Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời với mục đích thay thế và kế thừa chương trình giáo dục hiện hành 2006, đồng thời "bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gọi tắt là Chương trình 2018, hayCTGDPT 2018) là chương trình định hướng giáo dục và đào tạo cho mọi cấp họcphổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm
2018 theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về "ban hành chương trình giáo dụcphổ thông" Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ra đời với mục đích thay thế và
kế thừa chương trình giáo dục hiện hành 2006, đồng thời "bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức
cơ bản, thiết thực; hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó".
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) thì đổi mới phươngpháp giảng dạy là hoạt động quan trọng trong quá trình dạy và học
Sinh học là môn học được lựa chọn trong nhóm môn khoa học tự nhiên ở giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Môn Sinh học góp phần hình thành và pháttriển ở học sinh năng lực sinh học, đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạtđộng giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu vànăng lực chung
Hiện nay, chương trình Sinh học trung học phổ thông đã đổi mới sách giáokhoa đến lớp 11 Nội dung SGK Sinh học 11 có một số thay đổi khiến nhiều giáoviên còn lúng túng trong việc biên soạn, lựa chọn phương pháp (PP) phù hợp chobài học Và việc lựa chọn phương pháp thì cần tích cực hoá hoạt động của ngườihọc, trong đó giáo viên (GV) đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho họcsinh (HS), tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề đểkhuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiệnnăng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, pháthuy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển
Trước thực tế đó, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật tích cực trong dạy học bài 10 - Bài tiết và cân bằng nội môi, Sinh học 11 Cánh diều”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
- Xác định một số phương pháp, kĩ thuật tích cực sử dụng dạy học bài 10 - Bài tiết
và cân bằng nội môi, Sinh học 11 Cánh diều nhằm tích cực hóa hoạt động của HS
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động của học sinh
- Bài 10- Bài tiết và cân bằng nội môi, sách Sinh học 11 Cánh diều
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 2- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
- Tham vấn chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với các đồng nghiệp về đề tài nghiên cứu,
lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việctriển khai và nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Hậu
Lộc 2
1.5 Những điểm mới của SKKN
- Sử dụng phương pháp, kĩ thuật nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, tạo môitrường thân thiện theo định hướng của chương trình GDPT 2018 trong bài học cụthể của chương trình Sinh học mới
2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học môn Sinh học theo chương trình GDPT 2018
* Phương pháp giáo dục môn Sinh học được thực hiện theo các định hướng chung
sau:
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều,ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thểtiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lựccần thiết sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông
b) Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học để phát hiện và giải quyết cácvấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trảinghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập,khám phá, vận dụng
c) Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp vớimục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể Tuỳ theo yêucầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học trongmột chủ đề Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, )được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Tăngcường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ thể học tậpcủa học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, dạy học bằng
dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân hoá, cùng các kĩthuật dạy học phù hợp)
d) Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh hoạt; kếthợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo hợp đồng, học đảongược, học trực tuyến, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy học sinh học Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệthống các thiết bị dạy học; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện kho tri thức, đa phương
Trang 3tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo,thí nghiệm mô phỏng, ).
