1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận bảo hiểm hàng không đề tài china airlines flight 611

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Bảo Hiểm Hàng Không Đề Tài China Airlines Flight 611
Tác giả Võ Nguyễn Hoàng Nhi, Phan Kim Dung, Nguyễn Thanh Trúc, Trần Nữ Nhã Lam, Trần Thị Thu Ngân
Người hướng dẫn Thầy Phạm Hữu Hà
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Bảo hiểm hàng không
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 568,93 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

1 Võ Nguyễn Hoàng Nhi 2 Phan Kim Dung

3 Nguyễn Thanh Trúc 4 Trần Nữ Nhã Lam

5 Trần Thị Thu Ngân

TP HCM, Tháng 1 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Quá trình thực hiện môn Bảo hiểm hàng không, nhóm chúng em đã tự nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào bài tiểu luận Bên cạnh đó, chúng em cũng được hỗ trợ bởi Thầy Phạm Hữu Hà và tham khảo các nguồn học tập, những bài báo cáo sự kiện và đã trích dẫn nguồn đầy đủ để có thể hoàn thành bài tiểu luận này

TP Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2024 Nhóm 5

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Với những kiến thức đã học từ bộ môn Bảo hiểm hàng không, nhóm chúng em đã lựa chọn đề China Airlines Flight 611 là đề tài thực hiện bài tiểu luận

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô thuộc bộ môn Bảo hiểm hàng không trường Học viện Hàng không Việt Nam đã tạo cơ hội cho nhóm chúng em được học tập, nghiên cứu và tích luỹ kiến thức để thực hiện bài tiểu luận này Đây là một môn học rất hay và có nhiều kiến thức bổ ích, thực tế Trong quá trình học môn học này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của Thầy Phạm Hữu Hà Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy vì đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình học, từ đó chúng em có thể áp dụng kiến thức vào bài tiểu luận

Trong quá trình làm tiểu luận, dù đã rất nỗ lực tìm kiếm thông tin, áp dụng những kiến thức đã học, song do chưa được trải nghiệm thực tế, còn một vài hạn chế trong kiến thức nên khó tránh khỏi sai sót trong bài tiểu luận Rất kính mong Thầy sẽ cho nhóm chúng em những góp ý để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CHUYẾN BAY 1

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN 2

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN 3

CHƯƠNG 4: HẬU QUẢ VÀ TỔN THẤT 5

CHƯƠNG 5: CHI PHÍ BẢO HIỂM 7

BÀI HỌC RÚT RA 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CHUYẾN BAY

Chuyến bay 611 của China Airlines (CI611/CAL 611) là một chuyến bay quốc tế thường lệ từ sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch (nay là Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan) ở Đào Viên đến Sân bay quốc tế Hồng Kông Ngày 25 tháng 5 năm 2002, chiếc Boeing 747-209B cất cánh từ sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan lúc 14h50 chiều và dự tính sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Hồng Kông khoảng 16h30 Sau khi cất cánh được 25 phút và đạt độ cao FL350 (35.000 foot ~ 10,67 km), trung tâm kiểm soát không lưu (Air Traffic Control - ATC) tại Đài Loan đã mất tín hiệu chuyến bay CI611 trên màn hình radar

Vị trí máy bay rơi cách bờ biển Đài Loan 55 km và gần phía bắc quần đảo Bành Hồ Các mảnh vỡ vung vãi trên một diện tích rộng lớn, phần lớn trôi dạt trên biển, số khác được tìm thấy trên đất liền cách nơi máy bay rơi hàng trăm km Bên cạnh các mảnh vỡ, thi thể các nạn nhân tử nạn cũng được tìm thấy trôi dạt trên biển Đa phần họ đều không còn quần áo trên người do tác động của sự giảm áp suất đột ngột Có 225 người trên máy bay bao gồm 19 nhân viên phi hành đoàn người Đài Loan và 206 hành khách (Bao gồm: 190 HK Đài Loan, 9 HK Trung Quốc, 5 HK HongKong, 1 HK Singapore, 1 HK Thụy Sĩ) Các hành khách bao gồm chính trị gia Đài Loan You Jih-Cheng và hai phóng viên của tờ United Daily News Hầu hết hành khách (114 người, là thành viên của một nhóm du lịch Đài Loan đến đất liền do bốn công ty du lịch tổ chức) không một ai sống sót Các thi thể sau đó được đưa lên đảo Bành Hồ để nhận dạng và giám định

