1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp phát triển kỹ năng tranh biện cho học sinh lớp 10 trường thpt thạch thành 4 qua các tiết dạy nói và nghe trong chương trình ngữ văn 10 sách kết nối tri thức

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (3)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
  • 3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu (5)
  • 4. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu (5)
  • I. Cơ sở lí luận (6)
  • II. Cơ sở thực tiễn (8)
  • III. Một số giải pháp (10)
    • 1. Ý nghĩa của SKKN (22)
    • 2. Bài học kinh nghiệm (22)
    • 3. Khả năng ứng dụng và triển khai (23)
    • 4. Những kiến nghị, đề xuất (24)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (28)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

Thấy được thực trạng kỹ năng tranh biện của học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4 nói riêng và học sinh THPT nói chung Từ đó tìm ra một số giải pháp giúp học sinh có kĩ năng sống, đặc biệt là kỹ năng tranh biện tốt hơn.

Xây dựng mô hình để giáo dục rèn luyện kĩ năng tranh biện giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng và hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn Ngoài ra còn giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ bản thân trước những khó khăn, thử thách mới mà cuộc sống đặt ra, giúp các em vững tin hơn khi bước vào đời Từ đó đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp quan điểm giáo dục của UNESCO đó là: Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tự khẳng định mình.

Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng tranh biện của học sinh lớp 10B2,10B3,

- Trường THPT Thạch Thành 4, khối 10, môn Ngữ văn, chủ đề kĩ năng tranh biện qua các tiết Ngữ văn.

- Thời gian nghiên cứu trong năm học 2023 - 2024 có so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả khảo sát đầu năm Trong các năm học tiếp theo tiếp tục triển khai và theo dõi kết quả thực hiện.

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.

- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn yếu, kém về kĩ năng tranh biện và việc rèn luyện kĩ năng tranh biện cho học sinh qua các tiết học.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: thông qua kết quả các hoạt động, ứng xử…có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả về rèn luyện của học sinh.

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

- Trang bị cho Học sinh những kiến thức và kĩ năng tranh biện.

- Đưa ra các biện pháp cụ thể trong tiết dạy nhằm rèn luyện kĩ năng tranh biện cho học sinh từ đó giúp các em hình thành những giá trị đạo đức cho bản thân.

- Tạo cho học sinh khả năng thích ứng, hòa nhập, xử lý tình huống, góp phần hoàn thiện nhân cách, từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh.

Cơ sở lí luận

Tranh biện là một trong những hoạt động lâu đời nhất của nền văn minh. Việc thực hành tranh biện được thể hiện rõ ràng không chỉ qua các hoạt động giáo dục mà còn trên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Tranh biện là tổng hợp của nhiều năng lực như phản biện, thuyết trình, nghiên cứu tìm tòi, tổ chức sắp xếp, làm việc nhóm, nghe, ghi chép

Hiểu theo nghĩa rộng, Tranh biện được hiểu là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra quyết định Tranh biện có thể sử dụng ngôn ngữ (thông qua nói, viết) hoặc không sử dụng ngôn ngữ (tự tranh biện - trong bản thân từng cá nhân) Tranh biện giúp giải quyết vấn đề, bằng cách chỉ ra những xung đột, mâu thuẫn giữa các luận điểm do người học sử dụng tư duy phản biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối phương.

Tranh biện còn nhằm thuyết phục chính bản thân mình, hoặc người khác rằng lựa chọn nào là tốt hơn, đặt trong những bối cảnh và điều kiện cụ thể. Kết luận của tranh biện mang tính tương đối, không có đúng nhất mà mang tính tạm thời tại thời điểm kết thúc cuộc tranh biện.

Như vậy, về bản chất, tranh biện là quá trình giao lưu ngôn ngữ đòi hỏi những người tham gia phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn Đó là cách ngắn nhất và ôn hòa nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức chung Tranh biện được coi là tinh hoa của năng lực sử dụng ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy Chính vì vậy, tranh biện là một kỹ năng thiết yếu của con người, nhất là trong thời đại ngày nay.

2 Ý nghĩa, vai trò của tranh biện

Kĩ năng tranh biện có ý nghĩa, vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển năng lực cá nhân Cụ thể là:

* Hỗ trợ nâng cao tư duy phản biện: Không thể phủ nhận được một trong những lợi ích của kỹ năng tranh biện là nâng cao tư duy phản biện Bạn sẽ phải nghiên cứu bảo vệ quan điểm của bản thân một cách thuyết phục đồng thời phải sắp xếp và và phân tích quan điểm của đối phương nhanh nhất để đưa ra những lời phản biện “ăn điểm” của mình Tư duy phản biện giúp bạn nêu quan điểm và bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc phục Từ đó có thể đưa ra 1 giải pháp thông minh nhất cho vấn đề tồn tại.

* Xây dựng và hình thành những thái độ, năng lực tích cực cho mỗi cá nhân:

- Trước hết là Thái độ cởi mở là một trong những thái độ cốt lõi để tránh định kiến và tạo động lực để học tập suốt đời Tranh biện giúp người học có cơ hội đối diện và quan sát nhiều quan điểm khác nhau, từ đó đánh giá quan điểm của chính mình để thay đổi hoặc cập nhật cho phù hợp Tranh biện còn là sự đấu tranh với cái nội tại bên trong con người, với những thiên kiến và quy chụp, những góc nhìn nhỏ hẹp và tháng ngày rèn luyện trong sự lập luận vụng về Từ đó có cái nhìn trung lập, có sự đấu tranh tư duy, vượt qua cả sự logic và phi logic, chúng ta tiếp cận mọi tình huống trong công việc và cuộc sống dưới nhiều góc cạnh, điểm nhìn, cách nghĩ.

- Thái độ tôn trọng: Tranh biện dạy người học biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của phía khác, trân trọng tri thức, giải quyết vào vấn đề mà không phải tấn công con người.

- Nâng cao sự tự tin: Khi tham gia tranh biện, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông, trước tất cả ban giám khảo và khán giả, điều này sẽ giúp các em rèn luyện và nâng cao sự tự tin.

* Phát triển năng lực tự học, tư duy độc lập, sáng tạo: Đứng trước một vấn đề tranh biện, yêu cầu bắt buộc đối với người tranh biện là khả năng tự tìm tòi nghiên cứu, đào sâu các vấn đề, chắt lọc thông tin để đưa ra được những luận điểm xác đáng thuyết phục nhất cho quan điểm của mình Một thế giới bao la với chân trời tri thức rộng lớn, khả năng am hiểu rộng và sâu trên nhiều lĩnh vực khác nhau là ưu thế của người tham gia tranh biện

* Phát triển năng lực đàm phán và giải quyết vấn đề: Năng lực đàm phán và giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần có để bài tranh biện của bạn đạt hiệu quả mong muốn Bạn bắt buộc phải bám sát vào mục đích của bài tranh biện: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề và làm mọi người “tâm phục khẩu phục” với giải pháp của bạn Đây cũng là một năng lực, kỹ năng thiết yếu cần có trong cuộc sống, đặc biệt đối với thế hệ trẻ trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

* Phát triển năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Hợp tác với người khác để chia sẻ tư duy, hài hòa, tiến tới xây dựng hệ thống lập luận mạnh và trình bày hiệu quả cho đội của mình

Nói tóm lại, rèn luyện kỹ năng tranh biện giúp chúng ta mài sắc tư duy và phát triển toàn diện bản thân.

Cơ sở thực tiễn

1 Xu thế hội nhập và yêu cầu đặt ra cho học sinh

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng với sự phát triển thần kì của công nghệ và sự bùng nổ của thông tin, tất cả các ngành kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục đều chịu tác động lớn Để trở thành “công dân toàn cầu” mỗi người trẻ đều cần phải tự khai phá tiềm năng của bản thân, mở rộng tầm nhìn và tư duy Trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, tranh biện là bộ môn nhận được nhiều sự quan tâm, phát triển mạnh từ khá lâu Tại các trường đại học hay các trường THPT thì các câu lạc bộ tranh biện, các cuộc thi về tranh biện vô cùng phổ biến Họ thường xuyên tổ các giải đấu tranh biện để trau dồi kĩ năng, nâng cao các kinh nghiệm cũng như sẵn sàng cho những cuộc thi lớn hơn trên thế giới Khi vào Việt Nam, tranh biện nhanh chóng được người trẻ đón nhận bởi xu thế đối thoại hai chiều dần chiếm lĩnh mọi lĩnh vực ZenZ, Zen Alpha trưởng thành trong thời đại số khiến khả năng nhận thức cũng như phản biện trở nên nhanh nhạy hơn Nâng cao nhận thức, phát triển kĩ năng tranh biện là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với học sinh, sinh viên hiện nay.

Trong thực tiễn giáo dục hiện nay, vấn đề rèn luyện kĩ năng tranh biện cho học sinh đang dần được các nhà giáo dục quan tâm Tuy nhiên, vấn đề này mới dừng lại ở bậc Đại học, Cao đẳng và những năm gần đây đã xuất hiện và được quan tâm ở bậc THPT Nhiều trường THPT trên cả nước đã hình thành các câu lạc bộ tranh biện và đi vào hoạt động đều đặn Tuy nhiên, ở các trường THPT miền núi nói chung, trường THPT Thạch Thành 4 nói riêng hầu như tranh biện chưa được quan tâm và phát triển Thực tế cho thấy, kĩ năng tranh biện ở học sinh còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác và vẫn còn là một khoảng trống lớn Tuy đây không phải là hoạt động chủ đạo nhưng là bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ

3 Mức độ nhận thức, hiểu biết về tranh biện của học sinh lớp 10 Trường THPT Thạch Thành 4 Để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết về tranh biện của các học sinh lớp

10 Trường THPT Thạch Thành 4 tôi đã thực hiện khảo sát 93 học sinh lớp 10. Tôi đã sử dụng công cụ Google biểu mẫu làm phiếu khảo sát trực tuyến và nhờ GVCN gửi link vào nhóm lớp, để các bạn HS thực hiện khảo sát nghiêm túc và đúng thời gian yêu cầu

Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy những thực trạng sau:

- Nhận thức về tranh biện: Hầu hết các học sinh chưa thực sự hiểu về tranh biện và có chưa những kĩ năng cơ bản tranh biện Trong số 93 học sinh được khảo sát chỉ có 11,8% học sinh chọn phương án hiểu rõ về tranh biện còn lại 52,6% học sinh biết nhưng không hiểu rõ; 26,8% biết nhưng không quan tâm và có 8,8% học sinh không biết Các em vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm tranh biện, thảo luận, tranh cãi 44,1,% học sinh cho rằng tranh biện là hoạt động thảo luận để tìm ra bản chất vấn đề, 37,6% cho rằng tranh biện là hình thức bảo vệ đến cùng quan điểm của mình; thậm chí có 18,3% bạn cho rằng tranh biện là tranh cãi để tìm ra bản chất vấn đề

- Kĩ năng về tranh biện: Hầu hết học sinh tự đánh giá chưa cảm thấy tự tin khi đối thoại và thuyết phục người khác Qua khảo sát, chỉ có 10,8% cảm thấy dễ dàng khi giao tiếp và thuyết phục người khác bằng quan điểm của mình, 51,6% học sinh cảm thấy bình thường, còn lại 22,6% cảm thấy khó khăn và 15% thiếu kĩ năng khi thuyết phục người khác Trong số 93 em được khảo sát chỉ có 4,3% học sinh đã từng tham gia thi tranh biện Số còn lại 95,7% chưa từng tham gia bất cứ một cuộc thi tranh biện nào

- Hoạt động tranh biện của học sinh lớp 10 nói riêng, ở Trường THPT Thạch Thành 4 nói chung còn nhiều hạn chế, chưa có những diễn đàn tranh biện hay câu lạc bộ tranh biện để tạo sân chơi cho học sinh, có chăng chỉ được tổ chức mang hình thức như những cuộc trao đổi thảo luận qua lại giữa các học sinh về một vấn đề nào đó chứ bản chất chưa phải là tranh biện

Tuy tồn tại những hạn chế trên nhưng hầu hết các em đều thấy được các lợi ích của tranh biện Đặc biệt có đến 87,1% các em đều thấy sự cần thiết (rất cần thiết) trong việc rèn kĩ năng tranh biện cho học sinh THPT và mong muốn được phát triển kĩ năng này

Với những cơ sở nêu trên tôi thấy rằng việc tìm ra “ Một số giải pháp giúp phát triển kỹ năng tranh biện cho học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4 qua các tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10” là rất cần thiết, tạo ra môi trường học tập sinh động, hứng thú, tự giác hơn cho các em; Giúp các em hình thành những phẩm chất, năng lực quan trọng trong thời kì hội nhập như ngày nay.

Một số giải pháp

Ý nghĩa của SKKN

Một số giải pháp giúp phát triển kĩ năng tranh biện cho học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 4 qua các tiết dạy Nói và Nghe trong chương trình Ngữ văn 10 là công việc hết sức cần thiết, không thể thiếu đối với mỗi giáo viên bởi tranh biện là một trong những kỹ năng quan trọng trong đời sống, học tập và làm việc trong thời đại ngày nay Những nền giáo dục hàng đầu thế giới luôn coi tranh biện là một nội dung chính trong hệ thống giáo dục.

Sáng kiến của tôi nếu được áp dụng rộng rãi sẽ góp phần thay đổi nhận thức về tranh biện trong nhà trường, đưa tranh biện trở thành một hoạt động tích cực, thường xuyên trong lớp học trường học; thúc đẩy hoạt động dạy và học theo đúng hướng đổi mới phát triển năng lực Đồng thời, những giải pháp trên cũng hướng vào phát triển những kĩ năng thiết yếu, cần thiết cho HS trong thời đại bùng nổ thông tin, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập. Đây đều là những giải pháp có tính khả thi cao, không tốn kém nhiều về mặt chi phí, khai thác được những nguồn lực khác nhau, tận dụng được lợi thế của công nghệ số, đồng thời khai thác được những tiềm năng sáng tạo, nhạy bén của học sinh thế hệ Gen Z, Gen Alpha

Những giải pháp của sáng kiến đưa ra có thể áp dụng đại trà ở nhiều lớp học, nhiều trường học trong các điều kiện cơ sở vật chất bình thường.

Bài học kinh nghiệm

Là một giáo viên luôn trăn trở với nghề, trong quá trình giảng dạy và thực hiện công tác kiêm nhiệm, bản thân tôi luôn học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để hoàn thiện bản thân Với tâm huyết và lòng yêu nghề, tôi luôn cố gắng để hoàn thiện các kỹ năng của mình Trong quá trình công tác, bản thân tôi cũng có những vấp váp và sau những vấp váp đó, tôi cũng học được rất nhiều điều Mặt khác, trong quá trình thực hiện và áp dụng SKKN, tôi đã rút ra được những bài học quý giá để bổ sung kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học như sau:

- Thực hiện đúng theo các văn bản chỉ đạo của Ngành, bám sát chủ đề có kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh cụ thể của từng HS trong trường.

- Có bước chủ động trong công việc, nắm bắt kết quả qua các bước thực hiện một cách nhanh nhất để đưa vào việc điều chỉnh kế hoạch đúng lúc, đúng thời điểm.

- Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm để tăng sự thu hút từ phía học sinh, để các HS tham gia tích cực vào hoạt động học tập và rèn luyện.

- Phối hợp nhịp nhàng với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Khả năng ứng dụng và triển khai

- Xây dựng mạng lưới câu lạc bộ tranh biện mang tính chuyên nghiệp trong hệ thống nhà trường THPT

- Tổ chức những hoạt động tranh biện thường xuyên, liên tục trong nhà trường, đồng thời mang được đặc trưng của các môn học khác nhau trong tranh biện

- Tổ chức talk show trực tiếp hoặc trực tuyến với khách mời là những chuyên gia tranh biện hoặc các anh chị chủ trì CLB tranh biện của khối THPT

- Tổ chức giải thi đấu tranh biện chuyên nghiệp cho học sinh cấp THPT trên địa bàn toàn tỉnh.

Bản thân người thực hiện đề tài này đánh giá khả năng ứng dụng của nó là rất tốt, có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT trên phạm vi toàn tỉnh Mặt khác, sáng kiến này có thể làm tài liệu để thầy, cô tham khảo trong công tác giảng dạy và kiêm nhiệm của mình.

Những kiến nghị, đề xuất

- Đối với cấp quản lý: cần mở các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, kiến thức để thực hiện rèn luyện kĩ năng cho học sinh

- Đối với giáo viên bộ môn: tích hợp dạy kĩ năng tranh biện cho học sinh qua các môn học như: Tiếng anh, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân…

- Đối với nhà trường - BCH Đoàn Trường: tạo cho học sinh có những sân chơi mang tính tập thể như: Văn nghệ, thể thao, các cuộc thi tài năng cấp trường… cùng các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Qua đó các HS sẽ rèn luyện được các kĩ năng sống cần thiết cho mình.

- Đối với gia đình học sinh: quan tâm đến các học sinh nhiều hơn, phối hợp với nhà trường trong việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng sống cho các em.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2024

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA LỚP 10B3, 10B4 VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRANH BIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KỸ

Sổ tay tranh biện được xây dựng cho các tổ

Học sinh tham gia cắm hoa, và thuyết trình sản phẩm

Học sinh làm việc nhóm, trao đổi xây dựng nội dung góc học tập.

Học sinh tham gia làm báo bảng, tập san Chào mừng ngày Nhà Giáo Việt

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kỹ năng quản lý lớp học có hiệu quả-NXB Đại học QG Hà Nội Khác
2. Phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCS-NXB Giáo dục Việt Nam Khác
3. Đổi mới phương pháp công tác đánh giá về kết quả học tập của học sinh cấp học THCS-NXB Giáo dục Việt Nam Khác
4. Phương pháp dạy tích hợp bộ môn đạo đức trong trường trung học-NXB Đại Học QG Hà Nội Khác
5. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THPT - NXB Đại học QG Hà Nội Khác
6. Tài liệu giáo dục giới tính: Cẩm nang nữ sinh THPT-NXB Giáo dục Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sát kết quả rèn luyện kĩ năng tranh biện - skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp phát triển kỹ năng tranh biện cho học sinh lớp 10 trường thpt thạch thành 4 qua các tiết dạy nói và nghe trong chương trình ngữ văn 10 sách kết nối tri thức
Bảng kh ảo sát kết quả rèn luyện kĩ năng tranh biện (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w