GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI KINH DOANH, SẢN XUẤT VÀ DU LỊCH HAPPY FARM.
- Tên dự án: “Trang trại HAPPY FARM “.
- Chủ đầu tư chính: Bà Nguyễn Hoàng Mỹ Nhân.
- Tên nhà quản lý dự án: Nhóm phản biện 2.
- Thời gian dự án bắt đầu hoạt động: 10/10/2023.
- Tổng mức đầu tư ban đầu: 2.154.000.000 (VNĐ) bao gồm nguồn vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự trữ cho năm đầu tiên thực hiện dự án.
- Hình thức đầu tư với 40% vốn chủ sở hữu và 60% vốn vay ngân hàng.
1.1.1 Sự cần thiết triển khai dự án.
Nhu cầu thị trường: Tăng cầu về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sạch, bao gồm rau, củ, và quả Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm nông sản Xu hướng thực phẩm của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay hướng tới thực phẩm chay ngày càng lớn.
Tính bền vững: Phát triển mô hình trang trại hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, giảm sử dụng hóa chất độc hại, và thúc đẩy việc quản lý tài nguyên tự nhiên.
Phát triển kinh tế địa phương: Dự án có tiềm năng tạo việc làm, đóng góp vào phát triển kinh tế và cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng Tây Bắc.
1.1.2 Mục tiêu và phạm vi của dự án.
Xây dựng và vận hành một mô hình trang trại hữu cơ kết hợp tham quan vườn, trải nghiệm trồng các loại rau, củ, quả tại Đà Lạt và mở rộng lên khu vựcTây Bắc để cung cấp sản phẩm nông sản sạch và hữu cơ cho thị trường.
- Xây dựng và quản lý trang trại hữu cơ tại Đà Lạt với hệ thống sản xuất rau, củ, quả.
- Mở rộng dự án lên khu vực Tây Bắc để tận dụng tiềm năng nông nghiệp của khu vực này.
- Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất, quản lý tài nguyên tự nhiên, và giám sát chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng kênh phân phối sản phẩm đến các thị trường tiềm năng.
1.1.2 Giới thiệu dự án Trang trại Happy Farm.
Dự án "Trang Trại Happy Farm" sẽ cung cấp một loạt sản phẩm nông sản bao gồm rau, củ, và quả Những sản phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và sạch, không sử dụng hóa chất độc hại hoặc phân bón hóa học Sản phẩm của dự án sẽ bao gồm:
- Rau: Các loại rau xanh như rau bina, cải bó xôi, cải cúc, và nhiều loại rau ăn lá khác.
- Củ: Các loại củ như khoai lang, cà rốt, củ cải trắng, và các loại củ khác
- Quả: Các loại quả như dâu, mâm xôi, dứa, và các loại quả mùa khác.
Bên cạnh đó, sau khi đã đi vào hoạt động, dự án sẽ tiến hành hoạt động du lịch để kiếm thêm doanh thu không chỉ từ những hoạt động kinh doanh.
1.1.3 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2015/NND-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/05/2020 quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN
1.2.1 Địa điểm xây dựng nông trại: Địa điểm ban đầu sẽ ở 100 Thánh Mẫu, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Sau đó, dự kiến sẽ mở thêm ở vùng Tây Bắc nữa địa điểm được chọn sẽ là Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.
Bảng 1.1: Phân bố quy mô dự án.
STT Nội dung Diện tích
2 Phòng trưng bày sản phẩm 800 m 2
3 Nhà bảo vệ, để xe 800 m 2
4 Phòng trực, phòng ăn cho nhân viên 500 m 2
5 Kho chứa nguyên vật liệu, bảo quản 3.000 m 2
6 Xưởng chế biến, đóng gói 4.000 m 2
7 Khu sản xuất cây giống 1.400 m 2
8 Trạm điện, trạm cân, khu xử lí nước thải 1.000 m 2
9 Khu nhà màng trồng rau 4.500 m 2
10 Khu nhà màng trồng củ 4.500 m 2
11 Khu nhà màng trồng quả 4.500 m 2
12 Khu vườn ươm cây giống 4.500 m 2
- Với nhà màng (nhà kính), các ưu điểm như che mưa, ngăn ngừa sâu bệnh và tạo điều kiện sống tối ưu cho cây trồng đã được tận dụng Nhờ đó, chúng ta có thể trồng mọi loại rau, quả quanh năm, đặc biệt là những loại rau khó trồng trong điều kiện ngoài trời gặp mưa và sâu bệnh Công nghệ nhà màng và nhà lưới được áp dụng phù hợp trong nông nghiệp đô thị và nông nghiệp công nghệ cao Trong dự án này,các cây trồng áp dụng bao gồm cây ăn quả và rau.
- Phân biệt giữa nhà màng và nhà lưới như sau: Nhà màng là nhà có mái được bao phủ bởi màng polyethylene và xung quanh được che chắn bằng lưới để ngăn côn trùng Trong khi đó, nhà lưới là nhà có mái và xung quanh được bao phủ bằng lưới để ngăn côn trùng.
- Dự án sử dụng kiểu nhà màng theo mô hình nhà Gotic, mô hình thônggió mái cố định được áp dụng theo công nghệ Israel Cụ thể, nhà màng này được sử dụng để trồng rau và quả trên giá thể và trên đất, với hệ thống khung nhà được tăng cường để treo đỡ cây ăn quả Thông gió trong nhà màng được thực hiện thông qua khẩu độ thông gió mái cố định có lắp lưới ngăn côn trùng, không sử dụng rèm mái Rèm hông phía trước tuân thủ khẩu độ của nhà màng được điều khiển bởi mô-tơ Ngoài ra, còn có rèm hông dọc chiều máng nước, cũng được điều khiển bằng mô-tơ.
- Về vật liệu che phủ, màng polyethylene đùn 5 lớp có độ dày 200 micron được sử dụng để phủ mái nhà màng và rèm hông Màng này được bổ sung các thành phần như chống tia cực tím (UVA), chống virus (AV - Anti virus) và khả năng khuếch tán ánh sáng 50% (Diffusion 50%), giúp phân tán ánh sáng một cách đồng đều trong nhà màng, đảm bảo ánh sáng đến tới mọi cây trồng bên trong.
+ Lưới mái che 25 mesh (khoảng 0,7mm)
+ Bốn vách nhà màng chống côn trùng với lỗ lưới 50 mesh (50 lỗ trên mỗi inch), lưới bốn vách nhà màng tiếp đất dưới 1,5m sẽ có màng sợi plastic may liền với lưới chống côn trùng
+ Lưới nhôm Aluminet phản xạ nhiệt và chắn nắng Lưới nhôm di động giảm nhiệt độ trong nhà màng và giảm cường độ ánh sáng Lưới nhôm làm từ sợi nhân tạo phủ nhôm, được dệt.
+ Hệ thống lưới nhôm cắt nắng 60% cũng là vật liệu cách nhiệt và giảm ánh sáng trong nhà màng Lưới nhôm có thể mở hoặc đóng bằng hệ thống mô tơ và cơ khí
- Than nẹp màng PE và lưới ngăn côn trùng: Thanh âm khoá định hình bằng thép mạ kẽm pre-galvanized, kết hợp với nẹp giữ bằng lò xo thép bọc nhựa hình zic- zac, đảm bảo màng PE và lưới ngăn côn trùng căng, thẳng và kín
- Hệ thống treo đỡ cây (chỉ áp dụng với cây ăn quả):
+ Hệ thống treo đỡ cây tiên tiến cho phép áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến trong nhà màng Trellis được lắp đặt từ khi cây rất nhỏ từ phía đông sang phía tây và hướng bắc để tránh sự che ánh sáng mặt trời giữa các cây trồng Sử dụng treo đỡ giúp tiết kiệm không gian, nâng cao chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng của cây. Các quả không va chạm và không tiếp xúc với đất Hệ thống này cung cấp ánh sáng mặt trời tối ưu cho nhà màng và quanh cây trồng Tận dụng treo đỡ giúp cây sinh trưởng lâu hơn và mang lại sản lượng thu hoạch cao.
+ Chất lượng quả và tốc độ tăng trưởng khi áp dụng hệ thống này rất cao, vì quả không va chạm và không cọ xát với các quả của cây khác trồng bên cạnh
+ Một lợi ích khác của hệ thống này là tạo điều kiện cung cấp nhiều ánh sáng mặt trời cho nhà màng Hệ thống phân phối tối ưu ánh sáng để đảm bảo sự phát triển tốt của cây xung quanh
+ Sử dụng hệ thống treo đỡ cho cây trồng giúp giảm chiều cao của cây trong quá trình sinh trưởng, từ đó kéo dài thời gian sinh trưởng và đạt được sản lượng thu hoạch cao
Hệ thống quạt đối lưu:
+ Quạt đối lưu trong nhà màng trồng rau ăn lá và nhà màng trồng rau ăn quả có tác dụng tăng cường thông gió mạnh mẽ
+ Mỗi khẩu độ nhà sẽ được lắp đặt 02 quạt đối lưu Các quạt đối lưu này có thể được sử dụng như quạt thông gió tổng thể, quạt thông gió song song hoặc quạt điều hoà tái lưu thông không khí trong nhà màng
+ Đặc biệt, các quạt này có tính năng đa chức năng, mang lại dòng không khí mỏng nhưng hiệu quả sâu và rất hiệu dụng trong các điều kiện làm việc khác nhau. Điều này tạo điều kiện tối đa để đẩy khí nóng trong nhà màng ra bên ngoài và thu hút không khí mát từ bên ngoài.
+ Hệ thống quạt đối lưu sẽ được vận hành tự động thông qua công tắc đóng mở + Chức năng của quạt đối lưu:
Đảm bảo tốt cho việc di chuyển khí nóng, nhiệt độ ổn định
Di chuyển khí ẩm và cung cấp làn không khí khô cho lá
Sử dụng một cách kinh tế nhất các chất hoá học trong nông nghiệp
Giảm lượng khí nóng khi mở nhà màng
Tạo ra lượng không khí dòng chảy và đảm bảo sự tuần hoàn không khí trong nhà màng
- Hệ thống tưới phân bón; bộ định lượng tự động Fertikit:
+ Một hệ thống thùng chứa phân hoàn chỉnh sẽ được cung cấp trong phòng điều khiển tưới và bao gồm:
1 thùng chứa phân bón "A" dung tích 500L.
1 thùng chứa phân bón "B" dung tích 500L.
1 thùng chứa phân bón "C" dung tích 500L.
PHÂN TÍCH VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1.3.1 Nhu cầu và quy mô thị trường rau sạch:
- Đà Lạt được coi là một trong những vùng trồng nông sản quan trọng của Việt Nam Nhu cầu nông sản của Đà Lạt đóng góp đáng kể vào nhu cầu nông sản tổng thể của nước Việt Nam
- Đà Lạt cung cấp một lượng lớn rau sạch cho các thành phố lớn trong nước như
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội Nhu cầu ngày càng tăng về rau sạch, trái cây và các sản phẩm nông sản có chất lượng, an toàn tại Việt Nam đã tạo ra cơ hội phát triển cho nông nghiệp Đà Lạt Sản phẩm nông nghiệp từ Đà Lạt cũng được ưa chuộng và tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu quốc tế.
- Quy mô nông nghiệp rau sạch tại Đà Lạt khá lớn và phát triển Đà Lạt được biết đến là một trong những vùng trồng rau, hoa lớn nhất ở Việt Nam và thế giới. Thành phố này có khí hậu mát mẻ quanh năm và địa hình đồi núi phù hợp cho việc trồng rau và hoa.
- Đà Lạt sản xuất những loại rau sạch chủ yếu như cải thảo, xà lách, cải bắp, rau muống, rau cải xoong Nông dân tại Đà Lạt thường sử dụng phương pháp trồng rau hữu cơ, giảm thiểu sử dụng hóa chất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Ngoài ra, Đà Lạt cũng có nhiều trang trại rau sạch, hệ thống mạng lưới cung ứng và tiêu thụ rau sạch phát triển Có hàng trăm hộ nông dân và doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh rau sạch tại Đà Lạt.
- Quy mô của nông nghiệp rau sạch tại Đà Lạt không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia Rau sạch Đà Lạt được đánh giá cao về chất lượng và an toàn, là một nguồn thu hút lớn trong ngành nông nghiệp của thành phố này.
Tính đến nay, Đà Lạt đã có hơn 40 HTX, hơn 80 doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp; 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ Có hơn 13.300 hộ sản xuất nông nghiệp; 822 ha được cấp chứng nhận rau; 183 ha cấp chứng nhận hoa và còn nhiều hơn thế nữa.
