SKKN Nâng cao hiệu quả tiết dạy nói tiếng anh cho học sinh lớp 8 và 9

36 4.3K 25
SKKN Nâng cao hiệu quả tiết dạy nói tiếng anh cho học sinh lớp 8 và 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 Tên Đề Tài: “ Nâng Cao Hiệu Quả Tiết Dạy Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 8,9 ” A-MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, và nhất là điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Cùng với sự phát triển ấy, quan hệ quốc tế được mở rộng, tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng, và việc sử dụng thành thạo tiếng Anh trở thành một nhu cầu rất cần thiết cho mọi người. Trong những năm gần đây môn Tiếng Anh đã trở thành một môn học bắt buộc ở các trường phổ thông. Ở trường học sinh được luyện tập kết hợp cả 4 kỹ năng: Nghe – Nói - Đọc –Viết, nhằm đạt mục đích cuối cùng là biết sử dụng thành thạo các hệ thống cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm …trong giao tiếp với người khác ở mức độ cơ bản nhất. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục nêu trên, việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu giúp cho học sinh luyện tập hiệu quả kỹ năng nói tiếng Anh trong nhà trường nói chung và học sinh hai khối 8,9 nói riêng là hết sức cần thiết. Điều này không những giúp cho các em được dễ dàng trong những chương trình học cao hơn mà còn hình thành thói quen tự nhiên, tự tin khi sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong công việc và cuộc sống hiện đại . Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nói, và một số kinh nghiệm đúc kết của bản thân trong thời gian giảng dạy qua, tôi mạnh dạn viết sáng kiến có tên gọi “ Nâng Cao Hiệu Quả Tiết Dạy Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 8,9” nhằm góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới: Qua thực tế giảng dạy và nhiều tiết dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn lớn khi giảng dạy tiết Speaking cho học sinh lớp 8,9 như sau: Trang 2 1.1. Thuận lợi: - Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng Anh theo phương pháp mới khá đầy đủ, nhất là tính ưu việt của công nghệ thông tin đã giúp cho giáo viên có được những tài liệu tham khảo phong phú… - Giáo viên dạy tiếng Anh được tạo điều kiện tham gia dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, cũng như tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề về đổi mới phương pháp, lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực. - Phần lớn học sinh lớp 8,9 đều có ý thức nghiêm túc trong giờ học. - Chương trình tiếng Anh lớp 8,9 chia theo từng phần luyện tập theo từng kỹ năng riêng rất rõ ràng . 1.2. Khó Khăn: 1.2.1. Về phía học sinh: - Sự thay đổi về tâm lí lứa tuổi đã làm cho học sinh lớp 8,9 khác nhiều so với học sinh lớp 6,7. Các em khối 8,9 rất trầm, ngại nói, ít phát biểu, không khí lớp học ít sôi nổi. Đặc biệt trong tiết học Speaking chỉ vài học sinh khá giỏi tham gia, thậm chí một số học sinh không nhiệt tình khi giáo viên gọi tên luyện tập trước lớp làm cho tiết học rất nặng nề, không đạt hiệu quả như mong muốn. - Các em chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng nói trong việc học tiếng Anh, nhiều em còn nhận thức sai lệch khi học tiếng Anh là chỉ chú trọng đến từ vựng và cấu trúc để đạt được mục đích làm bài trên giấy, quên đi luyện nói nên gặp bối rối khi thực hành nói . - Hầu hết việc kiểm tra đánh giá (trừ kiểm tra miệng) môn Anh ở trường THCS được thực hiện thông qua các bài làm kiểm tra, bài thi học kì trên giấy chứ không kiểm tra kỹ năng Speaking. Điều này tạo ra cho không ít học sinh tâm lí chủ quan, không nhiệt tình đối với giờ học nói. - Vốn từ vựng còn hạn chế nên gặp khó khăn khi diễn đạt, cùng với tâm lí ngại nói, sợ người khác biết lỗi sai của mình nên không phát biểu. Trang 3 - Các em sống ở vùng nông thôn, điều kiện tiếp xúc với các phương tiện hiện đại cũng như giao tiếp với người nói tiếng Anh không nhiều nên khi luyện nói các em còn gặp lúng túng về kiến thức xã hội liên quan đến chủ đề. 1.2.2. Về phía giáo viên: - Một số giờ dạy nói đôi khi chưa hiệu quả là do giáo viên còn chủ quan không đầu tư, chưa khai thác rõ trọng tâm bài, làm cho nội dung luyện tập còn trừu tượng, gây cho học sinh khó hiểu bài. - Nhiều giáo viên còn ngại khó không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc chưa phát huy hết hiệu quả của đồ dùng dạy học, không ứng dụng công nghệ thông tin, ít sử dụng các kỹ thuật dạy học mới, thiết kế các hoạt động cho học sinh thực hành một cách áp đặt, hoặc quá đơn điệu không lôi cuốn được học sinh tham gia. - Một số giáo viên còn quá nghiêm khắc, tạo cho học sinh tâm lí sợ, tiết học căng thẳng, học sinh không yêu thích môn học, tiết học. 1.2.3. Về phía chƣơng trình, nội dung: - Hầu hết chương trình tiếng Anh lớp 8,9 phần Speaking và Listening được ghép dạy trong một tiết nên nội dung kiến thức rất dài và nặng cho học sinh. Trong tiết này nếu người giáo viên không có sự chuẩn bị kỹ, không thiết kế các hoạt động dạy học một cách khoa học thì sẽ khó khắc sâu kiến thức cho học sinh, hoặc sẽ không đủ thời gian để thực hiện hết các nội dung yêu cầu . - Bên cạnh nhiều tiết Speaking có nội dung phù hợp, gần gủi với cuộc sống hằng ngày, thì còn một số bài nội dung khó, các bài tập luyện nói chưa phù hợp với trình độ học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần có những bổ sung, hoặc thiết kế lại các bài tập giúp học sinh luyện tập dễ dàng hơn và thành công hơn. 1.2.4. Về phía cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học: - Tuy ngày nay cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học bộ môn Anh đã được quan tâm và đầu tư nhiều, nhưng máy móc phục vụ cho việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, số lượng học sinh trong một lớp Trang 4 vẫn còn đông, nên cơ hội luyện Speaking cho mỗi học sinh còn ít . 2. Ý nghĩa và tác dụng: Trước thực trạng trên đề tài này của tôi nhằm chia sẽ với quí đồng nghiệp một số biện pháp giúp cho tiết dạy nói tiếng Anh lớp 8,9 được thực hiện một cách dễ dàng, sôi nổi, không khí tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, kích thích sự tò mò sáng tạo của học sinh đối với môn học đồng thời lôi cuốn tất cả các đối tượng học sinh tham gia nhiệt tình, làm cho tiết dạy đạt hiệu quả cao. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tôi tìm hiểu trong phạm vi học sinh ở hai khối 8,9, phương pháp và các thủ thuật dạy học vận dụng cho chương trình tiếng Anh sách giáo khoa lớp 8,9. II. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. 1.1. Cơ sở lí luận. - Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy nói chung và cho môn Tiếng Anh nói riêng đang được đặc biệt chú trọng. Nhất là từ khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (W.T.O), tiếng Anh là một phương tiện giao tiếp quốc tế đắc lực nhất trong quan hệ đối ngoại, hòa nhập với thế giới. - Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nêu trên nhằm đào tạo ra những con người có khả năng nói tiếng Anh tốt, việc giảng dạy môn Tiếng Anh có nhiều đổi mới đáng kể về nội dung và phương pháp giảng dạy. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa theo chiều hướng giao tiếp, rèn luyện phối hợp cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Trong đó kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. - Để có được tiết dạy kỹ năng nói thành công bên cạnh người giáo viên Trang 5 chịu khó đầu tư nghiên cứu, tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng các thủ thuật dạy học mới, phát huy tính ưu việt của đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các hoạt động phù hợp với trình độ học sinh …thì đòi hỏi người học sinh cần có nhận thức đúng đắn đối với môn học. Người học sinh đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động, nên cần phải tự giác tham gia hoạt động tích cực trong giờ học như chú ý nghe giảng, thảo luận nhóm, cặp sôi nổi, phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn, tự tin và sáng tạo đưa ra ý tưởng của mình chứ không thụ động ngồi chờ kết quả từ người khác. Bên cạnh đó các em phải biết kiên nhẫn luyện nói tiếng Anh thường xuyên không những trong tiết Speaking mà có thể trong các tiết học khác trong lớp, hay trong các hoạt động vui chơi sau giờ học để tạo nên môi trường giao tiếp tiếng Anh. Điều này giúp cho học sinh phát triển kỹ năng nói một cách tự nhiên, và lưu loát khi giao tiếp. 1.2. Cơ sở thực tiễn. -Tuy nhiên bộ môn Tiếng Anh là một bộ môn tương đối mới và khó cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, nhất là biết cách sử dụng hệ thống từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm…để nói một cách lưu loát. Vì thế trong tiết học nói, học sinh thường bị động, không tham gia, lớp học rất trầm, việc luyện nói chưa đạt được hiệu quả. - Từ những thực tế nêu trên, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những khó khăn vướn mắc gặp phải trong khi dạy tiết Speaking cho học sinh hai khối 8,9, làm cho tiết dạy sôi nổi hơn, thành công hơn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. 2.1. Biện pháp tiến hành: Thực hiện thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát : Thông qua các tiết dự giờ đồng nghiệp. - Phương pháp thảo luận: Sau khi dự giờ, trao đổi và rút kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra phỏng vấn : Trực tiếp gặp, trao đổi phỏng vấn học sinh và phát phiếu thăm dò để tìm hiểu về khả năng nhận thức, lòng yêu Trang 6 thích môn học cũng như phương pháp tự học của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành vận dụng các giải pháp vào thực tế các lớp giảng dạy. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp: Đúc kết những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Anh Văn hai khối 8,9 và dự giờ đồng nghiệp, đến đầu năm học 2012-2013, tôi tiến hành khảo sát học sinh, phát phiếu thăm dò, thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu viết đề tài. Trang 7 B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường là nhằm mục đích cuối cùng giúp học sinh có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp tốt với người khác. Vì vậy việc dạy hiệu quả tiết Speaking cho học sinh nói chung và học sinh khối 8,9 nói riêng là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của người giáo viên nhằm cung cấp cho các em có được những kiến thức và những kỹ năng cơ nhất trong quá trình giao tiếp. Nhiệm vụ chính của đề tài này là đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp cho tiết dạy nói tiếng Anh lớp 8,9 được thực hiện một cách dễ dàng hơn, sinh động hơn, lôi cuốn nhiều đối tượng học sinh tham gia sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Phân tích thực trạng việc dạy tiết Speaking trước khi vận dụng đề tài. - Phân tích những điểm mới, điểm sáng của giải pháp mới có thể áp dụng thay thế cho phương pháp cũ thông qua những ví dụ và nhận xét về những công việc giáo viên cần : + Nghiên cứu chuẩn bị trước khi dạy. + Thực hiện tốt các bước dạy của tiết Speaking trên lớp. + Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong tiết học Writing, Reading, Listening, Listen and Read… + Khuyến khích học sinh nói tiếng Anh trong các hoạt động sau giờ học. - Nêu lên khả năng áp dụng của giải pháp mới đem lại hiệu quả. - Nêu lên tính lợi ích kinh tế xã hội của giải pháp mới. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuyết minh tính mới. 1.1. Nghiên cứu chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp. 1.1.1. Giáo viên. - Không ngừng tự học, tự nghiên cứu và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Trang 8 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học như vật thật, tranh, bảng phụ, bút dạ, máy hay các thiết bị dạy học khác phục vụ cho tiết dạy. - Cần tìm tòi sưu tầm các tài liệu tham khảo, tranh ảnh hoặc kiến thức xã hội có liên quan đến nội dung mình cần dạy để có thể mở rộng nâng cao kiến thức cho các em, và làm cố vấn cho học sinh trong mọi hoạt động. - Phải đầu tư nghiên cứu sâu về chuyên môn, soạn giảng đầy đủ. Trước khi dạy giáo viên cần đọc kỹ bài, xác định rõ mục đích yêu cầu và nội dung trọng tâm mình cần dạy từ đó tìm ra những thủ thuật, những hoạt động, hoặc cách khai thác bài phù hợp nhất trong từng bước dạy giúp tiết dạy đạt hiệu quả cao. - Đưa thêm một số hoạt động (chẻ nhỏ bài tập trong sách giáo khoa thành nhiều bước đơn giản hơn) hoặc thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo khoa cho phù hợp và dễ thực hiện hơn. Đây là một trong những công việc rất cần thiết có tính quyết định sự thành công của tiết lên lớp hôm sau. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nội dung chương trình của tiếng Anh lớp 8,9 rất hay, nói về các chủ điểm quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày và được thiết kế theo từng tiết dạy kỹ năng riêng rất cụ thể. Tuy nhiên còn có một số bài tập trong phần Speaking nội dung chưa thực sự phù hợp, còn khó. Nếu giáo viên không chịu khó đầu tư, bỏ ra công sức để điều chỉnh, hoặc thiết kế lại, mà cứng nhắc vận dụng theo sách giáo khoa, thì hiệu quả tiết dạy không cao. * MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA: Ví dụ 1: (Unit 2, English 9) Phần Speaking sách giáo khoa yêu cầu 3 bài tập: Bài tập a) Match the phrases to the pictures. 1. a colorful T-shirt. 4. a short-sleeved blouse. 7. baggy pants. 2. a plaid skirt . 5. a sleeveless sweater. 8. faded jeans. 3. a plain suit. 6. a striped shirt. 9. blue shorts. Trang 9 a b c d g f e h i Bài tập b) Work in small groups. Write two more questions for the last section of this survey about students’wear. Then interview members of another group. The words in section a) may help you. Casual clothes : What do you usually wear on the weekend? Why do you wear these clothes? Favorite clothes: What is your favorite type of clothing? Why? School uniform : Is it comfortable? What color is it? Clothes for special occasions: ………………………………………………………… ? ………………………………………………………… ? Bài tập c) Now report the results of the survey. - Đối với tiết này nếu giáo viên không nghiên cứu thiết kế lại bài tập, hoặc không thêm hoạt động trong bước Pre-practice trước khi cho học sinh luyện tập nói, thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn sau: + Từ vựng về trang phục còn ít, nhất là các loại trang phục phổ biến các em thường dùng. + Các tính từ liên quan đến trang phục còn hạn chế nên khó khăn khi trả lời câu hỏi Why. + Cấu trúc câu hỏi trong bài tập b còn chưa gọn, khó nhớ. - Những khó khăn trên làm cho chúng ta sẽ không thành công trong bước Controlled-practice vì học sinh không nói được, nhất là đối tượng học sinh trung bình, hoặc yếu. Trang 10 Trước vấn đề trên tôi đưa ra giải pháp như sau: + Tôi thiết kế lại bài tập a bằng cách thêm nhiều tranh cũng như từ vựng về những loại trang phục phổ biến thường gặp như sau trước khi cho học sinh làm bài tập a) ghép từ với tranh. j k l m n o p j/ a long-sleeved white blouse k/ a white shirt and Blue/black trousers l/ a short-sleeved pink blouse. m/ a polka dot skirt n/ a waistcoat o/ tracksuit bottoms p/ a dress + Đồng thời để học sinh trả lời câu hỏi Why trong bài tập b dễ dàng hơn, trước khi yêu cầu học sinh làm bài tập b tôi thêm hoạt động sau: Cho học sinh thảo luận theo cặp và tìm ra các tính từ phù hợp cho mỗi loại trang phục trên. Ví dụ: Jeans are modern/ strong/ fashionable/ beautiful… A colorful T-shirt is simple/ cheap/comfortable/ convenient… + Ngoài ra tôi thiết kế lại bài tập b trong sách giáo khoa đơn giản hơn: Work in small groups. Ask and answer following questions. Then interview members of another group. The words in section a may help you. [...]... Trang 29 Khối 8: 48 em thích – 20 em không thích + Kết quả khảo sát cuối học kì I năm: 2013-2014 Lớp Ss Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL % 0 0 27 75 22.2 14 38. 8 9 25 Tb↑ 9a3 36 5 13 .8 8 9a2 37 5 13.5 10 27 11 29. 7 11 29. 7 0 0 26 68. 4 8a3 33 6 18 6 18 11 33.3 10 30.3 0 0 23 69. 6 8a5 35 6 17.1 7 20 11 31.4 11 31.4 0 0 24 68. 5 TC 141 22 15.6 31 21 .9 47 33.3 41 29 0 100 70 .9 0 + Với kết quả. .. giảng dạy tiết Speaking lớp 8, 9 tôi đạt được những kết quả sau: + Đầu năm học 2012-2013: tôi phát phiếu thăm dò: Nội dung phiếu : Em có thích học tiết Speaking không ? Khối 9: 26 em thích – 48 em không thích Khối 8: 33 em thích – 44 em không thích + Kết quả khảo sát đầu năm: 2012-2013 Lớp Ss Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % SL 9a1 36 4 11.1 8 22.2 9 25 9a4 38 5 13.1 11 28. 9 7 8a3 39 3 7.6 8. .. từng tranh được thêm vào nhằm giúp cho học sinh dễ nhận ra sự thay đổi cần nói - Khi thiết kế thêm một số danh từ vào khung gợi ý bên cạnh tính từ giúp học sinh tập trung hơn vào các vật cần nói - Thiết kế cột danh từ và tính từ không theo thứ tự đúng nhằm kích thích khả năng tư duy của học sinh, và tránh làm cho hoạt động luyện tập bị đơn điệu Học sinh có thể nói nhiều cách khác nhau cho mỗi danh từ... chủ đề và 2 nhánh lớn, sau đó yêu cầu học sinh vẽ những nhánh phụ về yêu cầu trên + Gọi học sinh trình bày ý tưởng bằng tiếng Anh trước lớp + Trình chiếu sơ đồ hoàn chỉnh gợi ý lên bảng từng nhánh 1 1.3 Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong các tiết: Listening – Reading – Writing, và tiết Listen and Read… Việc dạy và học tiếng Anh là sự kế hợp có hệ thống giữa bốn kỹ năng Nghe - Nói -... chức cho học sinh luyện nói giáo viên cần lưu ý: + Bao quát tất cả các đối tượng học sinh tham gia, tránh trường hợp chỉ học sinh khá giỏi làm việc, còn học sinh yếu kém không tham gia + Động viên khuyến khích các nhóm sử dụng tiếng Anh, chú ý ngữ điệu, và tránh lạm dụng tiếng mẹ đẻ + Khi cho học sinh thực hành trước lớp nên cho học sinh khá giỏi thực hành trước làm mẫu để các nhóm còn lại có cơ hội học. .. trƣớc khi lên lớp …… … …….trang 7 1.1.1 Giáo viên ………………………………………………… trang 7 1.1.2 Học sinh ………………………………………………… trang 19 1.2 Thực hiện tốt 4 bƣớc dạy cụ thể trong tiết dạy Speaking.…trang 19 1.3 Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong các tiết: Listening-Reading -Writing, và Listen and Read… … trang 27 1.4 Khuyến khích học sinh luyện nói tiếng Anh trong các hoạt động sau giờ học …………………... nhất cho từng kiểu bài tập, từng đối tượng học sinh cũng như sự vận dụng tài tình khéo léo các thủ thuật, hoạt động dạy học trên lớp, nhằm lôi cuốn học sinh tham gia nhiệt tình Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết cách kết hợp phát triển kỹ năng nói cho học sinh thông qua các tiết học khác đồng thời hướng dẫn các em cách tự học, và tự luyện nói tiếng Anh trong các hoạt động vui chơi sau giờ học sao cho. .. dụng tiếng Anh trong lớp không những làm cho tiết học thêm phần sôi nổi mà còn tạo cho học sinh một động cơ, và một Trang 27 “môi trường nói tiếng Anh tự nhiên” Từ đó các em hình thành thói quen sử dụng không thấy ngượng ngùng Trong các tiết Listening – Reading – Writing… chúng ta có thể phát triển kỹ năng nói cho học sinh ở phần Warm –up, Lead in và phần Post Ví dụ: Ở phần Warm up có thể giúp học sinh. .. 30.7 16 41 8a4 38 5 13 6 TC Tb↑ % 15 41.6 0 0 21 58. 3 18. 4 15 39. 4 0 0 23 60.5 0 0 23 58. 9 15.7 10 26.3 17 44.7 0 0 21 55.2 151 17 11.2 33 21 .8 38 25.1 63 41.7 0 0 88 58. 2 Từ đầu tháng 9/ 2013 tôi bắt đầu vận dụng các biện pháp trên và bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng: + Cuối học kì I năm học 2013-2014 : Tôi phát phiếu thăm dò: Nội dung phiếu : Em có thích học tiết Speaking không ? Khối 9: 52 em... cần thường xuyên tổ chức và khuyến khích học sinh tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh trong trường Hoạt động này giúp học sinh có được môi trường nói tiếng Anh thuận lợi, được học hỏi lẫn nhau, có nhiều thời gian để phát triển khả năng tư duy, và tự đánh giá kỹ năng nói của mình Đây là những kinh nghiệm đầy quí giá giúp học sinh vượt qua những khó khăn khi thực hành nói, và tiết Speaking không còn . pháp hữu hiệu giúp cho học sinh luyện tập hiệu quả kỹ năng nói tiếng Anh trong nhà trường nói chung và học sinh hai khối 8, 9 nói riêng là hết sức cần thiết. Điều này không những giúp cho các. Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường là nhằm mục đích cuối cùng giúp học sinh có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp tốt với người khác. Vì vậy việc dạy hiệu quả tiết Speaking cho học sinh nói. Về phía học sinh: - Sự thay đổi về tâm lí lứa tuổi đã làm cho học sinh lớp 8, 9 khác nhiều so với học sinh lớp 6,7. Các em khối 8, 9 rất trầm, ngại nói, ít phát biểu, không khí lớp học ít sôi

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan