạng Nhìn thấy được

Không nhìn thấy được

?) Nhận xét về cách dùng câu trong đoạn văn? Cách

lập luận?

- 3 câu rút gọn: Câu 2, 3, 5 -> Dùng hình ảnh để diễn

đạt

? Từ việc phân tích sâu hơn các biểu hiện khác nhau

của lòng yêu nước, Bác đã đề ra nhiệm vụ gì cho mọi

người lúc bấy giờ ?

- Bổn phận của chúng ta là khích lệ động viên lòng

yêu nước của mọi người

*GV: Với cách nói ngắn gọn, tượng hình, người đọc

dễ dàng hiểu được 2 trạng thái của lòng yêu nước, ý

tưởng sâu sắc mang tầm khái quát cao nhưng lời văn

và ngôn ngữ giản dị, đúng như nhận xét: Văn Hồ Chí

Minh đạt được chuẩn mực “4 dễ”: dễ đọc, dễ nhớ, dễ

hiểu, dễ vận dụng

?) Khi bàn về “bổn phận” tác giả bộc lộ quan điểm

yêu nước như thế nào?

- Động viên, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi

người Phải ra sức giải thích, tuyên truyền

- Chúng ta tìm cách làm cho tinh thần yêu nước của mọi người được thực hành vào kháng chiến

Hoạt động 4(5)

- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.

- Phương pháp: trao đổi nhóm,khái quát hóa

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, nhóm.

- Kĩ thuật: chia nhóm.

4 Tổng kết

a.Nội dung

Truyền thống yêu nước quý báu cảu nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch

sử mới để bảo vệ đất nước

Trang 8

Nhóm 1?) Bài văn giúp em hiểu thêm về lòng yêu

nước như thế nào? Hiểu thêm điều gì về Hồ Chí

Minh?

Nhóm 2?) Em học tập được điều gì về nghệ thuật nghị

luận của Bác?

- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét -> GV chốt khái

quát – Hs đọc ghi nhớ

Hoạt động 5 (5’)

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: cặp đôi chia sẻ.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

HS suy nghĩ – cùng nhau phát biểu

GV nhận xét, bổ sung

b.Nghệ thuật:

Xây dựng luận điểm ngăn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: + Lứa tuổi

+ Nghề nghiệp

+ Vùng miền…

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh

(làn sóng, lướt qua, nhấn chìm…),câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ … đến…)

- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lich sử chống giặc ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhấn dân ta

c Ghi nhớ:/27

III Luyện tập

? Lòng yêu nước là truyền thống quí báu của dân tộc Theo em, lòng yêu nước hiện nay có còn được giữ gìn và phát huy

4 Củng cố (1’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:khái quát hoá

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

Gv hệ thống giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản

5 Hướng dẫn về nhà (3’)

Trang 9

- Học thuộc lòng đoạn 1, 2

-Nhớ giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản

-Lí giải trình tự lập luận của văn bản

-Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam

- Soạn: Câu đặc biệt – Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

( Nghiên cứu ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi)

E Rút kinh nghiệm

……….

……….

Soạn: Tuần 22-Tiết 83

Giảng:

1 CÂU ĐẶC BIỆT

2 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN

TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.

Tiếng việt

CÂU ĐẶC BIỆT – 26’

A Mục tiêu

1 Kiến thức:

- Khái niệm câu dặc biệt

- Tác dụng cảu việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản

2 Kĩ năng:

- Nhận biết câu đặc biệt

- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản

- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- KNS: + Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các câu đặc biệt theo mực đích giao tiếp cụ thể của bản thân

Trang 10

+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu, dùng câu đặc biệt

3.Thái độ: + Có ý thức sử dụng đúng trong giao tiếp và tạo lập văn bản

+ Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

4.Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có

liên quan ở sách tham khảo, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học),

năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong

việc chiếm lĩnh kiến thức bài học

B.Chuẩn bị

GV: Soạn bài, TLTK, bảng phụ

HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV

C Phương pháp:- vấn đáp, thảo luận, thực hành có hướng dẫn.

D Tiến trình giờ dạy và giáo dục

1- ổn định tổ chức (1’)

2- Kiểm tra bài cũ

3- Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP:thuyết trình

GV:Giới thiệu

Để giúp các em hiểu thế nào là câu dặc biệt? Tác dụng của câu dặc biệt? Tiết học hôm nay

Hoạt động 2(5’)

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh hiểu về các câu đặc biệt

- Phương pháp:phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái quát

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.

GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc/27

- Yêu cầu HS thảo luận, chọn đáp án đúng (đáp án c):

Câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ

I Thế nào là câu đặc biệt ?

1 Khảo sát, phân tích ngữ liệu:/sgk/27

- Câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ

2 Ghi nhớ : sgk(28)

Ngày đăng: 28/05/2021, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w