Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai công cụ quan trọng giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo: kỹ thuật Scamper và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy.. Bằng cách đặt câ
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
TƯ DUY PHẢN BIỆN
ĐỀ TÀI KỸ THUẬT SCAMPER VÀ PHƯƠNG PHÁP 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Sinh viên thực hiện : Nhóm 4
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
Mức độ
hoàn thành
Ký tên
1 Nguyễn Ngọc Trâm
(Trưởng nhóm) 030337210248 Nội dung 100%
2 Trần Thị Hồng Trâm 030337210251 Powerpoint 100%
3 Nguyễn Thị Kiều Vi 030338220173 Thuyết trình 100%
5 Lê Trần Như Nguyện 030337210169 Powerpoint 100%
6 Hồ Thị Tuyết Linh 030337210131 Thuyết trình 100%
7 Từ Nữ Quỳnh Như 030338220193 Word, nội
9 Nguyễn Hoàng Phương Nhi 030338220105 Nội dung 100%
MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1 Kỹ thuật Scamper 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Vai trò 3
1.3 Các kỹ thuật trong Scamper 4
2 Sáu chiếc mũ tư duy 5
2.1 Khái niệm 6
2.2 Đặc điểm 6
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC VẬN DỤNG CÔNG CỤ ĐỂ RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN 10
2.1 Quy trình vận dụng kỹ thuật Scamper 10
2.2 Quy trình vận dụng của 6 chiếc mũ tư duy 10
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ DẪN CHỨNG VỀ NGUYÊN TẮC SCAMPER 12
3.1 Một số ví dụ về nguyên tắc Scamper 12
3.2 Quy trình tiến hành áp dụng 6 chiếc mũ tư duy trong kinh doanh 14
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 1 Mô hình Scamper 3
Hình 2 Sáu chiếc mũ tư duy 6
Hình 3 Ống hút gạo 12
Hình 4 Thẻ tín dụng VPBank Shopee 13
Hình 5 Mô hình kinh doanh nhà hàng buffet 14
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Sự đổi mới và sáng tạo đã trở thành chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công trong thế giới đầy biến động của chúng ta Trong môi trường kinh doanh và xã hội ngày nay, khả năng nắm bắt cơ hội, tìm ra giải pháp sáng tạo và áp dụng chúng hiệu quả đang là thách thức quan trọng Để giúp các nhà quản lý, doanh nhân và người làm việc hiện đại đối mặt với những thách thức này, nhiều kỹ thuật và phương pháp đã được phát triển
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai công cụ quan trọng giúp thúc đẩy quá trình sáng tạo: kỹ thuật Scamper và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy Đây là những công cụ không chỉ giúp mở rộng tầm nhìn mà còn tạo ra những ý tưởng mới và không ngừng khám phá các khả năng tiềm ẩn Kỹ thuật Scamper, với 7 phương pháp khác nhau, và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy, với 6 cách tiếp cận khác nhau, là những công cụ linh hoạt, hỗ trợ nhóm làm việc và cá nhân trong quá trình tư duy sáng tạo Bằng cách sử dụng chúng, chúng ta có thể tận dụng tối đa tài năng và sự sáng tạo trong tổ chức, từ đó đảm bảo sự cạnh tranh và phát triển bền vững
Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ thuật Scamper và 6 chiếc mũ tư duy, nhóm
nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: “Kỹ thuật Scamper và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy” để phân tích và hiểu rõ hai phương pháp từ đó vận dụng vào các ứng dụng thực
tiễn trong các khía cạnh khác nhau
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Kỹ thuật Scamper
1.1 Khái niệm
Hình 1 Mô hình Scamper
Mô hình Scamper là một kỹ thuật sáng tạo được đề xuất bởi Alex Faickney Osborn, người sáng lập tập đoàn BBDO và cũng là một nhà quảng cáo hàng đầu Scamper là viết tắt của các từ:
Substitute (Thay thế): thành phẩm, chất liệu, con người
Combine (Kết hợp): trộn lẫn, kết hợp những phần khác nhau hoặc những dịch
vụ khác nhau, tích hợp
Adapt (Thích ứng): chỉnh sửa, đổi chức năng, dùng một phần của các thành phần khác
Modify (Sửa đổi): tăng hoặc giảm tỉ lệ, thay đổi kích thước, thay đổi thuộc tính
Put (Đưa vào): đưa vào sử dụng với mục đích khác
Eliminate (Loại bỏ): loại bỏ thành phần, đơn giản hoá, giảm chức năng chính
Reverse (Đảo ngược): đưa bên trong ra bên ngoài, đưa phía trên xuống phía dưới
1.2 Vai trò
Trang 7Scamper là một công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát triển nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách
tư duy bên lề vấn đề
Mô hình Scamper là một công cụ hữu ích giúp khám phá và phát triển ý tưởng mới Bằng cách đặt câu hỏi và áp dụng từng chữ cái của Scamper, chúng ta có thể tư duy sáng tạo, tạo ra sự đột phá và phát triển những ý tưởng độc đáo
1.3 Các kỹ thuật trong Scamper
S - Substitute: Thay thế hay thay đổi là một quá trình tất yếu xảy ra, đặc biệt là
trong sản xuất kinh doanh Thay thế những thứ hiện có bằng những thứ khác Bằng cách tìm kiếm sự mới lạ, bạn sẽ nhận được những ý tưởng mới Cách thức này có thể
áp dụng cho cả người, vật, nơi chốn, nguyên liệu
Một số câu hỏi gợi mở như sau:
Có thể thay đổi thành phần nào?
Có thể thay đổi hình dáng, mùi vị, tên sản phẩm nào?
Có thể thay đổi quy trình làm nào?
C - Combine: Kết hợp các yếu tố, các sản phẩm, các dịch vụ khác nhau để tạo ra
sản phẩm, dịch vụ mới Đôi khi những cái mới lại đến từ việc kết hợp những thứ chẳng liên quan gì đến nhau
Một số câu hỏi được đề xuất:
Khi kết hợp các ý tưởng có thể tạo ra cái gì mới?
Kết hợp yếu tố nào thì tối đa hoá sản phẩm?
Các mục tiêu có thể kết hợp được không?
A - Adapt: Với câu hỏi đặt ra chính là làm sao để sản phẩm, dịch vụ có thể thích
nghi với các mục tiêu mới trong một bối cảnh mới? điều này đòi hỏi bạn phải có những kế hoạch chi tiết đồng thời phải biết cách thực hiện nó
Một số câu hỏi được đề xuất:
Trong quá khứ, có bối cảnh nào tương tự không?
Có ý tưởng hay sản phẩm nào có thể tạo cảm hứng mới không?
Điều chỉnh sản phẩm như thế nào để phù hợp?
M - Modify: Sửa đổi yếu tố của sản phẩm như kích thước, hình dáng, màu sắc,
tính năng,… để nâng cao giá trị sản phẩm
Trang 8Một số câu hỏi được đề xuất:
Làm thế nào để thay đổi hình ảnh sản phẩm?
Điều gì có thể để lại nhiều ấn tượng cho khách hàng?
P- Put: Là các sản phẩm dịch vụ này có thể sử dụng cho mục đích khác mục đích
ban đầu ý nghĩa của sản phẩm sẽ toát lên từ bối cảnh, vì thế, bối cảnh đặt sản phẩm thay đổi thì ý nghĩa cũng sẽ thay đổi theo
Một số câu hỏi được đề xuất:
Sản phẩm này có thể sử dụng trong lĩnh vực, ngành nghề khác không?
Đối tượng khác có thể sử dụng sản phẩm này không?
E - Eliminate: Quá nhiều ý tưởng sẽ khiến cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ
nảy sinh nhiều vấn đề, dẫn đến thành quả không được như mong muốn Vì thế, giảm bớt ý tưởng cũng như loại trừ những yếu tố không cần thiết để tập trung vào những tính năng quan trọng sẽ giúp cho sản phẩm ưu việt hơn
Một số câu hỏi đề xuất:
Sản phẩm này đơn giản hoá được không?
Nếu tính năng này bị loại bỏ thì sao?
Bộ phận nào thì không cần thiết?
R - Reverse: Thay đổi trật tự hay đảo ngược lại vấn đề trình tự, tư duy theo hướng
mới để khám phá ra những điều chưa biết Đôi khi những tiềm năng được khai phá của sản phẩm lại xuất hiện theo một cách bạn không ngờ tới
Một số câu hỏi được đề xuất:
Có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không?
Các bộ phận có thể tráo đổi cho nhau không?
2 Sáu chiếc mũ tư duy
Trang 9Hình 2 Sáu chiếc mũ tư duy
2.1 Khái niệm
Sáu chiếc mũ tư duy là phương pháp sử dụng 6 chiếc mũ ẩn dụ, mỗi chiếc mũ đại diện cho một cách suy nghĩ, một vai trò khác nhau trong quá trình giải quyết vấn đề, giúp đánh giá các khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, nhằm đưa ra được những quyết định thông minh và hợp lý Phương pháp này được tiến sĩ Edward de Bono phát triển lần đầu năm 1980 và được giới thiệu trong cuốn sách “6 Thinking Hats” xuất bản năm 1985 Phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều tổ chức lớn trên thế giới như IBM, Federal Expres, British Airwáy, Pepsi,…
2.2 Đặc điểm
Các đặc tính của sáu chiếc mũ tư duy:
Mũ trắng: Dữ liệu, khách quan
Mũ màu trắng đại diện cho tư duy về mặt dữ liệu, các thông tin khách quan Chiếc mũ này đưa ra những lập luận cụ thể dựa vào việc xem xét, đánh giá các dữ liệu thực tế
Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi:
Vấn đề này đã có sẵn những thông tin gì?