1.3.2 Thị hiếu của người tiêu dùng.
- Thị hiếu của người tiêu dùng đối với nông sản Đà Lạt rất cao và được đánh giá là chất lượng, an toàn và tươi ngon Có một số yếu tố cụ thể mà người tiêu dùng quan tâm khi mua nông sản Đà Lạt:
-Chất lượng: Người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng của nông sản Đà Lạt.
Rau, hoa và trái cây từ Đà Lạt thường được chăm sóc và sản xuất với quy trình giám sát chất lượng nghiêm ngặt, bao gồm việc không sử dụng quá nhiều hóa chất và thuốc trừ sâu.
-An toàn: Sản phẩm nông sản Đà Lạt được đảm bảo không chứa các hợp chất có hại và tuân thủ các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm Người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn nông sản Đà Lạt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.
-Tươi ngon: Đà Lạt được biết đến là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm và đất đai độc đáo, điều này tạo ra những nông sản tươi ngon, giữ được hương vị tự nhiên. Người tiêu dùng đánh giá cao tình trạng tươi mới và tươi ngon của nông sản Đà Lạt.
-Đa dạng sản phẩm: Đà Lạt có một loạt sản phẩm nông nghiệp đa dạng như rau, hoa, trái cây và cà phê Người tiêu dùng đánh giá cao sự đa dạng này, cho phép họ lựa chọn và thưởng thức các loại sản phẩm nông nghiệp phong phú từ Đà Lạt. Điều này cho thấy người tiêu dùng có sự quan tâm và ưa chuộng đối với nông sản Đà Lạt, và đây là một lợi thế lớn cho nông nghiệp Đà Lạt trong nỗ lực tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của mình.
1.3.3 Mục tiêu và thị trường tiềm năng.
-Sản xuất rau sạch và an toàn: Một mục tiêu quan trọng khi trồng rau tại Đà
Lạt là đảm bảo sản xuất rau sạch và an toàn Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không chứa hóa chất độc hại và tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm.
-Nâng cao chất lượng sản phẩm: Mục tiêu khác là nâng cao chất lượng các loại rau trồng tại trang trại Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có chất lượng cao, tươi mới, giữ được hương vị tự nhiên và giá trị dinh dưỡng.
-Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Một mục tiêu quan trọng khác là tối ưu hóa sử dụng tài nguyên như đất, nước, điều kiện khí hậu và nguồn lực con người Sử dụng các phương pháp trồng cây hiệu quả và bền vững để giảm lượng nước và phân bón sử dụng, đồng thời gia tăng năng suất.
MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÍ DỰ ÁN
1.4.1 Mô hình tổ chức xây dựng – vận hành dự án Happy Farm.
Việc đưa ra một mô hình tổ chức xây dựng và vận hành dự án lá việc thiết yếu để thực hiện dự án một cách trơn tru và thành công Nhóm sẽ lập kế hoạch với mô hình tổ chức xây dựng, vận hành dự án như sau:
Hình 1.9: Mô hình tổ chức xây dựng – vận hành dự án Happy Farm.
Chủ dự án: giữ vai trò quản lý nguồn vốn, điều hành chung dự án xây dựng của HAPPY FARM, chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng và tiến độ thi công của dự án.
Ban quản lý dự án: quản lý một cách trực tiếp dự án và tiến hành thực hiện các hoạt động như tổ chức, xây dựng kế hoạch, quản lý, giám sát quá trình tiến hành thực thi dự án.
Tổ thiết kế: chịu trách nhiệm thiết kế chi tiết dự án xây dựng từng mảng và thiết lập mô hình mẫu dự án phù hợp với địa lý cũng như môi trường thực hiện dự án.
Kỹ sư trưởng: chỉ đạo, điều hành chung đội công nhân, tổ chức mô hình nhóm xây dựng theo bản thiết kế đã được thông qua.
Kỹ sư phó: hỗ trợ kỹ sư trưởng điều hành các công việc cơ bản như quan sát tiến độ công nhân làm việc và báo cáo trực tiếp về cho kỹ sư trưởng nếu có vấn đề xảy ra
Đội công nhân 1,2,3: trực tiếp thi công, lắp ghép, xây dựng cho dự án.
