Đa số các em muốn có thu nhập cho bản thân để trang trải cho chính mình, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi… Cho nên nhiều em sẽ tìm việc làm trong các dịp nghỉ hè, ngày nghỉ, buổi tối…Tu
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC MỘT SỐ NỘI DUNG LUẬT LAO ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Triệu Sơn 1 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Giáo dục công dân
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 Mở đầu 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 Nội dung sáng kiến 2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng giải pháp 3
2.3 Các giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề 3
2.3.1 Giáo viên cung cấp cho học sinh những cái được và rủi ro khi đi làm thêm 3
2.3.2 Giáo viên cung cấp nội dung của Bộ luật Lao động liên quan đến lao động chưa thành niên 3
2.3.3 Sử dụng tình huống pháp luật nhằm giáo dục kiến thức thực tiễn cho học sinh cho học sinh liên quan đến lao động chưa thành niên 5
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9
3 Kết luận, kiến nghị 10
3.1 Kết luận 10
3.2 Kiến nghị 10
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Thực hiện công tác giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD), Giáo dục Kinh tế và Pháp luật ( GD KT & PL) trong nhà trường THPT, với đặc thù môn học là giáo dục các giá trị đạo đức, kinh tế và giáo dục pháp luật Đối tượng dạy học là các em học sinh THPT có nhận thức tương đối đầy đủ về bản thân và các mối quan hệ xã hội Các em bắt đầu có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp và quyết đinh các mối quan hệ xã hội mang tính tự chủ động Vì vậy, việc tham gia và các quan hệ lao động và lưa chọn công việc là thiết yếu, nó giúp cho các em có
cơ hội tìm việc làm và trải nghiệm, nhất là trong xu thế phát triển của nền kinh
tế, công nghệ thông tin, trong xu hướng các ngành dịch vụ gia tăng với mức sống ngày càng đòi hỏi cao hơn Đa số các em muốn có thu nhập cho bản thân
để trang trải cho chính mình, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi… Cho nên nhiều em sẽ tìm việc làm trong các dịp nghỉ hè, ngày nghỉ, buổi tối…Tuy nhiên
đa số các em không hiểu hết những quy định của pháp luật Lao động đối với người chưa thành niên hay lao động trẻ em khi tham gia các quan hệ lao động
Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn 9,6% số trẻ em phải lao động sớm, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân các em, gia đình và xã hội Sử dụng lao động trẻ là điều khá phổ biến, từ thành thị tới nông thôn, tập trung nhiều nhất ở các làng nghề Đáng lo hơn, 75% lao động trẻ em hiện có nguy cơ phải làm việc trong các ngành, nghề bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên Vì làm việc với thời gian kéo dài, bình quân khoảng 42 giờ/tuần, nhiều trẻ em đã phải nghỉ học Kết quả khảo sát cho thấy, trong số lao động trẻ em, ước tính có 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học (1) tạp chí ban Tuyên giáo TW
Xuất phát từ những lí do nêu trên, bản thân tôi đã tiến hành tìm hiểu trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 1 và trong thực tiễn trao đổi thảo luận với học sinh Tôi nhận thấy đa số học sinh không hiểu quyền lao động trẻ
em, độ tuổi lao động và các điều kiện lao động… Vì vậy, tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Giáo dục một số nội dung Luật lao động liên quan đến lứa tuổi vị thành niên đối với học sinh trường THPT Triệu Sơn 1”.
1.2 Mục tiêu của sáng kiến
- Giúp cho học sinh có hiểu biết đầy đủ về quyền lao động của tuổi vị thành niên
- Tránh được những hành vi liên quan đến việc sử dụng lao động chưa thành niên không đúng theo quy định của Luật lao động
- Biết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong những trường hợp cần thiết
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu giải pháp đưa một số nội dung liên quan đến lao động chưa thành niên, lao động trẻ em vào bài dạy và các bài dạy môn GDCD, giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11, các buổi hướng nghiệp
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2 1 Cơ sở lý luận của sáng kiến
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á và nước thứ hai trên thế giới (sau Ghana) phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Đồng thời, Việt Nam cũng phê chuẩn hai Công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) liên quan trực tiếp đến vấn đề lao động trẻ em là Công ước số 138 năm
1973 về độ tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; nỗ lực trong việc nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế về lao động trẻ em Nhìn chung, Việt Nam đã xây dựng những quy định nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em tương đối đầy đủ, phù hợp với pháp luật quốc tế
Tuy nhiên “Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em phải lao động sớm là một thách thức đối với Việt Nam,” “Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa và can thiệp để bảo vệ trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho mọi trẻ em phát triển toàn diện.” Để giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về quyền lao động của lứa tuổi vị thành niên hay lao động trẻ
em không chỉ là vấn đề của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của thầy cô giáo giảng dạy môn GDCD, GD Kinh tế và Pháp luật trong các nhà trường THPT
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong những năm gần đây kinh tế của huyện Triệu Sơn đã có sự phát triển tương đối nhanh, mức sống của người dân từng bước ổn định, tăng trưởng kinh
tế khá khoảng 8,7% giai đoạn 2021 - 2023 (Thanhhoa.dcs.vn) tuy nhiên chưa
đồng đều, nhiều xã, nhiều hộ gia đình còn khó khăn Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1 đóng trên địa bàn Thị trấn Giắt - Triệu sơn với đối tượng học sinh của Thị trấn và các xã lân cận như Dân Lực, Thọ Phú, Thọ Vực, Dân Lý, Dân Quyền, Hợp Thắng…có rất nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo
Qua thực tế các năm giảng dạy và chủ nhiệm các khoá học, tôi nhận thấy
có rất nhiều học sinh đi làm sớm, lao động khi còn ngồi trên ghế nhà trường Các em chủ yếu làm vào ngày chủ nhật và các buổi tối Dịp nghỉ hè thì đi làm hết 3 tháng hè để kiếm tiền
Nguyên nhân dẫn đến học sinh lao động sớm chủ yếu là do cuộc sống gia đình nghèo khó, thu nhập thấp Một số gia đình vì lợi ích trước mắt nên cho con
em lao động sớm như: phụ quán ăn, quán caffe, giao hàng, đóng hàng, bốc vác, phụ hồ… Cũng có một số trường hợp do nhu cầu mua điện thoại, muốn chưng diện nên đi làm để tự thoả mãn khi không được cha mẹ đáp ứng, còn một số ít đi làm sớm do muốn trải nghiệm Ngoài ra, nguyên nhân khiến tình trạng trẻ em lao động sớm gia tăng là do các chủ sử dụng lao động muốn sử dụng lao động
Trang 5chưa thành niên vì giá thuê lao động là trẻ em rẻ, trẻ em dễ sai khiến, dễ bị bóc lột, không cần đóng bảo hiểm xã hội…
Xuất phát từ nhu cầu việc làm để có thu nhập cho bản thân và thoả mãn
các điều kiện về vật chất cho lứa tuổi khi ngồi trên ghế nhà trường, nhiều em học sinh đã tự chủ động tìm kiếm việc làm mà không có hiểu biết cơ bản về pháp luật lao động Nhiều học sinh vì thiếu hiểu biết mà dễ bị lừa đảo, bị sai khiến làm việc trái pháp luật, làm công việc bị pháp luật cấm, bị đánh đập, quỵt lương, thậm chí bị xâm hại Bởi vậy việc giáo dục những kiến thức cơ bản về quyền lao động trẻ em được quy định trong Bộ luật lao động cho học sinh là rất cần thiết
2.3 Các giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giáo viên cung cấp cho học sinh những cái được và những rủi ro khi làm thêm.
+ Mặt tốt: Làm thêm tuy mệt nhưng học được tính kiên trì, biết
kiềm chế cảm xúc, lại có tiền để mua những thứ bản thân thích mà không phải xin tiền bố mẹ các bạn trưởng thành hơn Nhiều gia đình khuyến khích con làm thêm để biết quý trọng đồng tiền, sức lao động và đặc biệt
là tránh xa điện thoại, ti vi Các bạn điềm tĩnh hơn, tự lập hơn và hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ Qua thời gian làm thêm các em linh hoạt hơn, tiếp xúc với nhiều người, học được kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kết giao thêm nhiều bạn…
+ Mặt hạn chế: Dễ bị lừa đảo, nợ lương, quỵt lương, bị dụ dỗ làm
việc trái pháp luật, bị cám dỗ bởi đồng tiền, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm
lí và học tập, mất an toàn khi thường xuyên đi làm và về nhà lúc đêm khuya…
2.3.2 Giáo viên cung cấp các nội dung của Bộ Luật Lao động liên quan đến lao động chưa thành niên.
- Thông qua các tiết học trong chương trình bao gồm:
+ Bài 4 - GDCD 12 « Quyền bình đẳng công dân trong các lĩnh vực của đời sốn xã hội»
+ Bài 10 – GD KT & PL 11 « Bình đẳng giới trong các lĩnh vực» + Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp chủ đề « Tìm hiểu nghề nghiêp»
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu Chương XI – NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC ( Bộ luật lao động 2019), đồng thời cung cấp cho học sinh các nội dung liên quan đến lao động chưa thành niên
* Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi
* Sử dụng lao động chưa thành niên:
a Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá
Trang 6trình lao động.
b Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
* Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
a Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ
b Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
c Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
d Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
e Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá
* Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới
15 tuổi làm các công việc nhẹ theo quy định sau đây:
- Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa kế
- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông hồ, nặn tò he
- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình
- Nuôi tằm
- Gói kẹo dừa
- Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
- Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ những công việc sau đây: Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng
Trang 7- Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định về ký kết hợp đồng lao động, giờ làm việc cũng như việc bảo đảm các điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi
2.3.3 Sử dụng tình huống pháp luật nhằm giáo dục kiến thức thực tiễn cho học sinh liên quan đến lao động chưa thành niên.
Ngoài việc cung cấp nội dung quy định của pháp luật về lao động chưa
thành niên để các em nắm bắt về lý thuyết thì giáo viên sử dụng các tình huống pháp luật cụ thể liên quan đến việc sử dụng lao động chưa thành niên và giải đáp
để học sinh vận dụng vào thực tiễn
Mục đích của việc sử dụng tình huống trong quá trình dạy học là phải giúp HS lĩnh hội được kiến thức và rèn luyện được các kĩ năng học tập Do đó người dạy cần lựa chọn, sàng lọc, xây dựng tình huống dựa trên các tiêu chí sau:
- Tình huống phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dung của bài học
- Nội dung của tình huống phải đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát kiến thức chuẩn từ SGK và nội dung Bộ luật lao động
- Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với những sự kiện liên quan đến đời sống hằng ngày, giúp HS có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng
- Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, khơi dậy khả năng tự học và yêu thích bộ môn ở người học
Cụ thể:
Trong nội dung bài 4, GDCD lớp 12, nội dung mục 2 “ Bình đẳng trong lao động”; bài 10, Giáo dục KT & PL, mục 1c; Môn trải nghiệm và hướng nghiệp lớp 10, giáo viên có thể sử dụng các thông tin về tình trạng lao động trẻ em và bóc lột sức lao động trẻ em trên Youtube.com và lựa chọn đưa vào các tình huống sau để cho học sinh nắm vững hơn các quy định của Bộ luật Lao động 2019
Tình huống 1 C xin vào học nghề tại một quán sửa xe máy Tại đây, dưới sự hướng dẫn của chủ quán, em có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ và tạo ra thu nhập cho quán Tuy nhiên, chủ quán không chịu trả thù lao cho em Hơn thế nữa, ông ta còn thu học phí học nghề của em là một triệu đồng một tháng Xin hỏi: việc làm này của chủ quán sửa xe có đúng pháp luật không?
Thảo luận và trả lời:
Điều 61, Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, việc làm của chủ quán sửa
xe là hoàn toàn sai vì:
- Hình thức học nghề của C là vừa học nghề, vừa làm việc cho người sử
Trang 8dụng lao động Đối với hình thức học nghề này, pháp luật quy định người sử dụng lao động không được phép thu học phí Vì vậy, việc chủ quán sửa xe thu học phí một triệu đồng mỗi tháng là sai với quy định của pháp luật
- C đã có thể sửa hoàn chỉnh những hỏng hóc nhỏ, tạo ra được thu nhập cho quán nên em có quyền được hưởng một mức lương theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động
Tình huống 2 Hợp đồng lao động là gì? Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo những nguyên tắc gì Hợp đồng lao động có thể thỏa thuận bằng lời nói được không?
Thảo luận và trả lời:
Theo Điều 13 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 15 của Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
- Tự nguyện: người lao động và người sử dụng lao động tự nguyện giao kết hợp đồng, không bên nào được ép buộc hoặc cản trở bên nào
- Bình đẳng: Người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng với nhau trước pháp luật
- Thiện chí, hợp tác: Người lao động và người sử dụng lao động phải có thái độ thiện chí, hợp tác với nhau;
- Trung thực: Người lao động và người sử dụng lao động phải trung thực với nhau, không bên nào được lừa dối bên nào
Việc giao kết hợp đồng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động Người đại diện theo pháp luật ở đây bao gồm: cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có hai hình thức:
- Hình thức văn bản: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản
và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản
- Hình thức thỏa thuận bằng lời nói: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói
Như vậy, hợp đồng lao động có thể thỏa thuận bằng lời nói
Tình huống 3 L là một học sinh lớp 11 Do điều kiện gia đình khó khăn nên bà V đã nhận L vào làm việc tại cửa hàng kinh doanh rượu Hàng ngày, L phải nấu rượu và bán rượu cho khách Vào những ngày lễ, tết, cửa hàng đông khách, bà V bắt L phải nghỉ học để làm việc tại cửa hàng Xin hỏi việc làm của bà L có trái pháp luật không?
Thảo luận và trả lời:
Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Pháp luật Việt
Trang 9Nam quy định rằng người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động
Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động không được phép sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh rượu, cồn, bia, thuốc lá, chất tác động đến thần kinh và các chất gây nghiện khác Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hóa
Như vậy, việc bà V giao cho L công việc nấu và bán rượu là trái pháp luật
vì việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của L Mặt khác, bà V không có quyền bắt L nghỉ học để bán rượu vào những dịp lễ tết Hành vi vi phạm pháp luật của bà V có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật
Đối với L, em có thể lựa chọn một công việc khác phù hợp với bản thân
để có thể tiếp tục phụ giúp gia đình
Tình huống 4 Năm nay Q 17 tuổi Vì có sức khỏe nên Q xin vào làm việc tại một xưởng cơ khí Tuy nhiên, khi biết Q chưa đủ 18 tuổi, người chủ của xưởng cơ khí đã từ chối và cho biết rằng công việc ở xưởng cơ khí này không được phép nhận người chưa thành niên Q thắc mắc và muốn biết những công việc nào không được phép nhận người lao động chưa thành niên?
Thảo luận và trả lời:
Ở giai đoạn dưới 18 tuổi, thể lực và trí tuệ của con người đang ở gia đoạn phát triển và chưa ổn định Vì vậy, những công việc nặng nhọc, độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người chưa thành niên Nhằm mục đích bảo vệ người lao động chưa thành niên, Bộ luật Lao động năm 2019 - Điều 147 đã quy định một số loại công việc không được phép sử dụng người lao động chưa thành niên, bao gồm:
- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
- Phá dỡ các công trình xây dựng;
- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
- Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
- Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên
=> Như vậy việc từ chối nhận lao động chưa thành niên của chủ xưởng cơ khí là đúng pháp luật
Tình huống 5 Người dưới 15 tuổi có thể tham gia lao động không? Nếu được thì việc sử dụng người lao động dưới 15 tuổi phải tuân theo những nguyên tắc gì?
Thảo luận và trả lời:
Trang 10Theo quy định của pháp luật lao động, người từ 13 đến 15 tuổi có thể tham gia lao động Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ thuộc danh mục mà pháp luật quy định Việc sử dụng người từ đủ 13 đến 15 tuổi phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với cha, mẹ người lao động (trong trường hợp không có cha mẹ thì là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người lao động) và phải được sự đồng ý của người lao động dưới 15 tuổi đó;
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của người lao động dưới 15 tuổi;
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi của người lao động
Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do pháp luật quy định
Tình huống 6 Ở khu vực dân cư mà L sinh sống có một số quán bar, quán karaoke thuê người lao động dưới 18 tuổi phục vụ, trong đó hầu hết là nữ Vào dịp nghỉ Tết Nguyên Đán và nghỉ hè L và bạn H hiện đang học lớp 10 trường THPT X đã xin chủ quán vào làm để có thu nhập trang trải cuộc sống Chủ quán karaoke đã đồng ý nhận hai em với mức lương thoả thuận hai trăm nghìn/ một tối, làm từ 19h00 đến 24h00 Việc chủ quán nhận hai bạn vào làm việc vậy có đúng pháp luật không?
Thảo luận và trả lời:
Nhằm bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách, một số nơi và môi trường làm việc sau đây không được phép sử dụng người lao động chưa thành niên: (Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019)
- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
- Công trường xây dựng;
- Cơ sở giết mổ gia súc;
- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, việc sử dụng người lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi) trong các quán bar, phòng hát karaoke là hoàn toàn sai trái và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý Môi trường làm việc trong các quán bar, karaoke sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của người chưa thành niên, mặt khác, những lao động nữ này có thể bị lợi dụng hoạt động mại dâm
Tình huống 7 Được sự đồng ý bằng văn bản của bố mẹ, Hải 17 tuổi, hiện đang là học sinh, đã ký một hợp đồng lao động với chú Dũng với thời hạn là 3 tháng Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chú Dũng thường xuyên trả lương không đúng thời hạn, thậm chí còn trả lương không đủ theo như quy định trong hợp đồng, ngoài ra Hải còn thường xuyên bị chửi mắng và xúc phạm Sau 2 tháng làm việc, Hải muốn chấm dứt hợp đồng lao động với chú Dũng Chú Dũng không cho phép và cho rằng: Hải đã ký hợp đồng 3