Cần thêm những thông tin gì liên quan đến vấn đề đang xem xét?
Những thông tin, dữ kiện nào còn thiếu? Làm thế nào để bổ sung?
Mũ đỏ: Tượng trưng cho cảm xúc, tình cảm, linh cảm trực giác.
Trang 10Mũ màu đỏ đại diện cho tư duy về mặt cảm tính, trực giác Những người đội chiếc mũ này sẽ phát biểu dựa vào cảm xúc mà không cần phải đưa ra những luận điểm, chứng cứ để giải thích về vấn đề hiện tại
Một số vấn đề cần được giải đáp thông qua các câu hỏi sau:
Cảm giác hiện tại của bản thân là gì?
Trực giác đang mách bảo điều gì về vấn đề này?
Bản thân có thực sự hứng thú với vấn đề này hay không?
Mũ đen: Là sự phản biện.
Trái ngược với mũ vàng, mũ đen đại diện cho tư duy sâu sắc hơn, nhận ra những điểm tối, tiêu cực trong dự án hiện tại cần giải quyết Những người đội chiếc mũ này thường có những quan điểm sâu sắc hơn để nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng, đảm bảo một dự án tránh khỏi những sự cố, rủi ro, có thể chuẩn bị những phương án
dự phòng hoặc điều kịp thời điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh
Nếu chỉ tư duy theo mũ vàng với chiều hướng lạc quan, tích cực sẽ khiến chúng ta không trở tay kịp với những sự cố Chính vì vậy, khi tư duy theo cả 2 mặt tích cực và tiêu cực, điều này giúp chuẩn bị tốt hơn cho mọi vấn đề, ngay cả những tình huống xấu nhất vẫn có phương án để ứng phó kịp thời
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ đen:
Tình huống rủi ro nào có thể xảy ra?
Tình huống xấu nhất của vấn đề này là gì?
Vấn đề này có nguy cơ tiềm ẩn gì không?
Khó khăn khi triển khai dự án này là gì?
Mũ vàng: Tượng trưng cho màu của nắng, sức sống và sự lạc quan, ủng hộ, xây
dựng, nhìn ra cơ hội
Mũ màu vàng đại diện cho tư duy theo chiều hướng tích cực Những người đội mũ màu vàng thường đưa ra những suy nghĩ, ý kiến lạc quan và logic về một vấn đề nào đó, bằng cách chỉ ra những ưu điểm khi ứng dụng nó và chứng minh mức độ khả thi của một dự án Phương pháp tư duy này cung cấp nhiều động lực để tiếp tục đưa ra những giải pháp mới lạ, độc đáo hơn cho bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống
Hãy sử dụng một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ vàng:
Những mặt tích cực của vấn đề này là gì?
Lợi ích khi áp dụng giải pháp này là gì?
Trang 11 Tính khả thi của dự án này?
Mũ xanh lá cây: Tăng sinh lực, sáng tạo, vận động, cây cỏ bật lên từ hạt mầm, sự
biến hóa của vận động, sự khát khao
Mũ màu xanh lá cây đại diện cho một tư duy sáng tạo, nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc cạnh khác nhau Màu xanh lá thể hiện một sức sống mãnh liệt và bền vững, những người đội chiếc mũ này sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo, dồi dào, phong phú Những người này sẽ dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo cho bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh lá cây:
Vấn đề này còn cách khác để giải quyết không?
Trường hợp này có thể làm gì khác không?
Điểm tích cực của vấn đề này là gì?
Tiến hành dự án này có khả thi không và có những lợi ích gì?
Mũ xanh dương: Điều khiển, cao cả, lạnh lùng, biểu hiện cho tư duy.
Mũ màu xanh dương đại diện cho tư duy tổ chức, theo tiến trình, giúp hệ thống lại toàn bộ vấn đề một cách bao quát nhất Những người đội chiếc mũ xanh dương sẽ dễ dàng điều phối, tổ chức, kiểm soát tiến trình tư duy của những chiếc mũ trên
Chẳng hạn như nếu dự án có thể gặp những rủi ro trong tương lai thì người đội
mũ xanh dương có thể điều hướng tư duy sang mũ đen để nhìn thấy được những điểm tối, điểm hạn chế và rủi ro có thể xảy đến
Trả lời một số câu hỏi dưới đây để giải quyết vấn đề với mũ xanh dương:
Vấn đề trọng tâm của vấn đề này là gì?
Tư duy nào thích hợp với vấn đề này nhất?
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất là gì?
Cần thêm thời gian hay thông tin gì để giải quyết vấn đề?
2.3 Vai trò
Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là một công cụ khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thực tế cao, giúp tập trung vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề và giải quyết chúng một cách toàn diện
Sử dụng 6 chiếc mũ tưởng tượng giúp người dùng có thể tập trung vào nhiều khía cạnh của vấn đề, nhận diện từ các góc độ khác nhau, tránh lối tư duy một chiều, chủ quan
Trang 12Tăng tính logic và khả năng đánh giá của người sử dụng, từ đó giúp đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng và lập luận có logic
Khi sử dụng mũ đen và mũ vàng, người dùng có thể phân tích các khía cạnh tiêu cực, rủi ro của vấn đề, cũng như đánh giá các khía cạnh tích cực, những cơ hội để tận dụng Nhờ đó có thể tránh được rủi ro và chớp lấy các cơ hội để giải quyết vấn đề
Trang 13CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC VẬN DỤNG CÔNG CỤ ĐỂ
RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN
Phương pháp Scamper và phương pháp 6 chiếc mũ tư duy là hai công cụ mạnh
mẽ giúp rèn luyện tư duy sáng tạo và phản biện Dưới đây là mô tả chi tiết về cả hai phương pháp cũng như cách áp dụng chúng để rèn luyện tư duy phản biện:
2.1 Quy trình vận dụng kỹ thuật Scamper
Trải qua 4 giai đoạn:
Thứ nhất, chọn một vấn đề cụ thể hoặc ý tưởng bạn muốn cải thiện
Thứ hai, áp dụng từng bước Scamper:
Thực hiện từng bước một cách tuần tự, đặt câu hỏi và tìm kiếm các ý tưởng cụ thể cho mỗi bước
Ghi chép tất cả các ý tưởng mới xuất hiện
Thứ ba, tổng hợp và đánh giá ý tưởng:
Đánh giá tính khả thi, khả năng triển khai và tiềm năng sáng tạo của từng ý tưởng
Kết hợp hoặc điều chỉnh ý tưởng để tạo ra giải pháp toàn diện
Thứ tư, triển khai ý tưởng:
Chọn và triển khai ý tưởng được xác định là phù hợp nhất
Kỹ thuật Scamper giúp kích thích tư duy sáng tạo và mở rộng phạm vi của quá trình tư duy, giúp người sử dụng đưa ra những ý tưởng mới và nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ
2.2 Quy trình vận dụng của 6 chiếc mũ tư duy
Quy trình vận dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy gồm 5 bước sau:
Bước 1:
Áp dụng cách tư duy của mũ màu trắng: đưa ra các ý kiến, nhận định dựa trên các dữ kiện, thông tin, bằng chứng xác thực Điều này nhằm loại bỏ tất cả những thành kiến tranh cãi và chỉ nhìn vào dữ liệu thực tế thu nhận được
Bước 2:
Sử dụng tư duy mũ xanh lá cây để đề xuất các hướng giải quyết sáng tạo, bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm đề xuất các phương án giải quyết vấn đề
Trang 14Bước 3:
Sử dụng mũ vàng và mũ đen để tiến hành nhận định, đánh giá toàn diện về các
ý kiến, luận điểm của mũ xanh lá cây
• Mũ màu vàng: Đề xuất hướng giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan, bằng cách trả lời các câu hỏi về những lợi ích mà giải pháp đó mang lại, nếu được thực thi thì sẽ mang lại hiệu quả như thế nào
• Mũ màu đen: Chỉ ra những điểm tiêu cực, rủi ro, không phù hợp của giải pháp, những điểm hạn chế của việc áp dụng chúng để giải quyết vấn đề
Bước 4:
Dùng mũ màu đỏ để đưa ra các phản ứng, quan điểm thiên về cảm xúc, trực giác khi nghe về vấn đề và cách giải quyết mà không cần luận giải
Bước 5:
Dùng mũ tư duy màu xanh dương để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện Từ đó, tổng kết để đưa ra lựa chọn xác đáng nhất
Quy trình này không áp dụng với tất cả mọi vấn đề Thứ tự các chiếc mũ có thể thay đổi với những trường hợp khác nhau