Và có lẽ tai nạn chuyến bay 611 của China Airlines là một trong những vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng nhất trong lịch sử hàng không thế giới và đã làm dấy lên nhiều tranh cãi về an toàn hàng không và quản lý bảo dưỡng máy bay

Trang 9

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN

• Chuyến bay 611 của China Airlines là một chuyến bay thường lệ từ Đài Bắc (Đài Loan) đến Hongkong (Trung Quốc) Chuyến bay cất cánh lúc 14:50 giờ địa phương vào ngày 25/5/2002 với 225 người trên máy bay, bao gồm 204 hành khách và 21 phi hành đoàn

• Phi hành đoàn bao gồm Cơ trưởng Yi Ching-Fong 51 tuổi, Cơ phó Shieh Yea Shyong 52 tuổi, và Kỹ sư bay 54 tuổi Chao Sen Kuo Cả ba phi công đều có kinh nghiệm dày dặn – cả hai phi công đều có hơn 10.100 giờ bay và kỹ sư bay đã ghi lại hơn 19.100 giờ bay

• Dự kiến sẽ hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông lúc 16:30 giờ địa phương • Sau khi cất cánh được 25 phút và đạt độ cao FL350 (35.000 foot ~ 10,67 km),

trung tâm kiểm soát không lưu (Air Traffic Center - ATC) tại Đài Loan đã mất tín hiệu chuyến bay CI611 trên màn hình radar

• Các tàu cứu hộ được triển khai ngày lập tức nhưng không tìm được tung tích của máy bay

• 27 tháng 5: Các tàu cứu hộ tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay ở vùng biển phía tây nam của đảo Bành Hồ

• 28 tháng 5: Các nhà điều tra xác định rằng máy bay đã bị vỡ thành hai mảnh khi đang bay

• 29 tháng 5: Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do một vết nứt trên thân máy bay

Trang 10

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN

Máy bay China Airlines CI611 đã trải qua một va chạm 22 năm trước đó, được gọi là "Tailstrike" (dập đuôi) do lỗi của phi công khi hạ cánh quá sớm với góc quá nhỏ khiến cho đuôi cánh đập xuống đường băng Và theo hướng dẫn sửa chữa của Boeing, cụ thể là "Boeing Structure Repair Manual," yêu cầu thay thế toàn bộ phần đuôi nếu vết nứt quá sâu Tuy nhiên, mãi đến sau vụ tai nạn xảy ra, nhóm điều tra phát hiện rằng phần đuôi không được thay mới như yêu cầu, vết nứt vẫn tồn tại và chỉ được mài bằng và che phủ bằng tấm nhôm thay vì tháo gỡ và thay thế toàn bộ

Khi máy bay cất cánh, áp suất bên trong tăng lên, làm gia tăng vết nứt ở phía sau đuôi Với thời gian bay trong 22 năm, khiến các vết nứt lan rộng sang một phạm vi 2,3m do phần đuôi không được sửa chữa theo lưu ý của Boeing và khi máy bay đạt độ cao, áp suất nén tăng lên, làm cho phần đuôi không thể chịu đựng nữa và nứt hoàn toàn Điều này giải thích tại sao phần đuôi của CI611 bị tách ra trước và gây ra vụ tai nạn Sau khi phần đuôi tách rời, áp suất mất đột ngột trong máy bay kéo toàn bộ hành khách ra ngoài, làm máy bay rã thành nhiều phần và rơi xuống biển

China Airlines phản đối nội dung của báo cáo, nhấn mạnh rằng không có mảnh vụ nào chứng minh các báo cáo của điều tra đề cập Nhưng có bằng chứng được đề cập đến chất nicotine có thể nhìn thấy vết bẩn màu nâu xung quanh các tấm nhân đôi trong tấm ảnh được chụp vào những năm trước khi tai nạn Đã cho thấy chất nicotine tạo một lớp màu vàng ở rìa tấm nhôm đắp lên vết nứt, có thể xuất phát từ khói thuốc của hành khách được phép hút trên máy bay trong 7 năm trước khi xảy ra vụ rơi

Dù China Airlines đã lên kế hoạch bảo dưỡng các máy bay của mình với chiếc CI611 vào ngày 2 tháng 11 năm 2002 Nhưng do hoạt động suốt 22 năm với các vết nứt ngày càng lớn, CI611 đã không trụ nổi thêm 5 tháng nữa Và dẫn đến ngày 25/5/2002, 255 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng sau cú nứt vỡ máy bay và rơi xuống biển

Trang 11

Nguyên nhân bắt nguồn vụ tai nạn CI611 là kết quả của thiếu trách nhiệm trong công việc sửa chữa và bảo dưỡng máy bay

Trang 12

CHƯƠNG 4: HẬU QUẢ VÀ TỔN THẤT

22 năm sau ngày sửa chữa phần đuôi bị hư hỏng, thân tàu bị vỡ tung giữa không trung Sự giảm áp nhanh chóng xảy ra khi vết nứt mở ra, khiến thân máy bay bị tách ra ở phần 46 (phía sau hộp cánh chính) Phần còn lại của máy bay phía trước phần 46 đột ngột lao xuống, tách cả tàu bay thành 4 phần ngay trên không rồi rơi xuống biển khiến cả bốn động cơ gần như tách khỏi cánh, do chốt cầu chì động cơ bị hỏng ở độ cao khoảng 29.000 feet (8.800 m)

Trong số 225 hành khách và phi hành đoàn trên tàu, thi thể của 175 người đã được tìm thấy và nhận dạng 82 thi thể đầu tiên được tìm thấy trôi nổi trên bề mặt đại dương của eo biển Đài Loan và được các tàu đánh cá và tàu quân sự trục vớt Các tàu cứu hộ theo hợp đồng sau đó đã được sử dụng để trục vớt các mảnh vỡ máy bay và các thi thể còn lại Cảnh quay trên truyền hình cho thấy những mảnh giấy và mảnh vụn khác nằm trên cánh đồng gần nơi máy bay rơi

Hầu hết các nạn nhân đều bị thương nặng như chấn thương đầu, gãy xương chày và xương mác , trầy xước nặng ở lưng và chấn thương vùng chậu Hầu hết các thi thể gần như còn nguyên vẹn, ngoại trừ một số trường hợp bị gãy xương Một số nạn nhân bị giãn mô phổi, khí thũng dưới da và chảy máu mũi miệng Không tìm thấy tàn dư carbon trên bất kỳ thi thể được tìm thấy hoặc trên quần áo của họ và không tìm thấy dấu hiệu thiệt hại do cháy hoặc vụ nổ Các nạn nhân được xác định bằng cách nhận dạng hình ảnh, đồ dùng cá nhân, dấu vân tay, khám răng và thông qua xét nghiệm DNA Chỉ có ba thi thể của thành viên tổ bay được tìm thấy mới được khám nghiệm tử thi Thi thể của các nạn nhân đã được chụp ảnh, quần áo và tài sản của họ được phân loại và trả lại cho gia đình nạn nhân Hồ sơ của nạn nhân, bao gồm sơ đồ cơ thể, biên bản thương tích, ảnh và các tài liệu khác liên quan đến việc phục hồi và nhận dạng các cá nhân sau đó được đối chiếu với từng nạn nhân được xác định Tạp chí, tài liệu, hành lý, đô la Đài Loan mới, thẻ an toàn máy bay và một chiếc vỏ gối dính máu có in nổi của China Airlines được tìm thấy tại các ngôi làng ở miền trung Đài Loan cách địa điểm rơi máy bay 80 dặm Các nhà quản lý của China Airlines và Thủ tướng Đài Loan Yu Shyi-kun cho biết áo phao và các bộ phận của chiếc Boeing 747 đã được tìm thấy gần quần đảo

