1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giáo dục ý thức an toàn giao thông qua bài định luật 1 newton chương trình vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục ý thức an toàn giao thông qua bài Định luật 1 Newton chương trình vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường THPT Lam Kinh
Chuyên ngành Vật lý
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Chưa rõ
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về một số nguyên nhân ây tai nạn giao thông nhằm tăng tính hấp dẫn và đáp ứng mục tiêu bài học, giúp học sinh hiểu và

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay tai nạn giao thông đang diễn ra hằng ngày gây thiệt hại lớn

cả về tài sản và tính mạng con người Theo Cục Cảnh sát Giao thông cho biết trong quý I năm 2024 tai nạn giao thông tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giao thông đường bộ với 6.496 vụ, làm chết 2.686 người, bị thương 5.239 người [2].Từ ngày 15-12-2022 đến ngày 14-10-2023, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh độ tuổi từ 6 - 18 tuổi là 881 vụ, làm chết 490 người, bị thương 827 người Trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan trong vụ tai nạn giao thông, làm chết 378 người, bị thương 658 người [4] Hiện tượng học sinh trung học cơ

sở, trung học phổ thông đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, xe

mô tô, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, kéo đẩy xe khác, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe đang diễn ra khá phổ biến, làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông Qua số liệu cho thấy lỗi vi phạm học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô,

xe gắn máy chiếm 47,59% và hệ quả là tai nạn giao thông liên quan điều khiển xe trên 50 phân khối chiếm 71,31%[3] Ngay trên địa bàn thị trấn Lam Sơn đã xảy ra tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn và gây tai nạn nghiêm trọng cho người khác khi tham gia giao thông Từ đó tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục lồng ghép về an toàn giao thông là rất cần thiết và cấp bách

Vì lí do đó tôi đã chọn đề tài “ Giáo dục ý thức an toàn giao thông qua bài Định luật 1 Newton” chương trình Vật lí 10 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Thông qua tiết học để đúc rút những sáng kiến, phương pháp mới trong việc giáo dục nâng cao ý thức khi tham gia giao thông Cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về một số nguyên nhân ây tai nạn giao thông nhằm tăng tính hấp dẫn và đáp ứng mục tiêu bài học, giúp học sinh hiểu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống để bảo vệ tính mạng và tài sản cho bản thân và mọi người

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu đưa các kiến thức về các tình huống tai nạn xảy ra trong thực tế có liên quan đến bài “Định luật 1 Newton” chương trình Vật lí 10 – Sách kết nối tri thức và cuộc sống mà học sinh có thể tiếp thu một cách có hiệu quả nhất và có thể vận dụng được trong cuộc sống

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu việc tích hợp trong dạy học Vật lý 10 ở trường THPT Lam Kinh, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi chủ động tìm hiểu các tài liệu về các nguyên nhân xảy ra tai nạn và có liên quan đến quán tính

để đúc rút kinh nghiệm cho đề tài này

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin Để có cơ sở cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở các lớp

10 trường THPT Lam Kinh và một số lớp 10 trường THPT khác gần nhà trường

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thông tin, tôi đã tiến hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Vấn đề về tai nạn giao thông có liên quan đến quán tính

- Bài “ Định luật 1 Newton ” chương trình vật lí 10 Sách kết nối tri thức và cuộc sống [1]

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận.

- Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên và đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.[1]

- Quán tính của vật là tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hoặc chuyển động của vật.Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn[1]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1.Về giáo viên

Hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy nên các giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy Đối với bộ môn Vật lí nói riêng, đây là môn học thực nghiệm nên nếu chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức thì dễ gây nhàm chán cho học sinh và không vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống Do đó, dạy học tích hợp là một cách đưa Vật

lý gần hơn với cuộc sống Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng đối với triển khai dạy học tích hợp còn thấp

Thực tế tại trường THPT Lam Kinh cho thấy nhiều giáo viên chưa nắm rõ

về tích hợp,tích hợp không đúng lúc, đúng chỗ và chưa chọn lọc nội dung, phương pháp dạy học Nhưng việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn và lượng kiến thức trong bài còn nhiều so với thời lượng

Trang 3

2.2.2 Về học sinh

Học sinh vẫn theo lối mòn cũ là tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Trong quá trình học, học sinh chỉ chú trọng vào giải bài tập mà chưa liên hệ giữa lý thuyết đã học vào thực tế

để từ đó tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra

Từ những thực trạng trên với mong muốn tìm tòi các phương pháp giáo dục cho học sinh để đạt được kết quả học tập cao nhất, đặc biệt là ý thức khi tham gia giao thông đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho mình và mọi

người nên tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp kinh nghiệm: Giáo dục ý thức

an toàn giao thông qua bài “ Định luật 1 Newton” chương trình Vật lí 10 – Sách kết nối tri thức và cuộc sống.

2.3 Giải pháp cụ thể

Giáo viên thu thập tư liệu, thông tin liên quan đến các tình huống tai nạn giao thông do quán tính Sau đó chia thành các nhóm kiến thức để lồng ghép vào bài cho phù hợp Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà để nắm kiến thức cơ bản của bài học

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm video về tình huống tai nạn giao thông do quán tính để kích thích hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học đề giải quyết các tình huống thực tiễn, từ đó phát triển nhân cách, tư duy cho học sinh, nâng cao kĩ năng sống Qua mỗi video đã làm giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin và kĩ năng thuyết trình trước đám đông Đồng thời biến mỗi em là một tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng Sản phẩm của học sinh được trình bày ở phần III sau khi giáo viên đưa ra kết luận về quán tính

Thông qua môn học giáo dục cho học sinh các kỹ năng sống, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra Sau đây là giáo án giảng dạy bài 14 “ Định luật 1 Newton’’ đã được thử nghiệm ở khối 10 Trường THPT Lam Kinh, năm học 2023 – 2024

BÀI 14 ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Nhận biết được rằng lực không phải là yếu tố cần thiết để duy trì chuyển động của các vật

- Phát biểu được định luật I Newton

- Nhận biết được quán tính là một tính chất của các vật, thể hiện ở xu hướng bảo toàn vận tốc (về hướng và độ lớn) ngay cả khi không có lực tác động vào vật

- Nêu được ví dụ về quán tính trong một số hiện tượng thực tế, trong đó một số trường hợp quán tính có lợi, một số trường hợp quán tính có hại

Trang 4

- Viết và trình bày được đề tài về quán tính trong các tai nạn giao thông và cách phòng tránh

2 Năng lực

a Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Tự lực, luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua các câu hỏi cá nhân và thảo luận nhóm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Xác định nhiệm vụ và hoạt động của bản thân, phân tích được các công việc cẩn thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm thông qua việc phân chia nhiệm vụ thực hành thí nghiệm kiểm chứng định luật I Newton

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Phân tích được tình huống về quán tính trong thực tế cuộc sống, đưa ra được các giải pháp hạn chế, phòng tránh các tai nạn liên quan đến quán tính

b Năng lực đặc thù môn học

- Nhận thức vật lí:

+ Phát biểu được định luật I Newton và minh hoạ được bằng ví dụ cụ thể

+ Nhận biết được quán tính là gì?

+ Trình bày được một số ví dụ có liên quan đến quán tính

- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí:

+ Viết và trình bày được đề tài về quán tính trong các tai nạn giao thông, nêu được lợi ích và tác hại của quán tính,

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Đề xuất được giải pháp làm giảm tác tại của quán tính trong đời sống, phòng tránh các tai nạn giao thông có liên quan đến quán tính

3 Phẩm chất

- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý

- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan

- Có tác phong làm việc của nhà khoa học

- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên

- Hình vẽ (hoặc video clip) về con tàu vũ trụ Voyager

- Thiết bị để phục dựng thí nghiệm lịch sử của Galile: 2 mặt gỗ trơn nhẵn, 1 viên

bi, đồ kê tạo độ nghiêng

- Thí nghiệm với máng trượt có đệm không khí

- Thí nghiệm hình 14.3: 1 tấm ván dài khoảng 1m làm mặt phẳng nghiêng, xe lăn, vật nhỏ đặt trên xe lăn, vật chắn (có thể dùng quyển sách dày)

Trang 5

2 Học sinh

- Yêu cầu học sinh đọc trước bài ở nhà, các nhóm làm các video về tai nạn giao thông xảy ra do quán tính

- Chuẩn bị các thiết bị cần thực hành trong bài theo lời dặn của GV

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập

- Ta thường thấy nếu ngừng kéo hoặc đẩy một vật đang chuyển động thì vật đó không tiếp tục chuyển động với vận tốc không đổi mà dừng lại Điều đó có chứng minh được là một vật muốn duy trì chuyển động được thì cần phải có lực tác dụng vào nó hay không?

- Chúng ta hãy cùng quan sát chuyển động của con tàu vũ trụ Voyager đang làm nhiệm vụ thăm dò các hành tinh nằm xa Trái Đất trong hệ Mặt Trời Chúng được phóng lên từ mũi Canaveral, Florida (Hoa Kì) vào năm 1977 và hiện nay

cả hai con tàu đã ra khỏi hệ Mặt Trời, đang tiếp tục hoạt động và gửi thông tin

về Trái Đất

- Điều gì đã giúp cho tàu Voyager tiếp tục chuyển động rời xa Trái Đất, mặc dù trên thực tế không còn lực nào tác dụng lên chúng nữa?

- GV đặt vấn đề vào bài mới: chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời thông qua bài học ngày hôm nay, liệu có cần lực tác động để duy trì chuyển động của vật hay không? Vật vẫn tiếp tục chuyển động khi không có lực tác dụng dựa vào điều gì?

BÀI 14 ĐỊNH LUẬT I NEWTON

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Phân biệt quan niệm của ARISTOTLE và GALILEI

Bước

thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1 GV đẩy quyển sách trên mặt bàn, khi ngừng đẩy thì nó dừng lại.

Theo Aristotle: Phải có lực mới duy trì chuyển động Đặt câu hỏi cho HS: Em có đồng ý với kết luận đó không? Học sinh thảo luận

Bước 2 GV làm thí nghiệm của Galilei và đặt câu hỏi: Nếu máng nghiêng

thứ hai nằm ngang và không có ma sát thì hòn bi sẽ chuyển động thế nào?

Bước 3 Học sinh trả lời hai câu hỏi mà giáo viên đặt ra

Bước 4 Giáo viên đánh giá câu trả lời của học sinh và rút ra kết luận: Lực

không phải là nguyên nhân gây ra và duy trì chuyển động

Hoạt động 2.2: Phát biểu định luật 1 Newton

Bước

thực

hiện

Nội dung các bước

Bước 1 GV cho HS quan sát thí nghiệm máng trượt có đệm không khí

Trang 6

(thí nghiệm về chuyển động thẳng đều – định luật I)

Giáo viên từ thí nghiệm ở hoạt động 2 để khái quát thành nội dung của định luật I

Từ 2 thí nghiệm trên, có thể rút ra quy luật gì?

HS phát biểu ý kiến GV tiếp nhận, chính xác hóa và phát biểu thành định luật

HS tiếp nhận nội dung của định luật 1

Bước 2 Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng định luật 1 Newton để trả lời

các câu hỏi sau:

Câu 1 Giải thích tại sao quả cầu đứng yên.

Câu 2 Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình? Câu 3 Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang Tại sao ta có

thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực nên nó

Bước 3 HS thảo luận theo nhóm

Trang 7

GV chọn 1 nhóm để báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm trình bày

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện

Câu 1:

Quả cầu chịu tác dụng của hai lực, đó là trọng lực P và lực căng T, hai lực này có phương thẳng đứng, chiều đối nhau và độ lớn bằng nhau, nên quả cầu có hợp lực bằng 0, vì vậy quả cầu đứng yên

Câu 2: Do ván trượt chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, nên khi ván trượt chuyển động thì sẽ là chuyển động thẳng đều, vì vậy ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình

Câu 3: Vật có khối lượng để trên mặt bàn, chắc chắn rằng vật có

trọng lượng, và trọng lượng luôn hướng xuống dưới, vật vẫn nằm yên nên hợp lực tác dụng lên vật phải bằng 0, suy ra vật phải chịu thêm một lực khác ngược chiều với trọng lực, và đó chính là phản lực từ bàn tác dụng lên vật

Bước 4 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của

học sinh

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về khái niệm quán tính và ứng dụng của quán tính

Trang 8

II QUÁN TÍNH

1 Quán tính:

Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật, gọi là quán tính của vật

- Do có quán tính mà mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn

- Định luật I Newton còn được gọi là định luật quán tính

2 Ứng dụng của quán tính trong đời sống

Giáo viên cho các nhóm trình bày sản phẩm video đã chuẩn bị trước sau đó nhận xét và rút ra kết luận

- Khi đang đi thì vấp phải hòn đá ta sẽ ngã về phía trước là do quán tính Hoặc khi đang đi xe máy nếu phanh gấp, người ngồi trên xe dễ bị lộn người về phía trước Do đó phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy,xe đạp điện, xe máy điện, đảm bảo tốc độ cho phép và khi bóp phanh gấp phải đồng thời cả hai phanh tránh tình huống xấu bị lộn người về phía trước gay tai nạn giao thông

Hình 1: Chở ba, không đội mũ bảo hiểm, đi xe phân khối lớn khi tham gia giao thông ( Nguồn: Ảnh cắt từ video của học sinh 10A5 THPT Lam Kinh )

- Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc thắt dây an toàn, vì khi các phương tiện di chuyển với tốc độ nhanh về phía trước, theo quán tính thì người ngồi trên các phương tiện sẽ lao người về phía sau Khi các phương tiện gặp vấn đề, sẽ phanh gấp, lúc này theo quán tính, cơ thể sẽ lao về phía trước, nhờ có dây an toàn mà cơ thể vẫn giữ lại được cơ thể chúng ta, tránh trường hợp bị ngã, nguy hiểm đến tính mạng con người

Trang 9

Hình 2: Thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô ( Nguồn: Internet )

Hình 3: Vịn tay nắm khi đi xe buýt ( Nguồn: Internet )

Trang 10

- Khi đi qua đường tàu không có rào chắn phải chú ý quan sát bởi tàu có khối lượng lớn rất khó dừng lại ngay khi bóp phanh Vì vậy khi có va chạm xảy ra sẽ rất nghiêm trọng

Hình 4 : Xe máy va chạm với tàu hỏa ( Nguồn: Internet )

- Không đi song song, trước hoặc sau gần xe contener hoặc các xe trọng tải lớn

Trang 11

Hình 5: Va chạm với xe tải trọng lớn ( Nguồn: Ảnh cắt từ video của học sinh

10A5 THPT Lam Kinh )

- Khi xe ô tô đang chạy mà muốn xuống xe thì phải đợi ô tô dừng hẳn

=> Quán tính của vật là tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động.

d Tổ chức thực hiện:

Bước

thực

hiện

Nội dung các bước

Bước 1 Giáo viên chuẩn bị một thí nghiệm nhỏ: Để 1 con búp bê nhỏ đứng

trên xe lăn Yêu cầu HS dự đóan hiện tượng sẽ xảy ra với con búp bê khi:

- Xe lăn đứng yên, kéo cho xe chuyển động đột ngột

- Xe đang chuyển động thì gặp vật chắn, dừng lại đột ngột

GV yêu cầu HS dự đoán các hiện tượng xảy ra trong 2 trường hợp trên, từ đó rút ra khái niệm quán tính

Bước 2 Học sinh dự đoán:

- Xe lăn đứng yên, kéo cho xe chuyển động đột ngột: búp bê ngã về phía sau

- Xe đang chuyển động thì gặp vật chắn, dừng lại đột ngột: búp bê ngã về phía trước

HS thảo luận nhóm, giải thích: búp bê có sự vận động như vậy là do quán tính Quán tính giúp cho búp bê giữ nguyên trạng thái chuyển động ban đầu

Bước 3 GV rút ra khái niệm quán tính HS ghi nhận.

Bước 4 Đại diện học sinh trình bày sản phẩm của nhóm mà giáo viên đã yêu

cầu chuẩn bị trước ở nhà

Bước 5 Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của

học sinh

Hoạt động 3: Luyện tập

Giáo viên làm thí nghiệm Hình 14.3 SGK giúp minh họa quán tính của vật

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1 Giải thích tại sao khi xe trượt xuống dốc và bị cản ở cuối dốc thì vật nhỏ

bị văng về phía trước

2 Làm thế nào để giữ cho vật trên xe không bị văng đi

Đáp án dự kiến

Câu 1: Khi xe đang trượt xuống dốc và bị cản lại ở cuối dốc thì xe bị cản lại còn

các vật nhỏ không bị cản vì theo quán tính các vật nhỏ vẫn có xu hướng bảo toàn vận tốc như cũ nên bị văng về phía trước

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w