1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra tại trường mầm non hoằng thành

16 84 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra tại trường mầm non Hoằng Thành
Tác giả Lê Thị Lý
Trường học Trường mầm non Hoằng Thành
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

STT Nội dung TrangMục lục 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 4 – 5 TUỔI A1 PHÒNG VÀ THOÁT HIỂM KHI CÓ CHÁY XẢY RA TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG THÀNH, HUYỆN

HOẰNG HOÁ

Người thực hiện: Lê Thị Lý

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STT Nội dung Trang

Mục lục

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Giải pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thứcvà kỹ năng về giáo dục phòng cháy, chữa cháy. 5 2.3.2 Giải pháp 2: Cung cấp kiến thức về phòng cháy, chữacháy thông qua các hoạt động hàng ngày 6-9 2.3.3 Giải pháp 3: Dạy trẻ thực hành các kỹ năng thoát hiểmkhi có cháy xảy ra. 10-13 2.3.4

Giải pháp 4 Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc

phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng phòng và thoát hiểm

khi có cháy xảy ra cho trẻ tại nhà 14-15

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15-16

Tài liệu tham khảo

Những sáng kiến đã đạt

Trang 3

1 Mở đầu.

1.1 Lý do chọn giải pháp

“Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước” Giáo dục mầm non là nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người, do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa giảm nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai.Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai

“Cháy” là một trong những thảm họa để lại hậu quả vô cùng thảm khốc, nhất là các vụ hỏa hoạn xảy ra ở các khu dân cư, nơi công cộng hay nơi tập trung đông người thì hậu quả càng thảm khốc hơn Hỏa hoạn đang là sự kiện nóng hổi bởi tính nguy hiểm, thiệt hại không những về vật chất mà còn về tính mạng con người

Bên cạnh việc trang bị cho người lớn những kiến thức, kỹ năng phòng và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ, thì việc giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhỏ cũng hết sức quan trọng

Đặc biệt đối với trẻ em nói chung, trẻ trong độ tuổi mầm non nói riêng việc đảm bảo an toàn cho trẻ rất quan trọng đang được gia đình, nhà trường,và toàn xã hôi quan tâm và được đặt lên hàng đầu Do đó đòi hỏi nhà trường, những người trực tiếp tham gia giáo dục và chăm sóc trẻ như giáo viên, nhân viên, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường phải hiểu rõ, biết cách đảm bảo an toàn và có

kỹ năng ban đầu trong việc thoát hiểm khi có cháy xảy ra

Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ mẫu giáo Là một giáo viên mầm non, tiếp tục nâng cao chất lượng tích hợp các nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào chương trình giáo dục mầm non, tôi nhận thức sâu sắc khi hỏa hoạn xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ rất dễ trở thành những nạn nhân

đầu tiên trong vụ hỏa hoạn, bởi các em không biết cách thoát hiểm và gặp nguy

hiểm nhất khi có sự cố cháy xảy ra, trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự bảo vệ được mình Vì vậy cần giáo dục trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản ứng phó khi có hỏa hoạn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, cố gắng tìm tòi, vận dụng các giải pháp, kinh nghiệm lồng ghép vào các chủ

đề và hoạt động trong ngày một cách cụ thể, để giáo dục kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với hỏa hoạn cho trẻ 4-5 tuổi A1 ở lớp tôi Xuất phát từ những lý

do trên, tôi đã xây dựng và lựa chọn: “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi A1

phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra, tại trường Mầm non Hoằng Thành, huyện Hoằng Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho mình.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm giáo dục trẻ có kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ 4–5 tuổi trong trường Mầm non

Trang 4

Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra, từ đó có những kế hoạch, giải pháp can thiệp kịp thời

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi A1 phòng

và thoát hiểm khi có cháy xảy ra, tại trường Mầm non Hoằng Thành, huyện Hoằng Hoá”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau

Phương pháp lý luận

Phương pháp thực tiễn

Phương pháp trực quan

Phương pháp thực hành – trải nghiệm

Phương pháp dùng lời đàm thoại

Phương pháp thống kê, điều tra

Phương pháp nêu gương, đánh giá

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ càng chiếm giữ một vai trò quan trọng, ít có loại tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn Tại các đô thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, đặc biệt là trường học là những nơi có nguy cơ cháy,

nổ rất lớn và hậu quả khôn lường Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến cháy, ban đầu chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện bình thường hoặc từ những bất cẩn của con người… không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến bùng phát thành đám cháy dữ dội Thời gian gần đây trên phạm vi cả nước đã xảy ra không ít vụ cháy, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản Tuy nhiên điều này cũng đang khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang bởi trẻ em đang thực sự thiếu hụt những kỹ năng tự thoát hiểm Có thể nói, cấp học mầm non là cấp học cần được quan tâm nhất Vì sao? Bởi các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông người, có sử dụng hệ thống bếp ăn công nghiệp để phục vụ các bữa ăn cho trẻ, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao Hơn nữa “cháy” là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào Nếu chúng ta không biết cách xử lý tình huống khi phát hiện đám cháy, sẽ gây

ra hậu quả rất nghiệm trọng cho người và tài sản Trong tất cả các nguy cơ xảy

ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và khả năng tự bảo vệ, sinh tồn thấp nhất Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục, trang bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết cho trẻ để thoát hiểm khi có cháy Trẻ nhỏ ở độ tuổi này lại chưa hình thành được phản xạ trong các tình huống tai nạn thương tích và các sự cố

về cháy, nổ, trẻ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có cháy xảy ra Vì vậy, việc trang

bị những kiến thức, kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em hiện nay là điều rất cần thiết, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non

Trang 5

Trong những năm qua các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạo và cả xã hội đã

và đang rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho trẻ Hàng năm phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của huyện đã ban hành công văn về việc xây dựng kế hoạch phối hợp hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện

Là một giáo viên mầm non, có lòng nhiệt huyết với nghề, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức và thực hành các kĩ năng về phòng chống cháy nổ và thoát hiểm an toàn cho trẻ Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ được trang bị những kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Nhận biết hỏa hoạn, kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn, sử dụng khăn ướt để chống bị ngạt khói, cúi thấp người để thoát ra nơi an toàn Nên tôi đã suy nghĩ

để tìm ra các giải pháp giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ Để chuyển tải nội dung cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu hỏa hoạn đến trẻ một cách hiệu quả, tôi đã sử dụng các phương pháp linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động, nhằm mục đích giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản Chính vì vậy việc giúp trẻ 4-5 tuổi phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra là rất quan trọng

2 2 Thực trạng của vấn đề giúp trẻ 4-5 tuổi A1 phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra, tại trường Mầm non Hoằng Thành, huyện Hoằn Hóa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nhiệm

Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi A1, tổng số trẻ là 28 trẻ, trong đó là 16 trẻ nam và 12 trẻ nữ Với độ tuổi tương đối đồng đều, trẻ đến lớp ngoan ngoãn, lễ phép

2.2.1 Thuận lợi

Trường Mầm non Hoằng Thành là trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2, với diện tích phòng học rộng rãi, khang trang, sạch đẹp Cơ

sở vật chất trang thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy cơ bản đầy đủ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong công tác hoạt động giáo dục

Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, năng động, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao Luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào hoạt động, nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, tham gia đầy đủ các nghị quyết, chuyên đề mà ngành cũng như nhà trường đề ra nhằm nâng cao trình độ chuyên môn Đặc biệt là các buổi tập huấn về phòng cháy, chữa cháy do liên ngành cấp huyện tổ chức

Tất cả giáo viên, nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng đều nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám hiệu trường khi có sự cố xảy ra

Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi 4 - 5 đã học qua các lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ có những kỹ năng và thói quen học tập, vui chơi, vệ sinh tốt

Trang 6

Đa số phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình, quan tâm tới các hoạt động của các con, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ, có những hiểu biết cơ bản về phòng cháy chữa cháy và sẵn sàng đồng hành với con mình trong các buổi thực hành kĩ năng phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm do lớp

và nhà trường tổ chức

2.2.2 Khó khăn

Trẻ còn nhỏ khả năng nhận thức của trẻ khác nhau, nên chưa có kiến thức, chưa được trải nghiệm nhiều về phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra

Bản thân là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức hoạt động thực hành, trải nghiệm, nên việc lồng ghép các họat động giáo dục kỹ năng sống và lựa chọn các nội dung dạy trẻ kỹ năng về phòng cháy chữa cháy còn hạn chế

Phụ huynh của trẻ làm nhiều nghề khác nhau, phần lớn phụ huynh đi công

ty nên chưa có nhiều thời gian quan tâm hết đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phối hợp cùng cô giáo chưa kịp thời

Bên cạnh đó vấn đề giáo dục về kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ không phải là một nội dung giáo dục chính thống trong chương trình giáo dục của Bộ mà chỉ được lồng ghép giáo dục trẻ trong các hoạt động Chính vì vậy mà giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn

Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy

nghĩ để tìm ra “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi A1 phòng và thoát hiểm

khi có cháy xảy ra, tại trường Mầm non Hoằng Thành, huyện Hoằng Hóa”.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng giải pháp

Để nắm được trình đồ tiếp thu cũng như khả năng của trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát và được kết quả như sau

STT Nội dung khảo sát

Tổng

số trẻ khảo sát

Kết quả thể hiện trên trẻ

Số trẻ Tỷ lệ

% Số trẻ

Tỷ lệ

%

1 Trẻ biết kiến thức cơ bản vềphòng cháy, chữa cháy. 28 16 57% 12 43%

2 Trẻ có kỹ năng thoát hiểmkhi có cháy xảy ra. 28 14 50% 14 50%

3 Trẻ có kỹ năng bình tỉnh ứngphó khi có cháy nổ xảy ra. 28 15 54% 13 46%

4

Trẻ biết số điện thoại khẩn

cấp 114, kí hiệu hướng dẫn

thoát hiểm, biết lối thoát

hiểm ở nơi công cộng

57% 12 43%

5 Trẻ biết những nguyên nhângây dẫn đến cháy nổ 28 18 64% 10 36%

Trang 7

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, tỉ lệ trẻ có kiến thức, kĩ năng, thực hành thoát hiểm khi có cháy xảy ra còn chưa cao Do trình độ tiếp thu không đồng đều, thực tế trên dẫn đến khi trẻ tham gia hoạt động sẽ rơi vào tình trạng không hứng thú, không thích hoạt động rất dễ hoảng loạn khi gặp tình huống và không

thể nhớ mình cần làm Chính vì vậy tôi quyết định tìm ra “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi A1 phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra, tại trường Mầm non Hoằng Thành, huyện Hoằng Hóa” Giúp trẻ tự tin và biết cách

thoát hiểm khi có cháy xảy ra

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về giáo dục phòng cháy, chữa cháy

Là một giáo viên trẻ tôi ý thức được rằng Muốn nâng cao kiến thức về cháy nổ cho trẻ lớp mình thì bản thân tôi phải có kiến thức tốt, hiểu được sự nguy hiểm của hỏa hoạn, hậu quả nghiêm trọng khi hỏa hoạn xảy ra để từ đó có

ý thức hơn trong việc phòng cháy, chữa cháy Bên cạnh đó, tôi phải hiểu được nguyên nhân của hỏa hoạn, cách ứng phó với hỏa hoạn và sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, những kỹ năng, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy

nổ, kỹ năng thoát hiểm, giải pháp chữa cháy Nâng cao ý thức cảnh giác đối với các nguy cơ hỏa hoạn, sẵn sàng ứng phó nếu có hỏa hoạn xảy ra Như vậy thì tôi mới có thể hướng dẫn, tổ chức được các hoạt động giáo dục phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả cao cho trẻ

Ảnh: Thực hành tập huấn phòng cháy chữa cháy

Tôi thường xuyên nghiên cứu các cuốn tài liệu về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để nắm được các phương pháp tổ chức cho trẻ tốt nhất Ngoài ra tôi còn nghiên cứu qua các tài liệu, sách báo, trang mạng internet về các vấn đề có liên quan đến phòng cháy chữa cháy

và kỹ năng thoát hiểm an toàn

Ảnh: Tham gia tập huấn phòng cháy, chữa cháy

Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy do Phòng giáo dục huyện và nhà trường

tổ chức Từ đó Bản thân tôi đã nắm chắc được những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn Biết cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy như bình cứu hỏa Trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của tôi cũng được nâng cao

Giải pháp 2 Cung cấp kiến thức về phòng cháy, chữa cháy thông qua các hoạt động hàng ngày.

Thông qua hoạt đông học.

Tôi kể cho trẻ nghe câu truyện thần thoại về “Nữ thần lửa Hy Lạp” Câu truyện tuy ngắn nhưng ở trong đó có nhiều bài học bổ ích cho trẻ như: Tác hại

và lợi ích của lửa đối với đời sống con người

Trang 8

Ảnh: Trẻ nghe cô kể chuyện Ảnh: Cô giáo dục trẻ

Từ câu truyện trên tôi cho trẻ biết một số nguyên nhân xảy ra cháy: Cháy

do chập điện hay cháy do bếp ga

Trong quá trình giáo dục, tôi dạy trẻ về vật liệu có nguy cơ cháy nổ Giới thiệu cho trẻ về các vật liệu như hóa chất, gas và bột nổ Trẻ cần hiểu rằng không nên tiếp xúc với các vật liệu này và không chơi đùa gần các nguồn lửa hoặc nhiệt độ cao Điều này sẽ giúp trẻ nhận biết và tránh xa các vật liệu có nguy cơ cháy nổ

Ảnh: Cháy bếp ga, chập điện.

Tôi truyền đạt kiến thức cơ bản về an toàn khi sử dụng điện, trẻ cần hiểu

về nguy cơ và hiểm họa của điện Giải thích cho trẻ về những nguyên tắc cơ bản như không chạm vào ổ cắm, không chọc vào đèn hoặc thiết bị điện Đây là những kiến thức đầu tiên giúp trẻ nhận biết sự quan trọng của an toàn khi sử dụng điện

Ngoài ra tôi còn cho trẻ xem một số hình ảnh về các vụ cháy nhà sau đó tôi trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ nguyên nhân xảy ra cháy?

Từ đó tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về tiêu lệnh chữa cháy với 4 nội dung: Khi xảy ra cháy phải báo động gấp

Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy Với nội dung này trẻ còn nhỏ không thực hiện được, tôi dạy trẻ nhắc nhở ông bà, bố mẹ thực hiện

Dùng bình chữa cháy, cát và nước để dập tắt Nếu ở nhà không có bình chữa cháy thì dùng cát và nước để dập lửa

Dạy trẻ nhớ số 114 là số điện thoại của đội chữa cháy

Ảnh: Cô cho trẻ xem những vụ hỏa hoạn

Ảnh: Tiêu lệnh chữa cháy.

Thông qua hoạt động góc

Tôi tổ chức cho trẻ chơi ở góc phân vai, tôi xây dựng tình huống cho các bé được nhập vai chơi Tổ chức chơi với những tình huống giả định, trong quá trình nấu ăn không may xảy ra cháy Trẻ bình tĩnh kêu gọi cô giáo và xử lý đám cháy

Ảnh: Trẻ bình tĩnh xử lý khi cháy xảy ra

Thông qua hoạt động chơi

Trang 9

Ngoài ra tôi đã áp dụng phương pháp giáo dục Steam cho trẻ làm xe cứu hỏa, bình cứu hỏa Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải: Vỏ hộp sữa, chai nhựa, nắp chai, gỗ sau đó cho trẻ làm Qua hoạt động chơi này trẻ biết bình cứu hỏa và xe cứu hỏa dùng để làm gì?

Ảnh Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng bình cứu hỏa Ảnh: Trẻ làm xe cứu hỏa, bình chữa cháy

Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm “học làm lính cứu hỏa”,

“Bé tập làm lính cứu hỏa” Ở bậc học mầm non, các bài học về phòng cháy chữa cháy được lồng ghép bằng tình huống giả định có cháy trong lớp học, hướng dẫn trẻ di chuyển đến nơi an toàn, không được nấp vào những nơi khó tìm, hoặc không gian nhỏ hẹp Dạy trẻ các kỹ năng phòng cháy chữa cháy ngay từ khi còn

bé là vô cùng cần thiết, trẻ thành thạo những kỹ năng phòng cháy chữa cháy sẽ giúp trẻ xử lý tình huống linh hoạt, thoát hiểm dễ dàng hơn Từ đó giảm thiểu nguy cơ thương vong Qua các hoạt động tôiddax dạy cho Trẻ biết được các nguy cơ dễ gây cháy nổ trong ngày Tết: đốt pháo, cháy chập đèn nháy, do hương, nến, đèn dầu

Trẻ biết những nguyên vật liệu nào dễ gây cháy nổ

Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân mình

Trẻ không nghịch, chơi với các đồ dùng, dụng cụ dễ gây cháy nổ: Bật lửa, diêm, ổ điện, bếp ga

Thông qua giờ đón trả trẻ

Thực tế cho thấy, ở trường dù giáo viên có làm tốt đến mấy, ý tưởng dù hay bao nhiêu mà không được sự ủng hộ từ phía cha mẹ học sinh thì kết quả không đạt như mong muốn Vì thế, tôi nhận thấy đây là giải pháp vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp các kỹ năng Phụ huynh là cầu nối giữa nhà trường và xã hội Chính vì vậy tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về công tác phòng và thoát hiểm khi có cháy xảy ra thông qua các cuộc họp, giờ đón, trả trẻ và qua nhóm zalo của lớp

Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nghiên cứu, hướng dẫn các thành viên trong gia đình những tình huống thoát nạn, và quy trình xử lý khi có sự cố cháy,

nổ xảy ra, trang bị các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết, các gia đình nên trang bị thêm các bình chữa cháy xách tay để phục vụ chữa cháy

Ảnh: Giáo viên trao đổi với phụ huynh giờ đón, trả trẻ Giải pháp 3 Dạy trẻ thực hành các kỹ năng thoát hiểm khi có cháy xảy ra

Tôi đưa ra các tình huống có vấn đề giúp kích thích tư duy, tạo cơ hội

để trẻ giải quyết các tình huống rèn luyện kỹ năng ứng phó khi có cháy xảy ra

Ví dụ: Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra các tình huống giả định:

Trang 10

- Điều gì sẽ xảy ra khi có hỏa hoạn?

- Khi có hỏa hoạn con phải làm gì?

Trên cơ sở những câu trả lời của trẻ, tôi trò chuyện giải thích cho trẻ biết tác hại và nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn cách ứng phó đơn giản

Tôi dạy trẻ khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa hay nghe thấy tiếng chuông, đèn báo cháy mà không có người lớn ở bên cạnh, thì các con hãy bình tĩnh hô thật to để người lớn biết hoặc nếu có điện thoại gọi ngay cho lính cứu hỏa theo số điện thoại là 114

Ảnh: Cô cho trẻ sao chép và nhớ số điện thoại cứu hỏa.

Khi xảy ra cháy không những lửa, khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong Để tránh bị ngạt khói con cần bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi và di chuyển ra ngoài bằng cách cúi người ở tư thế đi khom hạ thấp hoặc bò sát mặt đất Trong quá trình di chuyển không may lửa bắt vào người thì các con hãy nhanh tay che mặt lại và lăn qua lăn lại nhiều vòng cho đến khi lửa dập tắt

Ảnh: Kỹ năng phòng cháy thoát hiểm cho trẻ Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể làm ướt quần áo để hạn chế khả năng bắt lửa Những cách làm này đều cần phải phản ứng nhanh và dứt khoát để ngăn ngọn lửa cháy mạnh hơn

Ảnh: Lực lượng PCCC tập huấn hướng dẫn trẻ kỹ năng thoát khỏi đám cháy Sau khi thoát ra ngoài phòng, các con hãy bình tĩnh nghe theo sự chỉ dẫn của cô giáo, không được chen lấn xô đẩy, di chuyển theo đường cầu thang bộ, men theo tường để tìm lối thoát hiểm một cách nhanh nhất

Ảnh: Cô và trẻ thực hành thoát ra đám cháy xuống cầu thang

dạy ngay từ khi còn nhỏ Cháy nổ, hỏa hoạn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ Vì vậy, việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

là điều cần thiết Để giúp trẻ có thể nhận biết, tìm đường thoát và sử dụng các

thức và kỹ năng cho trẻ, tôi tổ chức cho trẻ được thực hành và trải nghiệm về thoát hiểm khi có cháy xảy ra Trẻ bước đầu đã nắm được kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ cho chính mình

Ảnh: Dạy trẻ ghi nhớ và hiểu các ký hiệu thoát hiểm nơi công cộng

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w