1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phản biện bằng công cụ sáu chiếc mũ tư duy về việc có nên đầu tư vào chương trình để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn

19 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với sự mở rộng của công ty và quy mô ngày càng lớn của phân xưởng, việc tạo ra một môi trường làm việc năng động và đội ngũ nhân viên có năng lực cao, gắn kết và hiệu quả là vô cùng quan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TIỂU LUẬN 3

ĐỀ TÀI:

PHẢN BIỆN BẰNG CÔNG CỤ SÁU CHIẾC MŨ TƯ DUY VỀ VIỆC CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ KHUYẾN

KHÍCH NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TÍCH CỰC HƠN

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 10

Giảng viên hướng dẫn: Đinh Ngọc Tín

TP Hồ Chí Minh, ngày 24, tháng 07, năm 2023

Danh sách thành viên nhóm 10

Trang 2

STTMSSVHọ và tên% tham gia

bài tiểu luậnGhi chú

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

I.THỰC TRẠNG: 6

II.NỘI DUNG: 11

BƯỚC 1: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ TRẮNG – THỰC TẾ, DỮ KIỆU 11

BƯỚC 2: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ VÀNG – TÍCH CỰC 12

BƯỚC 3: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ ĐEN – TIÊU CỰC 13

BƯỚC 4: TƯ DUY THEO CHIẾC MỸ MÀU XANH LÁ CÂY – SÁNG TẠO 15

BƯỚC 5: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ MÀU ĐỎ - CẢM XÚC 16

BƯỚC 6: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ MÀU XANH DƯƠNG – KẾT LUẬN 17

III.TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Văn Lang đã đưa môn học Tư duy phản biện vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi cảm ơn sâu sắc đến giảng viên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập học phần này Trong thời gian tham gia lớp học, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức nền tảng bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý giá, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tư duy phản biện là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với như cầu thực tiễn của sinh viên.

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài này xoay quanh việc giới thiệu một chương trình khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn, nhằm cải thiện mức độ gắn bó và làm việc hiệu quả Cuộc sống công nghiệp ngày nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng thích nghi với sự phát triển liên tục và cạnh tranh khốc liệt Với sự mở rộng của công ty và quy mô ngày càng lớn của phân xưởng, việc tạo ra một môi trường làm việc năng động và đội ngũ nhân viên có năng lực cao, gắn kết và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đạt được sự thành công bền vững Nhận thấy tầm quan trọng của việc này, công ty đã đưa ra một chương trình khuyến khích động viên nhân viên làm việc tích cực hơn, với hy vọng rằng nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực lên tinh thần và hiệu suất làm việc của đội ngũ chúng ta Chương trình này hứa hẹn sẽ không chỉ giúp tăng cường mức độ gắn bó của nhân viên, mà còn giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả công việc trước đây.

Trang 6

I.THỰC TRẠNG:

- Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện.

Vai trò giao tiếp, quan hệ:

- Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.

- Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.

Vai trò thông tin:

- Thu thập thông tin từ cấp dưới - Phổ biến thông tin từ cấp trên - Cung cấp thông tin cho bên ngoài  Vai trò quyết định:

- Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý.

- Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình

Vì vậy nếu một công ty không có một người quản lí sẽ gặp rất nhiều khó khăn như:

- Không thể giám sát nhân viên một cách chặt chẽ nhất - Không có sự gắn kết giữa nhà lãnh đạo và nhân viên - Môi trường làm việc không phù hợp với nhân viên - Không có sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau.

Đây là một số điều cần tránh và nên làm của một nhà quản lí:1 Không nên xen tình cảm cá nhân vào công việc:

- Một lãnh đạo tài giỏi là người biết phân biệt rõ ràng chuyện công việc và cảm

xúc cá nhân Tách bạch mối quan hệ riêng tư và vị thế trong công việc sẽ giúp nhà lãnh đạo sáng suốt hơn khi giải quyết công việc chung Tuy nhiên, có rất nhiều người vì những ý kiến và đánh giá chủ quan của bản thân mà áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, dẫn đến kết quả nhiều nhân viên luôn cảm thấy

Trang 7

mình bị đối xử bất công dù chẳng làm gì sai cả Chính vì vậy, họ ít có động lực để làm việc và cố gắng vì công việc nhiều hơn nữa.

2 Không nên ôm đồm quá nhiều công việc:

- Chìa khóa lãnh đạo thành công là phải học cách trao quyền hiệu quả, bao gồm

cả trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ và thẩm quyền cần thiết để thực hiện công việc thêm phần suôn sẻ Thế nhưng, một vài nhà quản lý không tin tưởng ở nhân viên của mình nên họ ôm đồm cả những công việc mà lẽ ra phải giao cho nhân viên làm Vấn đề này có thể gây trì trệ trong công việc, bản thân họ cũng trở nên căng thẳng và khó chịu vì không có đủ thời gian để làm hết mọi thứ Hơn nữa, nhân viên cấp dưới cũng sẽ không học hỏi và phát triển được các kỹ năng để có thể làm tốt hơn, làm nhiều hơn và độc lập hơn Là nhà lãnh đạo giỏi, bạn nên nhìn nhận được điểm mạnh và điểm hạn chế của cấp dưới để từ đó hướng dẫn, khuyến khích họ làm tốt công việc được giao.

3 Không nên phủ nhận công lao của cấp dưới:

- Khi làm việc, nhân viên nào cũng mong muốn công sức của họ được cấp trên

công nhận và tán thưởng Đôi khi chính điều này còn có tác dụng khích lệ tinh thần hơn cả sự tăng lương – thưởng Nếu người lãnh đạo luôn nói xấu, phủ nhận công lao của nhân viên thì sẽ càng khiến nhân viên có cảm giác xa rời công ty, không muốn gắn bó và chỉ làm cho xong việc Bạn nên nhớ rằng động lực làm việc luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công Hãy luôn khích lệ, động viên nhân viên cấp dưới của mình bằng những cách thức khác nhau để cho thấy sự trân trọng và cảm kích của bạn với tất thảy nỗ lực, cống hiến của họ cho công ty.

4 Không nên trốn tránh trách nhiệm:

- Là một nhà quản lý, lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm về mọi thứ xảy ra

trong bộ phận của mình Trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau Tuy nhiên, những người sếp tồi luôn lảng tránh việc đối diện với thực tế, với trách nhiệm Họ luôn muốn đẩy trách nhiệm về phía nhân viên nếu có bất kì lỗi lầm hay thất bại gì xảy ra Thừa nhận mình kém cỏi hay sai lầm luôn là điều mà các sếp yếu kém luôn tránh xa Điều này không chỉ khiến bản thân người làm lãnh đạo không được nhân viên nể phục mà còn khiến cả công ty bị ảnh hưởng.

Trang 8

5 Không nên đánh giá nhân viên theo tiêu chuẩn riêng:

- Tất nhiên, mỗi người đều có phong cách lãnh đạo, quan điểm và tiêu chuẩn của

riêng mình Một sếp thành công và được nhân viên nể phục là người biết cân bằng những đánh giá cá nhân và tiêu chuẩn chung của công ty Thế nhưng, sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo chính là dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá nhân viên Họ luôn coi ý kiến của mình là trên hết, đánh giá của mình là luôn luôn đúng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn giảm hiệu quả làm việc chung của cả phòng.

6 Không nên tỏ ra độc đoán trong suy nghĩ:

- Nguyên Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk đã từng nói: “Một trong những cách tốt

nhất để thuyết phục người khác là lắng nghe họ – bằng đôi tai của bạn” Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và cải thiện mối quan hệ thân thiện giữa sếp với nhân viên Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa cấp trên – cấp dưới Thế nhưng có một thực tế là càng ở vị trí cao, nhà quản trị càng khó nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên Có nhiều vị sếp suốt ngày chỉ biết quát tháo, thúc ép, đòi hỏi nhân viên phải làm việc hết công suất mà chẳng bao giờ cho cấp dưới trình bày ý kiến, kể cả trong các cuộc họp.

7 Không nên thất hứa:

- Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Florida – Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo

sát với nhóm nhân viên không thay đổi công việc của mình và nhóm nhân viên đưa ra quyết định rời bỏ ông chủ hiện tại Trong đó, họ thấy được rằng một trong những nguyên nhân chính khiến họ nghỉ việc chính là do ông chủ không giữ lời hứa (chiếm đến 39%) Điều đó cho thấy lời hứa của lãnh đạo dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn với nhân viên Lòng tin của các nhân viên sẽ bị suy giảm khi họ nhận ra rằng sếp không làm đúng những gì đã hứa

8 Không nên tự trao “đặc quyền” vô lý:

- Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải xây dựng hình ảnh bản thân trở thành một

tấm gương tốt cho nhân viên học tập và noi theo Bởi làm sếp không có nghĩa là bạn tự cho mình quyền đi muộn, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi

Trang 9

một chỗ “chỉ tay năm ngón” Điều này có thể hủy hoại nhuệ khí làm việc của nhân viên và biến bạn trở thành một người sếp không đáng kính trọng.

- Sự khác biệt giữa một môi trường làm việc hạnh phúc và khắc nghiệt nằm ở

cách ứng xử của người quản lý Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn không chỉ là một vị sếp có đủ năng lực mà bạn còn là một nhà lãnh đạo thu phục được lòng người.

- Khi bạn là một người quản lí thì việc quan trọng nhất mà bạn phải làm đầu tiên

đó là tạo sự liên kết với nhân viên của mình vì nếu người quản lí và các nhân viên không thấu hiểu, không gắn bó với nhau thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công việc, và sau đây là một số cách giúp bạn cải thiện mối quan hệ với nhân viên của mình mà không gây áp lực lên nhân viên.

9 Sắp xếp, phân tầng công việc các bộ phận phù hợp trong công ty:- Sắp xếp, điều động nhân viên thực hiện công việc.

- Tổ chức các buổi họp đầu ca để phổ biến, truyền đạt thông tin cho nhân viên.- Xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện của

nhân viên.

- Để hoạt động của công ty được vận hành một cách hiệu quả và khoa học, điều

đầu tiên người quản lý phải làm được là sắp xếp, phân tầng từng bộ phận trong hệ thống công ty.

- Việc làm này sẽ là bước đà khiến cho những hoạt động về sau như phân phổ

công việc, tiền lương, đánh giá năng suất hoạt động của từng nhân viên, từng bộ phận một cách dễ dàng hơn.

- Tuy nhiên, để việc sắp xếp, phân tầng các bộ phận công ty được hiệu quả,

người quản lý cần phải chú trọng vào nhiều yếu tố khác như: + Năng lực.

+ Thế mạnh của từng nhân viên.

+ Nguyện vọng của mỗi người và điều kiện làm việc của họ,…

10 Thường xuyên nhắc nhở, đốc thúc nhân viên làm việc:

- Trong quá trình hoạt động, việc sơ sẩy hay chểnh mảng của nhân viên là điều

không thể tránh khỏi công việc của người quản lý là phải biết nhắc nhở, đốc

Trang 10

thúc nhân viên mình đúng lúc, giúp họ quay trở lại với guồng quay của công việc

- Người quản lý thường phải là người tỉnh táo nhất, sáng suốt nhất để tránh tình

trạng nhầm lẫn của nhân viên trong khi làm việc.

- Tuy nhiên, trong khi nhắc nhở nhân viên của mình làm việc, người quản lý cần

phải vừa tỏ thái độ nghiêm khắc, vừa tạo động lực cho nhân viên mình, để họ không cảm thấy bị gò bó, căng thẳng đối với công việc mình đang làm.

11 Tạo động lực cho nhân viên của mình:

- Bên cạnh việc sắp xếp và phân tầng các vị trí trong công ty hiệu quả, người

quản lý cần phải chú trọng vào yếu tố tinh thần cho nhân viên của mình

- Người quản lý chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của công ty khi thúc đẩy được

tinh thần làm việc của mỗi nhân viên, mỗi phòng ban trong công ty mình một cách hiệu quả

- Một người quản lý giỏi không chỉ là người giám sát giỏi, đó còn là người khiến

cho nhân viên hiểu được những lợi ích mà công việc họ đang làm, tạo cho họ niềm tin vào tương lai của công ty, vào uy tín của người quản lý,…

12 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nhân viên trong công ty:

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình lao động không chỉ là động lực thúc

đẩy nhân viên làm việc, mà còn là để người quản lý xem xét tiến trình hoạt động của công ty mình có sự phát triển hay không, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhất.

- Tuy nhiên, để thực hiện tốt công việc đánh giá, người quản lý cần đảm bảo sự

đánh giá nhân viên một cách khách quan qua: năng suất làm việc, thời gian làm việc, sự nỗ lực của mỗi người,…

Trang 11

II.NỘI DUNG:

BƯỚC 1: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ TRẮNG – THỰC TẾ, DỮ KIỆU.- Mũ trắng là chiếc mũ đầu tiên trong sáu chiếc mũ Nó tượng trưng cho những

thông tin và dữ liệu liên quan tới vấn đề cần được giải quyết Tập trung suy nghĩ trên thông tin có được, làm sao để có được những thông tin và dữ liệu còn thiếu Khi đội “mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên dữ kiện có sẵn.

- Tư duy theo mũ trắng rất quan trọng vì nó là giai đoạn đầu tiên khi bắt tay vào

giải quyết bất cứ vấn đề nào Khi tư duy theo chiếc mũ trắng, ta phải đánh giá những thông tin liên quan tới vấn đề một cách khách quan, trung thực nhất và cần nhận biết được những dữ kiện quan trọng của vấn đề mà ta còn thiếu để có thể đưa ra giải quyết.

Những thông tin đang sẵn có:

- Trong trường hợp, với tư cách là quản lý của một phân xưởng, ta đang có sẵn

trong tay những thông tin sau đây:

+ Số lượng nhân viên có trong phân xưởng.

+ Thái độ của nhân viên đối với công việc trong phân xưởng + Số lượng hàng hoá, vật tư.

+ Kho hàng trong phân xưởng + Quản lý giá cả đầu vào + Quản lý chất lượng sản phẩm + Môi trường làm việc.

+ Chất lượng công việc có ổn hay không  Những thông tin còn thiếu:

- Tuy nhiên, trước khi quyết định có nên đồng ý với công ty tổ chức chương

trình hay không, chỉ biết như thế là chưa đủ Chúng ta vẫn còn đang thiếu và cần phải tìm hiểu thêm về những dữ kiện sau:

- Trong một số công ty, việc có nhân viên không hoà đồng và thường xuyên xảy

ra xích mích là vấn đề phổ biến Nhưng tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến môi trường làm việc chung Môi

Trang 12

trường làm việc không hiệu quả là kết quả của sự mất lòng tin, mất đoàn kết và không đồng lòng giữa các thành viên trong công ty.

- Công việc trong phân xưởng có thể trở nên nhàm chán nếu không có sự đổi

mới và sáng tạo trong quy trình làm việc Việc thực hiện một công việc không thú vị và đơn điệu hàng ngày sẽ làm mất đi sự hứng thú và động lực của nhân viên Khi sự tập trung và sự tận tụy của nhân viên giảm đi, chất lượng làm việc tự nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Trong sự phát triển và tiến bộ của một doanh nghiệp, việc có nhiều nhân viên

chán nản và muốn nghỉ việc có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất làm việc và sự phát triển bền vững của tổ chức.

BƯỚC 2: TƯ DUY THEO CHIẾC MŨ VÀNG – TÍCH CỰC.

- Mũ vàng là hình ảnh tượng trưng ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị và

lợi ích Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan có tính logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án hay vấn đề Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại Tư duy mũ vàng giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục cố gắng khi công việc vấp phải khó khăn, trở ngại.

Những lợi ích mang lại khi tham gia chương trình:

- Nhân viên hoà đồng hơn, hiểu nhau hơn: Trong môi trường làm việc, chắc

hẳn sẽ có người này không thích người kia Nhiều mâu thuẫn, xích mích xảy ra với các nhân viên trong phân xưởng Từ đó khiến cho mối quan hệ trong phân xưởng ngày càng phức tạp Việc tham gia chương trình sẽ mang lại lợi ích cho mối quan hệ của các nhân viên, giúp cho mối quan hệ gắn kết hơn, hiểu nhau hơn Từ đó những hiềm khích và mâu thuẫn với nhau sẽ được giải quyết.

- Tạo cơ hội cho nhân viên trong phân xưởng trở nên tự tin hơn: Nhiều nhân

viên trong phân xưởng còn khá rụt rè, chưa kết nối được với mọi người Sau khi tham gia chương trình, họ sẽ kết nối được với mọi người nhiều hơn, trở nên mạnh dạn hơn và năng nổ hơn trong công việc.

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:58

Xem thêm:

w