3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.5.2. Ứng dụng tron gy dược
Collagen là protein được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học ứng dụng. Có nhiều polymer tự nhiên và nhân tạo được ứng dụng như là các loại vật liệu sinh học, nhưng các tính chất của collagen khác với các tính chất của polymer tổng hợp chủ yếu ở cách thức nó tương tác với cơ thể. Collagen có tính chất hoạt động bề mặt, có khả năng phân huỷ tốt, có tính kháng nguyên yếu và có khả năng tương thích sinh học cao hơn so với các polymer khác như albumin và gelatin [12, 15, 35]. Những ứng dụng chính của collagen trong lĩnh vực y dược làm hệ thống vận chuyển thuốc bao gồm :
Màng mỏng collagen: màng collagen có tác dụng làm màng vận chuyển thuốc, các thành phần thuốc được đưa vào các màng nhờ liên kết hydro và liên kết cộng hoá
trị. Các màng collagen được dùng trong điều trị nhiễm trùng mô ví dụ như nhiễm trùng giác mạc…
Lưới collagen sử dụng trong nhãn khoa: lưới collagen có tác dụng bảo vệ biểu mô giác mạc khỏi hoạt động chớp mắt của mí mắt, đồng thời nó thúc đẩy quá trình chữa lành biểu mô sau khi cấy ghép giác mạc. Dược phẩm được vận chuyển phụ thuộc vào khả năng nạp và giải phóng dược phẩm của lưới collagen. Mạng lưới collagen hoạt động như nguồn tích trữ, dược phẩm được đưa vào các kẽ hở của mạng lưới collagen ở trạng thái dung dịch các dược phẩm hoà tan trong nước hoặc dược phẩm được liên kết trực tiếp với mạng lưới collagen. Lưới collagen khi được đưa vào trong mắt sẽ tạo ra một lớp dung dịch collagen có khả năng tương thích sinh học và nó có tác dụng bôi trơn bề mặt trong của mắt, làm giảm sự cọ xát của mí mắt với giác mạc, và thúc đấy quá trình lành biểu mô.
Băng, gạc collagen: các dạng băng gạc collagen rất hữu ích trong điều trị vết bỏng nặng và băng bó vết thương. Băng gạc collagen có nhiều ưu điểm như: (1) Có khả năng thấm hút một lượng lớn dịch tiết của mô, bám dính tốt vào vết thương ướt do đó bảo vệ vết thương khỏi sự lây nhiễm vi sinh vật. (2) Gạc collagen có khả năng kết hợp với các thành phần thúc đẩy phát triển tế bào và kết hợp với các hợp chất kháng khuẩn, làm cho quá trình chữa lành vết thương diễn ra nhanh chóng hơn. (3) Hơn nữa để đạt được hiệu quả phục hồi nhanh hơn, gạc collagen được kết hợp với một số thành phần khác như: elastin, fibronectin, và glycosaminoglycan…
Trong kỹ thuật cây ghép da, collagen được sử dụng là phương tiện vận chuyển các tế bào da được nuôi cấy hoặc là chất vận chuyển các thành phần thuốc cho quá trình thay thế da và điều trị vết bỏng. Trong kỹ thuật nuôi cấy da thay thế, màng collagen có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của biểu mô.