1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 6 tuổi a2 trường mầm non điền thượng huyện bá thước

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A2
Tác giả Phạm Thị Huyền
Trường học Trường mầm non Điền Thượng
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bá Thước
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ HỨNG THÚ TÍCH CỰC THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI LỚP MẪU GIÁO

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ HỨNG THÚ TÍCH CỰC THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI A2 TRƯỜNG MẦM NON ĐIỀN

THƯỢNG, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Phạm Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Điền Thượng SKKN thuộc lĩnh mực: Chuyên môn

BÁ THƯỚC, THÁNG 04 NĂM 2024

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 22.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 42.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học

phong phú, thân thiện an toàn thu hút sự hứng thú của trẻ 42.3.2 Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, vật mẫu và các

nguyên vật liệu khác thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động

khám phá khoa học

9

2.3.3 Giải pháp 3: Tạo các tình huống mở đầu mới lạ hấp dẫn thu

hút trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học 122.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức tốt các thí nghiệm theo phương pháp

giáo dục STEAM giúp trẻ bước đầu có tình yêu với khoa học 142.3.5 Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ học tốt hơn

Trang 3

1 Mở đầu.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Tôi đã từng được nghe ở đâu đó một câu nói rất hay rằng “ Trong mắt trẻ con, thế giới không chỉ có 7 kỳ quan mà có đến hàng triệu kỳ quan lý thú cần khám phá” và quả thật đúng là như vậy khi nói đến trẻ mầm non không ai không

biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởithế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn

có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá Khi đã pháttriển ngôn ngữ và có vốn từ nhất định, trẻ sẽ liên tục đặt ra các câu hỏi như vìsao, tại sao, đây là gì Thời điểm này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng nênviệc không ngừng thắc mắc về thế giới xung quanh là điều dễ hiểu

Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đadạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá,chim muông) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mốiquan hệ của con người với nhau) bên cạnh đó còn giúp trẻ hiểu biết về chínhbản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng.Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậynếu chúng ta sử dụng linh hoạt các hình thức khám phá khoa học không nhữnggiúp trẻ trả lời được các câu hỏi tại sao của mình một cách dễ hiểu và hiệu quảnhất mà còn giúp trẻ phát triển được năng lực quan sát, khả năng phân tích, sosánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác,những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấpdẫn hơn

Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức,

tư duy, ngôn ngữ, tình cảm, trẻ tò mò muốn biết, muốn khám phá và trải

nghiệm Qua hoạt động khám phá khoa học, trẻ được trực tiếp quan sát, được thử nghiệm, được thực hành, điều đó giúp trẻ nhớ sâu hơn và nắm chắc kiến thức đã học hơn, thông qua đó sẽ giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng,khả năng tư duy và đặc biệt là vốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển, nhờ đó đáp ứng được tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ Hình thành khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, đồng thời ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ, giáo dục tình cảm, đạo đức, hiểu biết và có thái độ đúng đắn đối với vạn vật xung quanh trẻ… giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người

Chính vì lẽ đó mà việc tạo cơ hội điều kiện để trẻ tham gia vào hoạt độngkhám phá khoa học ngay từ tuổi mầm non là cần thiết và có ý nghĩa đối với quátrình phát triển của trẻ Giáo viên sẽ là người khơi gợi, tạo tình huống giúp trẻsuy nghĩ thảo luận và đưa ra suy đoán về những gì trẻ nhìn thấy, quan sát Nếutrẻ được học và khám phá trải nghiệm ngay từ những năm đầu đời thì trẻ sẽ biếtyêu quý, tôn trọng và gần gũi với môi trường và con người, trẻ không chỉ pháttriển lành mạnh hơn về thể chất mà còn được bồi đắp tình yêu, lòng nhân ái và

sự hiểu biết về hiện tượng tự nhiên xung quanh mình

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc tổ chức các hoạt động khám phákhoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi chưa thực sự thu hút trẻ, chưa vận dụng các giải pháp

Trang 4

linh hoạt, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo cho trẻ Vì vậy, việc sửdụng linh hoạt các thủ thuật, các phương pháp tổ chức gây hứng thú cho trẻnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học là một trong những vấn

1.2 Mục đích của nghiên cứu.

Nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để giúp trẻ hứng thú tích cực thamgia vào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trườngmầm non Điền Thượng, huyện Bá Thước

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu “một số giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham giavào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầmnon Điền Thượng, huyện Bá Thước” năm học 2023 – 2024

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình tôi đã sử dụng cácphương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, mạng internet, tạpchí giáo dục mầm non

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát trựcquan, phương pháp dùng lời

- Phương pháp thực hành trải nghiệm, trò chơi

- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

- Phương pháp thống kê: Xử lý các số liệu khảo sát

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

“ Khám phá khoa học” - một thuật ngữ nghe qua tưởng chừng như xa vời

và quá tầm nhận thức đối với trẻ mầm non Nhưng thực chất đó chỉ là những gì hết sức quen thuộc, gần gũi thường diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ hằng ngày Nhưng thay vì chỉ cung cấp cho trẻ những điều mới lạ xung quanh đó bằng lời nói thì chúng ta sẽ để trẻ được tích cực sử dụng các giác quan ( Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) của mình để khám phá, sau đó tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước,

trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.

Trẻ em được khám phá khoa học là góp phần hình thành những biểutượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh Giáo dục lòng yêu thiênnhiên đất nước và có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường sống xung quanh.Cho trẻ khám phá khoa học góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các quátrình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy ngôn ngữ và chú ý

Trang 5

2.2 Thực trạng về kỹ năng khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Điền Thượng, huyện Bá Thước.

- Đa số trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động, say mê tìm tòi khám phá, khả năng ghi nhớ tốt

b Khó khăn.

- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻham thích tham gia tìm hiểu khám phá sự vật hiện tượng, một số trẻ lại lười nhátchỉ thích chơi với các đồ dùng đồ chơi có sẵn hoặc chơi tự do

- Một số đồ dùng đồ chơi để tổ chức cho trẻ chơi thí nghiệm, khám phá và

đồ dùng phục vụ hoạt động còn ít như các vật thật, vật mẫu…

- Việc tổ chức các hoạt động trong hoạt động khám phá khoa học vẫn cònmột số hạn chế nhất định chưa tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia

- Một số phụ huynh bận lo kiếm sống, ít cùng trẻ vui chơi thực hành trảinghiệm bằng thực tế Khi ở nhà các trẻ thường chỉ vui chơi tự do hoặc xem ti viđiện thoại

Kết quả khảo sát 20 trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 đầu năm học thu đượckết quả cụ thể như sau:

Bảng khảo sát trẻ đầu năm học:

STT

Nội dung khảo sát

Tổng Số trẻ

Số trẻ

Tỷ lệ

%

Số trẻ

2 Biết phân tích suy luận, phán

đoán, tìm hiểu mối tương quan

giữa các sự vật hiện tượng

3 Hiểu biết của trẻ về các sự vật

hiện tượng xung quanh

tỷ lệ trẻ chưa đạt ở các tiêu chí còn cao cụ thể là: Trẻ chưa biết phân tích suyluận, phán đoán, tìm hiểu mối tương quan giữa các sự vật hiện tượng và kiếnthức và kinh nghiệm sống của trẻ chiếm tỷ lệ 75% Tiếp đến trẻ hứng thú tích

Trang 6

cực tham gia hoạt động khám phá khoa học và hiểu biết của trẻ về các sự vậthiện tượng xung quanh chiếm tỷ lệ 70%

Để giải quyết khắc phục các thực trạng trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa

ra: “Một số giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Điền Thượng, huyện Bá Thước” cho trẻ như sau:

2.3 Các giải pháp giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 trường mầm non Điền Thượng, huyện Bá Thước.

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch khám phá khoa học theo từng chủ đề và

tạo môi trường kích thích sự khám phá của trẻ

* Xây dựng kế hoạch

Để tiến hành mọi thứ được thuận lợi và thành công thì chúng ta nên tiến hành lập kế hoạch công việc Việc xây dựng kế hoạch làm việc và thực hiện theomột kế hoạch đã được xác định sẵn đó là cách để chúng ta tiến đến thành công

và đạt được kết quả như mong muốn Thực hiện kế hoạch công việc đã được định sẵn sẽ giúp cho chúng ta chủ động nắm bắt được các tiêu chí làm việc, đồng thời còn tiết kiệm được thời gian, công sức và dễ dàng điều chỉnh lại khi cần thiết để đạt được hiệu quả cao trong công việc Nếu như không có kế hoạch làm việc trước thì người thực hiện sẽ rất dễ bị mất phương hướng, mù quáng, bị động và có thể nặng nề hơn thất bại trong công việc Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã dựa vào kế hoạch phân chia chủ đề của nhà trường, kế hoạch của nhóm lớp và tình hình thực tế của trẻ để xây dựng kế hoạch cho các hoạt động khám phá khoa học của lớp mình

ST

T

ĐIỀUCHỈNH(nếucó)

1 Trường

Mầm Non

- Trẻ biết tên trường, tên thầy cô giáo, bạn bè

Biết những công việc đơn giản hằng ngày của các

cô giáo

- Biết tên gọi, công dụng của các đồ dùng đồ chơitrong trường, lớp So sánh được sự giống và khácnhau của đồ dùng, đồ chơi

2 Bản Thân - Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình

giống và khác qua một số đặc điểm cá nhân: Giớitính, hình dáng bên ngoài của cơ thể, kiểu tóc,mầu da, cao, thấp, gầy, béo,… Khả năng và sởthích riêng

- Biết cơ thể con người gồm 5 giác quan, biết tácdụng, và cách chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác

Trang 7

quan Biết sử dụng các giác quan vào sinh hoạttrong cuộc sống hàng ngày

-Biết thực hiện một số công việc theo cách củariêng mình

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sựvật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm

sơ đẳng về toán

3 Gia Đình - Trẻ biết họ tên, một số đặc điểm, sở thích của

các thành viên trong gia đình

- Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình

- Trẻ biết địa chỉ và số điện thoại nhà mình Biết công việc của các thành viên trong gia đình Trẻ phân biệt được đồ dùng gia đình theo các dấu hiệu

- Hay đặt câu hỏi

- Biết các hoạt động và lợi ích của các ngànhnghề đối với đời sống con người

- Trẻ biết ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam,ngày hội của các thầy cô giáo

- Trẻ biết phân loại, so sánh đồ dùng, sản phẩmtheo nghề Biết lợi ích của việc sử dụng nănglượng trong từng nghề

- Trẻ có kĩ năng cơ bản về công việc của cácnghề thông qua trò chơi Biết chia sẻ giúp đỡ lẫnnhau trong khi chơi

- Biết chơi các trò chơi dân gian, trò chơi học tậpphù hợp với chủ đề

5 Động Vật - Trẻ biết tên gọi các con vật, so sánh để thấy sự

giống và khác nhau của các con vật gần gũi quen thuộc qua một số đặc điểm nổi bật của chúng

- Trẻ biết lợi ích của một số con vật, 1 số loài có hại với đời sống con người

- Trẻ biết mối quan hệ đơn giản giữa các con vật với môi trường sống: thức ăn, sinh sản…

- Trẻ biết một số kỹ năng về cách chăm sóc, bảo

vệ các con vật gần gũi và động vật quý hiếm

Trang 8

6 Thực Vật - Biết gọi tên nhóm cây cối, con vật, đồ vật theo

- Trẻ biết phân nhóm các phương tiện giao thông

- Biết một số quy định của luật giao thông đường bộ

- Trẻ nhận biết một số biển báo giao thông đườngbộ

8 Nước và

hiện tượng

tự nhiên

– Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh

– Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận

về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh

– Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa Biết phân biệt quần áo, trang phục theo mùa

– Biết được ích lợi của nước và sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật

– Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ nguồnnước sạch

– Nhận biết được ngày và đêm, hôm qua, hôm nay và ngày mai

– Biết sự thay đổi thời tiết theo mùa và thứ tự cácmùa

- Trẻ biết được tình yêu thương bao la của Bác

Hồ dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng

Trang 9

- Biết cách xưng hô ở trường tiểu học, thầy giáo,

cô giáo, các em học sinh

Nhờ việc xây dựng kế hoạch rõ ràng này, bản thân tôi đã tự tin, chủ động hơn từ đó tạo được nhiều thành công trong việc tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực và hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học

* Tạo môi trường kích thích sự khám phá của trẻ.

“Xây dựng môi trường lớp học” là một trong những yếu tố quan trọng gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động cho trẻ Môi trường lớp họctheo hướng lấy trẻ làm trung tâm với các đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng vềmàu sắc, chủng loại, kích thước phù hợp với chủ đề chủ điểm cho trẻ Chính vìvậy ngay từ đầu năm nhận lớp tôi cùng trẻ cũng như phối hợp với các bậc phụhuynh sưu tầm tìm kiếm các nguyên vật liệu phong phú đa dạng để tạo môitrường “xanh, an toàn, thân thiện” ở trong và ngoài lớp

Môi trường trong lớp:

- Tôi thường xuyên trang trí lớp học theo từng theo chủ đề, nhiều góc mở

để tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi hoạt động và trải nghiệm Các đồ dùng đồchơi cần phải vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho trẻ khi sử dụng Bố trí sắp xếp vào cácgóc phù hợp đối với trẻ để trẻ dễ dàng lấy và cất đồ dùng Màu sắc đồ dùng đồchơi tươi sáng

- Các đồ dùng đồ chơi giáo viên có thể tận dụng các nguyên vật liệu phếthải sẵn có để tiết kiệm kinh phí và đưa trẻ đến gần hơn với thiên nhiên Lựachọn nguyên vật liệu và cùng trẻ tạo nên các sản phẩm vừa mang tính thẩm mỹcao và có độ bền lâu, tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp

- Ở mỗi chủ đề các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần làm mới hoặc

bổ sung thêm để phù hợp với mục tiêu hoạt động đồng thời giúp trẻ hứng thútích cực khi tham gia vào các hoạt động vui chơi khám phá trải nghiệm

- Các góc chơi hoạt động có thể bố trí cố định hoặc di chuyển theo từngchủ đề nhằm giúp trẻ có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ chơi

Hình ảnh: Mảng chủ đề và góc cho trẻ hoạt động

* Môi trường ngoài lớp học:

Dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn thực hiệnchuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong đó việc tạomôi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm với môi trường ngoài trời là hết sứcquan trọng nên tôi cùng với chị em đồng nghiệp đã cố gắng tạo ra một khu vuichơi ngoài trời như xây dựng vườn cổ tích, khu vui chơi cát nước, vườn rau của

Trang 10

bé, góc thiên nhiên của bé, sân vận động của nhà trường v.v

Để trẻ được thực hành gieo hạt trồng cây chăm bón bắt sâu nhổ cỏ, tướinước cho cây hàng ngày, được quan sát tìm hiểu khám phá sự trưởng thành củacây, trẻ chăm sóc góc thiên nhiên cùng cô, hay trẻ được thực hành trải nghiệmcác hoạt động ở sân vận động như: Làm bánh, làm đèn lồng, thổi bóng, làmchong chóng hay được tham gia các trò chơi cùng cô

Hình ảnh: Trẻ hoạt động trải nghiệm chăm sóc vườn hoa

Ở góc nhóm lớp tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: câyvạn niên thanh, cây hoa hồng, dàn dây leo, trồng một số loại rau, cây để trẻ cóthể được tưới hoa, chăm sóc cây và quan sát sự phát triển của cây thông qua gócthiên nhiên của lớp

Hình ảnh: Góc thiên nhiên

Tôi làm giá để bố trí, treo các chậu hoa, cây cối để trẻ thuận tiện cho việcquan sát, chăm sóc, làm và trang trí màu sắc đẹp hấp dẫn thu hút sự hứng thúcủa trẻ Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò, các loại hạt cát, sạn, các chainước nhiều màu để ở góc thiên nhiên để trẻ quan sát và thực hành chơi trảinghiệm

Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với phụ huynh tìm kiếm các vỏ lốp xe,

Trang 11

thùng xốp, thùng nhựa hay mua các khay nhựa sau đó sơn phủ màu sắc tươisáng làm mô hình “Vườn rau của bé” để trẻ được tự gieo trồng các loại hạtgiống khác nhau, tự chăm sóc, tưới nước hàng ngày và theo dõi sự nảy mầm vàlớn lên của các loại rau sinh trưởng và phát triển như thế nào cho đến khi đượcthu hoạch Trẻ rất thích thú khám phá, phát triển được sự tò mò, khả năng quanquát, so sánh, phân loại các giai đoạn của quá trình phát triển của cây Làm giatăng sự hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh Từ đó giáo dục trẻ tình yêuthiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

Hình ảnh: Hoa được trồng vào lốp xe và chai nhựa

Việc tạo được môi trường trong và ngoài lớp xanh – sạch – đẹp tạo tâm lývui tươi, hào hứng cho trẻ, giúp trẻ luôn muốn đến lớp mỗi ngày và thích thú tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo ở trường, đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học

2.3.2 Giải pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, vật mẫu và các nguyên vật liệu khác thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động khám phá khoa học.

Với trẻ mầm non thường dễ nhớ nhưng lại mau quên nên muốn trẻ hiểu vàghi nhớ được bản chất của sự vật hiện tượng một cách chính xác và bền vững thìgiáo viên không thể nói suông mà phải cho trẻ được sờ, ném, ngửi, được thaotác với đồ vật và được trải nghiệm thực hành với chúng Chính vì vậy các đồdùng đồ chơi ngoài kiến nghị với cấp trên mua sắm bổ sung để phục vụ trongquá trình học tập và vui chơi của trẻ thì tôi cũng luôn cô gắn học hỏi tìm kiếmsưu tầm các đồ dùng đồ chơi phù hợp theo từng chủ đề cũng như đề tài để giúpcho hoạt động khám phá khoa học thêm sinh động hấp dẫn kích thích sự tò mòhứng thú của trẻ trong từng hoạt động

Ví dụ : Hoạt động động khám phá con gà trống thì tôi có thể sử dụng hình ảnh trên

powepoit cho trẻ xem hình ảnh con gà trống, quay video về các hoạt động của con gà trống cho trẻ xem Đồng thời có thể mang đến lớp con gà trống thật, nhốt gà trống vào giỏ và cho trẻ quan sát trực tiếp Đều đó giúp trẻ được nghe tiếng kêu của con gà, được sờ vào cơ thể con

gà trẻ sẽ nắm bắt và tiếp thu bài học một cách dễ dàng và hứng thú.

Trang 12

(Hình ảnh: Đồ dùng dạy học)

Ở chủ đề thực vật trẻ ra sân tìm hiểu về một số loại hoa cây trồng trongkhuân viên sân trường góc thiên nhiên thông qua các hoạt động ngoài trời để trẻkhám phá về sự phát triển của cây bằng cách cho trẻ tưới nước nhặt lá vàng trẻbiết được cây xanh cần ánh nắng quang hợp cần đủ nước dinh dưỡng thì cây sẽphát triển cho ra hoa quả, hoạt động khám phá một số loại quả, loại rau, hoa…thì để trẻ được quan sát sờ ngửi nếm hiểu rõ hơn về bản chất của sự vật thì giáoviên nên sử dụng vật mẫu là vật thật trong quá trình tổ chức hoạt động

Góc thiên nhiên nhỏ của lớp để cùng với trẻ gieo hạt, quan sát sự pháttriển của cây rau, cùng nhau nhỏ cổ, bón phân tưới nước và đợi chờ cây rau phát

Hình ảnh: Trẻ tưới nước, nhổ cỏ vườn hoa

Hay khi tổ chức khám phá khoa học mà trong đó có lồng ghép thí nghiệmthì đồ dùng cần thiết phải là vật mẫu, giáo viên không thể sử dụng tranh ảnh hay

mô hình để tiến hành thử nghiệm Các vật mẫu đó trẻ có thể sờ nắm và thửnghiệm một cách an toàn Bên cạnh đó tôi cũng tận dụng những nguyên liệu sẵn

có ở địa phương như: Vải vụn, lá vàng, chai lọ để làm những con vật, sưu tầmxốp, bìa làm sa bàn, đồ dùng để phục vụ tiết học Tận dụng những hình ảnh đẹptrên lốc lịch, những hình ảnh đẹp trên mạng, silide phù hợp với tiết dạy để đưavào bài dạy, trẻ rất thích thú và hào hứng hoạt động

Ngoài việc cho trẻ quan sát khám phá bằng tranh ảnh, vật mẫu thì việcứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ là việc làm cần thiết Bởi với các ứngdụng hiện đại giáo viên có thể tìm kiếm khai thác các nội dung dạy trẻ một cáchnhanh chóng tiện lợi mà không tốn nhiều tiền bạc hay thời gian như chuẩn bịtranh hay vật mẫu Với các hình ảnh sống động, màu sắc tươi sáng nội dung đadạng giúp trẻ tìm hiểu sự vật hiện tượng một cách cụ thể rõ ràng hơn với nhiều

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w