1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài phương pháp 6 chiếc mũ tư duy của edward de bono nội dung và ứng dụng trong cuộc sống và trong học tập

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 439,8 KB

Nội dung

Để có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một cạnh của vấn đề, Edward de Bono đã đưa ra một phương pháp ẩn thông tin 6 Chiếc nón có 6 màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, x

Trang 1

Đề bài: Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy của Edward de Bono: Nội dung và ứngdụng trong cuộc sống và trong học tập.

Hà Nội, 2024

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Trang 2

Môn: Tâm Lý Học Đại CươngLớp: N01-TL2

Nhóm: 02

Đề bài 10: Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy của Edward de Bono: Nội dung và ứng

dụng trong cuộc sống và trong học tập.

Bảng đánh giá mức độ làm việc của từng cá nhân:

4 Nguyễn Thi Vân Anh 460603 A

Trang 3

Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

Kết quả điểm thuyết trình:

Giáo viên cho thuyết trình :

Điểm kết luận cuối cùng:

Giáo viên đánh giá cuối cùng

Xác nhận của nhóm trưởng

Phạm Chi Sinh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan và giúp con người lĩnh hội được nền văn hóa xã hội để hình thành phát triển nhân cách của mình đóng góp những kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hóa, xã hội của loài người.Trong cuộc sống, chúng ta cần một tư duy nhạy bén, sáng tạo để đối phó với những vấn đề chúng ta gặp phải Vì thế Tiến sĩ Edward de Bono đã phát minh ra một phương pháp tư duy mới lạ mang tên “6 chiếc mũ tư duy” và đã giúp rất nhiều người trên thế giới tiết kiệm thời gian và công sức giải quyết vấn đề của họ Để tìm hiểu rõ

hơn về phương pháp này, nhóm chúng em chọn đề bài: ” Phương pháp 6 chiếc mũtư duy của Edward de Bono: Nội dung và ứng dụng trong cuộc sống và trong họctập.”

NỘI DUNGI.KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP

“6 chiếc mũ tư duy” là một phương pháp hỗ trợ tư duy được Tiến sỹ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản năm 1985 Đây là một phương pháp tư duy với ý tưởng cốt lõi là khuyến khích sự sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới giúp vào việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều cạnh khác nhau

Phương pháp “6 Chiếc nón tư duy” là một kỹ năng tư duy mạnh mẽ và độc quyền được Edward de Bono giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinkings Hats” xuất bản năm 1985 Phương pháp này nỗ lực hướng dẫn mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, do đó sẽ hoàn thành tiêu điểm các cuộc tranh cãi xuất ra từ các góc nhìn khác nhau

Trang 6

Để có thể tập trung mọi suy nghĩ của mọi người vào cùng một cạnh của vấn đề, Edward de Bono đã đưa ra một phương pháp ẩn thông tin 6 Chiếc nón có 6 màu khác nhau: trắng, đỏ, vàng, đen, xanh lá cây và xanh da trời

II NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP1 Đặc điểm về phương pháp: (Thành Đạt)Thứ nhất, Mũ trắng – Dữ liệu, khách quan

Mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu, các thông tin khách quan Chiếc mũ này đưa ra những lập luận cụ thể dựa vào việc xem xét, đánh giá các dữ liệu thực tế Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi:

 Vấn đề này đã có sẵn những thông tin gì?

 Cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề đang xem xét?  Những thông tin, dữ kiện nào còn thiếu? Làm thế nào để bổ sung?

Thứ hai, Mũ đỏ – Trực giác, cảm tính

Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính, trực giác Những người đội chiếc mũ này sẽ phát biểu dựa vào cảm xúc mà không cần phải đưa ra những luận điểm, chứng cứ để giải thích về vấn đề hiện tại Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi sau:

 Cảm giác hiện tại của bản thân là gì?

 Trực giác đang mách bảo điều gì về vấn đề này?

 Bản thân có thực sự hứng thú với vấn đề này hay không?

Thứ ba, Mũ vàng – Tích cực

Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực Những người đội mũ màu vàng thường đưa ra những suy nghĩ, ý kiến lạc quan và logic về một vấn đề nào đó, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng nó và chứng minh mức độ khả thi của một dự án Phương pháp tư duy này cung cấp nhiều động lực để tiếp tục đưa ra những giải pháp mới lạ, độc đáo hơn cho bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.

Trang 7

Hãy sử dụng một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ vàng:  Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?

 Lợi ích khi áp dụng giải pháp này là gì?  Tính khả thi của dự án này?

Thứ tư, Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối

Trái ngược với mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn, nhận ra những điểm tối, tiêu cực trong dự án hiện tại cần giải quyết Những người đội chiếc mũ này thường có những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng, đảm bảo một dự án tránh khỏi những sự cố, rủi ro, có thể chuẩn bị những phương án dự phòng hoặc điều kịp thời điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh.

Nếu chỉ tư duy theo mũ vàng với chiều hướng lạc quan, tích cực sẽ khiến chúng ta không trở tay kịp với những sự cố Chính vì vậy, khi tư duy theo cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, điều này giúp chuẩn bị tốt hơn cho mọi vấn đề, ngay cả những tình huống xấu nhất vẫn có phương án để ứng phó kịp thời.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ đen:  Tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?

 Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?  Vấn đề này có nguy cơ tiềm ẩn gì không?  Khó khăn khi triển khai dự án này là gì?

Thứ năm, Mũ xanh lá cây – Sáng tạo, nhìn nhận vấn đề

Mũ màu xanh lá cây đại diện cho một tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh khác nhau Màu xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt và bền vững, những người đội chiếc mũ này sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo, dồi dào, phong phú Những người này sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh lá cây:  Vấn đề này còn cách khác để giải quyết không?

 Trường hợp này có thể làm gì khác không?

Trang 8

 Điểm tích cực của vấn đề này là gì?

 Tiến hành dự án này có khả thi không và có những lợi ích gì?

Thứ sáu, Mũ xanh dương – Tiến trình, tổng kết kết quả

Mũ màu xanh dương đại diện cho tư duy tổ chức, theo tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn đề một cách bao quát nhất Những người đội chiếc mũ xanh dương sẽ dễ dàng điều phối, tổ chức, kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ trên.

Chẳng hạn như nếu dự án có thể gặp những rủi ro trong tương lai thì người đội mũ xanh dương có thể điều hướng tư duy sang mũ đen để nhìn thấy được những điểm tối, điểm hạn chế và rủi ro có thể xảy đến.

Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh dương:  Vấn đề trọng tâm của vấn đề này là gì?

 Tư duy nào thích hợp với vấn đề này nhất?  Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là gì?

 Cần thêm thời gian hay thông tin gì để giải quyết vấn đề?

2 Ưu và nhược điểm của phương pháp:

Ưu điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy:

Với việc thay đổi cách tư duy liên tục và linh hoạt, phương pháp này sẽ giúp mọi người có cái nhìn về vấn đề cần được giải quyết một cách toàn diện hơn Áp dụng phương pháp này cũng giúp tránh sự tranh cãi và hao phí sức lực Kích thích khả năng tư duy của mỗi người theo hướng song song và toàn diện cũng như việc phát triển tư duy thiên về sáng tạo Rèn luyện khả năng điều phối, quản lý các cuộc họp, thảo luận, đàm phán đồng thời cũng nâng cao hiệu suất làm việc, tương tác trong đội nhóm Giúp chúng ta cải tiến sản phẩm, cải thiện quá trình quản lý dự án Không chỉ vậy mà phương pháp 6 chiếc mũ tư duy này còn xây dựng phát huy tư duy hệ thống, tư duy phân tích, đưa ra quyết định giúp cho chúng ta có một cái nhìn đúng đắn, tổng quan nhất về sự việc.

Nhược điểm của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy:

Trang 9

Vì có đến 6 phương pháp tư duy, mà mỗi phương pháp lại có những cách tư duy khác nhau nên trong một số trường hợp, phương pháp 6 chiếc mũ tư duy có thể gây ra sự nhiễu thông tin vì có quá nhiều thông tin tác động đến Do vậy, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi mọi người cần giải quyết vấn đề hệ trọng, có sự ảnh hưởng đến nhiều người.

3 Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp:

“6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp được TS Edward de Bono phát kiến năm 1980 Đây là một trong những phương pháp tối ưu hóa năng lực của não bộ, khiến cho não bộ không bị giới hạn sáng tạo và tư duy Trong công việc, bất kỳ ai cũng cần có tư duy đa chiều do đó phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” giúp chúng ta định hướng những luồng suy nghĩ, tư duy trong quá trình thảo luận, trao đổi và sáng tạo Phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” giúp chúng ta kích thích suy nghĩ song song, kích thích suy nghĩ toàn diện, tách riêng cá tính (như bản ngã, các thành kiến, ) và chất lượng

Hơn nữa, phương pháp còn giúp chúng ta đào tạo về sáng tạo, điều phối cuộc họp, quản lý cuộc họp, tăng năng suất làm việc và trao đổi trong nhóm Ví dụ: Trong một cuộc họp của một doanh nghiệp, có rất nhiều ý kiến tranh luận với nhau và thường là thời gian cuộc họp diễn ra rất dài Khi một người đứng lên để nêu ý kiến thì những người còn lại sẽ bắt đầu tư duy để phản biện Nếu áp dụng phương pháp “ 6 chiếc mũ tư duy” vào doanh nghiệp đó thì cuộc họp đó sẽ diễn ra hoàn toàn khác biệt và thời gian cuộc họp cũng sẽ rút ngắn hoàn toàn Cùng với những lợi ích trên, phương pháp còn giúp chúng ta cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án, giúp chúng ta phát triển tư duy phân tích và ra quyết định.

III ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP “6 CHIẾC MŨ TƯ DUY”:1 Các bước ứng dụng phương pháp:

Bước vào cuộc họp, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ giải thích ý nghĩa những chiếc mũ và quy định luật chơi : trưởng nhóm quy định đội mũ màu nào

Trang 10

trong trường hợp nào, thời gian dành cho mỗi chiếc mũ là bao lâu Mọi người phải tôn trọng luật chơi, thực hiện nghiêm túc luật chơi đã được đề ra để cuộc họp đạt kết quả như mong đợi Để áp dụng phương pháp tư duy 6 chiếc mũ bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên, sử dụng mũ màu trắng để thu thập toàn bộ thông tin có sẵn từ đó đánh giá mức độ tin cậy của dữ liệu để đưa ra những bằng chứng cụ thể, đặt câu hỏi về dữ kiện, bằng chứng liên quan.

Bước 2: Tiếp theo, sử dụng chiếc mũ màu xanh lá cây để liệt kê ra những ý tưởng sáng tạo từ đó nhiều phương án khác nhau để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Sử dụng 2 chiếc mũ vàng và đen để đánh giá các ý tưởng được đề xuất từ mũ xanh lá cây, cụ thể:

Sử dụng mũ vàng để đề xuất các cách giải quyết phù hợp, triển khai những phương án có tính ứng dụng cao.

Sử dụng chiếc mũ đen giúp chỉ ra những góc tối, điểm không phù hợp, rủi ro khi thực hiện từ đó đưa ra phương án phù hợp.

Bước 4: Sử dụng chiếc mũ màu đỏ để đưa ra những phương án thiên về trực giác, đánh giá khách quan của vấn đề.

Bước 5: Cuối cùng, sử dụng mũ xanh dương để tổng hợp toàn bộ ý kiến, từ đó đưa ra hướng giải quyết và kết luận đúng đắn nhất Mũ này là sự nhìn lại các bước trên hay là quá trình điều khiển Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (ví dụ như ý kiến "đội cho tôi cái mũ màu xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về cái mũ xanh này")

Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta sử dụng mũ nào trước Nhưng quan trọng là người quyết định chọn mũ là người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp và mọi người nhất định phải đội chiếc mũ đã được chọn, không thể nói “tôi muốn đội mũ đen” trong khi mọi người đang đội chiếc mũ vàng Và khi đã đội mũ, mọi người

Trang 11

sẽ đưa ra ý kiến của mình theo đúng màu chiếc mũ đang đội, người trưởng nhóm hay người điều hành cuộc họp sẽ quy định thời gian cho mỗi màu của chiếc mũ: 2 phút, 5 phút hay thậm chí một buổi họp chỉ đội một mũ (đối với những vấn đề lớn cần những cuộc họp kéo dài nhiều ngày) Việc mọi người nghiêm túc tuân thủ luật chơi là điều bắt buộc nếu muốn có một cuộc họp thành công, còn ngược lại thì chúng ta không thể áp dụng.

Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ là một trong các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo, tư suy số liệu, tư duy logic giúp người dùng giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.

2 Ứng dụng phương pháp trong cuộc sống:

6 chiếc mũ tư duy là công cự tư duy hữu ích của tác giả Edward Bono được xuất bản thành cuốn sách cùng tên Đây là một phương pháp giúp bạn đánh giá nhìn nhận sự việc một cách khách quan với nhiêu góc độ khác nhau Từ đó nhìn thấy được những góc tối nguy cơ và cơ hội tiềm ẩn mà chúng ta không thể thấy rõ được, không chú ý đến Sau đây là một vài trường hợp ứng dụng của phương pháp 6 chiếc mũ tư duy được áp dụng vào thực tế đời sống :

Ứng dụng trong việc lập kế hoạch đi du lịch

 Với mũ trắng yêu cầu tìm kiếm thông tin liên quan cần thiết cho chuyến đi : địa điểm, thời gian lịch trình, số lượng thành viên, chi phí ngân sách, lịch trình chuyến đi…

 Với mũ xanh lá cây các thành viên tham gia sẽ tìm kiếm địa điểm du lịch, thảo luận đề xuất lựa chọn phương án du lịch ở đâu vừa tiết kiệm chi phí vừa thỏa mãn nhu cầu ăn uống, check in cảnh đẹp; du lịch theo tour hay tự tổ chức đi bằng phương tiện cá nhân…

 Với chiếc mũ đen mọi người suy nghĩ cẩn trọng xem xét thông tin liên quan chuyến đi và có những lập luận logic để đưa ra những nguy điểm, cản trở và khó khăn trong chuyến đi ví dụ như: Thời tiết không thuận lợi, du lịch theo

Trang 12

tour thì không được chủ động tham quan theo mong muốn, đồ ăn không hợp khẩu vị, chi phí khá đắt đỏ…

 -Với mũ màu vàng các thành viên sẽ đưa ra ý kiến lạc quan và tích cực nêu lên lợi ích mà chuyến đi mang lại Nếu lựa chọn du lịch theo tour thì sẽ tiết kiệm chi phí, có hướng dẫn viên giới thiệu hoặc nếu tự tổ chức đi theo nhóm sẽ có nhiều thời gian hơn, lịch trình tham quan tự do.

 Với mũ đỏ mọi người được bày tỏ cảm nhận, cảm xúc cơ bản và những suy đoán phức tạp ( linh cảm, cảm giác,…) đối với chuyến đi Cảm thấy hài lòng hay không thoải mái với chi phí hay địa điểm chuyến đi, các thành viên có thích thú với địa điểm du lịch đã chọn hay không,

 Với mũ xanh dương thì cả nhóm sẽ hệ thống lại bao quát các vấn đề liên quan chuyến đi, trưởng nhóm sẽ là người điều phối tư duy đối với từng chiếc mũ Từ đó sẽ chọn ra kế hoạch du lịch phù hợp.

Ứng dụng trong việc có nên đầu tư máy nhào bột làm bánh để tăng năngsuất sản phẩm hay không?

 Với mũ màu trắng : Nêu lên thông tin cần thiết như số lượng bánh mà quán bán ra mỗi ngày , số khách trung bình mỗi ngày của quán Mất bao lâu để hiện tại thợ làm bánh nhào xong bột, số bột nhào được đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả khách hàng hay không, lợi nhuận khi đầu tư máy nhào bột và chi phí cần bỏ ra đầu tư máy là bao nhiêu, Tiếp đến là xuất xứ , giá cả các loại máy có trên thị trường Máy có thể nhào được bao nhiêu cân bột, thời gian nhào bột trong bao lâu cho ra thành phẩm, chất lượng thành phẩm nhào ra có đạt yêu cầu hay không,…

 Với mũ màu đỏ : Cảm nhận của doanh nghiệp có cảm thấy thấy có đáng đầu tư hay không, cảm thấy rất hào hứng vì lợi ích máy nhào bột mang lại như tiết kiệm thời gian, số lượng bánh làm ra sẽ nhiều hơn hoặc cũng có thể phân vân mua thêm máy sẽ phải sắp xếp ở đâu nếu trong xưởng không đủ chỗ,…

Trang 13

 Với mũ màu vàng: Nêu lên lợi ích mà máy nhào bột mang lại như tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, tăng doanh thu Thời điểm hiện tại quán rất đông khách nên việc đầu tư thêm máy nhào bột là rất cần thiết để chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn.

 Với mũ màu đen : Nêu lên hạn chế việc đầu tư máy nhào bột như mất thêm thời gian đào tạo nhân viên sử dụng, bảo quản máy móc, hương vị bột làm bánh có thể không giống như nhào thủ công,…

 Với mũ màu xanh : Nêu lên giải pháp để đạt được mục đích như tham khảo ý kiến, đánh giá về khả năng và chất lượng của các máy nhào bột để có lựa chọn phù hợp Đầu tư máy của thương hiệu uy tín có bảo hành, kiểm tra xem xét thành phẩm bột nhào ra trước khi sản phẩm đến với người tiêu dùng.

 Với mũ màu xanh dương: Doanh nghiệp cần xem xét tất cả các dữ kiện thông tin trên để đưa ra quyết định phù hợp cuối cùng

Ưngs dụng trong ngành công nghệ thông tin, cụ thể là trong quá trình xây dựngmột dự án phần mềm

Trước tiên, ta cần phải tìm hiểu về trình tự của việc một dự án phần mềm sẽ là : 1 Nhận mô tả yêu cầu từ khách hàng

2 Thiết kế 3 Lập trình

4 Kiểm chứng phần mềm, sửa lỗi 5 Hoàn tất dự án

Trong mỗi giai đoạn, người trưởng nhóm sẽ đội chiếc mũ màu xanh lam và điều hành cuộc họp Mọi người sẽ cùng tuân theo những quy định mà trưởng nhóm đưa ra Nếu trưởng nhóm quy định đội mũ vàng thì tất cả phải đội mũ vàng,

Ngày đăng: 25/04/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w