1.4.2 Mô hình tổ chức vận hành dự án.
Ban quản lý dự án
Thiết kế trưởng Thiết kế viên
Kiểm sát trưởng Kiểm sát viên
Tổ thi công dự án
Kỹ sư phó Đội công nhân 1 Đội công nhân 2 Đội công nhân 3
Thiếp lập cơ cấu tổ chức giúp cho HAPPY FARM (quy trình) hiểu rõ được vị trí, quy trình hoạt động và mối quan hệ của người lao động với những người lao động khác trong tổ chức Việc thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức thích ghi nhanh với môi trường, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của tổ chức
Cơ cấu tổ chức là công cụ quản lí các hoạt động của HAPPY FARM
Hình 1.10: Mô hình tổ chức vận hành.
1.4.2.1 Quá trình lựa chọn nhân lực:
Quá trình lựa chọn nhân lực trải qua 5 bước:
Bước 1: Đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng
Qua các trang wedsite tuyển dụng lớn, uy tín: VietnamWorks, TopCV…
Qua báo hoặc Facebook, Instagram, Tik Tok, …
Phó Giám đốc phụ trách tài chính
Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn
Trưởng phòng kế toán Nhân viên kế toán
Trưởng phòng marketing Nhân viên marketing
Quản lý sản xuất Nhân viên sản xuất
Trưởng phòng kinh doanh Nhân viên kinh doanh
Quản lý du lịch Hướng dẫn viên
Đăng trực tiếp trên bảng tin của phòng thông tin và trên website riêng của công ty: https://www.happyfarm.com.vn.
Bước 2: Sàng lọc hồ sơ ứng viên (2 tuần)
Tìm kiếm những hồ sơ ứng viên có trình độ, kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu.
Xem chi tiết từng hồ sơ ứng viên.
Lưu lại hồ sơ ứng viên quan tâm để sử dụng sau. Liên lạc trực tiếp với các ứng viên để đặt lịch hẹn làm các bài test, qua email hoặc gọi điện trực tiếp.
Bước 3: Làm bài test các kiến thức cơ bản về nông nghiệp và chuyên môn cá nhân Để kiểm tra kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức xã hội chung của từng ứng viên vả để xác định, đánh giá sơ bộ về các kỹ năng mềm của ứng viên.
Các ứng viên được lựa chọn sẽ có 1 tháng thực tập để làm quen với công việc và cũng là thời gian các ứng viên được giám sát chặt chẽ xem có phù hợp với vị trí của mình hay không Nếu không có thể xem xét để chuyển sang bộ phận khác hay nếu có thái độ không nghiêm túc trong công việc thì sẽ được cho thôi việc.
1.4.2.2 Yêu cầu cụ thể với từng vị trí tuyển dụng:
Trình đô chuyên môn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh (ưu tiên người bằng Đại học), có chứng chỉ ITELS 6.5 hoặc tương đương, có hiểu biết sâu rộng về đời sống xã hội, có trình độ quản lý, có khả năng kiểm soát.
Kinh nghiệm làm việc: có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Thái độ làm việc: nhiệt tình, gương mẫu, chịu được áp lực cao và có trách nhiệm với công việc của mình.
Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn:
Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp Đại học về chuyên ngành công nghệ sinh học (ưu tiên người có bằng Đại học), có hiểu biết sâu sắc về cách trồng rau, củ và cách chăm sóc chúng.
Kinh nghiệm: có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
Thái độ làm việc: có tinh thần trách nhiệm, chịu được áp lực công việc cao, gương mẫu trong công việc.
Phó Giám đốc phụ trách tài chính:
Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế hoặc Tài chính, có chứng chỉ bằng Tin học.
Kinh nghiệm làm việc: có ít nhất 2 năm ở vị trí tương đương
Thái độ làm việc: có tinh thần trách nhiệm, có khả nag8 quản lý tài chính tốt, chịu được áp lực trong công việc.
Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có liên quan, có bằng Tin học và bằng ITELS từ 5.0 trở lên
Kinh ngiệm: có 1 năm kinh nghiệm trở lên.
Thái độ làm việc: có tinh thần tập thể cao, gương mẫu, có trách nhiệm trong công việc.
Trình độ chuyên môn: tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành có liên quan riêng Ban sản xuất thì không yêu cầu trình độ Đại học.
Kinh nghiệm làm việc: không yêu cầu.
Thái độ làm việc: nhiệt tình, năng động trong công việc, có khả năng chịu được áp lực, có tinh thần tập thể, ham học hỏi.
1.4.2.3 Chính sách quản lý nhân lực của dự án:
- Lý thuyết: các cá nhân sẽ được huấn luyện về lý thuyết chuyên môn tùy theo từng phòng ban mà cá nhân ấy thuộc về.
- Thực hành: sau khi học xong lý thuyết chuyên môn, các nhân viên sẽ được thực hành ngay sau đó để có thể áp dụng triệt để các vấn đề lý thuyết đã được đào tạo.
Khen thưởng và kỷ luật:
- Đánh giá việc thực hiện công việc bằng cách đối chiếu, so sánh sự hoàn thành công việc của mỗi nhân viên, thành viên với tiêu chuẩn đã đề ra.
- Có hệ thống phát hiện sai sót, hình thành khen thưởng cụ thể khi nhân viên liên tục giữ vững mức điểm trong vòng 1 tháng.
1.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.
1.5.1 Phân tích hiệu quả tài chính
1.5.1.1 Dự trù chi phí tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Bảng 1.2: Dự trù chi phí tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chi phí cơ sở hạ tầng 116,2
Chi phí máy móc thiết bị 792,7
Vốn lưu động đầu tư ban đầu 100
Lãi vay trong thời gian xây dựng 30
1.5.1.2 Dự trù kinh phí sản xuất và kinh doanh hằng năm
Bảng 1.3: Dự trù kinh phí sản xuất hằng năm.
Mức huy động chính sách
Chi phí nguyên vật liệu
Công lao động trực tiếp
Chi phí hoạt động khác
Bảng 1.4: Dự trù kinh doanh hằng năm.
Lời trước thuế và lãi vay -111 413 936 1459 1669 1878
1.5.1.3 Kế hoạch lập lịch trả nợ
Bảng 1.5: Kế hoạch lập lịch trả nợ.
1.5.1.4 Kế hoạch khấu hao hằng năm
Xác định nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao Khấu hao theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao: 5 năm.
Bảng 1.6: Kế hoạch khấu hao hằng năm.
Nguyên giá cơ sở hạ tầng
Chi phí cơ sở hạ tầng 116,2
Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 44,4
Nguyên giá máy móc thiết bị
Chi phí máy móc thiết bị 792,7
Phân bổ chi phí khác và chi phí dự phòng 303,16
Năm 0 1 2 3 4 5 6 Giá trị đầu kỳ 160,64 133,87 107,09 80,32 53,55 26,77
Khấu hao cơ sở hạ tầng 26,77 26,77 26,77 26,77 26,77 26,77
1.5.1.4 Kế hoạch doanh thu hằng năm
Bảng 1.7: Kế hoạch doanh thu hằng năm (nghìn sản phẩm).
Giá bán rau trung bình 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04 0,04
Giá bán củ, quả trung bình 0,033 0,033 0,033 0,033 0,033 0,033
Sản lượng khai thác rau 32850 38320 43800 49275 49275 49275
Sản lượng khai thác củ, quả 43800 51100 58400 65700 65700 65700
1.5.1.5 Lập báo cáo ngân lưu
Bảng 1.8: Báo cáo ngân lưu. Đơn vị: (Triệu đồng)
Giá trị TSCĐ còn lại năm cuối cùng
Thu hồi vốn lưu động ban đầu
Thay đổi tiền tối thiểu (+) 121 37 37 37 0 0 (331)
Lưu chuyển tiền tệ trước thuế TIPV
1.5.2 Phân tích độ an toàn về tài chính của dự án.
Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án như: IRR,NPV, mà còn được thực hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau: An toàn về nguồn vốn An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu qảu tính toán Sự phân tích này được thực hiện thông qua các phân tích ở trên và phân tích độ nhạy của dự án.
Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ lâu dài Nhưng các tính toán lại dựa trên giả định Thực tế diễn ra không đúng như giả định, do đó dự án có thể không đứng vững Vì vậy, cần phải phân tích để biết dự án có chắc chắn không khi có những thay đổi bất lợi so với các giả định ban đầu Đó là phân tích độ nhạy cảm của dự án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu và phân tích dự án, dự án trang trại Happy Farm kết hợp với du lịch có nhiều tiềm năng phát triển tốt Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi từ Đà Lạt, tương lai là vùng Tây Bắc để trang trại có thề sản xuất các loại rau, củ, quả chất lượng cao Bên cạnh đó, hình thức kết hợp du lịch nông nghiệp sẽ thu hút khách hàng tham quan, trải nghiệm Mô hình này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch nông nghiệp ở địa phương.
1.6.2 Kiến nghị. Để dự án thành công, cần có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội Cụ thể, cần có các chính sách ưu đãi về đất đai, vốn vay, thuế, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của du khách.
HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN TRANG TRẠI HAPPY FARM
PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (WBS)
Bảng 2.1: Phân công công việc (WBS).
Người chịu trách nhiệm chính
Lập kế hoạch dự án 5 tháng 1 8,000$ Chủ dự án Chuyên gia kế hoạch
Xác định vị trí và phạm vi dự án 2 tháng 3,200$ Ban phụ trách dự án
Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh 1 tháng 1,600$ Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch tiến hành tham quan và trải nghiệm
Chuẩn bị hạ tầng 5 tháng 2 18,000$ Tổ thi công dự án
Kỹ sư trưởng Đánh giá đất và nâng cấp cơ sở hạ tầng 2 tháng 7,200$ Tổ thi công dự án
Xây dựng các địa điểm tham quan và trải nghiệm
3 tháng 10,800$ Tổ thi công dự án Đội công nhân 1
Thiết lập hệ thống 4 tháng 3 8,000$ Tổ thi công Đội công nhân tưới dự án 3
Xác định nhu cầu tưới và thiết lập hệ thống
3 tháng 6,000S Tổ thi công dự án Đội công nhân 3
Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống 1 tháng 2,000$ Tổ giám sát Kiểm sát viên
Tạo biển chỉ dẫn và thông tin 2 tháng 4 8,000$ Tổ thiết kế Thiết kế trưởng
Thiết kế biển chỉ dẫn và thông tin 0,5 tháng 2,000$ Tổ thiết kế Thiết kế viên
In và lắp đặt chỉ dẫn 1,5 tháng 6,000$ Tổ thiết kế Đội công nhân
Trồng rau củ quả 5 tháng 5 15,000$ Tổ thi công dự án Đội công nhân 2
Lựa chọn cây trồng 0,5 tháng 1,500$ Tổ thi công dự án Đội công nhân 2
Chăm sóc cây và quản lý sâu bệnh 4,5 tháng 13,500$ Tổ thi công dự án Đội công nhân 2
Thuê hướng dẫn viên 3 tháng 6 9,000$ Phòng du lịch Quản lý du lịch
Tuyển dụng và đào tạo hướng dẫn viên 1 tháng 3,000$ Phòng du lịch Quản lý du lịch
Xây dựng nội dung hướng dẫn 2 tháng 6,000$ Phòng du lịch Quản lý du lịch
Tiến hành quảng cáo 3 tháng 7 12,000$ Phòng marketing
Phát triển chiến dịch quảng cáo 1,5 tháng 6.000$ Phòng marketing
Quảng cáo trực tuyến và xây dựng trang wed
Kiểm tra và đảm bảo chất lượng 1 tháng 8 6,000$ Tổ giám sát Kiểm tra viên
Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp
0,5 tháng 3,000$ Tổ giám sát Kiểm tra viên Đảm bỏa tuân thủ các quy chuẩn an toàn thực phẩm
0,5 tháng 3,000$ Tổ giám sát Kiểm tra viên
Khai trương và tham quan 1 tháng 9 6,000$ Ban quản lý dự án
Tổng cộng ngân sách dự kiến: 90,000$
LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
Bảng 2.2: Bảng mô tả công việc
Thứ tự Tên công việc Ký hiệu Độ dài thời gian (tháng)
1 Lập kế hoạch dự án A 5 Bắt đầu ngay
2 Chuẩn bị hạ tầng B 5 Sau A
3 Thiết lập hệ thống tưới C 4 Sau B
4 Tạo biển chỉ dẫn và thông tin D 2 Sau B
5 Trồng rau củ quả E 5 Sau C
6 Thuê hướng dẫn viên F 3 Sau C
7 Tiến hành quảng cáo G 3 Sau D và E
8 Kiểm tra và đảm bảo chất lượng H 1 Sau G
9 Khai trương và tham quan I 1 Sau H
Sơ đồ 2.1: Gant của dự án.
Tổng thời gian hoàn thành hết công việc là 24 tháng.
Công việc A phải làm ngay từ đầu, tiếp theo là công việc B chỉ khởi hành khi A xong Công việc C,D phải bắt đầu sau B
Công việc E,F phải bắt đầu sau C
Công việc G phải bắt đầu sau khi D và E đã hoàn thành
Công việc H sau công việc G
Công việc I sau công việc G
Sơ đồ 2.2: Pert củ dự án.
Thời gian hoàn thành dự án: 24 tháng Đường găng: A-B-C-E-G-H-I
Bảng 2.3: Kế hoạch tiến độ dự án.
Công việc Tij Tbđs Tbđm Tkts Tktm Dij
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO
Dự kiến các rủi ro có thể gặp phải và các phương án phòng chống chống rủi ro cho dự án Happy Farm.
Với khả năng xảy ra:
Với mức độ ảnh hưởng:
Bảng 2.4: Dự kiến rủi ro.
Mã rủi ro Phát biểu rủi ro
Người (Đội, Phòng) theo dõi rủi ro
Bón phân, phun thuốc trừ sâu định kỳ. Đội công nhân 2
2 Rau, củ, quả còi cọc 2 3
Luôn đảm bảo đủ nước, nhiệt độ, dinh dưỡng phù hợp. Đội công nhân 3
Xây dựng nhà kính kiên cố, dùng vật liệu có chất lượng nhất Đội công nhân 1
Cần phải có hợp đồng đảm bảo đầu ra từ trước, phân phối cho nhiều đầu ra khác nhau
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Nâng cao trình độ
7 Số lượng bán ra ít 3 3 Lập chiến lược
Trưởng phòng dựng thương hiệu marketing
Không đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Mở rộng quy mô sản xuất Đa dạng chủng loại rau trồng.
9 Tai nạn khi sử dụng thiết bị 1 1
Nâng cao nhận thức của công nhân, trang bị đồ bảo hộ
Tổ thi công dự án
Cần có nhiều nguồn vốn dự phòng
Giảm thiểu rủi ro do chiến lược của đối thủ cạnh tranh hiện có Tạo ra các rào cản gia nhập ngành nhằm tăng khó khăn cho các đối thủ tiềm ẩn có ý định tham gia thị trường
12 Rủi ro hoạt động 2 3 Định hướng xây dựng chiến lược marketing xanh, phù hợp với sản phẩm mà dự án
Rủi ro về sản xuất và chất lượng sản phẩm
1 1 Đảm bảo tuân thủ chính xác quy trình sản xuất và các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ ban đầu và xuyên suốt quá trình.
14 Rủi ro về phân phối 3 3
Tìm kiếm nguồn phân phối đa dạng cho đầu ra của sản phẩm nhằm hạn chế tối đa nhà cung ứng độc quyền
15 Rủi ro về du lịch 3 3
Lập chiến lược về du lịch cụ thể, hấp dẫn du khách
KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NGUỒN LỰC
Bảng 2.5: Phân bổ nguồn lực.
Tên công việc Ký hiệu Độ dài thời gian
Nhu cầu nhân công/tháng
1 Lập kế hoạch dự án A 5 Bắt đầu ngay 4
2 Chuẩn bị hạ tầng B 5 Sau A 10
3 Thiết lập hệ thống tưới C 4 Sau B 9
Tạo biển chỉ dẫn và thông tin
5 Trồng rau củ quả E 5 Sau C 8
6 Thuê hướng dẫn viên F 3 Sau C 3
7 Tiến hành quảng cáo G 3 Sau D và E 3
Kiểm tra và đảm bảo chất lượng
9 Khai trương và tham quan I 1 Sau H 2
Sơ đồ 2.3: Phân bổ nguồn lực cho dự án.
A: Vàng B: Đỏ C: Xanh lá D: Đen
E: Xanh dương F: Hồng G: Xám H: Tím
Sơ đồ 2.4: Điều hòa nguồn lực cho dự án.