ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi t
Trang 11 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Môi trường có một vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống Đó không chỉ
là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau rồi những nét đẹp văn hoá thẩm mĩ,…Đó là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên,…cũng là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất Môi trường sống có trong lành thì sức khỏe con người mới được đảm bảo
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị con người khai tác nhiều và cạn kiệt, môi trường sống của con người đang bị hủy hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân bắt nguồn từ con người như khói bụi từ các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông, ……gây ra sự nóng lên toàn cầu
và biến đổi khí hậu………
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường
là một trong các " vấn đề toàn cầu" Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm
sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 5/9/2012 về “ Chiến lược 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục lồng ghép bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá,
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường
Trong chương trình cải cách SGK 2018 những học sinh học môn Vật lí 10
đã được học thêm môn học Chuyên đề vật lí 10 Ở đây đã có một chuyên đề “ Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” Đây là chương trình bài bản có nội dung
rõ ràng về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tuy nhiên thời lượng quá
ít, chưa đủ để các em hiểu và thấm nhuần, cũng như chưa giáo dục được các em
có ý thức cao trong việc chung tay bảo vệ môi trường
Trong khi đó ở trường THPT thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh Vì vậy, để đáp ứng những
Trang 2yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu Với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi
trường đã hướng tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp bảo
vệ môi trường cho học sinh trường THPT Sầm Sơn thông qua một số tiết học vật lí 10 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc đưa các tình huống vào các bài giảng Vật lí, mục đích mà
đề tài hướng đến là giúp học sinh nhận thức được vai trò to lớn và sự gắn bó mật thiết giữa con người và môi trường Từ đó các em yêu thương, trân trọng và bảo
vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực như bảo vệ chính hơi thở, cuộc sống và người thân của mình
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chủ yếu đề cập đến các kiến thức môi trường liên quan đến kiến thức của một số bài trong SGK Vật
lí 10 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
+ Phương pháp so sánh
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1 Cơ sở lí thuyết.
Kiến thức [2]
a Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật, ngoại lực này
có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát Giá của lực ma sát nghỉ nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật Lực ma sát luôn ngược chiều với ngoại lực [1]
- Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực Độ lớn của ngoại lực tăng thì lực
ma sát nghỉ tăng [1]
- Công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại là FM = nN ; trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc n là hệ số ma sát nghỉ [1]
b Lực ma sát trượt xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc khi hai vật A và B trượt trên
bề mặt của nhau [1]
- Công thức tính lực ma sát trượt là Fmst = tN; trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc, t là hệ số ma sát trượt [1]
c Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công, công suất
A = F.s.cos và P =A
t [1]
d Phát biểu được định nghĩa động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng và
viết được hệ thức của định luật này
Trang 3e Nhận biết được năng lượng có ích và hao phí trong quá trình chuyển hóa năng
lượng
Năng lực [2].
- Vận dụng được các kiến thức về lực ma sát, vai trò của ma sát trong cuộc sống
- Vận dụng được các công thức Hiếu được công suất có ích, công suất hao phí của động cơ, máy móc khi chúng hoạt động [2]
- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan [2]
- Nhận biết NL có ích và hao phí trong thực tế
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp
- Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học: Các kiến thức được tích hợp
phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan hệ logic chặt chẽ trong bài học
- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng: Các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh
sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính
- Đảm bảo tính vừa sức: Dạy học tích hợp phải phát huy cao độ tính tích cực và
vốn sống của học sinh Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng về môi trường trên toàn cầu.
“Môi trường gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật”.[3] Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng Như vậy, môn vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT,
có thể nêu ra một số trường hợp như:
- Khai thác từ nội dung môn học vật lý
- Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học, (vì nhiều quá trình hóa học, sinh học, chịu tác động của yếu tố vật lý)
- Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lí
Ngày nay việc dạy học các môn văn hoá kèm theo việc lồng ghép, tích hợp các vấn đề có liên quan đang là xu hướng đổi mới của nghành giáo dục trong đó
có vấn đề tích hợp bảo vệ môi trường ở môn vật lí
Thứ nhất, tài nguyên rừng bị suy giảm:
- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: + Rừng - nguồn gien quý giá (động, thực vật)
+ Cung cấp lâm sản
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất
Trang 4+ Rừng là "lá phổi xanh" của trái đất.
+ Rừng chống xói mòn đất,
Hình ảnh về hậu quả của việc phá rừng gây ra [3]
Thảm thực vật bao gồm rừng và đồng cỏ có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng: mở rộng quy mô nông nghiệp, hoạt động xây dựng, phá hủy môi trường sống…
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng, dòng chảy của nước gây ra sự bào mòn đất,
- Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn đất, trồng nhiều cây xanh, cấm khai phá rừng bừa bãi, hạn chế khí nhà kính,…)
Trang 5Thứ 2, ô nhiễm nước: vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá
trình lý hóa khi nước bị ô nhiễm, các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước,…)
Hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm nguồn nước gây ra [3]
Thứ 3, suy thoái và ô nhiễm đất: môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững, các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt không qua xử lí, các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa,
Hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm đất [3]
Trang 6Thứ 4, ô nhiễm không khí: khí thải từ các nhà máy, khói bụi từ các khu
công nghiệp làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng trong thành phần khí quyển Nồng độ cacbon đioxide tăng lên trong bầu không khí gây thủng tầng ôzôn, gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần làm nóng toàn cầu và biến đổi khí hậu
Hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm không khí [3]
Thứ 5, ô nhiễm tiếng ồn:
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn là tập hợp những âm thanh
tạp loạn có tần số và chu kỳ khác nhau, nói cách khác là những âm thanh chói tai, gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống
Hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn [3]
Trang 7- Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho phép,
âm thanh 80 dB, sóng điện từ,
Ô nhiễm tiếng ồn liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm
Thứ 6, ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh
vật
`` Hình ảnh về hậu quả của ô nhiễm ánh sáng [3]
Thứ 7, sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi trường: hình ảnh xả lũ đập thủy điện…
Rác thải tại chân đập thủy điện Khe Bố- Nghệ An [3]
Thứ 8, ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,…
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lở, lũ lụt, hạn hán,
Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường
Trang 8phù hợp với tâm lí lứa tuổi Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ [3].
2.2.2.Thực trạng ở trường THPT Sầm Sơn.
Bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách và không của riêng ai.
Tuy nhiên theo khảo sát tại trường THPT Sầm Sơn ý thức tự giác bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường chưa được hình thành rõ nét trong một số không ít học sinh, sinh viên Đâu đó vẫn còn tình trạng học sinh vứt rác bừa bãi, học sinh hút thuốc khi đến trường, ở các góc lớp những thùng rác đầy chưa được đổ trước giờ vào học; nhiều em học sinh chưa biết tiết kiệm nước, chưa biết tiết kiệm điện…
Vì vậy để công tác giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết vấn đề trên, bản thân tôi đã mạnh dạn lồng ghép các các kiến thức về ATGT vào một số tiết học Vật lí để học sinh phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp xử lí tình huống giao thông từ đó hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ATGT cụ thể như sau
Trang 9Bài 18: Lực ma sát
Địa chỉ tích hợp:
- Lực ma sát sinh ra khi một vật chịu tác dụng của lực có xu hướng làm vật chuyển động hoặc làm vật chuyển động trên bề mặt của vật khác
- Vai trò của lực ma sát với đời sống
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Kiến thức môi trường:
+ Trong quá trình lưu thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường, ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật
và sự quang hợp của cây xanh
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn
- Biện pháp:
+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm số phương tiện giao thông trên đường và cấm các loại phương tiện đã hết hạn đăng kiểm, không đảm bảo chất lượng Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ
- Bài học rút ra cho học sinh:
+ Giúp học sinh hiểu được vai trò của lực ma sát trong đời sống để từ đó tận dụng được những mặt lợi và khắc phục những mặt tác hại
+ Khi tham gia giao thông ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh qui định luật giao thông, thì chúng ta cần phải chú ý đến điều kiện ma sát của mặt đường nhằm hạn chế tai nạn
Tư liệu giáo dục bảo vệ môi trường:
Lực ma sát đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển động của các vật Nếu lực ma sát giữa mặt đường và vật mà lớn việc chuyển động khó khăn hơn và tốn nhiều nhiên liệu hơn Tuy nhiên, khi lực ma sát nhỏ là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra các vụ tai nạn Những vụ tai nạn giao thông không những thiệt hại về người, tài sản mà có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển chẳng hạn như: Tàu Prestige chở hơn 77000 tấn dầu chìm ngoài khơi vùng biển Tây Ban Nha làm tràn dầu trên biển trở thành sự cố tràn dầu nguy hại nhất từ trước đến nay; Vụ tai nạn xảy ra trên vịnh Colombia, khi tàu dầu Crccow Esmerald (Singapore) và một tàu kéo đâm vào nhau ở gần cửa sông Leon, thuộc vùng Uraba, Antioquia đã làm hơn 3.700 lít dầu tràn xuống biển Caribbean; Tàu chở cần trục đâm phải tàu chở dầu ngoài khơi phía Tây Hàn Quốc khiến 66000 thùng dầu thô bị tràn ra biển công việc khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn, làm cho không khí không thể khuếch tán vào nước làm chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển khác nữa [3]
Trang 10Vụ tai nạn tàu chở dầu xảy ra trên vịnh Colombia [3].
S
Vệt dầu loang để lại trên biển sau vụ va chạm của tàu chở dầu ở Hàn Quốc [1]
Bài 23 - 24: Công- Công suất
Địa chỉ tích hợp: Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng và
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học, nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông, nạn tắc đường thường xuyên xảy ra Khi đó các phương tiện tiêu tốn một lượng nhiên liệu nhiều hơn để đạt được mục đích của mình trong quá trình di chuyển,
vì vậy làm cho lượng khí thải tăng lên
- Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng
- Bài học rút ra cho học sinh:
+ Tích cực tham các hoạt động thiết thực để giảm lược khí thải của các động cơ: tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng, sử dụng xe đạp, xe thân thiện với môi trường
+ Tham gia ngày tết, ngày hội trồng cây Có ý thức và tuyên truyền việc bảo vệ Rừng