MỞ ĐẦUPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS HẠ TRUNG
Trang 11 MỞ ĐẦU
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS HẠ TRUNG, QUA DẠY HỌC VĂN
BẢN “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
Người thực hiện: Bùi Văn Đạt
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hạ Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn Ngữ Văn
BÁ THƯỚC, NĂM 2024
Trang 21.1 Lí do chọn đề tài Trang 4
1.4.5 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm Trang 61.4.6 Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm Trang 6
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SÁNG KIẾN KINH
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Trang 8
Trang 3tiếp cận thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, còn gọi là Chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 Về nội dung giáo dục, điểm khác biệt nhất so vớicác chương trình trước đây là chương trình môn Ngữ văn lần này được xây dựngxuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học để lựa chọn nộidung dạy học.
Trước khi chuyển sang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở
lớp 9 năm học 2024-2025 lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết,
nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu củachương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quánliên tục trong tất cả các cấp học, lớp học Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tậptrung vào bốn kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe Trong đó: Đọc bao gồm yêu cầuđọc đúng và đọc hiểu, yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản(trong đó có cả đọc thẩm mĩ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chínhmình (người đọc); Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viếtđoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bảnthông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn; Nói và nghe căn
cứ vào nội dung của đọc và viết để luyện tập cho học sinh trình bày, nói và nghe
tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay Năng lực giao tiếp (đọc, viết, nói,nghe) của HS được hình thành và rèn luyện qua qua mỗi tiết học, đặc biệt là cáctiết dạy - học tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật bằng ngôn từ Nhà vănsáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật để thông qua đó gửi gắm tư tưởngtình cảm của mình đến bạn đọc Để hiểu được điều nhà văn muốn nói, người đọccần nghiên cứu, suy nghĩ thông qua các phương pháp như: phân tích, so sánh,đối chiếu, Điều này đối với các em học sinh không phải là việc dễ dàng Đặcbiệt, đọc và hiểu văn bản để có thể vận dụng vào làm đề ở phần Tạo lập văn bảnlại càng khó
Đứng trước thực trạng ấy, bản thân mỗi giáo viên dạy Văn cần phải biếtđổi mới phương pháp dạy học, phương pháp soạn giảng đặc biệt chú ý đến hệthống câu hỏi ở mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp vớinội dung bài dạy, đối tượng học sinh để các em hứng thú với tiết học, chủ độngtích cực chiếm lĩnh tri thức vững vàng Từ đó vận dụng vào làm các bài tập (đềTập làm văn) thực sự hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển kĩ năng giaotiếp Chính vì vậy, trong 2 năm học vừa qua, tôi đã và đang tích cực vận dụngcác phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học hiện đạivào các tiết dạy – học vănbản như một yêu cầu, một thao tác cần thiết để giúp học sinh tích cực hóa trong
Trang 41.2 Mục đích nghiên cứu.
Vận dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học hiện đạivào các tiếtdạy – học văn bản như một yêu cầu, một thao tác cần thiết để giúp học sinh tíchcực hóa trong hoạt động khai thác không chỉ cái hay, nét độc đáo của từng tácphẩm mà còn để củng cố khắc sâu kiến thức bài học, phát triển kĩ năng giao tiếptrong dạy phần văn bản nói chung sẽ phần nào nâng cao năng lực cảm thụ củangười học đồng thời cũng giúp giáo viên dễ dàng phân loại được đối tượng họcsinh bởi khả năng phát triển năng lực gia tiếp của mỗi học sinh không giốngnhau Để hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, học sinh không những phảinắm vững kiến thức bài học hiện tại mà còn phải hiểu và tái hiện kiến thức đãđược học có liên quan thông qua nói hoặc viết thành văn Vì thế thông qua việcdạy – học tác phẩm văn học sẽ giúp giáo viên phần nào đánh giá đúng năng lựccảm thụ, tư duy khái quát cao của người học
Bên cạnh đó việc chú trọng rèn luyện và phát triển năng lực giao tiết quamỗi tiết dạy còn góp phần đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổthông hiện nay Bởi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 lấy việc rèn luyện
các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba
cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực vàbảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào bốn kĩ năng: đọc, viết, nói vànghe
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng chủ yếu mà sáng kiến kinh nghiệm nói đến là một số một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giao tiếp
cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Hạ Trung qua dạy – học văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”Ngữ văn 9 tập 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu về đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng
hợp lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các tài liệulàm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn: khảo sát thực trạng trước và sau
khi áp dụng dụng đề tài trong dạy học và rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quảtrước và sau khi áp dụng
Phương pháp thực nghiệm: Trong khi dạy về văn bản Bài thơ về tiểu đội
xe không kính hoặc củng cố, nâng cao qua những tiết ôn tập thơ hiện đại, trong
các buổi bồi dưỡng, phụ đạo tích hợp với phân môn Tiếng Việt và Làm văn.Qua đó so sánh chất lượng và hiệu quả khi áp dụng sáng kiến
Trang 5Phương pháp thu thập thông tin: Lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, HS về
thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh trong các tiết dạy - học tác phẩm vănhọc để hoàn thiện bài viết
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình Ngữ văn 2018 phát triển hơn nữa tư tưởng dạy học tích hợp,thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp, ở yêu cầu tích hợp triệt để và nhấtquán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại vănbản và giữa các hoạt động giao tiếp
Trong Chương trình Ngữ văn 2018, năng lực ngôn ngữ được coi trọng vàchú ý đến việc vận dụng trong giao tiếp, phục vụ trực tiếp cho đọc, viết, nói vànghe hơn là lý thuyết hàn lâm Năng lực văn học thể hiện ở yêu cầu tiếp nhậncác nội dung nhân văn, chú trọng việc hình thành và phát triển cách đọc hiểuvăn bản văn học theo thể loại Phương pháp dạy học cũng như đánh giá đều thayđổi theo mục tiêu giúp cho HS hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Kỹ năng đọc được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ hơn với nhiều yêu cầu và
mức độ khác nhau Văn bản được chọn làm ngữ liệu đọc bao gồm văn bản vănhọc (chủ yếu là truyện, thơ, kịch, kí), văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghịluận văn học), văn bản thông tin (văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng).Trong đó kĩ năng đọc văn bản văn học, được đặc biệt chú trọng Tuy vậy cầnchú trọng cân đối giữa việc dạy đọc văn bản văn học, văn bản nghị luận và vănbản thông tin; chú ý kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với các vấn đề của đờisống; chú ý kết nối dạy học đọc với dạy học viết, dạy nói và nghe
Kỹ năng viết bao gồm yêu cầu viết chữ, viết câu, viết đoạn và tạo ra được
các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó làmột số kiểu loại văn bản phức tạp hơn Việc luyện viết theo quy trình cũng làmột yêu cầu quan trọng của kỹ năng viết
Các kỹ năng nói và nghe thể hiện ở khả năng trình bày, nói và nghe tự
tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay Các kiến thức phổ thông cơ bản, nềntảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói vànghe Tất cả các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung nêu trong Chương trìnhtổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt độngđọc, viết, nói và nghe
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Văn học là những tác phẩm nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ Cácnhà văn, nhà thơ thường gửi gắm tư tưởng, quan điểm của mình thông qua cácnhân vật, sự việc, người học muốn hiểu được tư tưởng ấy cần phải nghiên cứutác phẩm, đi sâu khám phá phân tích nhân vật, sự việc, tình huống, các chi tiết,hình ảnh, trong tác phẩm ấy Thế nhưng trên thực tế để học sinh hình thành và
Trang 6phát triển kĩ năng giao tiếp trong dạy phần văn bản của mỗi giáo viên là mộtcông việc không phải dễ dàng bởi:
- Tư liệu thiết kế bài dạy theo hướng tích hợp để hướng tới hình thành vàphát triển kĩ năng giao tiếp của HS trong dạy phần văn bản còn rất hạn chế Giáoviên chủ yếu vận dụng để phát huy kĩ năng này vào tiết dạy bằng kinh nghiệm,hiểu biết của cá nhân chứ chưa có một quy chuẩn bài bản hướng dẫn cụ thể
- Một số giáo viên có thói quen ngại đầu tư công sức, ngại sáng tạo, khôngchịu đổi mới trong thiết kế bài dạy, trong hệ thống câu hỏi khi khai thác bài đặcbiệt là những họa động dạy – học để hướng tới hình thành và phát triển kĩ nănggiao tiếp của HS là rất ít nếu không muốn nói là không có
- Về phía học sinh, do xu thế của xã hội, quan niệm, hiểu biết của gia đình
đã tác động không nhỏ đến các em vì vậy số học sinh yêu thích môn Văn khôngnhiều Điều này dẫn đến việc học sinh chưa chịu khó đầu tư thời gian soạn bàitrước khi đến lớp, chưa chịu khó học bài cũ, chưa có thói quen tích lũy kiến thức
về tác phẩm văn học Do vậy, khi gặp những hoạt động học đòi hỏi các em đầu
tư công sức, trí tuệ thì các em còn rất lúng túng nhiều khi giáo viên tự đặt ra câuhỏi rồi lại tự trả lời câu hỏi ấy
Để nắm chắc khả năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) của học sinh ở thờiđiểm đầu học kì I (năm học 2023 – 2024), tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp9a,9b, kết quả cụ thể như sau:
Đánh giá kĩ năng theo mức độ tương ứng Tốt Khá Trung bình Yếu, kém
Đọc Lưu loát, đúng, hay 3 5,3 5 8,9 12 21,4 36 64,2 Viết Tạo lập tốt các kiểu văn bản 4 7,1 6 10,6 11 19,6 35 62,5 Nói Nói tự tin, nói đúng và hay 3 5,3 5 8,9 13 23,2 35 62,5 Ngh
từ thực trạng ấy, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giaotiếp của các em trong một giờ dạy tác phẩm văn học
2.3 Các giải pháp đã sử dụng nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho
học sinh thông qua dạy – học tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
2.3.1 Vận dụng phương pháp dự án và kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ
trong quá trình chuẩn bị bài
Trang 72.3.1.1 Giáo viên giao nhiệm vụ (dự án) cho toàn thể học sinh hoạt động
cá nhân chuẩn bị bài ở nhà, trọng tâm là nhiệm vụ đọc và suy ngẫm.
Đọc là một quá trình nhận thức phức tạp của việc giải mã những biểu tượng để tạo ra ý nghĩa Đọc sách được hiểu là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin, ý tưởng Còn suy ngẫm nghĩa là tập trung tư tưởng và ngẫm nghĩ về điều gì đó, tốt hay xấu Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi
tiến hành phân tích văn bản Việc đọc và suy ngẫm không chỉ diễn ra trong tiếthọc mà còn phải được thực hiện trước khi tiết học bắt đầu Công việc này khôngchỉ rất quan trọng với người học mà còn vô cùng cần thiết với cả người dạy, bởi:
* Với người dạy:
Đọc và suy ngẫm là để xác định đúng trọng tâm bài dạy Từ đó, hình dung
ra được tiến trình lên lớp, hệ thống câu hỏi phù hợp (trên cơ sở các câu hỏi ởphần đọc hiểu) với các mức độ, kiểu loại khác nhau để giao cho các em về nhànghiên cứu, suy nghĩ
*Với người học:
- Cần đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc với sự say mê nghiền ngẫm sâu
xa để có thể xác định được trọng tâm bài học, nội dung, tư tưởng mà tác phẩmhướng đến đồng thời tìm tòi, phát hiện ra những nét độc đáo về nội dung phảnánh và nghệ thuật biểu hiện
- Không thể đọc văn bản một cách tràn lan mà phải có kế hoạch đọc, mụcđích đọc rõ ràng, phải hướng đến làm rõ nội dung các câu hỏi mà cô giáo đã dặntrước Sự chuẩn bị kĩ càng của các em là một trong những yếu tố quan trọng làm
nên thành công của tiết học Nghĩa là yêu cầu các em đọc và hiểu bước đầu về
Bộ đội cụ Hồ.Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện khốc liệt
như thế nào? Trước hiện thực khốc liệt ấy, người lính Bộ đội Cụ Hồ đã thể hiệnhình ảnh, phẩm chất đẹp đẽ thế nào?Điều gì lí giải cho tinh thần lạc quan và ýchí chiến đấu của người lính Bộ đội Cụ Hồ? Hình ảnh những chiến sĩ lái xetrong bài giúp em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời
kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Liên hệ với hình ảnh người lính thời kháng
chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?
Càng đọc, càng suy ngẫm học sinh càng hiểu rõ:cho dù hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt đến bao nhiêu, nhưng những chiến sĩ lái xe vẫn
Trang 8luôn ung dung, lạc quan cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của đất nước, của dân tộc; đó cũng chính là vẻ đẹp thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến Như vậy, khi các em đọc và suy ngẫm được các vấn đề cơ bản như trên thì
đồng nghĩa với việc các em đã phần nào hiểu được kiến thức trọng tâm của vănbản, hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm Điều này sẽ giúp các em cóđược định hướng bài học rõ ràng Từ đó, các em sẽ hoàn toàn chủ động chiếmlĩnh kiến thức một cách đầy đủ, sâu sắc nhất và chính cái sự hiểu ấy sẽ làm chocác em có được sự hào hứng, hăng say với tiết học
2.3.1.2 Giáo viên giao nhiệm vụ (dự án) cho học sinh chuẩn bị các nội dung theo hình thức trải nghiệm (nội dung chi tiết ở phần 3.3).
Giáo viên nêu yêu cầu, mục đích; chia lớp làm 4 nhóm; đồng thời thôngbáo những nội dung này cho phụ huynh nắm được để quản lí và giúp đỡ họcsinh (nếu có)
Thời gian chuẩn bị: một tuần
Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và tư vấn chocác nhóm nếu cần thiết
Nhóm 1 (8 em): Sưu tầm những tư liệu về đường mòn Hồ Chí Minh, tranhảnh, video về chiến tranh chống Mỹ trên rừng Trường Sơn…
Nhóm 2 (8 em): Viết và luyện tập theo kịch bản: phỏng vấn nhà thơ PhạmTiến Duật để làm rõ nội dung giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Chốt kiếnthức trên Power point
Nhóm 3 (8 em): Viết và luyện tập theo kịch bản: phỏng vấn nhà thơ PhạmTiến Duật để làm rõ nội dung cụ thể của văn bản Chốt kiến thức trênPowerpoint
Nhóm 4 (8 em): Biểu diễn văn nghệ, chốt lại nghệ thuật, nội dung của bài.Ngoài ra giáo viên còn cử 2 em làm MC: dẫn chương trình, điều khiển cáchoạt động của lớp trong giờ học
2.3.2 Vận dụng kĩ thuật hỏi và trả lờikết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khởi động bài
Khi khởi động bài dạy tác phẩm văn học, tôi thường sử dụng tranh ảnh,video… minh họa để dẫn vào bài, đây cũng là phương pháp dạy học khá phổbiến ở nhiều môn học Giáo viên có thể vào bài bằng cách: cho học sinh quan sáttranh ảnh, xem một đoạn phim tư liệu, lắng nghe bài hát… có liên quan đến nộidung bài học HS quan sát kênh hình và trả lời các câu hỏi liên quan đến nộidung bài học
Đây là hình thức khởi động nhẹ nhàng cho học sinh Nó phù hợp với nhữnggiờ dạy đòi hỏi không khí sâu lắng Hoặc cũng có thể vận dụng cho những giờdạy học tác phẩm văn học Việc để các em chìm lắng vào trong những giai điệu
Trang 9âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em giảm căng thẳng, gópphần thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ và có những liên hệvào bài mới thật sâu sắc
Cách thức tổ chức:
+ GV nêu câu hỏi
+ Hs lắng nghe bài hát/ xem video và trả lời câu hỏi
Trong khi dạy bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tôi đã khởi động bài
như sau:
Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: Em hãy xem video sau và nêu
cảm nhận của mình về những hình ảnh đã quan sát được? (Gợi ý: hình ảnh con đường, cánh rừng, những đoàn xe, hình ảnh bộ đội ).
(Hình ảnh từ video sử dụng trong hoạt động khởi động Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Sau khi học sinh xem video, trả lời câu hỏi, tôi sẽ yêu cầu Đại diện Nhóm 1lên giới thiệu bài:
Hoạt động 1(giới thiệu bài) Kháng chiến chống Mỹ trên con đường Trường Sơn huyền thoại:
Giúp học sinh có kiến thức cơ bản về giai đoạn kháng chiến chống Mĩ trên con đường Trường Sơn và những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường này.
Trang 10Nhóm 1 đã trình chiếu và thuyết trình bài chuẩn bị của mình bằng Powerpoint(Nội dung này học sinh lắng nghe):
Đường Trường Sơn, được thành lập từ năm 1959, lấy tên của dãy Trường Sơn - dãy núi chạy dọc 20 tỉnh miền Trung Việt Nam Về sau, con đường này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, là con đường huyết mạch nối miền Bắc
và miền Nam Việt Nam, cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Miền Nam ruột thịttrong kháng chiến chống Mỹ Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559)có lúc lên tới 20.000 người, có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa
Nhằm cắt đứt sự chi viện của Miền Bắc vào miền Nam bằng con đường huyết mạch, Mỹ đã liên tục trút hàng trăm ngàn tấn bom Số lượng bom ném xuống Trường Sơn lên đến đỉnh điểm năm 1969 Số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu và 21 máy bay B-52 Có trọng điểm bị đánh phá tới 300 quả bom các loại trong một ngày Và đặc biệt là chất độ màu da cam mà Mỹ rải xuống đường Trường sơn đã làm khoảng 5 triệu người VN nhiễm phải, và đến ngày hôm nay mặc dù chiến tranh đã lùi vào
dĩ vãng 40 nãm rồi song di chứng của nó vẫn còn rất nặng nề Trong vòng 16 năm, từ năm 1959 đến 1975, chúng ta đã chở vào chiến trường miền Nam hơn một triệu tấn hàng và vũ khí nhưng cũng bị máy bay Mỹ đốt cháy và phá hủy mất 90 nghìn tấn hàng và 14.500 xe, máy.” Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tô đó Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn
xe Và tất nhiên, người ta phải chắp nhặt những bộ phận sót lại ở những chiếc
xe khác nhau để làm nên một chiếc xe có thể chạy được.
Thực tế khốc liệt của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan và phẩm chất cách mạng của người lính Bộ đội cụ Hồ sẽ được thể hiện chân thực, sinh động nhưng không kém phần độc đáo trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Trang 11Các nhóm đang thảo luận phương án khởi động bài học
Sau khi áp dụng giải pháp khởi động như trên, tôi nhận thấy học sinh đãhứng thú hơn với môn Ngữ văn, nhiều em yêu thích và say mê môn học Bắt đầumỗi tiết học, học sinh không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắngnhư khi giáo viên kiểm tra bài cũ Các em được thoải mái tham gia vào hoạtđộng học tập mà không hề hay biết Giờ học cũng bớt sự căng thẳng khô khan.Đặc biệt thông qua hình thức khởi động bài học mà tôi vừa nêu trên đã góp phầnquan trọng không nhỏ vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS Rõ ràng, chỉtrong một thời gian ngắn của đầu tiết học, tôi đã giúp HS hình thành và phát
triển các năng lực, phẩm chất như: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực năng lực giao tiếp, …
2.3.3 Áp dụng phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học nhóm theo hình thức trải nghiệm sáng tạo kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực khác
2.3.3.1.Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục, trong
đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham giatrực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài
xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn,phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình
2.3.3.2 Các hình thức tổ chức và nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo: