1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận sơ đồ tư duy khái niệm đặc điểm cách xây dựng và ứngdụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và trong học tập

17 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sơ đồ tư duy: khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và trong học tập
Tác giả Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Phương Ánh, Nguyễn Thị Minh Ánh, Vũ Thị Phương Anh, Phạm Thu Phương Chi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Một trong những phương pháp tác động trực tiếp vào khả năng ghi nhớ và nhận thức của con người chính là sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống hóa bài học, công việc cần thực hiện.. Cụ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Bài tập 15:

Sơ đồ tư duy: khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và trong học tập

Nhóm: 01

Hà Nội - 2022

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 01

Lớp: 4632A – N03.TL3

Họ và tên

Tiến độ

thực hiện

(đúng hạn)

Mức độ hoàn thành Họp nhóm

Xếp loại 1

Kí tên

Có Không Không

tốt

Trung bình

Tốt Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Đóng góp nhiều ý tưởng

Nguyễn Mai

Nguyễn

Phương Ánh X X X X X A Ánh Nguyễn Thị

Minh Ánh X X X X X A Ánh

Vũ Thị Phương

Phạm Thu

Phương Chi X X X X X A Chi

Nhóm trưởng

1 Có ba mức xếp loại: A: Tốt; B: Khá; C: Trung bình

2

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 4

1 Khái niệm sơ đồ tư duy 4

2 Đặc điểm của sơ đồ tư duy 6

3 Xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và trong học tập 8

3.1 Xây dựng sơ đồ tư duy 8

3.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống 9

3.2.1 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc và giải quyết vấn đề 9

3.2.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong quản lý thời gian 10

3.3 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập 10

3.4 Lợi ích của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và học tập 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU TAM KHẢO 15

PHỤ LỤC 16

3

Trang 4

MỞ ĐẦU

Khi ta hiểu được bản thân, cũng là lúc ta rút ngắn khoảng cách với thời đại; khi ta hiểu được đối phương, mọi vấn đề hàng ngày dường như được giải quyết và thỏa thuận một cách êm đẹp Hiểu được cách thức hoạt động của tâm trí giúp bạn trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc gắn kết các mối quan hệ một cách chặt chẽ và đưa ra những quyết định tốt nhất Tâm lý học cho phép con người tìm hiểu, khám phá

ra những điều như vậy, đó là về cách cơ thể và trí não làm việc cùng nhau giúp cho việc đưa ra các quyết định đúng đắn và và tránh các tình huống căng thẳng hay giúp con người quản lý thời gian, thiết lập được các mục tiêu và sống hiệu quả Mọi người

sử dụng kiến thức của ngành tâm lý học hàng ngày dù họ có nhận ra hay không, ví dụ như khi trò chuyện cùng bạn bè, tranh luận với đối tác hay dạy dỗ con cái hay trong những ngành nghề có tính đặc thù cao như ngành luật, ngành y, đặc biệt là ngành sư phạm – giáo dục Để người học có thể tiếp thu và hứng thú với bài học một cách tích cực và chủ động, việc lựa chọn phương pháp dạy và học là vô cùng quan trọng sao cho đạt được mục đích mà giáo dục hướng đến Một trong những phương pháp tác động trực tiếp vào khả năng ghi nhớ và nhận thức của con người chính là sử dụng sơ

đồ tư duy trong việc hệ thống hóa bài học, công việc cần thực hiện Cụ thể hơn, bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích những khía cạnh cũng như ứng dụng thực tế của sơ đồ

tư duy để từ đó người đọc có thể hiểu và có thêm một lựa chọn trong việc tiếp thu kiến thức, thông tin nếu cảm thấy phương pháp này thực sự phù hợp với bản thân mình

NỘI DUNG

1 Khái niệm sơ đồ tư duy

Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy được phát triển vào cuối thập niên 60 của thế

kỉ XX bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc

tế cũng như các học viện giáo dục.2

Để con người có thể nhận thức được thế giới khách quan và cải thiện đời sống tinh thần cũng như vật chất, trí nhớ như cầu nối để cung cấp và giúp chúng ta tích lũy được hiểu biết, kinh nghiệm để từ đó thực hiện cảm giác, tri giác, tư duy và cả tưởng tượng Trí nhớ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà không có một phiên bản nào giống nhau, tạo nên dấu ấn độc đáo của mỗi cá nhân như giới tính, lứa tuổi, sức khỏe, phương pháp tiếp cận và xử lí thông tin, nội dung, tính chất của tài liệu cần nhớ… Trí nhớ của con người làm việc theo hình ảnh, chúng ta thường có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ , do đó, sơ đồ tư duy là cách nhanh nhất để chuyển kiến thức thành3

hình ảnh, tạo ra mối liên kết giữa những thông tin cần nhớ, cũng như sử dụng màu sắc, chi tiết nổi bật để lưu vào bộ não một cách dễ dàng Để có thể thiết kế được một

sơ đồ tư duy, con người cũng cần phải tập trung lắng nghe từ đó xử lí thông tin, tư duy để chắt lọc và suy luận những điều được coi là trọng tâm, vì vậy, việc làm ra một

sơ đồ tư duy đã trải qua hai quá trình đọc và học khiến thông tin càng được chúng ta thẩm thấu và khắc ghi một cách chủ động, tích cực, có hiệu quả

Có thể hiểu sơ đồ tư duy (hay còn gọi là mindmap) là một sơ đồ để biểu diễn các nhiệm vụ, từ ngữ, khái niệm hoặc các mục được liên kết và sắp xếp xung quanh một khái niệm hoặc chủ đề trung tâm bằng cách sử dụng bố cục đồ họa cho phép người dùng xây dựng một khung trực quan xung quanh một khái niệm trung tâm Sơ đồ tư duy có thể biến một danh sách dài các thông tin đơn điệu thành một sơ đồ đầy màu sắc, dễ nhớ và có tổ chức cao, phù hợp với cách hoạt động tự nhiên của não bạn Đây

là phương pháp được đưa ra như một phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau, vì vậy sơ đồ tư duy đã khai thác triệt để hai khả năng đó Sử dụng sơ đồ tư duy,

2 Kiến trúc sư Việt Nam, Sơ đồ tư duy là gì? Hướng dẫn các bước thực hiện Mind Map hiệu quả , 18/11/2018,

https://kientrucsuvietnam.vn/so-do-tu-duy/#So_do_tu_duy_ban_do_tu_duy_la_gi , truy cập 07/11/2022

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Tâm lí học đại cương , NXB Công an nhân dân, Hà Nội, trang 133

5

Trang 6

con người không cần mất thời gian, công sức ghi chép dày đặc các nội dung mà thông qua các tiêu đề ngắn gọn, các ký hiệu, hình ảnh hai chiều để ghi nhớ một cách tổng thể, chi tiết Trước đây, sơ đồ tư duy phần lớn chỉ được sử dụng cho đối tượng là học sinh, sinh viên nhằm hệ thống hóa kiến thức, tuy nhiên, hiện nay nó đã và đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực, mọi đối tượng sử dụng

Hiện nay, có thể kể đến một số loại sơ đồ tư duy như sơ đồ tư duy vòng tròn được tạo ra với mục đích để kích thích suy luận về một chủ đề hoặc một ý tưởng nào đó bằng cách sử dụng các thông tin đã biết hay sơ đồ tư duy bong bóng chủ yếu được sử dụng cho mục đích thiết lập mục tiêu, mô tả phân khúc khách hàng,… hoặc sơ đồ tư duy cây dùng để liệt kê các nhiệm vụ hoặc xây dựng kế hoạch Ngoài ra còn rất nhiều loại sơ đồ tư duy khác được sử dụng tùy theo mục đích, lĩnh vực để lựa chọn cho phù hợp như sơ đồ tư duy luồng, sơ đồ tư duy đa luồng, sơ đồ tư duy dấu ngoặc, sơ đồ tư duy hình cầu

Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành giáo dục, sơ đồ tư duy là công cụ mang lại hiệu quả cao thực sự của cá nhân và trong hoạt động đội nhóm Những người thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy sẽ có lối tư duy khoa học và logic hơn rất nhiều, bởi vì trước khi tự thiết kế được sơ đồ tư duy cho bản thân, người làm cần tiếp nhận, ghi nhớ, tổ chức và sắp xếp lại thông tin sao cho ngắn gọn nhưng vẫn dễ hiểu

và sinh động nhất Bên cạnh đó, trong học tập, các bạn học sinh, sinh viên cũng sử dụng sơ đồ tư duy để nâng cao sự tập trung, ghi nhớ, từ đó giúp cải thiện kết quả học tập tốt nhất Sơ đồ tư duy thúc đẩy con người sáng tạo và thể hiện cái tôi của bản thân, vì vậy sẽ thật dễ dàng để có thể ghi nhớ bài học khi bài học ấy được tiếp cận dưới dạng thông tin mà họ yêu thích Ngoài ra, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động giảng dạy của thầy cô cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy sáng tạo, kích thích khám phá và tìm tòi kiến thức của học sinh Người học sẽ chủ động tìm câu trả lời và nghiên cứu sâu xa vấn đề dựa trên sự gợi ý, nội dung chính mà thầy cô đưa ra thông qua sơ đồ tư duy, từ đó tránh tình trạng học chống đối, học nhưng không hiểu vấn đề Không chỉ trong học tập, trong nhiều lĩnh vực khác như tổ chức sự kiện, người lãnh đạo bộ máy hoạt động, hay những người thường xuyên làm công tác kế hoạch thì sơ đồ tư duy cũng là công cụ hữu hiệu Sơ đồ tư duy được ví như tấm "bản

6

Trang 7

đồ vạn năng" cho trí não, là chìa khóa giúp bạn gợi nhớ thông tin chính xác, dễ dàng

và hiệu quả hơn

2 Đặc điểm của sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chính:

Thứ nhất, đối tượng (đề tài, nội dung chính của bài học) được quan tâm, xác định

rõ ràng và được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm

Ví dụ: Nội dung chính của bài học là “Ý thức và vô thức” thì đối tượng cần được quan tâm nhất chính là ý thức và vô thức

Thứ hai, từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận, ý càng quan trọng thì

sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính

Ví dụ: Từ hình ảnh trung tâm của chủ đề là “Ý thức và vô thức”, người học sẽ cần quan tâm đến hai nội dung chính gồm: “Ý thức” và “Vô thức”

Thứ ba, các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn

Ví dụ: Từ mỗi phần của nội dung “Ý thức” và “Vô thức” sẽ tỏa ra thành các nhánh bao gồm: Khái niệm, Đặc điểm, Cấu trúc, Các cấp độ ý thức/vô thức, Quá trình hình thành và phát triển ý thức/vô thức,

Thứ tư, các nhánh tạo thành một cấu trúc thể hiện hệ thống kiến thức liên hệ với nhau Khi đã hình thành nên hệ thống các nội dung chính, ý chính, người học sẽ nêu

ra những vấn đề chính từ các nhánh nhỏ trong bài, tạo thành một hệ thống sơ đồ thông minh, dễ hiểu, có trình tự

Ngoài ra, có thể sử dụng đa dạng màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số để làm nổi bật và phong phú nội dung trong sơ đồ tư duy, khiến nó có thêm sức thu hút, hấp dẫn,

cá tính Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin

Ví dụ:

7

Trang 8

Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong học tập - Sơ đồ tư duy về “Ý thức và vô thức”(cho sơ đồ vào

slide)

3 Xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống và trong học tập

Hiện nay sơ đồ tư duy là phương pháp giúp ghi nhớ nhanh, hiệu quả vì vậy được ứng dụng khá rộng rãi trong cuộc sống từ đào tạo nhân lực, giáo dục, học ngoài ngữ, lập kế hoạch kinh doanh,… Và sơ đồ tư duy còn giải quyết được những hạn chế đáng

kể như việc bị ngắt quãng, bị “bí” ý tưởng trong quá trình học tập hay làm việc Ngoài ra xây dựng sơ đồ tư duy trong cuộc sống sẽ giúp ta kiểm soát được công việc, thực hiện được mục tiêu đề ra Do vậy việc biết cách tự xây dựng cho mình sơ đồ tư duy khi làm một việc gì trong cuộc sống là một điều cần thiết và hữu ích Vậy trước hết chúng ta cần phải xác định các bước trong xây dựng sơ đồ tư duy để từ đó có thể ứng dụng vào cuộc sống cũng như học tập một cách hiệu quả nhất

3.1 Xây dựng sơ đồ tư duy

Bước 1: Xác định từ khoá

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Ở đây chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ chủ đề trọng tâm ở chính giữa tờ giấy

8

Trang 9

Sau khi để chủ đề ở chính giữa tờ giấy thì ta sẽ từ đó phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó

Bên cạnh đó chúng ta có thể sử dụng tất cả màu sắc mà chúng ta thích để làm nổi bật các ý

Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)

Tiêu đề phụ thì nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật lợi ích của sơ đồ tư duy

Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm

Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ toả ra một cách dễ dàng hơn

Bước 4: Vẽ các nhành cấp 2, cấp 3,…

Ở đây chúng ta sẽ vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhành cấp 3 vào nhánh cấp 2,… để tạo ra sự liên kết giữa các ý

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh hoạ

Để trí tượng tưởng của mình bay bổn hơn bằng cách thêm hình ảnh nhằm giúp làm nổi bật các ý quan trong, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết 4

3.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong cuộc sống

3.2.1 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong công việc và giải quyết vấn đề

Sơ đồ tư duy rất hữu hiệu trong quá trình làm việc, khi chúng ta gặp khó khăn trong việc hình thành ý tưởng trong công việc, và ngoài ra lượng công việc thì nhiều

mà lại không biết nên làm gì từ đầu, sắp xếp các thứ tự nhiệm vụ công việc sao cho khoa học và hiệu quả thì với sơ đồ tư duy, trước tiên chúng ta cần phải hình thành ý tưởng độc đáo từ một ý tưởng lớn chung Thứ tự công việc cũng sẽ được sắp xếp một cách khoa học và đơn giản, khi các đầu công việc được liên kết với nhau theo một trình tự và chi tiết thông qua các điểm nút và đường nhánh trong sơ đồ tư duy thì sẽ giúp chúng ta làm việc dễ dàng, hiệu quả hơn Bên cạnh đó khi dùng sơ đồ tư duy, con người có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề thông qua hình ảnh trực quan Ví dụ,

4 “Áp dụng sơ đồ tư duy vào học tập như nào cho hiệu quả?”, 17/02/2021, https://unix.edu.vn/so-do-tu-duy-vao-hoc-tap-cho-hieu-qua/ , truy cập 08/11/2022

9

Trang 10

trong việc lập kế hoạch cho một dự án kinh doanh Đầu tiên ta cần phải có một nguồn hiểu biết nhất định về dự án kinh doanh mà mình đinh làm, rồi từ những hiểu biết ấy lập sơ đồ tư duy với những ý chính thành các nhánh trong sơ đồ, từ đó có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện Và việc dựa vào sơ đồ tư duy những người kinh doanh sẽ có cái tư duy thông suốt và biết sắp xếp công việc theo một trật tự ngay từ đầu Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn giúp ta có khả năng đoán trước được những vấn đề có thể phát sinh, từ đó mà đưa ra những giải pháp phù hợp

3.2.2 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong quản lý thời gian

Mỗi người chúng ta chỉ có 24giờ/ngày, có 8 tiếng để làm việc nhưng số lượng công việc và thời gian bỏ ra để làm thương nhiều hơn khoảng thời gian chúng ta có

Vì vậy, để phân chia và giải quyết các công việc này ngay trong ngày thì việc có sơ

đồ tư duy sẽ giúp các công việc có thể liên kết lại với nhau Ví dụ như đối với các bà

mẹ, trong một ngày họ vừa phải giải quyết các công việc ở nhà rồi cả công việc trong công ty và bên ngoài, có thể thấy một ngày có 24 tiếng đối với họ là ít nhưng khi họ biết cách tự lập cho mình sơ đồ tư duy trong quản lý thời gian như là khi thức dậy họ cần phải xác định được mục tiêu, công việc cần làm trong ngày hôm nay là gì, sau đó lập danh sách công việc cần làm rồi sắp xếp, ưu tiên những công việc quan trọng để hoàn thành trước, cuối cùng là tổng kết lại những gì mình đã làm được sau một ngày

để xác định những công việc đã hoàn thành và những công việc chưa làm tới để rồi lên kế hoạch làm chúng vào ngày hôm sau Điều này sẽ làm cho các bà mẹ sẽ không còn cảm thấy bị ngộp khi có vô số việc cần giải quyết Có thể thấy việc ứng dụng sơ

đồ tư duy trong quản lý thời gian là cần thiết, nó giúp liên kết các công việc lại với nhau, sắp xếp chúng trong khoảng thời gian cố định và khoa học

3.3 Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên đang được tiếp cận với vô vàn kiến thức từ các nguồn, tài liệu học tập phong phú Và để tiếp cận tốt cần có phương pháp để hệ thống lại những kiến thức đó Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ hữu hiệu phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và luyện thi giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn Quan trong

10

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w