Vụ tai nạn thể hiện sự đảo ngược nghiêm trọng đối với những nỗ lực của hãng hàng không nhằm chấm dứt thành tích an toàn thiếu sót trong thập kỉ qua (sau hàng loạt vụ tai nạn vào những năm 1990, hãng hàng không này đã gặp 9 vụ tai nạn chết người kể từ năm

Trang 13

1970) và là một cú sốc khác đối với niềm tin của công chúng đối với hàng không trong khu vực Giám đốc quản lý ASC - Kay Young Ông cho biết: "Điều kiện an toàn bay của China Airlines là rất kém và tai nạn của CI611 là một trong những tai nạn thảm khốc nhất trên thế giới Cứ 4 năm, China Airlines lại gặp phải vấn đề nghiêm trọng với các chuyến bay." United Daily News, trang báo có ảnh hưởng của Đài Bắc cho biết vì điểm đến cuối cùng của phần lớn trong số 206 du khách là Đại lục nên họ sẽ không lên chuyến bay này tới Hồng Kông nếu có đường bay thẳng Tờ báo cho biết người thân của nạn nhân và công chúng đã rất tức giận vì họ đã bay trên chuyến bay vì mục đích chính trị và "chết không rõ lý do

Trang 14

CHƯƠNG 5: CHI PHÍ BẢO HIỂM

• Chiếc máy bay của China Airlines đã được bảo hiểm 20 triệu USD

• Khi tai nạn xảy ra, các nhà bảo hiểm đã chi khoảng 860 triệu Đài tệ để bù đắp cho việc mất máy bay

• Trong quá trình điều tra và làm rõ, trước tiên hãng đã trả 10 triệu Đài tệ mỗi người (tương đương 320.000USD) bồi thường cho gia đình nạn nhân trên chuyến bay CI611

• China Airlines đồng ý trả thêm 1.250 USD cho gia đình các nạn nhân không tìm thấy thi thể Khoản bồi thường này thể hiện sự chia buồn và quan tâm tới gia đình các nạn nhân

ty bảo hiểm trung tâm (中央產險), China Mariners' Assurance Corp (中國產險), Công ty bảo hiểm Taian (泰安產險), Công ty bảo hiểm Shinkong (新光產險) và Công ty Bảo hiểm Hỏa hoạn và Hàng hải Mingtai (明台產險)

• Tổng số tiền bồi thường mà bảo hiểm đã trả là 2,77 tỷ Đài tệ (tương đương 80.9 triệu USD)

• Trong vụ tai nạn CI611, nhiều hành khách đã mua bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ hoặc các loại bảo hiểm khác Theo ước tính có đến 22 công ty bảo hiểm nhân thọ phải trả 1,74 tỷ Đài tệ và 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác sẽ trả 1,03 tỷ Đài tệ cho người được bảo hiểm trên chuyến bay CI611 từ Đài Bắc đến Hồng Kông này Công ty Bảo hiểm nhân thọ Cathay (國泰人壽) có 44 khách hàng trên tàu bay và công ty đã phải trả ít nhất 339 triệu Đài tệ; Công ty bảo hiểm nhân thọ Kuo Hua (國華人壽), nhà bảo lãnh cho phi hành đoàn của China Airlines, sẽ phải chi hơn 100 triệu Đài tệ để bồi thường cho 19 nhân viên China Airlines mất trong tai nạn

Trang 15

BÀI HỌC RÚT RA

Từ những tìm hiểu và phân tích trên, nhóm đã tổng hợp được và rút ra đánh giá về sự an toàn trong hàng không là yếu tố rất quan trọng

Từ chuyến bay China Airlines Flight 611 mà nhóm tìm hiểu, sự an toàn không phải chỉ phụ thuộc vào phi hành đoàn mà còn đến từ các khâu kiểm tra, sửa chữa tàu bay và nhiều yếu tố khác Chỉ cần một lỗi nhỏ mà hầu hết mọi người không quan tâm cũng chính là nguyên nhân lớn để xảy ra thảm họa hàng không sau này

Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 30/03/2024, 06:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w