đ) Dạy học tích hợp thông qua các chủ đề kết nối nhiều kiến thức với nhau.Dạy các chủ đề này, giáo viên cần xây dựng các tình huống đòi hỏi học sinh vậndụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề về nhận thức, thực tiễn và côngnghệ
2.1.2 Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Phương pháp dạy học chính là cách thức tổ chức bài học giữa người dạy vàngười học, nhằm đạt được mục tiêu dạy học trong từng bài học nhất định Kĩ thuậtdạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinhtrong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạyhọc Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.Những phương pháp áp dụng kĩ thuật dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tựgiác, sáng tạo của học sinh được gọi là những phương pháp dạy học tích cực
Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉđóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn
Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực được các nhà nghiêncứu giáo dục đưa ra nhằm cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển
kỹ năng toàn diện của học sinh Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả các phương pháp,giáo viên cần phân tích bài giảng, chọn ra phương pháp dạy học phù hợp nhất chotừng nội dung Trong phạm vi đề tài tôi đi sâu nghiên cứu vào một số phương pháp,
kĩ thuật dạy học sau:
a Phương pháp dạy học
* Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợptác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành cácnhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm
vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhómsau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp Hiệu quả của phương pháp nàynếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triểnnăng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS
* Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH đặt ra trước HS các vấn đềnhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HSvào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốngiải quyết vấn đề Đây là một phương pháp hiệu quả, tập dượt cho học sinh biếtphát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộcsống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương phápdạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo
* Phương pháp vấn đáp
Trang 4Vấn đáp là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranhluận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
PP vấn đáp gồm có: vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi, vấn đáp giải thích-minh họa
- Vấn đáp tái hiện: HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ
- Vấn đáp giải thích minh họa: Câu hỏi có kèm ví dụ minh họa để giúp HS hiểu và ghi nhớ
- Vấn đáp tìm tòi: HS phải liên tục tìm hiểu, khám phá lời giải đáp
* Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đềhay thể nghiệm những hành động, những thái độ, thông điệp, những việc làm thôngqua một trò chơi nào đó Đây được coi là một trong những phương pháp dạy họcmới giúp tăng sự hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu vấn đề mạnh mẽ hơn.Không tốn nhiều thời gian của tiết học, tạo không khí sôi động, thay đổi trạng thái
HS, kích thích sự hiếu thắng, giúp học sinh tìm tòi kiến thức bài học sâu hơn
* Phương pháp thuyết trình
Hay còn gọi là phương pháp dùng lời nói sinh động để trình bày tài liệu mớihoặc tổng kết những tri thức mà học sinh tiếp nhận được Tuy nhiên, để đạt hiệuquả cao khi sử dụng phương pháp này yêu cầu cần trình bày vấn đề chính xác, rõràng, dễ hiểu theo một trình tự logic chặt chẽ, có tính thực tiễn cao, Lời nói rõràng, trong sáng, chuẩn xác, tốc độ, âm lượng vừa phải, hành vi, cử chỉ phù hợp, cóthể dùng ẩn dụ- hình tượng gần gũi để liên hệ giúp người tiếp nhận dễ dàng hiểuvấn đề Đồng thời sử dụng phối hợp các phương pháp khác để tăng hiệu quả
b Một số kĩ thuật dạy học
* Kĩ thuật chia nhóm
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chianhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em đượchọc hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp Có thể chia nhóm theo sốđiểm danh, theo tổ, bàn, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,hoặc sử dụng các phần mềm…
* Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?Nhiệm vụ là gì? Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? Thời gian thực hiện nhiệm vụ
là bao nhiêu? Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? Sản phẩm cuối cùng cần có làgì? Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?
- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, khônggian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị
* Kĩ thuật đặt câu hỏi
Trong dạy học, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìmhiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập củaHS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác vềnhững nội dung bài học chưa sáng tỏ Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu
Trang 5biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độtham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau: Câu hỏi phải liên quan đếnviệc thực hiện mục tiêu bài học; Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; Đúng lúc, đúng chỗ;Phù hợp với trình độ HS; Kích thích suy nghĩ của HS; Phù hợp với thời gian thựctế; Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; Không hỏi nhiềuvấn đề cùng một lúc
Từ biểu đồ KWL, Ogle bổ sung thêm cột H (how) ở sau cùng, với nội dungkhuyến khích học sinh định hướng nghiên cứu, mở rộng, vận dụng vào thực tế
* Kĩ thuật khăn trải bàn
- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấyA0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn
- Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xungquanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người)
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình (về một vấn đề nào đó
mà GV yêu cầu) vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình Sau đó thảo luậnnhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Sách giáo khoa: thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa (Cánh
diều, Kết nối tri thức và cuộc sống, Chân trời sáng tạo) Mỗi trường thường lựachọn một bộ sách giáo khoa phù hợp phục vụ giảng dạy Tuy nhiên phải đến đầunăm học sách giáo khoa mới được bán về địa phương, giáo viên chủ yếu sử dụngbản mềm (bản mẫu) thời gian đọc kĩ chưa nhiều trong khi có những đơn vị kiếnthức mới, rộng Và vì sử dụng ba bộ SGK trên cả nước, chương trình thi thì chungnên đòi hỏi ở giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn không chỉ một bộ sách màcần phải không ngừng trau dồi kiến thức, đồng thời cần thay đổi phương pháp làmsao để giúp học sinh có thể học tập chủ động, nắm bắt và mở rộng kiến thức chứkhông bó hẹp ở một cuốn SGK, giúp các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt
ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
* Về giáo viên: Mỗi giáo viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, hoàn
cảnh khác nhau, vì vậy việc đổi mới PPDH còn gặp nhiều khó khăn Với sách giáokhoa mới việc phân tích, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm cũng đặt ra mộtyêu cầu, kĩ năng ở giáo viên Các kĩ năng lựa chọn và sử dụng PPDH, tổ chức,
Trang 6hướng dẫn HS học tập, kĩ năng đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổimới đòi hỏi giáo viên phải đầu tư về thời gian và trí tuệ Vì vậy, nhiều giáo viênngại áp dụng các phương pháp mới, kĩ thuật tích cực vào quá trình dạy học Ngoài
ra, qua thực tế trường tôi đó là cũng có giáo viên áp dụng một số PPDH, kĩ thuậttích cực, xong chưa được học sinh đón nhận, giáo viên chỉ áp dụng 1-2 lần chứchưa thường xuyên nên chưa phát huy được hiệu quả, thời gian tiến hành thườngdài hơn so với dạy truyền thống
* Về học sinh: Do đối tượng học sinh khác nhau về ý thức, mục đích học tập,
đặc biệt HS 11 là đối tượng áp dụng thay đổi SGK đầu tiên nên tâm lí có ảnhhưởng không nhỏ đến đổi mới PPDH Nhận thấy HS thường lúng túng, chậm chạptrong việc phát hiện nguyên nhân vấn đề, có thể hiểu lí thuyết nhưng chưa biết cáchvận dụng kiến thức vào thực tế, nên chưa chủ động tự học, tự nghiên cứu Bên cạnh
đó nhiều bài trong SGK có dung lượng kiến thức quá lớn nên nếu truyền tải theophương pháp thông thường dễ khiến học sinh rơi vào tình trạng “tràn” – khônghiểu, không hợp tác, khó tiếp thu được kiến thức Như vậy đòi hỏi giáo viên cầnlinh hoạt trong đổi mới phương pháp dạy học thì mới phát huy được tính tích cựctrong dạy học
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Quan sát các cơ chế cân bằng nội môi Mô tả chính xác bằng cách vẽ hình, lập sơ
đồ cơ chế cân bằng nội môi trong cơ thể động vật và con người
+ Phát triển tư duy phân tích, so sánh thông qua việc so sánh các quá trình vậnchuyển và trạng thái cân bằng các chất
+ Giải thích các cơ chế cân bằng các chất liên quan đến các bệnh tật do rối loạnchuyển hóa các chất trong cơ thể người và động vật
+ Đề xuất các biện pháp nhằm giúp cho cơ thể thích ứng tối ưu với môi trườngsống qua việc bảo vệ toàn vẹn các quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể độngvật
Trang 7- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin: phương pháp đọc hiểu sơ đồ, hình ảnh; Khảnăng phân tích thông tin liên quan đến quy luật vận chuyển và cân bằng các chấttrong cơ thể; Xử lí thông tin thể hiện mối liên quan giữa các chất trong quá trìnhvận chuyển.
- Năng lực tìm tòi, khám phá và nghiên cứu khoa học:
+ Phân tích các quá trình vận chuyển các chất trong hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệbài tiết, cân bằng nội môi từ đó hình thành giả thuyết khoa học, đề xuất các phươngpháp nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống
+ Hình thành năng lực tìm tòi mở rộng nhằm áp dụng kiến thức của bài học vàothực tiễn
- Năng lực tính toán:
+ Khả năng tính toán thành phần các chất trong máu
+ Phát triển năng lực tư duy logic trong tính toán về các thành phần tham gia vàoquá trình chuyển hóa vật chất của cơ thể, từ đó điều tra xử lí số liệu về rối loạn, cácbệnh liên quan đến gan, thận, máu ở người
- Năng lực giao tiếp:
Hình thành cho học sinh năng lực sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt vấn đề thôngqua trình bày, tranh luận, thảo luận về cơ chế cân bằng nội môi trong cơ thể
- Nhận thức Sinh học: nêu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết;
Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi; Nêu đuợc kháiniệm: nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hoà nội môi;Nêu được một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi và một số hằng sốnội môi
- Tìm hiểu thế giới sống: nêu được các biện pháp bảo vệ thận và các biện phápphòng tránh một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết như suy thận, sỏi thận,
- Vận dụng: thực hiện xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá liên quan đến cân
bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm
+ Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao
+ Tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống khoa học, xét nghiệm định kỳ,…để có
hệ bài tiết khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng
Trang 82.3.2 Ý nghĩa bài 10- Bài tiết và cân bằng nội môi, Sinh học 11, Cánh diều.
Thông qua bài học này không chỉ giúp học sinh hiểu được cơ chế cân bằng nộimôi, nguyên nhân, biện pháp khắc phục bệnh tật ở con người, mà còn giúp các em
có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng, bảo vệ môi trường;
có ý thức trong mọi hoạt động sống, nhất là có biện pháp học tập và rèn luyệnđúng, khoa học đảm bảo cân bằng và nâng cao thể chất của người học sinh
Qua bài học học sinh ý thức được học phải đi đôi với hành; rèn luyện kĩ nănggiải quyết tình huống trong cuộc sống Đồng thời giúp người học có kĩ năng giảiquyết các tình huống trong cuộc sống- cùng một tình huống, hiện tượng nhưng donhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân lại chịu tác động của nhiều yếu tốkhác Như vậy, thông qua bài học sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt hơntrong xã hội hiện đại
2.3.3 Thiết bị dạy học, học liệu
* Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, giáo án điện tử
- Các hình ảnh về nội dung vấn đề liên quan đến chủ đề ở phần phụ lục
- Bản kế hoạch phân công tổ chức nhiệm vụ cho học sinh
- Các phiếu đánh giá
- Phiếu học tập, Giấy A0, bút dạ, nam châm
* Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Nhận nhiệm vụ của nhóm, hoàn thành nhiệm vụ, chuẩn bị sản phẩm báo cáo trướclớp
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung
2.3.4 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Thời lượng: 2 tiết trên lớp và giao nhiệm vụ thực hiện cho HS ngoài giờ lên lớp
2.3.4.1 Tiết 1- Bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi
Hoạt động 1: Khởi động
1 Mục tiêu
- Định hướng nội dung bài học
2 Tổ chức hoạt động (thời gian 10 phút Phương pháp trò chơi)
+ GV chuyển giao nhiệm vụ
- Sử dụng PP trò chơi “Vua tiếng việt”
- Đoán 5 từ khóa ở 5 câu Ở mỗi câu có các chữ
cái, nhiệm vụ HS sắp xếp các chữ cái thành cụm
Trang 9Câu 5: G/C/N/Â/B/N/Ằ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân Thời gian 10s/ 1
câu tương ứng với 1 từ khóa Trả lời mỗi câu hỏi
sẽ tìm ra được 1 từ khóa cho nội dung liên quan
đến bài tiết HS có thể trả lời từ khoá bất kì lúc
nào, trả lời đúng đạt 10 điểm
+ GV kết luận:
- Đáp án của các câu hỏi và cho điểm Câu 1: BÀI
TIẾT; Câu 2: THẬN; Câu 3: NƯỚC TIỂU; Câu 4:
NỘI MÔI; Câu 5: CÂN BẰNG
- Để thực hiện hoạt động bài tiết, thận đã tạo nước
tiểu đào thải ra ngoài đảm bảo duy trì trạng thái
cân bằng cho môi trường trong cơ thể
Đây chính là những nội dung chính của bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của bài tiết;
thận và chức năng tạo nước tiểu.
1 Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của thận trong bài tiết
2 Tổ chức hoạt động (Thời gian 25 phút PP hoạt động nhóm nhỏ+trò chơi)
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Nghiên cứu thông tin SGK mục I- bài 10
+ HS làm việc theo nhóm: 2 HS/ 1 nhóm
+ GV tổ chức trò chơi với các câu hỏi vấn đáp tìm
tòi Đồng thời ở mỗi trò chơi chốt lại kiến thức cần
lưu ý
Thực hiện nhiệm vụ
TRÒ CHƠI: AI NHANH HƠN?
1 Nhanh trí
GV cho các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 Bài tiết là quá trình loại bỏ khỏi cơ thể các
1 Khái niệm và vai trò
- Bài tiết là quá trình loại bỏ
ra khỏi cơ thể các chất sinh
ra từ quá trình chuyển hoá
mà cơ thể không sử dụng,các chất độc hại và các chất
dư thừa
- Cơ quan bài tiết chủ yếu:Phổi, thận, da và hệ tiêuhoá
Trang 10cặn bã
Câu 2 Cơ quan bài tiết gồm:
A tim, gan, thận và phổi
B tim, gan, thận và da
C gan, thận, da và hệ tiêu hoá
D thận, hệ tiêu hoá, da và phổi
Câu 3 Chức năng của hệ bài tiết là
A tái hấp thụ nước và giải độc cho cơ thể
B thải độc cho cơ thể và điều tiết lượng máu
C điều tiết lượng nước tiểu và duy trì cân bằng
nội môi
D giải độc cho cơ thể và duy trì cân bằng nội môi
Câu 4 Điều gì xảy ra nếu các chất sinh ra từ quá
trình chuyển hoá, chất độc hại và chất dư thừa không
được loại bỏ ra khỏi cơ thể?
A Gây tăng dữ trữ các chất, tăng nguy cơ béo phì
B Gây mất cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể
C Gây độc cho cơ thể và mất cân bằng nội môi
D Cơ thể vẫn thực hiện chức năng bình thường
HS dựa vào SGK nhanh chóng trả lời
GV nhận xét, bổ sung, kết luận
2 Nhanh mắt
GV cho HS xem ảnh cấu tạo của thận (Hình 10.1
SGK), yêu cầu mô tả nhanh cấu tạo của thận
- người bình thường có bao nhiêu quả thận?
- Đơn vị chức năng của thận?
- Mỗi đơn vị chức năng của thận cấu tạo gồm những
thành phần nào?
- Chức năng chính của thận trong hệ bài tiết là gì?
HS xem nhanh phát hiện và trả lời
GV nhận xét, hoàn chỉnh
3 Nhanh tay
► Điền vào bảng 1 về nguyên nhân và cách phòng
tránh bệnh liên quan đến bài tiết?
- Vai trò: Đào thải các chấtđộc hại, dư thừa ra khỏi cơthể
2 Thận và vai trò bài tiếtcủa thận
a Cấu tạo của thận
- Mỗi thận được cấu tạo bởikhoảng 1 triệu đơn vị chứcnăng gọi là nephron (đơn vịthận)
- Các nephron tạo nên phần
vỏ và tuỷ thận
- Mỗi nephron được cấu tạo
từ cầu thận và ống thận
- Mỗi ống góp thu nhậnnước tiểu từ một sốnephron
b Vai trò bài tiết của thận
- Chức năng: Lọc máu, táihấp thụ các chất dinhdưỡng, điều tiết lượng nước
và muối hấp thụ, loại bỏ cácchất độc hại và dư thừa khỏi
cơ thể qua nước tiểu
3 Các bệnh liên quan đếnbài tiết
Đáp án (phụ lục)