Qua nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặpkhó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sửdụng các phương pháp, kỹ thuật dạy họ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC LỚP 10 TẠI TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1
2.1 Cơ sở lý luận 1
2.2 Thực trạng chất lượng giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá 2
2.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá 2
2.3.1 Phương pháp dạy học dự án 2
2.3.2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 6
2.3.3 Phương pháp trò chơi 8
2.3.4 Kỹ thuật khăn trải bàn 12
2.3.5 Kỹ thuật các mảnh ghép 14
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17
3.1 Kết luận 17
3.2 Kiến nghị 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục đào tạo được xem làchính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trênthế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ Vậy giáo dục có hiệu quả và đạtchất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần thiết phải đổi mới về nộidung, phương pháp dạy học Trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh là vấn đề quan trọng
Cũng như các môn học khác, mục tiêu của môn Tin học không chỉ dừng lại
ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ của một người học, mà hơn thế làhình thành năng lực, phẩm chất tích cực để làm hành trang chuẩn bị cho các embước vào xã hội của thời đại mới Vì vậy việc sử dụng phương pháp, kĩ thuậtdạy học tích cực trong giảng dạy giúp đổi mới PPDH theo hướng trên
Qua nghiên cứu và thực tiễn giảng dạy cho thấy một số giáo viên còn gặpkhó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sửdụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, cũng như chưa phát huy tối đahiệu quả của tiết dạy Kết quả học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụđộng và không hề tư duy Chính vì những lí do đó, tôi chọn đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại Trung tâm GDTX - KTTH Thanh Hóa”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các kĩ thuật dạy học tích cực
- Đề tài tập trung vào việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm pháthuy năng lực phẩm chất sáng tạo của học sinh và giúp học sinh hứng thú và đạthiệu quả cao trong việc học môn tin học 10
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 tại Trung tâm GDTX –KTTH Thanh Hoá, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáoviên môn Tin học cũng như giáo viên nói chung trong công cuộc đổi mới nền giáo dục
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học dự án,phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi
+ Các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép
- Đối tượng thực nghiệm: Lớp 10B2, 10B3 Trung tâm GDTX - KTTH ThanhHoá
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra quan sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Phương pháp dạy và học tích cực luôn hướng tới mục đích phát triển nănglực giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực sáng tạo từ người học Phương phápnày đề cao vai trò người học bằng hoạt động cụ thể thông qua sự động não để tựchiếm lĩnh đỉnh cao tri thức Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và
Trang 4học tích cực có thể là:
- Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyệnphương pháp tự học Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyếnkhích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết
và đã qua trải nghiệm Giáo viên nên đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề
để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm Từ đó giúp học sinh tìm ranhững câu trả lời đúng, các đáp án chính xác nhất Các em còn được khuyến khích
“khai phá” ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quanđiểm theo từng cá nhân Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất
- Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp tác:Trong dạy và học tích cực, giáo viên không được bỏ quên sự phân hóa về trình
độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học Trên cơ sở đógiáo viên xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với khả năng của từng cánhân nhằm phát huy khả năng tối đa của học sinh
- Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của học sinh, nhucầu và lợi ích của xã hội Dưới sự hướng dẫn của người thầy, học sinh được chủđộng chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm hiểu nghiên cứu vàtrình bày kết quả Nhờ có sự quan tâm của thầy và hứng thú của trò mà phát huycao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện cho học sinh cách làm việc độc lậpphát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả
- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi Thông qua hướng dẫn tìm tòi,giáo viên sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng định họcsinh có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Đánh giá không chỉnhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà còn tạođiều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên
2.2 Thực trạng chất lượng giảng dạy môn Tin học lớp 10 tại Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá
Trên thực tế trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chú trọng đến kiến thứcbài học, làm thế nào để khai thác hết nội dung kiến thức của bài, nhưng ít chú trọngđến việc phải sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nào để giúp các
em tiếp thu lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảngdạy cho thấy một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạyhọc trên lớp với việc thiết kế và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực,cũng như chưa phát huy tối đa hiệu quả của tiết dạy
Hơn nữa trong quá trình giảng dạy ở trường Trung tâm GDTX – KTTHThanh Hoá bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có điều kiện kinh tế muamáy tính Vì vậy bài thực hành các em còn rất hạn chế và còn đặt nặng vấn đềmôn chính, môn phụ, có cái nhìn còn hời hợt, học theo kiểu đối phó
Mặt khác môn tin học 10 chủ yếu học về hệ điều hành, về mạng internet, lậptrình, phần mềm chỉnh sửa ảnh …khá là khô khan nếu giáo viên không có phươngpháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp thì học sinh rất khó tiếp thu kiến thức
Trang 52.3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học lớp
10 tại Trung tâm GDTX – KTTH Thanh Hoá
2.3.1 Phương pháp dạy học dự án
* Bản chất
Phương pháp dạy học theo dự án là mô hình lấy người học làm trung tâm.Với phương pháp này, thầy cô đóng vai trò tham vấn, hướng dẫn và tạo ra cáctình huống, các vấn đề thực tiễn còn các em học sinh sẽ chủ động, tích cực thamgia, áp dụng những kiến thức đã học để thực hành, giải quyết tình huống từ đóphát triển thêm được nhiều các kỹ năng khác Thành phẩm cuối cùng sẽ là mộtbài báo cáo, hoặc những sản phẩm do chính tay các em học sinh tạo ra với sự hỗtrợ của giáo viên
Chương trình dạy học theo dự án được thiết kế dựa trên những câu hỏi địnhhướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong nhữngbối cảnh thực tế Trong quá trình thực hiện dự án, thầy cô có thể vận dụng nhiềucách đánh giá cũng như can thiệp bằng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ học sinhtạo ra những sản phẩm có chất lượng
* Quy trình tổ chức dạy học theo dự án:
- Bước 2: Thực hiện dự án cần có:
+ Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được
+ Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đềđược thử nghiệm qua thực tiễn
- Bước 3: Kết thúc dự án học sinh sẽ trình bày kết quả của mình và thầy cô
sẽ là những người đánh giá theo tiêu chí đã đề ra
Ví dụ: Dạy học dự án
CHỦ ĐỀ 2 –BÀI 8: MẠNG MÁY TÍNH TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Hiểu được sự khác biệt giữa mạng LAN và Internet
- Biết được những thay đổi về chất lượng cuộc sống, phương thức học tập
và làm việc trong xã hội khi mạng máy tính được sử dụng rộng dãi
- Biết được một số công nghệ dựa trên Internet như dịch vụ điện toán đámmây hay kết nối vạn vật (IoT)
Trang 6– Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu
và nhiệm vụ
Năng lực Tin học:
– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện CNTT và truyền thông
+ So sánh được mạng LAN và Internet
+ Nêu được một số dịch vụ cụ thể mà Điện toán đám mây cung cấp chongười dùng
+ Nêu được khái niệm Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT)
+ Nêu được ví dụ cụ thể về thay đổi trong cuộc sống mà IoT đem lại Phátbiểu được ý kiến cá nhân về lợi ích của IoT
3 Phẩm chất
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động.
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Thiết bị
Thiết bị Máy tính kết nối mạng, máy chiếu, loa Điện thoại kết nối mạng, máy
tínhPhần mềm Zalo, MS PowerPoint, canva, MP4 Phần mềm Zalo, MS
PowerPoint, canva, MP4
2 Học liệu
− Bài trình chiếu đa phương tiện (PP),
− Video các thiết bị thông minh
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết học Hoạt động và nội dung
Tiết 1
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về chủ đề dạy học dự án
GV giới thiệu kiến thức sẽ sử dụng trong chủ đề liên quan
Hoạt động 2: Xây dựng các chủ đề bài toán liên quan.
- Giáo viên cùng học sinh xây dựng các chủ đề trên cơ sở định hướng
của giáo viên và các vấn đề học sinh có hứng thú
Hoạt động 3: Thảo luận chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng
nhóm.
Giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm sẽ nhận các nhiệm vụ theo nhu cầu, sở thích và khả năng:
- Nhóm 1: Tìm hiểu về mạng Lan và Internet, vai trò của Internet
- Nhóm 2: Tìm hiểu về điện toán đám mây
- Nhóm 3: Tìm hiểu về Internet vạn vật
Hoạt động 4: Thảo luận các nội dung chính của từng chủ đề
GV chiếu yêu cầu các chủ đề chính, HS cùng nhau thảo luận nội dung chính để xây dựng sản phẩm
Hoạt động 5: Thảo luận phương pháp đánh giá.
- Học sinh và giáo viên cùng thảo luận và đưa ra phương pháp đánh giá cho điểm sao cho công bằng và phù hợp với năng lực học sinh
Trang 7Tiết học Hoạt động và nội dung
(dựa trên thang điểm làm việc nhóm và đánh giá sản phẩm)
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận tìm ra nội dung chính về chủ đề
- Nội dung của chủ đề sẽ được trình bày lại trên phần mềmpowerpoint hoăc canva
- Cử thành viên tập thuyết trình nội dung chủ đề của nhóm
- Dự đoán trước một số câu hỏi phản biện của nhóm để có phương ántrả lời
Giáo viên:
- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra tiến trình của nhóm
- Giải đáp mọi thắc mắc của học sinh về bài tập nhóm thông quafacebook, gmail
Tiết 2:
Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo kết quả sau 1 tuần làm việc.
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo bài làm
- Sản phẩm của nhóm phải làm hoàn chỉnh trên phần mềm powerpointhoăc canva
- Các nhóm khác có thể phản biện và góp ý
Hoạt động 2: Thảo luận đánh giá, cho điểm các nhóm theo thang điểm GV
- Nhóm nhận xét chéo theo thang điểm GV đưa ra
- HS nghe nhận xét và rút kinh nghiệm
- GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm theo nhóm và sự đóng góp các
thành viên trong nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC NỀN
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Nội dung đúng, đầy đủ, chi tiết 7
Lấy được ví dụ, dẫn chứng, minh họa đầy đủ, sinh động 3
Phiếu đánh giá : Kỹ năng thuyết trình làm việc nhóm
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
Kết hợp với các phương tiện khác hỗ trợ, cử chỉ… 2
Tham gia đóng góp ý kiến phản biện và đặt câu hỏi
cho nhóm khác
2
Trang 8Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng và hợp tác
hiệu quả
2
Trang 9* Sản phẩm học sinh: (Chi tiết phần Phụ lục)
2.3.2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
* Bản chất
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH đặt ra trước học sinh cácvấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và cónhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề
* Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảmxúc, giá trị);
- So sánh kết quả các cách giải quyết;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
Ví dụ 1:
BÀI 22: KIỂU DỮ LIỆU DANH SÁCH Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a Mục tiêu
- Kiểm tra kỹ năng khai báo biến
- Giúp học sinh nhận thức mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhucầu mong muốn giải quyết vấn đề
b Nội dung
Bài toán: Khai báo nhiệt độ 7 ngày trong tuần
Mở rộng bài toán với N=365 ngày Việc khai báo nhiệt độ 365 ngày trongtrường hợp này có khó khăn gì?
* Trường hợp mở rộng: (Học sinh có thể chưa biết cách làm)
Nhietdo=[ i for i in range(365)]
Trang 10d Tiến trình thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Chia lớp làm 4 nhóm thực hiện yêu cầu như nhau, mỗi nhóm thảo luậnnhanh và trả lời các câu
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm thảo luận viết câu trả lời vào bảng phụ.
+ Trong quá trình thảo luận học sinh phát hiện vấn đề bài toán trong trườnghợp mở rộng với N= 365 ngày HS suy nghĩ, thảo luận tìm ra cách giải quyết tốtnhất là sử dụng kiểu dữ liệu khác để khai báo biến của chương trình
- Báo cáo kết quả: Các nhóm sau khi thảo luận và chốt kết quả vào bảng
phụ sau khi thống nhất
- Đánh giá, nhận xét:
+ Các nhóm sẽ nhận xét và bổ xung cho nhau
+ GV chốt kiến thức câu trả lời các nhóm
GV chọn nhóm có đáp án tốt nhất để làm tình huống kết nối vào bài Đểgiải quyết được khó khăn các em đã nêu thì ngôn ngữ lập trình Python có 1 cấutrúc dữ liệu sẽ giải quyết được vấn đề này đó là Kiểu dữ liệu danh sách
Ví dụ 2: Giải quyết vấn đề
CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA
TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Khi dạy xong nội dung đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường sốtôi đưa ra 1 số câu hỏi và tình huống từ thực tế để hướng các em có cách giảiquyết hợp lý, tránh trường hợp xấu xảy ra
Mục tiêu:
+ Đưa ra cách giải quyết vấn đề hợp lý, hướng các em tới những cách giao
tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự trên mạng xã hội
+ Cách giải quyết vấn đề bị nói xấu trên mạng xã hội
Câu hỏi 1: Hiện nay mạng xã hội (facebook, zalo, …) được giới trẻ sử
dụng rất nhiều, nó có 2 mặt tích cực và tiêu cực Bản thân em sử dụng mạng xãhội (facebook, zalo ) như thế nào cho có hiệu quả?
HS: + Suy nghĩ, thảo luận tìm ra câu trả lời để giải quyết vấn đề
+ Báo cáo kết quả
Sử dụng mạng xã hội hiệu quả:
- Trước khi like, share, comment trên mạng cần kiểm tra kĩ thông tin
- Không chửi bới nhau, văng tục, phát tán những hình ảnh phản cảm trên mạng
- Không tung tin thất thiệt cho Đảng, Nhà nước và cá nhân
- Không Body Shaming người khác trên mạng………
GV: + Gọi các nhóm bổ xung kiến thức cho nhau
+ Đánh giá và chốt kiến thức
Tình huống 1: Bị nói xấu, dèm pha trên mạng
Câu hỏi: Bản thân em bị một người bạn trong lớp nói xấu, dèm pha trên
mạng xã hội, em sẽ xử lí như thế nào?
GV: yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề.
Trang 11HS: suy nghĩ, thảo luận và đưa ra cách giải quyết tình huống một cách hợp
lí nhất
GV: Hướng các em đến cách giải quyết vấn đề hợp lí
+ Nếu là bạn bình thường và vấn đề không nghiêm trọng các em nên gặp
gỡ trực tiếp giải quyết vấn đề và yêu cầu bạn xin lỗi công khai và xóa bài đăng+ Nếu sự việc nghiêm trọng các em nên nói chuyện với bố mẹ, thầy cô nhờngười giúp đỡ hoặc có thể nhờ cơ quan pháp luật
còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồithương thiệt hại
2.3.3 Phương pháp trò chơi
* Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đềhay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua mộttrò chơi nào đó
* Quy trình thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi