Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.
Trang 1MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG VẼ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI A2 TRƯỜNG MẦM NON MỸ TÂN,
HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA
Người thực hiện: Bùi Thị Nhã Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Mỹ Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 2Nội dung Tran
g
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình và
2.3.2 Thay đổi các hình thức vào bài, tạo tình huống lôi cuốn hấp dẫn 7 2.3.3 Nâng cao chất lượng tạo hình của trẻ thông qua kĩ năng dạy vẽ,
tô màu, bố cục, hướng dẫn cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ thông
qua hoạt động chung trên lớp
8
2.3.4 Rèn kĩ năng vẽ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi 9 2.3.5 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, giáo dục đang giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo ra những con người kế tục trong tương lai Nằm trong hệ thống giáo dục chung, Giáo dục Mầm non ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển, trường Mầm non là trường học đầu tiên của một con người, nó cung cấp những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ Ngay từ lứa tuổi mầm non, trẻ cần được phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của một con người
Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động cho trẻ Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lí, hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp, Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo lớn là thời kì nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh, có thể coi đây là thời kì phát cảm của những cảm xúc thẩm mĩ – những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp” Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật
Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kĩ năng xã hội qua các hành vi văn hóa - xã hội, qua các hình tượng, các sự kiện, hiện tượng được miêu tả Nội dung của tạo hình
là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh
Đối với trẻ mầm non, hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ Trước hết, hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng, cấu trúc, màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo, hình thành những cơ sở ban đầu về hoạt động học tập, từ đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt hơn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường
Với đặc điểm hay bắt chước, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ, trẻ dễ dàng bị thu hút bởi những cái hay, cái đẹp mà hoạt động tạo hình lại là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết của mình Chính vì vậy, hoạt động tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống
Trang 4con người một cách đa dạng phong phú Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của trẻ Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non gồm: vẽ, nặn, xé dán, cắt dán, Trong đó hoạt động vẽ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ Hoạt động vẽ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động thế giới xung quanh qua sản phẩm vẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực Ở lứa tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt và học điều chỉnh đường nét để vẽ được nhiều loại hình học có quan hệ gần gũi với nhau
Nhưng trên thực tế, khi tôi nhận lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, ngay từ đầu năm học khi hướng dẫn trẻ vẽ, tôi nhận thấy rằng: Khả năng vẽ của các cháu còn nhiều hạn chế, khi cho trẻ vẽ các bài vẽ đơn giản đa số trẻ vẽ xấu, không đẹp, trẻ không thể hiện được những bức tranh có tính sáng tạo, tính thẩm mĩ, kĩ năng vẽ,
tô màu và sử dụng màu của nhiều trẻ còn kém Chính vì điều đó, tôi đã suy nghĩ,
trăn trở và thực hiện “Một số giải pháp rèn kĩ năng vẽ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trường Mầm non
Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra cách thức giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức và kĩ năng vẽ ở cơ
sở ban đầu, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo, phát triển và duy trì ở trẻ lòng tự tin, khả năng cảm nhận về giá trị của mình; cảm thụ, cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống, trong nghệ thuật
- Đưa ra giải pháp để trẻ có mong muốn và khả năng thể hiện vẻ đẹp của các
sự vật hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, biểu lộ thái độ, tình cảm của mình qua tác phẩm nghệ thuật Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động, sản phẩm tạo hình của trẻ
- Tài liệu (sách báo, mạng Internet) về hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trường Mầm non Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
- Phương pháp quan sát tự nhiên
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê so sánh
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo quan điểm của tâm lí học duy vật biện chứng: Sự phát triển của con
Trang 5người thông qua quá trình kế thừa mang tính xã hội, các tính chất tâm lí, các năng lực tâm lí đặc trưng cho con người, qua quá trình lĩnh hội của các nền văn hóa vật chất, tinh thần được đúc kết trong quá trình lịch sử xã hội loài người Như vậy, hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động mang tính xã hội, bản chất
xã hội rõ rệt
Trong chương trình Giáo dục Mầm non, bộ môn tạo hình luôn hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Thông qua tạo hình, trẻ được thử sức trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo Cách tổ chức dạy hoạt động tạo hình cho trẻ tích hợp thêm các hoạt động phù hợp với nội dung bài dạy và gây hưng thú cho trẻ tích cực tham gia học tập đồng thời hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo như: Kĩ năng cầm bút vẽ, kĩ năng về những đường nét cơ bản, kĩ năng sử dụng mầu sắc và vẽ, Qua đó, trẻ vẽ được những tác phẩm phản ánh hiện thực cuốc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trẻ thấy mình được thể hiện và là một họa sĩ tí hon
Ngay từ độ tuổi nhà trẻ, trẻ cũng được làm quen với những kĩ năng vẽ các đường nét đơn giản và làm quen với màu sắc, chấm hồ, dán, Khi đến 5 - 6 tuổi, trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh đường nét để vẽ và trẻ bắt đầu tập
sử dụng “màu bắt chước” nghĩa là màu tương ứng với màu của mọi vật trong hiện thực Trẻ có thể tạo ra sản phẩm bằng cách nhìn, tri giác vật mẫu của cô hoặc có thể tưởng tượng trong thực tế và thực hiện các kĩ năng vẽ, sáng tạo màu nước để tạo ra được sản phẩm phong phú
Tuy nhiên, nếu trẻ không được bồi dưỡng, phát huy một lĩnh vực nào đó như hoạt động vẽ, nặn, cắt, xé dán, thì sẽ hạn chế đến sự phát triển của trẻ Hơn nữa, đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, việc cho trẻ hoạt động vẽ, nặn, cắt, xé dán, cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và thể hiện nghệ thuật Từ đó hình thành cho trẻ những chức năng tâm lí cơ sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1
Việc cho trẻ làm quen với tạo hình là con đường phát triển tốt nhất về tư duy, vốn từ, trí tuệ, hiểu biết, giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn Cho trẻ làm quen với tạo hình ở thể loại vẽ là việc làm cao cả, có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ, đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi gặp những thuận lợi
và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi
Trang 6- Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, phòng học khang trang, rộng rãi, đủ diện tích phục vụ cho các cháu học tập và vui chơi
- Nhiều năm liền tôi được phân công được phụ trách lớp 5 - 6 tuổi nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục với các phương pháp đa dạng, tạo được các môi trường khác nhau để rèn kĩ năng vẽ cho trẻ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất
- Được nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý kiến trong các giờ lên lớp giúp chuyên môn của tôi ngày càng tiến bộ hơn
- Trẻ lớp tôi đa phần hứng thú với hoạt động tạo hình, đặc biệt rất thích vẽ, rất thích tự mình bắt chước để tạo ra sản phẩm
2.2.2 Khó khăn
- Khả năng tạo hình của trẻ không đồng đều, kĩ năng vẽ của trẻ còn hạn chế, phối hợp đường nét chưa chuẩn, kĩ năng tô màu chưa trùng khít, chưa đều màu
và chườm ra ngoài, khả năng phối màu chưa tốt
- Khả năng tập trung chú ý của một số trẻ vào hoạt động chưa cao, dẫn đến kết quả thấp
- Trẻ chưa biết bố cục tranh, còn vẽ lệch sang cạnh giấy
2.2.3 Kết quả thực trạng
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát chất lượng khả năng tạo hình của trẻ qua bài vẽ “Ngôi nhà bé yêu” Dưới đây là một số bài vẽ:
Một số bài vẽ ngôi nhà của trẻ đầu năm học
Kết quả cụ thể về khả năng tạo hình của trẻ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Trang 7Bảng kết quả khảo sát thực trạng đầu năm:
T
T Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ
Kết quả
Số trẻ Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vẽ tranh. 28 18 64,3 10 35,7
3
Trẻ có khả năng phối, tô màu
để tạo thành bức tranh có màu
sắc hài hòa
4
Trẻ khả năng phối hợp kĩ năng
vẽ để tạo thành sản phẩm có
bố cục tranh cân đối
Qua bảng khảo sát ta thấy: Về các mặt kĩ năng vẽ của trẻ còn rất hạn chế Từ thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp làm phong phú kiến thức của trẻ, nâng cao kĩ năng vẽ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Từ thực trạng về kĩ năng vẽ của trẻ, tôi đã đặt ra câu hỏi: Cô phải làm sao và làm như thế nào để trẻ có kĩ năng vẽ tốt hơn? Tôi đã suy nghĩ và áp dụng một giải pháp sau:
2.3.1 Tạo môi trường kích thích trẻ hứng thú hoạt động tạo hình và tích lũy kiến thức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
Môi trường lớp học đẹp cũng là một yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ Việc xây dựng cảnh quan trường, lớp cũng được tôi đặc biệt quan tâm Tôi trang trí, sắp xếp lớp học phù hợp, hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm hợp lí, hấp dẫn, kích thích sự chú ý, lôi cuốn trẻ Các góc mở chủ yếu là sản phẩm của cô và trẻ tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương Tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc Hàng ngày, tôi cho trẻ lựa chọn các nguyên vật liệu để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn mình, qua đó trẻ được học và phát triển những kĩ năng cơ bản Trẻ được vẽ, cắt,
xé dán, nặn bằng sự tưởng tượng của chính mình Tôi sắp xếp các nguyên vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng, thực hiện ý tưởng của mình
Trang 8vào bất kì lúc nào mà trẻ thích và trẻ có thể trưng bày các sản phẩm của mình sau khi hoàn thành Tôi tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu một cách hợp lí, đẹp mắt
Hình ảnh: Các nguyên liệu trong góc tạo hình
Ngoài ra, tôi còn bố trí không gian góc tạo hình ở phía cửa ra vào của lớp để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình Đây là một hoạt động mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào như góc xây dựng, góc bán hàng, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động Tôi đã tạo ra khoảng cách đủ rộng để đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơi, đồng thời có lối đi lại thuận tiện để mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi Trong lớp, tôi đã
sử dụng các giá, kệ nhỏ, có chiều cao vừa phải để tạo ranh giới giữa góc tạo hình với các góc chơi khác nhau, đồng thời giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc chơi Sau chủ đề mỗi tuần, tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí sắp xếp lại vị trí góc chơi, đồ dùng, đồ chơi trong góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ
Trang 9Hình ảnh: Trẻ chơi góc tạo hình
Môi trường lớp học sạch sẽ, đẹp sẽ tạo hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động tại lớp Tôi tạo môi trường với các góc mở, trưng bày sản phẩm của trẻ chủ yếu
là sản phẩm tạo hình
Tôi nhận thấy góc tạo hình là một góc nghệ thuật luôn được trẻ yêu thích, tạo
cơ hội cho trẻ khám phá, thích thú, sáng tạo Trong góc tạo hình, tôi chia thành các góc nhỏ như: Góc vẽ, góc nặn, góc xé dán, góc trang trí, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như: Vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu, nặn, cắt dán, in,
Hàng ngày, tôi cho trẻ lựa chọn các phương tiện để trẻ thể hiện tùy theo ý thích Qua đó, trẻ được học và phát triển nhũng kĩ năng cơ bản: vẽ, cắt dán, trang trí bằng tưởng tượng của chính mình, nặn những đồ vật bằng đất nặn Điều này làm cho trẻ thấy tự hào với các sản phẩm của chính mình tạo ra
Không những cho trẻ hoạt động tại các góc mở mà để tránh nhàm chán cho trẻ, tôi còn dùng các nguyên vật liệu khác nhau như: bột mầu, các ngón tay,
Ví dụ: Khi trẻ chưa biết cầm bút để vẽ bông hoa, tôi cho trẻ sử dụng màu vẽ
bằng các ngón tay, tôi kích thích động viên trẻ “Con vẽ gần đẹp rồi đấy! Tập trung hơn một chút, con sẽ vẽ đẹp hơn!” Trẻ thấy tin tưởng và ngày càng cố gắng để vẽ cho đẹp hơn
2.3.2 Thay đổi các hình thức vào bài, tạo tình huống lôi cuốn hấp dẫn
Dạy trẻ kĩ năng vẽ luôn được tôi phối hợp nhiều phương pháp cùng với các thủ thuật để tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động, góp phần làm tăng hiệu quả giờ học, vì khi cô gây được hứng thú cho trẻ thì trẻ sẽ tập trung vào vẽ, sẽ phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng cho trẻ, giúp trẻ thực hiện tốt bài vẽ của mình từ
đó nâng cao kĩ năng vẽ của trẻ
Trong các giờ hoạt động chung, đặc biệt là giờ học vẽ, tôi luôn chú trọng tìm
ra các hình thức giới thiệu bài hay, lôi cuốn trẻ vào giờ vẽ một cách hứng khởi nhất Tôi luôn suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi, tạo tình huống bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học để không khí giờ học
Trang 10trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao.
Ví dụ: Chủ đề “Trường Mầm non” (Đề tài: “Vẽ Trường Mầm non”).
Với chủ đề này, tôi gây hứng thú bằng cách khi bắt đầu vào giờ học, tôi cho trẻ xem một đoạn phim về các bạn miền núi đang học trong ngôi trường bằng tranh tre, vách nứa Tôi đàm thoại với trẻ: “Các con ạ, các bạn vùng cao ở nơi xa xôi, hẻo lánh, đi lại rất khó khăn Vì cuộc sống nghèo khó, vất vả nên không có những ngôi trường khang trang sạch đẹp giống của chúng mình để học nhưng vì lòng ham học nên các bạn rất tích cực đến trường Vậy bây giờ làm thế nào để các bạn có những ngôi trường khang trang sạch đẹp để học nhỉ?” Tôi cho trẻ nêu
ý tưởng và dẫn dắt trẻ vẽ trường tặng các bạn Với cách tạo tình huống như vậy, trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
Thay đổi nhiều hình thức vào bài gây hứng thú lôi cuốn trẻ như vậy, tôi thấy trẻ rất hứng thú vẽ, kết quả cao hơn hẳn so với tôi giới thiệu trực tiếp vào bài
2.3.3 Nâng cao chất lượng tạo hình của trẻ thông qua kĩ năng dạy vẽ, tô màu, bố cục, hướng dẫn cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ thông qua hoạt động chung trên lớp
Đối với trẻ mẫu giáo, hình thức dạy trong hoạt động chung là hoạt động bắt buộc trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Thông qua hoạt động này, mục đích, yêu cầu rèn kĩ năng vẽ, tô màu, bố cục cho trẻ được phát huy tối đa nhất, trẻ phát huy khả năng tạo hình và trí tưởng tượng của mình
Để trẻ có thể vẽ tốt, đầu tiên tôi rèn trẻ vẽ các nét cơ bản Rèn trẻ vẽ các nét
cơ bản (nét ngang, nét thẳng, nét xiên, nét uốn lượn, nét cong trái, nét cong phải,
…) là một việc rất quan trọng vì nó giúp cho kĩ năng vẽ của trẻ tốt hơn, khả năng sáng tạo của trẻ được phát triển toàn diện Khi trẻ đã vẽ thành thạo các nét này, tôi hướng dẫn trẻ phối hợp các nét vẽ tạo thành các hình khối đơn giản rồi dần dần hướng dẫn trẻ vẽ phối hợp các đường nét thành các đồ vật, con vật, con người,
Ví dụ: Khi vẽ “Ngôi nhà bé yêu”, chủ đề “Gia đình” (tiết vẽ đề tài), tôi cho
trẻ quan sát tranh gợi ý vẽ về các kiểu nhà khác nhau và trò chuyện với trẻ về các bức tranh Từ đó, tôi nêu gợi ý cho trẻ vẽ ngôi nhà như sau: “Để vẽ được mái nhà, cô vẽ 2 nét xiên 2 bên, sau đó cô vẽ 1 nét ngang tạo thành hình tam giác làm mái nhà Tiếp theo, chúng ta sẽ vẽ thân nhà: mình có thể vẽ hình vuông, hoặc hình chữ nhật, sau đó cô vẽ thêm hình chữ nhật nhỏ ở giữa để làm cửa nhà ” Tương tự với các chi tiết khác của ngôi nhà, tôi hướng dẫn để trẻ vẽ Tiếp đến, tôi hỏi ý tưởng của trẻ: “Con định vẽ ngôi nhà ra sao?”
Vì đây là tiết đề tài nên tôi muốn trẻ được vẽ ngôi nhà theo ý thích của trẻ, từ
đó giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo