Chương trình địnhhướng về phương pháp dạy nói và nghe như sau: đối với dạy nói, GV hướng dẫncho HS quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho HSthực hành nói; hư
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Nói và nghe từ lâu đã là mục tiêu của dạy học Ngữ văn ở bậc THPT, nhưngphải đến chương trình 2018 mới được triển khai một cách bài bản, có hệ thống từbậc Tiểu học đến bậc THPT Theo tinh thần của chương trình GDPT 2018 việc dạy
kĩ năng nói và nghe phải đảm bảo theo quy định và cần đạt được mục tiêu của tùngcấp học, bậc học
Cùng với đọc và viết, nói và nghe là những kĩ năng giao tiếp quan trọng cầnhình thành và rèn luyện cho học sinh (HS) nhằm phát triển cho HS những năng lựcđặc thù cũng những năng lực chung và phẩm chất cần đạt theo yêu cầu của chươngtrình GDPT 2018 Đến bậc THPT, việc dạy nói và nghe hướng tới yêu cầu cao HSđộc lập thực hiện và bộc lộ khả năng của bản thân trước những vấn đề phức tạp
Để đạt được yêu cầu đó, HS cần có hứng thú trong học tập; Giáo viên (GV) cần cóđịnh hướng nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất
Điểm mới của chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn bậc THPT là họcsinh phải thực hành kĩ năng nói và nghe trong quá trình học tập Chương trình định
hướng về phương pháp dạy nói và nghe như sau: đối với dạy nói, GV hướng dẫn cho HS quan sát, phân tích mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho HS thực hành nói; hướng dẫn HS cách thức quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận tranh luận; cách dùng các phương tiện nghe nhìn khác để hỗ trợ cho lời trình bày miệng [2-Tr 45-46]; Phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo ở học sinh; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tác động đến tình cảm, đem niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh cácđịnh hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau Trong đó, định hướng đầu tiên làcăn bản và chính điều đó không phân biệt đối tượng học sinh, để học sinh có thểlĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất, cần hướng học sinh vào những hoạtđộng tích cực, nghĩa là học sinh phải trực tiếp tìm kiếm, khám phá vấn đề để pháthuy năng lực giao tiếp của mình
Trang 2Theo đó, mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở những cánh cửa mới vềsáng tạo, tự tin và chỉn chu hơn trong bài nói và cả lắng nghe cũng phát huy đượckhả năng giao tiếp Hoạt động này đã lấy học sinh làm trung tâm coi hoạt độngcủa học sinh là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc dạy và học để tiếp thukiến thức một cách tốt nhất Qua hoạt động nói, học sinh được trao đổi, trình bày,bộc bạch những hiểu biết, suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trước các vấn đềcủa học tập và cuộc sống, HS sẽ thể hiện được những khía cạnh nhất định củamình về lòng yêu nước, nhân ái, tính trung thực, trách nhiệm Qua hoạt động nóihọc sinh cũng được bồi đắp những tình cảm nhân văn, lành mạnh Nói chính làcầu nối, là phương tiện để HS cùng làm việc, cùng phối hợp với những ngườixung quanh trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động học tập
Mặt khác, đối với môn Ngữ văn nói riêng, lĩnh vực văn học nói chung, đây
là món ăn tinh thần của con người, ta không chỉ dùng lí trí để nhận mà còn phảithấu cảm bằng cả trái tim, tâm hồn Vì thế, người dạy không thể xem học sinhgiống như chiếc bình để đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em chính làngọn đuốc cần được thắp sáng Người dạy thông qua việc phát huy năng lực giaotiếp trong tiết Nói và nghe sẽ đánh thức khát vọng để có thể đi đến giá trị cuốicùng của văn chương là hướng con người đến chân - thiện - mỹ
Nhằm giúp đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm hữu ích, thiết thực và khắc
phục khó khăn trong dạy nói nghe, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đề xuất một số kinh nghiệm dạy nói và nghe hiệu quả trong chương trình Ngữ Văn bậc THPT (GDPT 2018) mong đem đến một số cách thức, phương pháp hữu ích cho đồng
nghiệp trong việc tổ chức hiệu quả một tiết dạy nói và nghe thuộc khung chươngtrình môn Ngữ Văn lớp 10,11 GDPT 2018
2 Mục đích nghiên cứu
- Giúp người học và người dạy thích nghi dễ dàng với chương trình mới
- Giúp học sinh hiểu sâu sắc, đầy đủ nhất về ưu điểm của hoạt động dạy nói vànghe nhằm đáp ứng những yêu cầu của đời sống xã hội cũng như phù hợp với yêucầu của chương trình GDPT 2018; từ đó giúp người học tự tin trong các hoạt độnggiao tiếp
Trang 3- Giúp học sinh chủ động, tích cực đón nhận tri thức để nâng cao hiệu quả giờ họcvăn, khơi gợi lòng say mê yêu thích môn học cho học sinh.
3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trường THPT Nông Cống 1.
- Học sinh các lớp trực tiếp giảng dạy: 10A4, 10A7 năm học 2022-2023, 11A4,
11A7 năm học 2023-2024
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Thống kê, xử lí số liệu
- Quan sát, phát vấn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng
- Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm và thu thập các dữ liệu là các sảnphẩm của HS trong quá trình viết như: sơ đồ hình thành ý tưởng; sơ đồ phát triển
và tổ chức ý tưởng; các văn bản nháp; phiếu chỉnh sửa và hoạt động nói nghe củahọc sinh Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp học sinh Các
dữ liệu trên được chúng tôi phân tích bằng phương pháp định tính Phạm vi nghiêncứu tập trung vào hoạt động nói và nghe trên lớp
5 Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
Tiếp cận chương trình GDPT 2018 với nhiều tiết dạy nói và nghe thuộcchương trình Ngữ văn 10, 11, chúng tôi nhận thấy cần có cách thức dạy học linhhoạt, sáng tạo và phù hợp với đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao nhất trong
từng tiết dạy Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi: Quy trình nói và nghe? Cách tạo
ấn tượng, cuốn hút cho một bài nói? Làm thế nào để nghe và ghi chép nội dung thuyết trình phù hợp, hiệu quả?
Trang 4NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Nói là hoạt động của con người thực hiện trong đời sống giao tiếp hàngngày Bản chất của nó là sử dụng các tín hiệu âm thanh để truyền đạt nội dungthông tin tới người nghe Nội dung giao tiếp có thể là trình bày, chuyền tải thông
tin về một lĩnh vực nào đó Theo từ điển Tiếng Việt: nói là phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp (1) Nghe “cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác” Nói và nghe là hai hoạt động cơ bản trong một
cuộc giao tiếp trong đó nói là kĩ năng sản sinh văn bản, nghe là kĩ năng tiếp nhậnvăn bản Hai kĩ năng này không tách rời nhau mà luôn tương tác, luân phiên nhautrong một hoạt động giao tiếp người nói sau khi nói xong sẽ trở thành người nghe.Ngược lại, mỗi người muốn tham dự một hoạt động giao tiếp bình thường thì phải
có năng lực để thực hiện được cả hai quá trình này
Trong khi nói, người ta không thể không sử dụng các yếu tố kèm lời và philời Các yếu tố kèm lời là các yếu tố gắn liền với lời nói như ngữ điệu, trọng âm,cường độ, đỉnh giọng các yếu tố này có vai trò biểu nghĩa rất rõ, đặc biệt là biểunghĩa ngữ dụng Những yếu tố phi lời xuất hiện song song với các tín hiệu bằng lờihình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn Các phương tiện hỗ trợ trong khinói Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, trong khi trình bày một vấn đề,người nói còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ như: ảnh minh họa, clip, bảng biểu,
sơ đồ bổ sung thông tin, tăng tính xác thực cho bài nói
Nghe là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhân thông tin, xử lí âm thanh tác động đếnthính giác của con người Thông qua các thao tác phân tích, tổng hợp hệ thống hóa,người tiếp nhận có thể hiểu được thông tin, lí giải, luận giải được lời nói Nghekhông chỉ đơn giản là hoạt động hướng về phía có âm thanh mà bản chất của nghe
là hiểu, cảm, đối thoại, giao tiếp và chuẩn bị cho các hoạt động tương tác phù hợpsau đó Cho nên trong quá trình nghe cùng với sự vận hành của cơ quan thính giác
là sự vận hành của các cơ quan não bộ với các thao tác tư duy như phân tích, liêntưởng, tổng hợp Dạy học sinh nói và nghe là những hoạt động giáo dục có nhiều ýnghĩa đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh
Trang 5Có thể khẳng định: Nói và nghe là hai kĩ năng rất quan trọng và cần thiết đểrèn luyện cho học sinh Đây là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành vàphát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho người học Theo một khảo sát củathế giới về hoạt động giao tiếp của con người hiện nay thì 65% con người dành chonghe - nói; 35% dành cho đọc và viết Con số này khẳng định tầm quan trọng vàđiều cần thiết trong việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho con người thời hiện đại,trong đó có những HS ở bậc THPT
Dạy học nói và nghe là sự vận động của hoạt động kép có chức năng trongkhoảng không gian và thời gian nhất định của GV và HS nhằm mục đích giúp cho
HS biết trình bày và diễn đạt rõ ràng tự tin hiểu đúng vấn đề diễn đạt, biết tôntrọng và lắng nghe ý kiến người nói, người nghe, có thái độ đúng đắn, điềm tĩnh vàchuẩn mực trong quá trình nói và nghe Tuy nói và nghe là hai kĩ năng khác nhaunhưng luôn đi liền nhau vì hoạt động này diễn ra nối tiếp nhau và là kết quả phảnhồi của nhau được thể hiện trên các phương diện: nói, nghe và nói nghe tương tác
Từ tầm quan trọng của hai kĩ năng này, chương trình Ngữ văn 2018 đã đưa
ra yêu cầu về việc dạy nói và nghe ở bậc THPT như sau: nói và nghe được nângcao, linh hoạt hơn so với cấp THCS để phù hợp với chương trình 2018 đề ra Vìvậy, yêu cầu HS biết tham gia tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểmtrái ngược nhau, nắm bắt và đánh giá được quan điểm trái ngược với mình để tranhluận một cách hiệu quả; có thái độ cầu thị và văn hóa tranh luận phù hợp, có khảnăng nghe, phản hồi đánh giá những điều nghe được Thuyết trình và đánh giáđược các nội dung được yêu cầu; có nhu cầu hứng thú thể hiện chủ kiến cá tínhtrong tranh luận để khẳng định và tạo nên giá trị bản thân Đối với dạy nghe, GVhướng dẫn HS cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quanđiểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ, có thái độ nghetích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác giảiquyết vấn đề với thái độ tích cực Đối với dạy nói nghe tương tác, Gv hướng dẫn
HS cách lắng nghe, cách đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe; cách nói theo lượt lờitrong hội thoại
Thành Định hướng về phương pháp và hình thức dạy học PP kĩ thuật và
Trang 6- Tạo điều kiện cho HS tìm hiểu, luyện tập cách
thức quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và cách
thức trình bày thảo luận, tranh luận trước nhóm, tổ,
lớp, cách dùng các phương tiện nghe nhìn khác để
hỗ trợ cho lời trình bày miệng
- Tạo điều kiện cho HS hình dung mình là người
nghe để hiểu mong muốn, nhu cầu của người nghe
và có cách nói thích hợp
- Tạo điều kiện để hS rèn cách nắm bắt được nội
dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định
của người nói, cách kiểm tra những thông tin chưa
rõ, cách hợp tác giải quyết vấn đề với thái độ tích
cực Rèn thái độ nghe tích cực và tôn trọng người
nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt đối với nói
nghe tương tác, tạo điều kiện cho HS biết cách đặt
câu hỏi để hiểu nội dung nghe, cách nói theo lượt
lời trong hội thoại
*PP dạy học:
- Phân tích mẫu
- Đàm thoại gợi mở
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác
- Đóng vai-Dạy học dựa trên
nghiệm
2.1 Cơ sở thực tiễn
So với Chương trình GDPT 2006 thì chương trình GDPT môn Ngữ văn
2018 chú trọng hơn tới việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe cho học sinh Hoạt độngnày được đánh giá là đóng vai trò quyết định, nổi trội nhất trong triển khai hoạtđộng của một lớp học nhằm thiết lập nên mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy vàngười học
Theo hướng dẫn của SGV 10, 11 thì thời lượng dành cho nói và nghe là 9tiết/ năm Như vậy tổng số tiết rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở lớp 10,11 là 18 tiết/năm học Điều đó cho thấy, nếu GV không linh hoạt lồng ghép trong các hoạt độngdạy học thì có thể biến mỗi tiết học thành tiết dạy lí thuyết hoặc chỉ học cho có
Trang 7Hoặc có tổ chức dạy học những chưa thật hiệu quả như mong muốn và đảm bảotheo yêu cầu bài học.
Hoạt động nói và nghe theo chương trình Ngữ văn 10, 11 có thể quy về 2dạng chính: thuyết trình và thảo luận Mỗi dạng như thế đòi hỏi các cách tổ chứckhác nhau Thực tiễn dạy học cho thấy, vì thời lượng của các tiết nói và nghe rấthạn chế nên hầu như ở nhiều trường, GV đang xem nhẹ các tiết học này và giaonhiệm vụ cho HS làm ở nhà, việc thực hành trên lớp chưa thật đều đặn Một số GVcòn ngại trong việc tổ chức dạy học các tiết nói nghe Vì xét đến cùng, hoạt độngnày mất thời gian, phải tập trung cao độ, nếu không tổ chức không khéo có thể dẫntới hình thức
Có thể thấy: nói và nghe là hai kĩ năng sử dụng ngôn ngữ quan trọng cần rènluyện cho học sinh Tuy nhiên, hai kĩ năng này chưa được chú trọng nhiều trongdạy học Ngữ văn ở các Chương trình Giáo dục phổ thông trước đây Chương trìnhNgữ văn 2018 ra đời đã trả lại vị trí xứng đáng cho hai kĩ năng nói và nghe, đồngthời đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.Thực tiễn đó đặt ra những vấn đề lí thuyết có liên quan mang tính ứng dụng caocần được xem xét thấu đáo hơn Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tậptrung phân tích sâu ba bình diện: Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp dạy học nói vànghe theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; bước đầu đưa ra một
số nhận định về dạy học phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chung vàphát triển kĩ năng nói, nghe ở học sinh bậc THPT nói riêng
2 Đặc điểm của cách dạy nói và nghe ở bậc THPT
2.1 Thuận lợi
Dạy học nói và nghe ở bậc THPT đã được chú trọng và được học bài bảntheo lộ trình từ thấp đến cao theo khung chương trình GDPT 2018 Thời lượng họcđược quy định số tiết rõ ràng, cụ thể Mục tiêu bài học và yêu cầu của bài học đượcđặt ra một cách khoa học, rõ ràng với mục tiêu rèn luyện kĩ năng và các năng lực,phẩm chất cần thiết cho người học
Trong khuôn khổ chương trình Ngữ văn 10, 11 học sinh được tiếp cận các vănbản theo thể loại rất phong phú, điều này khơi gợi được nhiều hứng thú cho giáo
Trang 8viên và học sinh trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học Và tài liệu về cácthể loại khá dễ tìm đối với cả giáo viên và học sinh.
Hơn nữa, chương trình được xây dựng theo hướng mở; không quy định chitiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầucần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp Quy định một số kiến thức cơ bản,cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản quan trọng của văn học dân tộc lànội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc
Ngoài các năng lực chung, chương trình môn Ngữ văn 10,11 theo chươngtrình đổi mới đã tập trung giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp và năng lựcthẩm mỹ; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếngViệt để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một người có văn hoá; hìnhthành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức,đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống
Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trìnhNgữ văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần cócủa người học để lựa chọn nội dung dạy học Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tậptrung vào bốn kỹ năng lớn: Đọc, Viết, Nói và Nghe Đọc bao gồm yêu cầu đọcđúng và đọc hiểu Học liệu của chương trình GDPT 2018 cho phần nói và nghekhá đa dạng, phong phú Các phương tiện hỗ trợ cho hoạt động này cũng rất đadạng, đáp ứng được thực tiễn dạy và học với yêu cầu cao
Nhiều GV và HS yêu thích các giờ học rèn luyện kĩ năng nói và nghe Đặcbiệt, HS yêu thích việc được tự chuẩn bị, tự trình bày và trao đổi, thảo luận, phảnbiện cùng bạn bè trong nhóm, trong lớp học của mình Đây chính là những thuậnlợi cho việc dạy nói và nghe ở trường THPT
Trang 9Mặt khác, một bộ phận GV và không ít học sinh còn xem nhẹ hoạt độnghọc này (Do hình thức thi tự luận chỉ chú trọng đọc viết) nên các hoạt động nàyxem như là hoạt động phụ, chưa được đầu tư thật kĩ lưỡng, chu đáo.
3 Những giải pháp dạy nói và nghe hiệu quả, phù hợp ở bậc THPT
Hoạt động nói và nghe trong khuôn khổ chương trình GDPT 2018 có nộidung phong phú nhưng có thể quy về hai dạng chính: Thuyết trình và thảo luận.Với thuyết trình, theo nội dung đã xác định trong bài học, HS có thể chuẩn bị trước
ở nhà Nhưng với tiết thảo luận, việc thống nhất chủ đề phải đi trước một bước Vàtiết học có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Bởi vậy,đây là thử thách không nhỏ với cả người dạy và người học vì nó đòi hỏi các thànhviên tham gia phải vừa thấu suốt nội dung thảo luận, vừa tập trung chú ý theo dõi ýkiến của các bạn trong lớp, trong nhóm, lại cần rất linh hoạt trong việc lập ý vàdiễn đạt Với thuyết trình, theo nội dung đã xác định trong bài học HS có thểchuẩn bị sẵn bài nói (phần nào dựa vào kết quả của hoạt động viết) và tập nói ởnhà Trên lớp, các HS lần lượt trình bày bài nói của mình theo những đề tài riêng.Với thảo luận, việc thống nhất chủ đề sẽ phải đi trước một bước và các ý kiến thamgia phải bám sát diễn tiến của cuộc thảo luận Rõ ràng, đây là thử thách không nhỏđối với HS vì nó đòi hỏi mỗi người phải thấu suốt chủ đề thảo luận, biết theo dõiquá trình thảo luận với sự tập trung cao độ, lại phải hết sức chủ động, linh hoạttrong việc lập ý và diễn đạt Ở đây, vai trò của người điểu hành rất quan trọng GV
Trang 10cần cho HS làm quen với việc tự điều hành một buổi thảo luận (Tr21- Tài liệu bồidưỡng giáo viên sử dụng SGK môn Ngữ văn 10- Bộ kết nối).
3.1 Tuân thủ quy trình thực hiện bài nói và nghe
Có thể hình dung tiết nói và nghe như sau:
- Chuẩn bị nói và nghe: GV giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị giới thiệu, trình bày nộidung gì? Thời gian chuẩn bị? Thống nhất thời gian trình bày nói và nghe
- Thực hành nói và nghe: Tổ chức cho HS trình bày, giới thiệu, thuyết trình vàlắng nghe theo dõi nội dung đã chuẩn bị Khuyến khích càng nhiều lượt HS trìnhbày càng tốt
- Trao đổi nhận xét, đánh giá, phản hồi về nội dung kĩ năng của người nói, trìnhbày Từ đó, GV nhân xét về kĩ năng và nội dung nói, nghe của HS (không dàidòng, tản mạn, lúng túng) và đặc biệt là thái đọ khi nói nghe: người nói cần nhìnvào người nghe, biết kết hợp lời nói và ngôn ngữ hình th, tốc độ và âm lượng khinói thế nào cho phù hợp Cần có tác phong tự tin khi trình bày, trao đổi
Nội dung các bài nói nghe xoay quanh các hình thức, kĩ năng như: giớithiệu, đánh giá, thảo luận, trình bày báo cáo, lắng nghe và phản hồi, thuyết trình
Ví dụ trong bài 1 lớp 11 bộ Kết nối, nói và nghe yêu cầu thuyết trình về nghệ thuật
kể chuyện trong một tác phẩm truyện Yêu cầu giới thiệu những thông tin cơ bản
về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình; nêu được các khía cạnh trong nghệthuật kể chuyện của tác phẩm truyện; trình bày được những phát hiện cá nhân về
Trang 11giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn
để thuyết trình; thể hiện được sự tôn trọng những cảm nhận, đánh giá đa dạng vềmột tác phẩm truyện
Với yêu cầu thuyết trình, trình bày, HS phải tự trình bày, truyền tải một chủ
đề đến người nghe nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó Thuyết trình làviệc sử dụng ngôn ngữ giọng nói kết hợp ngôn ngữ hình thể nhằm thể hiện rõ nộidung bài nói Xác định được vấn đề cần thuyết trình, nêu được lí do để lựa chọn đềtài đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề trọng tâm, có các dẫn chứng lí lẽ thể hiện quanđiểm riêng và thu hút được sự chú ý, phản hồi từ người nghe Phản hồi là sau khilắng nghe có thể đưa ra các ý kiến hoặc các câu hỏi để có thể làm rõ hơn cho bàiviết việc phản hồi còn thể hiện được thái độ chú trọng lắng nghe quan sát và tómtắt nội dung bài nói Tùy vào hình thức của bài nói nghe mà xác định và sử dụngcác kĩ năng cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu và đạt kết quả cao nhất
- Giáo viên cần thống nhất với HS về tiêu chí đánh giá:
1 Giới thiệu tên nhóm 0.5 đ
2 Thời gian thuyết trình 3-4 phút 01 điểm
3 Nội dung đúng, hợp lí: 03 điểm
4 Phương pháp thuyết trình kho học, hấp dẫn: 02 điểm
5 Hình thức thiết kế đẹp, nội dung dễ hiểu: 0.5 đ
Trang 126 Sôi nổi, đóng góp ý kiến: 03 điểm
Tổng : 10 điểm
3.2 Chuẩn bị nói và nghe
Vì thời lượng dành cho hoạt động nói và nghe tương đối hạn chế, nên mộtgiờ học nói và nghe muôn đạt hiệu quả, GV cần thực hiện thật tốt khâu chuẩn bịtrước giờ thực hành nói và nghe
3.2.1 Giao nhiệm vụ học tập
Đầu tiên, GV cần giao nhiệm vụ học tập để HS chuẩn bị trước giờ học đặc
biệt với các giờ thuyết trình, HS được giao nhiệm vụ học tập sẽ xác định rõ: Đề tài của bài nói là gì? Mục đích của bài nói? Người nghe là ai? Họ mong nhận được
gì từ bài nói? Bài nói được thực hiện trong không gian nào? Thời gian bao lâu?
Sẽ dành bao nhiêu thời gian để trao đổi sau bài nói? Trả lời được câu hỏi này, có
nghĩa là HS đã chuẩn bị cách thức nói phù hợp, tạo hiệu quả cao cho bài nói và cósức thuyết phục cao với người nghe Việc giao nhiệm vụ học tập đem lại sự chủđộng cho cả người học và người dạy, đồng thời tăng cường kĩ năng làm việc nhómcủa HS
Khi giao nhiệm vụ học tập, GV sẽ phải hình dung trước giờ học nói và nghe
sẽ diễn ra như thế nào, đặt ra các tình huống giả định có thể diễn ra trong giờ học
để HS chuẩn bị trước và đón được những điều thú vị trong giờ học HS thường sẽphân công theo nhóm, nhiệm vụ từng thành viên: Người phụ trách nội dung, ngườiphụ trách công nghệ, làm các slide, người chuẩn bị lời dẫn, người hỗ trợ đạo cụ,người hỗ trợ nội dung, người đảm trách vai trò thư kí Công tác chuẩn bị càng tốtthì giờ học nói và nghe diễn ra càng trơn tru, hiệu quả, tạo nên không khí hàohứng, sôi nổi cho giờ học
Giáo viên có thể giám sát và kiểm soát, đánh gia hoạt động này thông qua
việc đánh giá chéo giữa các thành viên trong một nhóm Đây là một kênh quantrọng để GV nhận xét, cho điểm thường xuyên của HS
GV có thể chia HS thành các nhóm ủng hộ và không ủng hộ một số quanđiểm để các em tranh luận, qua đó giúp các em mài sắc công cụ ngôn ngữ và tư
duy Chẳng hạn: khi tổ chức HS tranh luận chủ đề: AI sẽ quyết định tương lai của nhân loại (bài 8- Văn bản thông tin, sách Kết nối) GV có thể chia lớp làm 4 nhóm:
Trang 132 nhóm đồng thuận với quan điểm và 2 nhóm bất đồng quan điểm GV giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng nhóm, dự định thời gian tranh luận và hình thức tranh luận Mộtgiờ dạy nói và nghe muốn thành công, hiệu quả trước hết nằm ở khâu chuẩn bị của
GV và HS
Bảng kiểm đánh giá hoạt động trước giờ học (HS đánh giá chéo):
Mức 1 (Đạt) Mức 2 (Khá) Mức 3 (Tốt)
Hoạt động
nhóm
Có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm nhưng chưa thật nhiệt tình, hiệu quả
Có tinh thần hợp tác, làm việc tươngđối nhiệt tình, hiệu quả; Góp phần vàonhững thành công của nhóm
Có tinh thần hợp tác, làm việc nhiệt tình, hiệu quả, có nhiều sáng tạo góp phần làm nên thành công của nhóm
GV cần hình dung, mường tượng ra và dự tính, dự trù những tình huống cóthể xảy đến trong giờ nói và nghe Từ đó, sẽ chuẩn bị trước những phương án cụthể và giao nhiệm vụ phù hợp với các nhóm HS trong lớp Điều này có ý nghĩaquan trọng trong giờ thực hành nói và nghe, khi đó, cả HS và GV đều thực hànhtrong tâm thế chủ động, sôi nổi, không sa vào lúng túng hoặc “vỡ trận”
3.2.2 Định hướng cách trình bày bài nói và nghe
Trước khi thực hành nói và nghe, GV ngoài khâu giao nhiệm vụ cho HS, GVcần có những cách thức định hướng cho HS trang bị những kĩ năng cần thiết, quantrọng để có thể thực hành thật tốt, thật hiệu quả Khâu này nhằm tránh những vấn
đề nảy sinh không đáng có trong tiết thực hành Khi GV định hướng kĩ càng cho
HS, HS sẽ chủ động trong các bước chuẩn bị nội dung, phân công thành viên phụtrách từng mảng, phân công người thuyết trình, hỗ trợ người thuyết trình, sử dụngcác phương tiện bổ trợ cho bài nói và nghe của mình thật sinh động, hấp dẫn.Ngoài ra, HS sẽ được trang bị những kĩ năng cơ bản, ban đầu trong việc rèn luyện
kĩ thuật trình bày trước đám đông, kĩ năng lắng nghe, phản biện, đánh giá, góp ý
Trang 14Xác định nội dung nói chính là việc GV hướng dẫn HS định hướng trình
bày vấn đề Việc thực hiện nội dung này là gv cần đặt ra các câu hỏi hướng dẫncho HS trả lời hoặc GV giao nhiệm vụ trước cho HS về nhà chuẩn bị về hình ảnh,tài liệu, các yếu tố bổ trợ cho nội dung nói để các em lồng ghép tạo hiệu quả và sứccuốn hút cho phần thuyết trình của các em
Từ việc xác định nội dung nói, GV hướng dẫn HS xác lập những khía cạnh sẽtrình bày trong khi nói Việc tìm ý chính là giúp HS xác định các ý nói cho đúng,trúng, đủ; kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ bổ trợ đắc lực cho hoạt động
Trang 15nói Đây là quy trình vừa khám phá kiến thức, vừa hình dung ra cách trình bày vấn
Bảng kiểm: Tiêu chí nội dung trình bày bài nói
Nội dung trình bày đầy đủ, hấp dẫn, cuốn hút
3.3 Hướng dẫn ngữ điệu nói và cách kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ
Một bài nói và nghe hiệu quả không chỉ thể hiện ở phương diện nội dung mà
đi cùng với nó chính là các phương tiện phi ngôn ngữ Các phương tiện có thể là:
phiếu học tập, tranh ảnh, bảng kiểm, máy tính, máy chiếu, loa, giấy A4, A0 Ở bài